Những vị giáo sư nịnh bợ Tố Hữu quá mức, giờ có ân hận không?

7
Tố Hữu
Người nịnh bợ, bốc thơm thơ Tố Hữu nhất là GSTS Trần Đình Sử với cuốn sách dày cộm có tên : “Thi pháp thơ Tố Hữu” ( NXB Tác Phẩm mới 1987, tái bản 5 lần). Trần Đình Sử còn có một cuốn sách dày cộp khác, có tên là “Thi pháp Truyện Kiều”. Trong hai cuốn sách này, Trần Đình Sử hù dọa mọi người bằng thuật ngữ “thi pháp” rất tào lao chi khươn. Nghĩa là cứ bất kỳ một ai bình phẩm về thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều đều được gọi là nhà thi pháp học. Trần Đình Sử đã đánh mất thuộc tính thiêng liêng của từ “Thi pháp” rất đặc trưng, rất cao siêu của Aristotle để cua bèo vạt tép, viết lung tung lang tang, gom hết ý kiến mọi người vào sách mình, chẳng có khám phá nào riêng biệt của mình, rồi gọi món tạp pí lù này là “thi pháp”…
Vậy thì, thi pháp ơi, ta chào mi vì mi đã bị Trần Đình Sử ba láp hóa, bông phèng hóa thuật ngữ thiêng của triết gia cổ đại Aristotle ngày xưa.
Thà rằng khen thơ Tố Hữu như Chế Lan Viên, người ta còn phục vì Chế viết rất hay, dù có nịnh cách mấy người đọc cũng không có cảm giác đang đọc văn nịnh. Đằng này, Trần Đình Sử đã không có tài viết, lại nịnh Tố Hữu quá mức là thiên tài thiên tướng thi ca, khiến người đọc phải ngượng chín mặt.
“Năm 1980 Trần Đình Sử làm nghiên cứu sinh tại Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô, bảo vệ luận án ngày 20 tháng 10 năm 1980. Giáo viên hướng dẫn là GS. TS. Lidia Pavlovna Alexandrova, chuyên gia về tiểu thuyết lịch sử. Tên đề tài: Thời gian nghệ thuật – yếu tố chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật (qua tiểu thuyết lịch sử viết về Lênin). ( trích từ điển mạng). Cuốn tiểu thuyết ba xu của nhà văn xó bếp Liên Xô viết nịnh Lê Nin nói chung là nịnh thối, mà Trần Đình Sử dùng để làm luận văn phó tiến sĩ tại Kiev năm 1980 quả là khó ai ngửi được. Nay cuốn sách ca ngợi Lê Nin kia và luận án phó tiến sĩ ca ngợi cuốn sách ấy đều đã bị ném vào sọt rác.
Trần Đình Sử du học tại Trung Quốc thời cách mạng văn hóa năm 1966, nên trong đầu chỉ có hội chứng “văn nghệ Diên An”, với tinh thần Mao tuyển rất sai trái mà thôi. Rồi ông du học Liên Xô, tại xứ Ucraina, học toàn các món lạc hậu cực tả Mác Lê Nin quá khích, quá đát, quá đà.
Dùng món nộm “ní nuận” hồng hơn chuyên Mao, Sít gom vào, ông Sử viết hẳn một cuốn sách ca tụng thơ Tố Hữu. Sách này của ông Sử rất nhạt, rất dở, làm hại thị hiếu văn chương của học sinh sinh viên một thời.
Người thứ hai cũng viết cả một cuốn sách ca ngợi, thần thánh hóa thơ Tố Hữu là cuốn : “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí” in năm 1980 do nhà xuất bản Thuận Hóa phát hành, tái bản 1985 của GS. Nguyễn Văn Hạnh.
Nhờ cuốn sách bốc thơm thơ Tố Hữu tới trời mà con đường quan lộ của Nguyễn Văn Hạnh lên vù vù. Từ trưởng khoa văn, lên viện trưởng viện đại học Huế, Nguyễn Văn Hạnh còn leo lên chức thứ trưởng bộ GD &ĐT, rồi tới chức phó ban văn hóa văn nghệ trung ương dưới bàn tay trả ơn của Tố Hữu . Có điều gặp thời đổi mới văn học của Nguyễn Văn Linh & Trần Độ, Nguyễn Văn Hạnh đã sẵn sàng phủ nhận sạch trơn thơ Tố Hữu…
Người thứ ba bốc thơm thơ Tố Hữu một cách không biết ngượng là GS. Lê Đình Kỵ (1923-2009) với cuốn “Thơ Tố Hữu” NXB Đại Học 1979.
Người thứ tư chuyên soạn các bài khái luận về Tố Hữu trong sách giáo khoa trung học, ca ngợi Tố Hữu ngang Tố Như là GS. Nguyễn Đăng Mạnh. Bao nhiêu năm học sinh hầu như chỉ học hai tác giả vĩ đại nhất của văn học Việt Nam là Tố Hữu & Hồ Chí Minh đều là “công” của Nguyễn Đăng Mạnh cả.
Tôi là người đã viết chân dung Tố Hữu. Tôi không phủ nhận sạch trơn thơ Tố Hữu.
Chỉ có tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu viết trước năm 1945 là hay, còn các tập sau, khi viết bằng tâm thức kẻ cầm quyền, kẻ chỉ dành cho thơ một mẩu tim bé xíu thì làm sao có thơ hay?
Thực ra thơ của các tác giả Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh…đều hay hơn thơ Tố Hữu, sao không được học kiểu “tác giả tác phẩm”?
Hỡi những vị giáo sư đã nâng bi thơ Tố Hữu một thời, giờ đây các người có biết ngượng hay không, khi đã góp phần làm hỏng thị hiếu thi ca của lớp trẻ. Chính vì lẽ này và vì những lý do khác, các cháu thanh thiếu niên giờ đây đều chán ghét môn văn tới tận cùng; vì môn văn mà các giáo sư dạy đã bị chính trị hóa, đã không còn là môn văn nữa, than ôi .,.
Sài Gòn ngày 18-9-2021
Trần Mạnh Hảo
(facebook)

7 BÌNH LUẬN

  1. Đám ngụy Ba-Đình , tất cả chúng đều giống nhau ( rập khuôn ) , từ ” ní nuận ” cho đến văn hóa ” nịnh ” .
    Thằng nhỏ nịnh thằng lớn .
    Thằng lớn nịnh thằng lớn hơn .

  2. Đọc thơ Tố Hữu chỉ cuồng điên!

    Đọc thơ tên văn nô Tố Hữu
    Tôi nghĩ mọi người nên bịt mũi
    Bởi toàn mùi xú uế thúi ình
    Để Thị Nở Chí Phèo chúng ngửi

    Bầy đàn hậu duệ Hồ Chí Minh
    Thứ cẩu trệ mọi rợ súc sinh
    Bưng bô liệm đít bọn đại Hán
    Kẻ thù truyền kiếp giống Rồng Tiên!

    Đọc thơ Tố Hữu chỉ cuồng điên!

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Những kẻ vô liêm sỉ thì làm gì biết hối tiếc hay “ân hận”, chúng còn có thể làm được những việc tội tệ hơn chuyện “bưng bô” cho chủ của chúng.

    Vối tôi thì Tố Hữu chỉ làm được một chuyện đứng đắn duy nhất trong đời của ông ta, đó là tố cáo Hồ Chí Minh là một tên ngoại lai không hề có bất cứ một liên hệ “chủng tộc” nào đến dòng giống người Việt Nam qua (chỉ) hai câu thơ:

    Bác đã lên đường theo tổ tiên
    Mác – Lê Nin thế giới người hiền.

  4. Bởi vậy mới sản xuất ra các “tượng đài” mà cả sự nghiệp được vinh quang tột đỉnh nhờ tài”nâng bi” bác Hồ và đại nhà thơ Tố Hĩm cực kỳ khéo léo,chẳng hạn như “cuốc sư”Vũ Khiêu (dâm) với tài làm câu đối dùng chữ Hán- Việt còn thua xa cậu học trò lớp đệ Tứ thời VNCH và Ráo sư Nguyễn Lân,nhà làm từ điển đại tài của nước ta với quá nhiều lời giải thích ca dao tục ngữ sai bét …

  5. Đấy ! Trí thức của Vẹm đấy .
    Thằng lớn thì nịnh Nga ,nịnh Tầu ,nịnh Mao ,nịnh Mác,nịnh Hồ …
    Thằng nhỏ thì nịnh thắng nịnh lớn .

    Toàn là một đám trí thức xàm ,vớ vẩn . Chẳng biết làm cái đéo gì
    cho đất nước ,ngoài cái chuyện dua nịnh ,và tự sướng .

    • Hồi xưa “trí thức” đảng ta thì viết văn thơ nịnh bợ để được ăn trên ngồi trước.
      Bây giờ ngon hơn chỉ gởi…”bao thơ” là được mọi việc.

Leave a Reply to hohui Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên