Tìm hiểu kinh tế Trung Quốc Phần 1: mô hình kinh tế qua các mốc thời gian

14

Trung Quốc là một nước khổng lồ đông dân. Kinh tế gia Adam Smith – người được xem như ông tổ của bộ môn kinh tế học – đã đánh giá về Trung Quốc từ cuối thế kỷ thứ 18 trong quyển sách nổi tiếng Luận Bàn về Của Cải Quốc Gia (Wealth of Nations, 1776) như sau:

Trung Hoa, với dân số đông đảo, với nhiều mặt hàng đa dạng sản xuất từ các địa phương có khí hậu thay đổi khác nhau, với hệ thống giao thương trên sông ngòi thuận tiện, hội đủ các điều kiện giúp cho thị trường trong nước tự túc và tự lực phân công sản xuất. Thị trường nội địa của Trung Hoa tự nó đã phong phú không thua kém gì thị trường của các nước Âu Châu hợp lại. Nhưng ngày nào Trung Hoa mở cửa buôn bán với nước ngoài, nhất là dùng phương tiện tàu thuyền hàng hải của chính họ (lời người viết – hàm ý người Hoa sẽ đi trên thương thuyền của họ ra nước ngoài học hỏi), sẽ không khỏi nâng cao số lượng hàng hóa và năng lực sản xuất từ trong nước. Cánh cửa giao thương một khi đã mở tất yếu sẽ giúp Trung Hoa học hỏi các ngành công nghệ và kỹ thuật của nhiều nước khác trên toàn thế giới.

Một nhân vật lừng danh khác trong lịch sử là Đại đế Nã Phá Luân đã nhận xét “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.”

Nay Trung Quốc từ một nước khép kín đã vươn mình trổi dậy, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và và đưa lại nhiều bài toán thách thức trật tự thế giới. Tập Cận Bình đã nhận xét với Putin nước Nga vào tháng 03/2023 “Có nhiều cơ hội trăm năm mới đến một lần, và hai chúng ta (tức là Putin và Tập) sẽ cùng nhau thúc đẩy các thay đổi đó.”

Trung Quốc là một nước lớn nên có thể được phân tích theo nhiều góc cạnh. Bài viết phần I sẽ tìm hiểu nền kinh tế Trung Quốc đã thay đổi như thế nào qua bốn mốc điểm thời gian để từ một nước chậm tiến lạc hậu nhảy vọt lên đứng hàng nhì thế giới chỉ trong vòng 40 năm sau ngày đổi mới:

1949-1978: Kinh Tế Chỉ Huy (Command Economy)

1978-1992: Giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế thị trường

1992-2008: Tư Bản Nhà Nước (State Capitalism)

2008 cho đến nay: Tư Bản Đảng và Nhà Nước (Party-State Capitalism)

1949-1978: Kinh Tế Chỉ Huy (Command Economy)

Mao Trạch Đông khi thành hình nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã hủy bỏ thị trường và quyền tư hữu, thay vào đó bằng mô hình kinh tế tập trung (centrally planned economy) đặt dưới sự chỉ huy của đảng Cộng Sản và đóng kín không giao thương với các nước tư bản. Kết quả dẫn đến nghèo đói khiến từ 40 cho đến 80 triệu người Hoa chết vì thiếu ăn.

1978-1992: Giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế thị trường

Nền kinh tế Trung Quốc kiệt quệ cho đến khi Mao Trạch Đông qua đời và cánh Tứ Nhân Bang bị hất ngã. Tháng 12 năm 1978 Đặng Tiểu Bình trở thành Nhà Lãnh Đạo Tối Cao. Họ Đặng công nhận thị trường, quyền tư hữu và mở cánh cửa kinh tế giao lưu với các nước tư bản. Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu nhảy vọt từ đó.

Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi hợp tác xã nông nghiệp Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để ban thưởng và khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm vì lập trường tiểu tư sản. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế, đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm mang lại kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được tưởng thưởng ban khen.

Đặng Tiểu Bình có cái nhìn thực tế về cải tổ thay vì là một lý thuyết gia. Ba câu nói của họ Đặng là “Mò đá qua sông”, “Giàu sang là vinh quang” và “Không thể nào mọi người trở nên giàu có trong cùng một lúc” trở thành châm ngôn trong giai đoạn chuyển tiếp khi đảng Cộng Sản dò dẫm chuyển đổi sang kinh tế thị trường nhưng vẫn độc quyền chính trị:

  • “Mò đá qua sông”: họ Đặng không hối hả du nhập mô hình Đồng Thuận Washington (bao gồm Tư Bản, Dân Chủ và tự do mậu dịch) để thúc đẩy thay đổi toàn bộ cấu trúc kinh tế và chính trị theo kiểu nước Nga dưới thời Yeltsin. Trái lại Bắc Kinh dò dẫm cải tổ ở từng thí điểm, sau đó nếu thành công mới đem áp dụng rộng rãi toàn quốc. Ngay vào lúc có những thúc giục cải cách mạnh mẽ nhất thì cánh bảo thủ của Đảng vẫn theo dõi thận trọng từng bước tiến không cho vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
  • “Giàu sang là vinh quang”: Bắc Kinh công nhận quyền tư hữu, khuyến khích làm giàu để nâng cao tính cạnh tranh và tăng gia sản xuất.
  • “Không thể nào mọi người trở nên giàu có trong cùng một lúc”: họ Đặng chấp nhận khoảng cách giàu nghèo thay vì bình đẳng theo kiểu xã hội chủ nghĩa dưới thời Mao. Bắc Kinh ưu tiên phát triển thí điểm ở những vùng ven biển như Thượng Hải và Thẩm Quyến vốn thuận tiện cho việc giao lưu với nước ngoài. Điểm cuối cùng này đã tạo mầm mống cho hố sâu giàu nghèo giữa tầng lớp tư bản đỏ và quần chúng, và giữa hai khu vực duyên hải và đất liền nội-Trung.

Những cải tổ từ năm 1979 của Đặng Tiểu Bình thúc đẩy tăng trưởng nhưng dẫn đến nạn lạm phát khiến dân tình bất mãn vì giá cả gia tăng. Điều này cộng với phong trào dân chủ trong giới thanh niên sinh viên đưa đến biến cố Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu 1989. Phe Đổi Mới thất thế trong khi cánh Bảo Thủ trong đảng Cộng Sản Trung Quốc trổi dậy chống cải tổ, nhưng hậu quả khiến nền kinh tế trở nên trì trệ. Bất ngờ đến năm 1991 Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc tự đánh giá đảng không thể tồn tại nếu đời sống dân chúng không cải thiện, nhưng kinh tế không phát triển nếu chính trị không ổn định.  Sang năm 1992 Đặng Tiểu Bình trong chuyến Nam Du (Southern Tour) đến Thượng Hải và Thẩm Quyến tái khẳng định chính sách Đổi Mới với tuyên bố “Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt” nhằm khuyến khích tư doanh và thúc đẩy tăng trưởng. Dù vậy họ Đặng không hề nhắc đến thay đổi chính trị mà tiếp tục chủ trương độc quyền đảng trị. Đảng và nhà nước tiếp tục nắm giữ các mấu chốt kinh tế như quyền sở hữu đất đai (gọi là của toàn dân), hệ thống ngân hàng nhà nước (nhằm kiểm soát dòng vốn tức là mạch máu của thị trường), và hỗ trợ nhiều công ty quốc doanh cho dù lời hay lỗ nhưng đảng dùng làm chỗ tựa. 

Đặng Tiểu Bình quan sát 5 con rồng châu Á gồm Nhật, Nam Hàn, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan để kết luận nhà nước phải tích cực thúc đẩy tăng trưởng thay vì buông thả cho tư nhân và thị trường tự do. Chuyến Nam Du của Đặng Tiểu Bình năm 1992 được xem như mốc điểm quan trọng để Trung Quốc chuyển đổi sang kinh tế thị trường trong Tư Bản Nhà Nước.

1992-2008: Tư Bản Nhà Nước (State Capitalism)

Tư Bản Nhà Nước là một khái niệm rộng được áp dụng ở nhiều nước từ dân chủ (Na Uy, Ấn Độ, Brazil) cho đến độc tài (Trung Quốc, Nga). Mô hình này bao gồm nhiều khía cạnh như sở hữu công và nhà nước can thiệp vào thị trường để (1) thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng và (2) hỗ trợ những ngành công nghiệp chiến lược dù công hay tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong khung cảnh toàn cầu hóa. Riêng Tư Bản Nhà Nước ở Trung Quốc còn thêm ý nghĩa đảng độc quyền cai trị nhưng kinh tế phải tăng trưởng và dân chúng tự do làm ăn.    

Năm 1994 chế độ thuế khoá được cải tổ ở Trung Quốc nhằm cắt giảm thâm thủng ngân sách tại Trung Ương. Các địa phương phải tăng phần trăm chuyển thuế về Trung Ương, ngược lại địa phương có quyền hạn rộng rãi trưng dụng đất đai “của toàn dân” để bù đắp ngân sách thiếu hụt trong khu vực. Nhu cầu bất động sản ở Trung Quốc nhảy vọt vì kinh tế tăng trưởng nên cần thêm rất nhiều đất kinh doanh và đô thị hóa, đồng thời người dân Tàu lần đầu tiên được mua bán nhà. Các chính quyền địa phương đã trưng dụng đất đai “của toàn dân” rồi cho những tập đoàn thân hữu thuê mua khai thác khiến giá trị đất tăng vọt để thu thuế. Cho nên quyền xử dụng đất đai là chìa khóa mỏ vàng cho các lãnh chúa địa phương và tập đoàn tư bản đỏ tha hồ khai thác. Cải cách thuế má năm 1994 đặt nền móng cho cuộc khủng hoảng địa ốc ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 2016 nhưng đây là câu chuyện về sau.

Trong thập niên 1990 tuy đảng Cộng Sản độc quyền cai trị nhưng khu vực tư nhân năng động trở nên đầu tàu tăng trưởng. Trong khi đó nhiều công ty quốc doanh thua lỗ nặng nề. Đến cuối thập niên 1990 Bắc Kinh ngã theo kinh tế thị trường trước khi gia nhập WTO nên thu nhỏ hay tư nhân hóa những công ty nhà nước lỗ lả. Câu nói trong dân gian vào khoảng thời gian này là “tư nhân thăng tiến nhà nước lùi dần” (the private advances, the state retreats). Vai trò của nền Tư Bản Nhà Nước ở Trung Quốc tập trung vào việc quản lý các tập đoàn quốc doanh chiến lược cỡ lớn; cho phép dân chúng thôn quê lên thành thị làm việc trong hãng xưởng (nhưng không cung cấp hộ khẩu thành phố) để dùng đồng lương thấp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; ưu đãi tư bản dù trong hay ngoài nước qua những giám sát lỏng lẻo về môi trường, lao động và lương bổng; bán quyền xử dụng đất để đầu tư xây cất hạ tầng và đô thị; quản lý nguồn vốn trong nước qua hệ thống ngân hàng nhà nước; cho các công ty quốc doanh và những tập đoàn thân hữu vay mượn với phân lời thấp; quản lý thặng dư mậu dịch nhằm nâng cao quỹ dự trữ ngoại tệ; kềm giá đồng Nhân Dân Tệ để thúc đẩy xuất khẩu; và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước học hỏi kiến thức kỹ thuật của Tây Phương.

Một biến cố quan trọng trong khoảng thời gian này là cuộc khủng hoảng tài chánh Đông Á năm 1998 khởi đầu do giới đầu cơ tiền tệ tấn công đồng Baht Thái Lan rồi hậu quả nhanh chóng lan tràn sang nhiều nước Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Đài Loan…Bắc Kinh kết luận rằng Trung Quốc tuy khuyến khích mậu dịch với nước ngoài nhưng không thể mở rộng cánh cửa lưu thông tài chánh (financial liberalization) để ngăn ngừa giới tư bản quốc tế tấn công đồng Nhân Dân Tệ nhằm tạo ra khủng hoảng kinh tế và đe dọa sự tồn tại của chế độ. Bắc Kinh giới hạn các công ty nước ngoài đầu tư vào ngân hàng cùng hai thị trường chứng khoán và địa ốc ở Trung Quốc; hạn chế vay mượn nước ngoài, thay vào đó các địa phương giữ độc quyền hệ thống ngân hàng địa phương để huy động vốn từ trong dân chúng; tích lũy thặng dư mậu dịch để nâng cao quỹ ngoại hối nhằm phòng hờ bị giới tài phiệt quốc tế tấn công đồng Nhân Dân Tệ.

Biến cố quan trọng thứ nhì là Trung Quốc gia nhập WTO (World Trade Organization) vào tháng 12/2001. Trước đó vào tháng 09/2001 Mỹ bị nhóm khủng bố Hồi Giáo Al-Qaeda tấn công nên chú tâm vào vùng Trung Đông mà lơ là cảnh giác đối với Bắc Kinh. Trung Quốc dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để kềm giá đồng Nhân Dân Tệ thúc đẩy xuất cảng sang Hoa Kỳ tăng vọt, cho đến năm 2014 quỹ này sở hữu con số kỷ lục 4 ngàn tỷ USD. Mỹ không phàn nàn vì Bắc Kinh mang tiền trở về Mỹ cho vay và biết thành chủ nợ hàng đầu mua nợ công Hoa Kỳ. Hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc giữ lạm phát ở Hoa Kỳ ở mức thấp để dân Mỹ không bất mãn cho dù phung phí tài nguyên quốc gia vào hai chiến trường Iraq và A-Phú-Hãn.

Một nghịch lý trong nền Tư Bản Nhà Nước ở Trung Quốc là đảng độc quyền cai trị nên dẫn đến tình trạng bè phái và tham nhũng mà sau này Tập Cận Bình cảnh giác trở thành mối đe dọa cho sự sống còn của đảng, dù vậy khu vực tư nhân vẫn năng động và thị trường ở Trung Quốc đầy dẫy tính cạnh tranh. Tại sao nạn tham nhũng và độc đảng không bóp nghẹt tăng trưởng là một đề tài được tác giả Yuen Yuen Ang tìm hiểu trong quyển sách “China’s Gilded Age” (tạm dịch Thời Đại Vàng Mã ở Trung Quốc) và sẽ được tìm hiểu thêm trong các bài viết sau này. 

2008 cho đến nay: Tư Bản Đảng và Nhà Nước (Party-State Capitalism)

Nếu trong Tư Bản Nhà Nước ở Trung Quốc có khác biệt giữa công hay tư thì đến Tư Bản Đảng và Nhà Nước không còn phân biệt được quốc doanh hay tư doanh bởi vì doanh nghiệp tư nhân trở thành cánh tay nối dài của Đảng và Nhà Nước. Tuy vẫn có thị trường nhưng mọi sinh hoạt kinh tế và xã hội đều phải phù hợp với chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà Nước (thay vì các sinh hoạt kinh tế do tư nhân và thị trường định đoạt.)

Năm 2008 được xem như bước ngoặt chuyển biến tư duy ở Bắc Kinh khi tư bản và thị trường tự do (free market) ở Mỹ không sáng suốt (rational market theory) mà trái lại đầu tư điên rồ (irrational market) vào lãnh vực địa ốc, kết quả dẫn đến cuộc Đại Khủng Hoảng Tài Chánh (Great Financial Crisis hay GFC) đưa nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đến sát bờ vực thẳm. Trái lại nền kinh tế Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng liên tục trong suốt 30 năm, và trở thành cái phao cứu vớt các nước đang mở mang không bị nhận chìm trong khủng hoảng. Từ đó giới lãnh đạo ở Bắc Kinh tự tin khẳng định vai trò không thể thiếu của Đảng và Nhà Nước trong kinh tế để chấm dứt mọi tranh luận còn sót lại về đảng độc quyền chính trị và về thị trường tự do. Nói cách khác, Bắc Kinh quyết định chọn con đường tư bản đỏ thay vì đi theo tư bản Mỹ.

Tăng trưởng kinh tế sinh ra tham vọng chính trị nên Bắc Kinh hé lộ các âm mưu về lãnh thổ (Đài Loan và biên giới Ấn) và lãnh hải (biển Đông và biển Nhật Bản). Kế hoạch Made in China 2025 nhằm dẫn đầu hay ngang hàng với Mỹ trong 25 ngành công nghệ chiến lược đưa đến chiến tranh thương mại dưới thời Trump, rồi Trung Quốc trở thành đối thủ chiến lược (strategic competitor) của Mỹ dưới thời Biden. Bắc Kinh không còn nép mình trong Trật Tự Thế Giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo từ sau Chiến Tranh Lạnh mà mưu đồ đứng đầu Thế Giới Phương Nam (Global South) gồm những nước đang mở mang trong kỷ nguyên trọng tâm kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch từ Tây sang Đông, cụ thể qua đại kế hoạch Vòng Đai Con Đường và sự thành hình của Ngân Hàng Phát Triển Mới của khối BRICS (BRICS New Development Bank hay NDP) và Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (Asian Infrastructructure Investment Bank hay AIIB) nhằm cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF).

Nền Tư Bản Đảng và Nhà Nước ở Trung Quốc bao gồm nhiều điểm dưới đây, nhưng đặc điểm vẫn là doanh nghiệp tư nhân trở thành cánh tay nối dài của nhà nước.

1. Đảng dùng bàn tay hữu hình của nhà nước để kiểm soát doanh nghiệp tư nhân:

  • Các tổ sinh hoạt đảng được thành hình trong nhiều công ty tư nhân để điều hướng kinh doanh phù hợp với chủ trương của nhà nước;
  • Các mạng xã hội, những công ty thiết kế camera, máy bay không người lái, kỹ thuật bán dẫn (semiconductor), trí tuệ nhân tạo (AI), điện thoại 5G (Huawei),v.v…trở thành ứng dụng song hành (dual use technologies) vào cả an ninh quốc phòng lẫn tư nhân theo chỉ thị đảng;
  • Nhà nước khuyến khích ưu đãi doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghệ chiến lược của thế kỷ thứ 21 như trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật bán dẫn, ngành sinh học (biotechnology)… để nhanh chóng tự túc và bắt kịp Hoa Kỳ; để dẫn đầu các ngành sản xuất xe điện (Electric Vehicle hay EV), năng lượng tái tạo (renewable energy, gồm bình điện xe hơi, năng lượng gió và mặt trời,…) và điện thoại 5G.
  • Trái với cuối thập niên 1990 khi nhà cầm quyền giải tán các công ty quốc doanh không sinh lời thì nay những công ty quốc doanh được cũng cố lớn mạnh.
  • Nhà nước ép buộc các công ty Tây Phương hợp doanh và chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc.

2. Đảng và Nhà Nước dùng bàn tay vô hình của thị trường để kiểm soát doanh nghiệp tư nhân:

  • Nhà nước mua loại cổ phần vàng (golden shares) của nhiều công ty như Tencent và Alibaba. Quy định về cổ phần vàng không rõ ràng nên dù chỉ chiếm 1% lượng chứng khoán lưu hành nhưng đại diện nhà nước vẫn có quyền tham gia và chi phối các kế hoạch kinh doanh.
  • Trước đây Trung Quốc tích lũy thặng dự mậu dịch vào quỹ dự trữ ngoại tệ con số lên đến 4000 tỷ năm 2012. Nhưng từ 10 năm nay con số này giảm xuống còn 3 ngàn tỷ, phần còn lại đầu tư vào ngân hàng phát triển cho các nước chậm tiến vay mượn (các bẫy nợ và kế hoạch Vòng Đai Con Đường) hoặc trong quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Fund hay SWF) như China Investment Corporation (CIC). Các quỹ này chọn lọc mua cổ phần của nhiều công ty Tây Phương như hãng xe Volvo của Thụy Điển để tham gia những quyết định của công ty như đầu tư xây cất hảng xưởng hoặc hợp doanh với công ty Trung Quốc.
  • Đặc biệt từ năm 2016 Bắc Kinh lại dùng bàn tay của thị trường tẩy sạch khu vực bất động sản.  Nhà nước không bao che mà để mặt cho nhiều công ty địa ốc phá sản. Tập Cận Bình một phần muốn dân chúng và các nhà đầu tư địa ốc chừa bỏ thói “ỷ thế làm liều” (moral hazard) vì tin rằng thị trường địa ốc mọc rễ sâu trong giới cầm quyền nên lúc nào cũng được đỡ đầu; mặt khác họ Tập muốn chặt đứt các vây cánh đối nghịch ở địa phương mà tập trung quyền lực về trung ương. Nhưng thị trường địa ốc chiếm 25-30% GDP nên ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế, đây là một đề tài sẽ được phân tích trong các bài sau.

3. Không chỉ giới hạn về kinh tế nhưng Bắc Kinh còn ép buộc các công ty nội địa và ngoại quốc phải có nhận thức “đúng đắn” và tuân thủ chủ trương mà Đảng đề ra:

  • Những công ty nước ngoài như Disney, Nike, NBA… muốn làm ăn tại Trung Quốc không được nói xấu chế độ; không được nhắc đến các vi phạm nhân quyền; không có liên hệ với Đức Đạt Lai Ma; không phản đối lập trường của Trung Quốc về biển Đông, biển Hoa Đông và Đài Loan.
  • Bắc Kinh trừng phạt thương mại các quốc gia có cái nhìn “sai lệch” về Trung Quốc: Úc khi đặt câu hỏi về nguồn gốc độc trùng Vũ-Hán; Na Uy lúc trao giải Nobel Hòa Bình cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba; Nhật và Phi Luật Tân do tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông.
  • Hai công ty tài chánh mạng Ant Financial và dịch vụ đi xe chung Didi bị cấm IPO vào giờ chót. Hai đại công ty mạng Alibaba và Tencent nay bị Đảng và Nhà Nước kiểm soát chặt chẽ. Nhiều công ty dạy kèm và trò chơi trên mạng bị cấm đoán.

Chính sách trên mạng cho thấy Bắc Kinh theo dõi các sinh hoạt trên không gian ảo rất chặt chẽ vì sợ thông tin vuột khỏi tầm kiểm soát. Chủ trương của nhà cầm quyền lại khuyến khích các sinh viên và kỹ sư không làm việc phần mềm và tài chánh mạng (khác với bên Mỹ) mà chú trọng đến phần cứng như kỷ thuật bán dẫn, năng lượng tái tạo, viễn thông, hỏa tiễn, sản xuất xe điện, máy bay, xe lửa cao tốc,…ngoại trừ các ngành mềm tối quan trọng như trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng.

4. Người dân Trung Quốc bị đánh giá bằng “điểm xã hội” (social credit), nếu điểm xấu khó vay tiền ngân hàng, khó xin việc làm, con cái không được vào trường giỏi, người sống ở nước ngoài không được về thăm gia đình. Thật tình là các điểm xã hội này có được áp dụng phổ thông và đồng đều hay chăng không ai biết, nhưng chỉ những tin đồn đoán cũng đủ để người dân “tự ý kiểm duyệt.”

5. Bức “Vạn Lý Tường Lửa” chận đứng các thông tin bất lợi cho Đảng và Nhà Nước kể cả những VPN của công ty nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.

Nhìn chung thì bàn tay hữu hình của Đảng và Nhà Nước tuy kiểm soát chặt chẽ nhưng không bóp chết tính năng động và cạnh tranh. Trung Quốc vẫn là một cường quốc đầu tư công nghệ, nhiều công ty nhờ vào trợ giúp của nhà nước nên năng động hiện diện ra toàn thế giới. Trung Quốc hiện qua mặt Nhật và Đức về sản xuất xe hơi (hãng BYD qua mặt Tesla của Mỹ); nắm gần độc quyền về năng lượng tái tạo (bình điện xe hơi, điện gió và mặt trời); Huawei dẫn đầu trong công nghệ 5G nhờ hai thị trường Trung Quốc và các nước đang mở mang; Trung Quốc tiếp tục xây cất hạ tầng ở Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Đông và Đông Nam Á. Bù lại thị trường nhà đất ở Trung Quốc (vốn chiếm 20-30% GDP), nạn lão hóa và chính sách phong tỏa công nghệ của Mỹ là những đe dọa cho tăng trưởng. Bàn tay hữu hình của Đảng và Nhà Nước vừa trợ lực nhưng đồng thời làm cản lực cho nền kinh tế, nhưng đây là đề tài của những bài sau.

Đoàn Hưng Quốc

14 BÌNH LUẬN

  1. Một tin mừng nữa là tân phó tổng thống Hsiao Bi-khim là người gần đây từng là đặc phái viên của Đài Loan tại Hoa Kỳ.

    Vậy là những màn hùng hổ diệu võ dương oai trong thời gian qua của tên trùm đế quốc Tập xếnh xáng với dân số 1.5 tỷ chẳng hề làm 24 triệu dân ở Đài Loan hãi sợ . Chưa kể những vụ thí nghiệm hỏa tiễn của tên Bắc Hàn Kim Jong Un gần bên .

    Mấy ngày nay lại có tin đồn là tên Hán ngụy Nguyễn phú Trọng đang ngáp ngáp, lắc lư con tàu đi ở bệnh viện, coi mòi sắp sửa được về gặp “Bác” .

      • Trang Facebook công an tỉnh Vĩnh Phúc đã lên tiếng bác bỏ các tin về Nguyễn Phú Trọng như ‘ qua đời,’ ‘vắng mặt đi chữa bệnh’… Đây là các tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận”.

        Không rõ tại sao bộ Ngoại Giao hoặc bộ Thông Tin Truyền Thông, cũng như Ban Tuyên Giáo Trung Ương lại không lên tiếng bác bỏ.

        Đảng CS giữ kín tin này, chờ đến khi chọn được người kế nhiệm thì công bố cho dân biết ???

        Ông Joko Widodo, tổng thống Indonesia, trong chuyến thăm Việt Nam đến ngày 13 tháng Giêng, đã gặp các quan chức nhưng không có gặp NPT.

  2. Tin nóng hổi về bầu cử ở Đài Loan. Tàu+ có đau đầu? Hù dọa cũng chẳng làm ai sợ!

    Theo tin từ Reuters:
    Taiwan voters rebuff China and give ruling party third presidential term
    tạm dịch:
    Cử tri Đài Loan từ chối Trung Quốc và trao cho đảng cầm quyền nhiệm kỳ tổng thống thứ ba

    Và theo Wikipedia
    2024 Taiwanese presidential election

    Lai Ching-te of the ruling Democratic Progressive Party (DPP) is elected president and is scheduled to be inaugurated on 20 May 2024.

    Google dịch:
    Lai Ching-te của Đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền được bầu làm tổng thống và dự kiến nhậm chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2024.

    Ông này là ai? (theo Wikipedia)
    Lại Thanh Đức (tiếng Trung: 賴清德; bính âm: Lài Qīngdé; Wade-Giles: Lai Ching-te; sinh năm 1959) là một chính trị gia Đài Loan, là đương kim Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, từng là Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.

  3. ” Trung quốc qua mặt Nhật và Đức về sản xuất xe hơi ” Đúng 100%! Xe hơi đồ mả ,sao k kéo VNCS vào cho luôn mồ-hôi! Chưa có nước nào mà chế tao xe hới nhanh nhất bằng nước VC,nhất là vào Rằm-tháng 7 Âm lịc ! Xe-đồ mả! Cứ ra nghĩa đia mà coi. Me xừ Đoàn hưng Quốc ,chuyên gia kể chuyên phong thần. Trung Quốc hay gọi tên chính xác là Trung quốc là cường quốc Xì-líp và su-chiên . Vì sao ? vì đi đâu,củng thấy hàng Tàu toàn những thứ quần lót-quần đùi-quần chùi cả. Hể có một chút “công nghệ” là có bàn tay của Nhật-của Đức-của Mỹ… K biết Đoàn Hưng Quốc đả qua Tàu+ làm việc chưa.Riêng tôi,đả có một lần cùng hảng PERI của Đức qua Tàu + ,làm viêc về dụ Formwork (ván kuo6n trong ngành xây dưng). Peri là cTY lớn trên Thế giới về cÔng nghệ Van khuôn Chuyên như thế nầy,Tàu ăn cắp công nghệ ,che tao y chang san pham của PERI,đem ra dùng xẩy ra tai nạn.Tàu+ kiện Đức. Cty Peri sang Tàu lấy mẩu vật liệu về Đủc để kiểm nghiệm,thì hóa ra đồ giả. Cty Peri rút toàn bộ về nươc .Câu chuyên xẩy ra cách dây khoan 15 năm.! Chuy6n Tàu ăn cắp là chuyên ,mà tt tRUMP ĐẢ CHƯỞI tàU TAI DIỄN ĐÀN LHQ,ai củng biết. Nói tóm lại k có Mỹ thì Tàu ,bây giờ còn thời kỳ “ăn-lông-ở -lổ” ??

  4. “Cái kim trong bọc có ngày lòi ra ”

    Tên Việt cộng Phét, cả mấy chục năm nay, trụ trên trang mạng này, tía lia phét lác , nào là Quân Đội Nhăn Răng Anh Hùng…Rơm VN tài giỏi lắm đánh thắng Mỹ- Ngụy, nào là Quan thày Trung cộng thông minh lắm bây giờ ngang ngửa được với Mỹ, v.v…Thế nhưng tháng trước, tên Phét này đã xác nhận là đã có sự tiếp tay của một lực lượng đông đảo 320,000 quân Trung cộng sang tiếp tay ở miền Bắc .

    Và hôm nay, thì tên Phét cũng xác nhận là cả Quan thày Trung cộng lẫn bọn CS Hà nội vươn lên được là nhờ “Đổi mới” theo Kinh tế thị trường và nhờ chuyên chôm chỉa, ăn trộm, ăn cắp những sản phẩm trí tuệ, kỹ thuật của Âu – Mỹ, chớ thực chất thì đần độn, chỉ có não trạng chim sẻ …

    Thế này thì hai con Quái vật đội lốt người là Mao trạch Đông và Hồ chí Minh mần sao mà ngậm cười được nơi chín suối ?!!! Hai con Quái vật này ăn phải cái bã Chủ nghĩa Cộng sản ngoại lai của tên da trắng, râu xồm Karl Marx- gốc Do Thái, sinh ra ở Đức- đã giết muôn triệu người Tàu, người Việt hòng xây dựng nên Thế giới Cộng sản, nay thì thực tế đã chứng tỏ rằng cái Chủ nghĩa này là thứ Chủ nghĩa rác rưởi, và hiện tại chỉ còn lại đám tàn dư cộng sản 5 nước !

    Hồ chí Minh : Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không thể sai được.

    Trần Đĩnh – tác giả cuốn Đèn Cù : “Lòng trung của Hồ chí Minh đối với Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông là vô bờ”.

    Nguyễn phú Trọng: Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

    Chậc, chậc, chậc !

    • Ngày 22/4/2015, tờ báo lớn The Guardian ở Anh viết bài nhận định kỷ niệm 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam. Vài trích đoạn:

      “….Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại, cắt đứt quốc gia bị chiến tranh tàn phá này không chỉ khỏi hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ mà còn của các quốc gia khác đã cúi đầu trước áp lực của Mỹ. Tương tự như vậy, Mỹ đã dựa vào các tổ chức đa phương bao gồm IMF, Ngân hàng Thế giới và UNESCO để từ chối viện trợ cho Việt Nam.

      “Tất yếu, công trình xã hội chủ nghĩa của Việt Nam bắt đầu sụp đổ. Nó áp dụng một chính sách thô bạo của Liên Xô buộc nông dân phải giao nộp mùa màng của họ để đổi lấy thẻ khẩu phần. Không có động lực sản xuất, sản lượng sụt giảm, lạm phát tăng trở lại mức thời chiến và đất nước một lần nữa phải nhập khẩu gạo.
      Vào đầu những năm 1980, giới lãnh đạo buộc phải cho phép nông dân bắt đầu bán sản phẩm dư thừa, và do đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu quay trở lại. Đến cuối những năm 1980, Đảng đã chính thức áp dụng tư tưởng “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

      “Các nhà đầu tư nước ngoài được phép vào và các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích – thương mại tự do, thị trường tự do, lợi nhuận cho một số người, tiền lương cho những người khác.

      “Đến năm 1994, Mỹ xoa dịu và dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đã kìm hãm Việt Nam gần 20 năm. Ngân hàng Thế giới, IMF và các nhà tài trợ khác bắt đầu giúp đỡ.

      “Ba thập kỷ sau khi những người cộng sản nổi lên như những người chiến thắng trong cuộc chiến, giờ đây họ đã trở thành một thành viên hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa. Cuối cùng thì phương Tây đã thắng.
      …..

      “Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm ngoái báo cáo rằng Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, tệ hơn 118 quốc gia khác và chỉ đạt 31 trên 100 điểm tốt trong chỉ số của mình “.

  5. Đài Loan thuộc nước Tàu hay nay đã thuộc về thế giới tự do?

    Thời của nền kinh tế nước Tàu tăng trưởng hai con số đã là quá khứ, không còn nữa, chỉ còn bàn luận qua bàn trà hay trên bàn nhậu. Công nhân bây giờ thất nghiệp không kiếm được việc làm. Từ vài năm qua, bắt đầu từ sau trân đại dịch con Covid-19, kinh tế Tàu tăng trưởng chưa được một nửa của hai con số trước đó. Coi như thời vàng son của kinh tế nước Tàu đã chấm hết. Giới trẻ ra trường và tầng lớp công nhân ngày nay nói tới kinh tế chỉ thấy khó khăn chứ không còn dễ kiếm việc như cuối thế kỷ trước.

    Đó là một lý do trong nhiều lý do Tập không thể đánh chiếm Đài Loan bằng quân sự. Đánh Đài Loan bây giờ là kinh tế nước Tàu sẽ sụp đổ. Có thắng và có chiếm được Đài Loan thì cũng sẽ bị Mỹ và đồng minh xiết chặt về mặt giao thương và thương mại và nền kinh tế đang khó khăn càng mau chóng sụp đổ. Đánh Đài Loan là hủy hoại nền kinh tế của thế giới và hủy cả nước Tàu và Đài Loan. Liệu đây có phải là ván cờ mà Mỹ vừa tuyên bố sẻ gửi một phái đoàn không chính thức nhưng thực tế là chính thức tới Đài Loan ngay sau khi người dân Đài Loan bầu chọn một tổng thống mới.

    Đã nhiều đời tổng thống được dân Đài bầu chọn, ba thế hệ đã trôi qua tính từ lúc Tưởng bỏ lục địa về Đài Loan, dân Đài vẫn sống độc lập và tự do bầu lãnh đạo mà họ muốn chọn. Còn người dân Tàu sống dưới chế độ cộng sản của Tập thì sao? Họ sống không có tự do và nghèo đói, không có cửa để so sánh với dân Đài về bất cứ lãnh vực nào. Họ vẫn khao khát được tự do như người dân Đài.

    Chừng nào thì Đài Loan giải phóng người dân lục địa để người dân Tàu được tự do bầu chọn tổng thống như dân Đài?

  6. Tập Xì Dầu đang tự tung tự tác, múa gậy vườn hoang, coi như sẽ qua mặt Mỹ cái vù trong vài năm tới. Mẹ nó, sợ gì!

    Bỗng cái đùng, một thằng cha căng chú kiết ở đâu, chưa tham gia gì về chính trị, nhiều nước Âu Châu không ưa, lại được dân Mỹ bầu làm Tổng thống, Trump. Mặt thì lâng câng, ăn nói chả biết nể ai, chơi một cú, rồi hai cú, rồi ba cú vào mặt Tàu+. Đánh thuế hàng nhập cảng của Tàu+, cấm cái này cái kia, không còn nể nang gì ai hết.

    Tàu+ choáng váng với đòn đầu, chưa kịp tỉnh thì lãnh đòn thứ 2, thứ 3. May mà Trump bị ra khỏi nhà Trắng, chứ nếu không chắc còn bị nhận nhiều đòn nữa.

    Bây giờ tỉnh tỉnh lại một chút, tính đường phản công, nhưng cú cúm Vũ Hán là tự hại, lại thêm bị nhiều nước trước ghét cách Trump làm bây giờ lại áp dụng cách của Trump – cấm nhiều hàng Tàu+, cấm nhiều thứ khác nữa theo kiểu Trump lúc đó đang muốn làm. Kinh tế hiện bị choáng nhiều mặt, lại kèm thế giới tây phương nói chung tìm cách rút ra, coi mòi khó có thề qua mặt Mỹ về kinh tế trong một thời gian nữa.

    Mẹ nó, Ấn Độ dân số bây giờ nhiều hơn Tàu+, lại còn trẻ, và sức phát triền kinh tế có chiều hướng đi lên. Trong 3 năm nữa có thể qua mặt Nhật và Đức về kinh tế để đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Tàu+.

    Dân số Tàu+ nhờ chính sách một con nên đã bắt đầu chiều hướng giảm, số người già ngày càng nhiều. Nhìn ra thế giới bây giờ may ra chỉ còn lục địa Phi châu là còn dễ tiếp cận.

    Úi chà, năm nay vào tháng 11 này ở Mỹ có bầu cử, lỡ ông nội Trump lên làm TT lại thì tính sao đây?

  7. Khá kha khà , túm lại là thèng TÀO dùng TƯ BẢN như mọt phương tiện để đạt tói sự thịnh vượng giàu có nhưng vẩn KHÔNG bị tư bản đồng hóa và làm sụp thể chê chinh trị của TÀO.

    Viet Cộng chúng anh củng thê , chỉ dùng bu MẺO bu Anh, bu PÁP và khôi EU như là những PHƯƠNG TIỆN (kỷ thuạt tiên tiến , thi. truòng tự do)để đạt tơi CƯU CÁNH(xả họi phồn vinh trong trật tự và ổn đinh).

    Đừng bao giò làm như NGỤY SAI GÒN năm xua phó cả hồn và xác trong tay của bu MẼO mà chẳng làm gì ngoài viẹc HÁ MỎM CHỜ……..SUNG. Toi khi bu MẼO năm tay lại thì NGỤY SAI GÒN chới với choang váng và……….TOANG.

    Nhó lấy bài học HÁ MỎM CHỜ SUNG nghe chưa TÀn DƯ NGỤY COCK , kkakakkak.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên