Chọn người coi quản Thăng Long

7
Ảnh minh hoạ, nguồn DalacoTravel
Thủ đô của một nước thường được coi là đô thị quan trọng bậc nhất. Bởi nó không chỉ có nhà vua và triều đình ngự ở đó. Mà nó hội tụ dường như tất cả tinh hoa của dân tộc được kết tinh từ cổ đại đến đương đại. Hơn hết nó là bộ mặt của cả một quốc gia chứ không của riêng địa bàn Thăng Long.
Từ khi có Thăng Long (1010) thì bản thân nó đã được truyền thừa văn hóa của tổ tiên người Việt, ít ra từ thời Hồng Bàng, khoảng 4000 năm trước. Và cứ thế, trải qua năm tháng, bề dầy lịch sử càng cao, thì trầm tích văn hóa tích tụ càng sâu, và mỗi thời lại bồi đắp thêm. Chẳng thế mà từ năm 2005 đến 2008, khai quật trong lòng đất khu vực hoàng thành đã phát lộ ra, và xác định được tới 5, 6 tầng văn hóa. Đó là văn hóa Đại La, văn hóa Đinh – Lê, văn hóa Lý – Trần, văn hóa hậu Lê (gồm Lê – Trịnh – Mạc), văn hóa Nguyễn. Đó là chưa kể xen kẽ có cả văn hóa thực dân như Hán – Đường.
Nhà Lý mở ra tại Thăng Long một nền văn hiến, mà trước đó mới chỉ manh nha. Văn hóa Lý khởi phát từ Thăng Long, đặt nước ta vào xu thế phát triển mạnh nhất trong khu vực. Nhiều bình diện kinh tế và cả tổ chức quân đội, nhà Tống còn phải học.
Sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn có chép ” Thái Diên Khánh làm quan ở đất Hoạt, ra sức nghiên cứu binh pháp nhà Lý từ tổ chức quân đội, phiên chế đơn vị, khí tài cho đến hành binh tác chiến v.v…. chia ra từng môn loại. Thái Diên Khánh viết thành sách, dâng lên vua Thần tông nhà Tống, được vua khen và sai áp dụng”. Chẳng là thuở ấy, sức chiến đấu của quân Tống yếu kém, bạc nhược. Phía Bắc thì nước Liêu, phía Tây thì nước Hạ đánh cho tơi tả. Nhà Tống phải cắt đất cầu hòa, và chịu triều cống hàng năm với chi phí rất lớn.
Chẳng những thế, đầu thế kỷ 20, toàn quyền Đông Dương Pierre Paskier khi nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam, đặc biệt chính sách “Ngụ binh ư nông” của nhà Lý, ông đã có nhận xét vừa chính xác vừa hàm ý thán phục: “Nước Nam biết dùng binh lính vào nơi đồng ruộng trước cả nước La Mã cổ xưa” (L’Annam à connu le soldat laboureur avant la Rome antique).
La Mã là đế quốc hùng mạnh từng thống trị cả Châu Âu. Thành ngữ: “Tất cả mọi con đường đều dẫn tới thành Rôm”, là để nói về vai trò và địa vị độc tôn của La Mã thời Trung cổ.
Về kinh tế, sử sách Trung Hoa còn ghi rành rành, có viên quan họ Lâm cai trị vùng Quảng Đông, thấy dân chúng liền năm mất mùa đói kém. Khi qua Giao Châu được mời ăn một thứ đặc sản gọi là “Khoai lang” liền hỏi cách trồng và xin giống về cho dân trồng thử. Ba năm sau Quảng Đông chấm dứt được nạn đói kinh niên. Sau khi ông mất, dân nhớ ơn lập đền thờ gọi là “Lâm Công miếu”, hiện vẫn được sùng kính. Ngoài ra nghề làm lụa từ tơ dứa, tơ chuối, tơ sen hoặc nấu thủy tinh từ cát đều lấy từ nước ta. Thế nhưng nhiều kẻ mất gốc sùng ngoại, nhất nhất cái gì của ta, chúng cũng nói có gốc từ Tầu.
Thời nào cũng vậy, Thăng Long đều hội tụ được nhiều nhất các nhân tài và hiền tài, tập trung làm việc trong bộ máy của triều đình và của Thăng Long.
Thử hỏi đất nước có việc gì lớn như chủ trương, quyết sách lại không phát ra từ thủ đô. Thủ đô là nơi mở ra các cuộc thi đại khoa để kén nhân tài. Thủ đô là đầu mối chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Thủ đô còn là trung tâm giao tế, nơi đón tiếp các sứ đoàn ngoại quốc đến và đi.
Vai trò của kinh đô quan trọng là vậy, nên tất cả mọi thời đại, triều đình đều phải kén người có đủ đức, đủ tài để coi quản kinh đô.
Thời nhà Lý gọi người đứng đầu cai quản các tỉnh là An phủ sứ. Riêng người đứng đầu kinh thành Thăng Long gọi là Đại an phủ sứ. Nhà Lý coi trọng người có thực tài, không phân biệt nguồn gốc xuất thân. Tuy vậy, người tài ấy còn phải có phẩm hạnh tốt, còn để làm gương cho dân chúng. Các vua nhà Lý sống rất sát dân nên các quan coi quản công việc không thể làm tắc trách được.
Lấy ngay việc hình án, vua thường răn các quan phải thận trọng, chớ để người dân bị hàm oan. Và để các quan án yên tâm làm việc, ngoài lương bổng nhà vua còn cấp cả tiền và hiện vật như lúa, cá khô … Những thứ tiền và hiện vật đó, gọi chung là vật dưỡng liêm. Quan chức cao nhất ở ngành án, luật (đô hộ phủ sĩ sư) mỗi năm được cấp thêm 100 bó lúa, 5 giành cá khô và 100 quan tiền. Cấp phó cũng được hưởng số hiện vật như cấp trưởng, nhưng số tiền chỉ bằng một nửa: 50 quan.
Mùa đông giá rét, vua Lý Thánh tông (1054 – 1072) còn vào tận trại tù xem xét chế độ chăm nuôi có khả dĩ hay khắc nghiệt. Vua thường nhắc các án ngục lại rằng, người dân đôi khi không hiểu pháp luật mà vô tình mắc tội, có khi bị áp bức, bị vu oan giá họa nên mắc vòng lao lý. Cũng có khi người xử án không công tâm, án phạt nặng nề khiến người dân chịu đời đau khổ. Do vậy, nhà vua hạ lệnh tất cả người tù đang chịu án đều nhất loạt được khoan giảm một bậc và phát chăn, áo ấm cùng mỗi ngày hai bữa cơm no.
Vua như thế, quan nào dám lơ là trách phận. Chính vì thế mà vị quan nào được cử làm Đại an phủ sứ ở kinh sư (nay gọi là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội), phải là người đức độ, thực tài thì mới trụ được. Bởi mỗi việc quan Đại an phủ sứ làm, không chỉ người dân kinh thành giám sát, mà còn hàng trăm cặp mắt của các đại quan của cả triều đình nhìn ngó.
Nhà Lý tuyển chọn chức Đại an phủ sứ đã kỹ. Nhà Trần chọn người vào vị trí này còn kỹ hơn nhiều. Có tiêu chí, có giám sát nhân cách và tài năng từ khi người được dự tuyển còn làm việc tại các nơi khác.
Năm Mậu ngọ (1258) vua Trần Thái tông nhường ngôi cho con, ngài ở vị thế thượng hoàng để giám sát việc triều chính do vua nối điều hành. Thượng hoàng chỉ uốn nắn các việc vua nối, để nói là được hoặc chưa được, chứ không tự mình điều hành. Ngài quan sát bộ máy rất kỹ và tới năm Ất sửu (1265) ngài khuyên nhà vua (Trần Thánh tông) ban bố chính lệnh tuyển chọn người đưa vào chức vị coi quản kinh thành Thăng Long. Trước hết, người đó đã ở chức An Phủ sứ các lộ (tỉnh), biểu hiện được chân tài và được dân mến. Tức là trong 18 quan đầu tỉnh, chọn lấy một người xuất sắc nhất cho về làm An phủ sứ phủ Thiên Trường, nơi ấy có Thượng hoàng (Trần Thái tông) đang an ngự. Mọi việc quan An phủ sứ phủ Thiên Trường điều hành đều có sự giám sát của Thượng hoàng. Qua các kỳ khảo duyệt hàng năm, nếu đạt chuẩn, sẽ điều về kinh sư. Trước hết được giao giữ chức Thẩm hình viện sự, nếu làm tốt việc này mới cho nhận chức Đại an phủ sứ của kinh sư.
Tại sao quan Đại an phủ sứ phải kinh qua chức Thẩm hình viện. Đây là chức Chánh án Tòa án? Nắm giữ chức này để kiểm tra xem người sẽ đứng đầu kinh thành có thông hiểu luật pháp không. Và qua xét xử không có án oan sai, không có án tồn đọng mới chứng thực được là người có tài, có đức. Chỉ người như thế mới xứng đáng được giao phó việc coi quản Thăng Long.
Việc Thượng hoàng Trần Thái tông đích thân tuyển chọn nhân sự cho Thăng long, viên quan nội hầu liền bầy tỏ lòng trung:
– Tâu Thượng hoàng, con nghĩ, Người đã vất vả suốt đời rồi, nay chỉ có việc nhỏ là cử người coi quản Thăng Long, Thượng hoàng cứ giao hẳn cho Quan gia và triều đình tuyển lựa, chứ như Thượng hoàng theo dõi năng lực tất cả các An phủ sứ trong cả nước, rồi chọn lấy một người về Thiên Trường, cũng lại Thượng hoàng giám sát, thấy được rồi mới cho bổ nhiệm về Thăng Long. Con nghĩ như thế, Thượng hoàng chẳng có lúc nào được nghỉ ngơi.
-Sao ngươi dám ăn nói càn rỡ; dám bảo việc chọn người đứng đầu kinh thành Thăng long là việc nhỏ. Ta vẫn thường nói, Thăng Long vừa là tinh hoa, vừa là bộ mặt của cả nước, không thể cẩu thả, xem thường kẻ sĩ và dân chúng Thăng Long mà đặt bất kỳ đứa cha căng chú kiết nào vào chức vị đó cũng được đâu.
Việc bổ nhiệm quan Đại an phủ sứ của kinh sư được các nhà Lý – Trần rất coi trọng. Vì thế Thăng Long luôn giữ vị trí hàng đầu để làm gương cho các lộ (tỉnh).
Sang các thời Lê rồi Lê – Trịnh và Mạc, Nguyễn, chức vụ người coi quản kinh sư gọi là Phủ Phụng Thiên. Tuy nhiên, người coi quản sau này thường là người của các phe nhóm, nên không phải Thăng Long thời nào cũng là đô thành mẫu mực. Nhất là thời Lê – Trịnh, kinh thành đôi phen nhếch nhác, bởi loạn kiêu binh nhà Trịnh, khiến dân chúng oán giận triều đình, và truy sát lũ kiêu binh như truy sát giặc.
Lịch sử đã để lại cho ta bài học vô cùng quí báu. Các đời sau, nếu khiêm tốn học lấy bài học bổ nhiệm cán bộ của thời Lý, thời Trần, chắc chắn Thăng Long – Hà Nội vẫn là đô thành đáng sống nhất của cả nước. Và nếu các tỉnh theo kịp Hà Nội, thì bất cứ nơi nào của nước ta cũng là nơi đáng sống.
​Hà Nội 25 tháng 12 năm 2017
Nhà văn Hoàng Quốc Hải (Facebook)

7 BÌNH LUẬN

  1. Trong mùa dịch mới thấy càng rõ tinh thần ăn xin “cao thủ” của đảng CSVN.

    Thời “chống Mỹ cứu nước…Tàu” thì VNDCCH ngửa tay ăn xin khắp các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” …không từ nước nào.

    Ngày nay , sau gần nửa thế kỹ hòa bình, thống nhất, “chính trị ổn định” …vậy mà cái thành tích “bị gậy” lại càng…khủng, da mặt càng ngày càng dày khiến cho cả thế giới, hễ cứ nghe “lãnh đạo” nước CHXHCNVN (đề nghị) tời thăm là….nhăn mặt.

    Tội nghiệp thằng Cu Ba, vừa mới chế tạo được mớ vác xin, chưa được WHO công nhận, chưa chích được cho dân bao nhiêu thì liền bị “thèng” chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyện Xuân F… úc đánh hơi, ngửi mùi, tức tốc bay sang “thăm”….Ngoẹo đầu ngoẹo cổ một lúc, Thế là thằng Cu đành phải bấm bụng ói ra một mớ cho F….úc mang về.

    Cái nước CHXHCNVN xứng danh là đệ nhất bị gậy trong thiên hạ , và “thèng” Hồ Quang xúng danh là Đại Bang Chủ Bang Bị gậy.

    Còn (thủ đô) Hà Nội thì xứng danh là Tổng Đàn Bị Gậy lừng danh …thế giới, thiên hạ nghe đến thỉ đều phải lắc đầu ngao ngán.

    Than ôi!

  2. Thông tin, chính xác. Việt Nam.

    Chuyện của Việt Nam, của Thế giới.
    viết bài, dịch sang ngôn ngữ khác nữa.
    cảm ơn báo chí, truyền hình.

    độc tài=Gia trưởng.
    độc tài=Gia trưởng=1 đảng.
    độc tài=Gia trưởng=1 đảng cộng sản.
    Chế độ độc tài=Gia trưởng.

    Hành vi gia trưởng, tính gia trưởng, thái độ gia trưởng thường mang sắc thái tiêu cực…

    công an, quân đội, người làm nhà nước, xây đền chùa, để rửa tiền tham nhũng, tham nhũng đất đai, buôn bán phật giáo.

    buôn bán nghĩa trang liệt sĩ giả tạo, buôn bán tượng đài, tham nhũng đất đai.
    tượng đài nghìn tỷ, tham nhũng đất đai.
    nghĩa trang liệt sĩ giả tạo, tham nhũng đất đai.
    nghĩa trang liệt sĩ giả tạo nghìn tỷ, tham nhũng đất đai.
    Mộ giả tạo nghìn tỷ, tham nhũng đất đai.

    giàu ăn cắp của người nghèo.
    20 người giàu, 200 triệu người nghèo.
    nghèo không nhà cửa, không đất đai, nghèo đói, chết đói, không kết hôn, sinh đẻ, vì không nhà cửa, không đất đai.
    tỷ lệ nghèo cao, giàu ít.

    Do chế độ độc tài, 1 đảng cộng sản gây ra, 1 đảng.
    Đa đảng tốt hơn, công bằng hơn.

    Ở thế giới, có 4 loại độc tài được xác định: lập hiến, cộng sản (trên danh nghĩa được gọi là “nhà độc tài của giai cấp vô sản”), phản động và phát xít.

    write articles, translate into other languages, thank newspapers, television.
    Thank you.

  3. Bay giò cứ nhìn VIET NAM một dãi giang sơn tuyet đẹp duoi sụ lảnh đạo của VC chúng anh thì đám NGỤY lại vừa them rỏ dãi vừa ganh tị và muon phần CAY CÚ à nghen.

    Chưa hết- Đám Nguy Cock TÀn Dư nhìn mot VIET NAM phát triễn và đô thi hóa từ Bác xuong Nam từ Đông sang Tây kháp noi noi , 100% nhà nhà điện nuóc vào tận kháp hang cùng ngỏ hẻm khong như mien NAM xưa kia vỏn vẹn chỉ có 17 trieu dân và 1/2 nuoc VIET NAM nhưng hết 70% dân só chua bao giò biét ánh sang văn minh của điện khí hóa. Càng nhìn NGỤY càng them rỏ dãi uoc mong đuọc cai trị , tù đó càng sanh lòng ghanh tị, túc tói uất hận , nhung BẤT LỰC vì dân tình quá biét bọn NGỤY này là đám bất tài nói nhièu làm ít.

    Chua hết- Đám NGUY COCK TÀN DƯ khi tháy VC chúng anh trổ tài NGOAI GIAO khéo léo đến nổi thằng nào củng khoái tói…………nịnh VC chung anh để duoc làm an đối tác, NGUY COCK TÀN DƯ càng nổi điên lồng lộn lên mỏi khi thèng MẼO hay thèng TÀU tói nịnh VC chúng anh.

    Vần đề đuọc đăt ra ỏ đay là tai sao thé giói XA LÁNH NGỤY SAI GON năm xưa mot cách khinh bĩ, nguoc lại từ ngày VC chúng anh thong nhát dat nuóc thì cả thé giói đều ùn ùn tói chuc mầng, làm ăn đói tác.

    NGỤY thừa biet câu trả lòi nhưng lam sao dám nhìn thẳngn vào sư BẤT TÀI, Bất trí, bất nghỉa của mình. Cú hỏi thé giói nghỉ gì về NGỤY SAI GON năm xua thì se có cau trả lòi chung cuộc cho going nòi NGUY hom nay.

  4. Khi bọn mọi rợ ,cam tâm làm tay sai cho Nga Tàu ,chiếm trọn miền Bắc.
    Thăng Long hay Hanoi chỉ con cái vỏ , chúng đã biến Hanoi và cả miền
    Bắc thành một nồi cám lợn . Đan Hanoi xưa ư, toàn là bọn đầu trộm đuôi
    cướp . Văn hoá Hanoi xưa ư, toàn mở miệng ra là “đéo” . Thanh lịch 36 phố
    phường ư ? toàn là những “cháo chửi” với “bún mắng” … Ăn cắp như rươi .

    Khi được đế cuốc giải toả bao vây kinh tế ,chúng làm giàu trên xương máu
    người khác . Ăn cho tới cái lai quần đàn bả ,không từ một thứ gì .
    Trưởng giả học làm sang ,mặc áo vét ,chân giầy da ,nhưng vẫn mũ cối tùm
    hụp lên bộ óc lợn ,phủ những gương mặt thừa mứa những mỡ .

    Cứ tưởng thay đổi ra sao ,thực ra chỉ toàn phường mọi rợ ,khỉ Trường sơn.
    Có chọn cả trăm năm ,cũng chỉ là ngợm để “cai quản” mà thôi .
    Nếu nó là người ,thì đối với một vũng bùn lộn cứt ,nó cũng đành chào thua .
    Huống chi không thể kiếm được một thằng người trong đám khỉ .

  5. Khi lòng dân chưa thống nhất thì làm sao có được một danh hiệu thủ đô cho đúng nghĩa . Hà Nội chỉ là nơi tụ tập đầu não trung ương Đảng , người dân đa số không chọn theo cái XHCN mà Đảng cố công tuyên truyền hơn 70 năm qua .

    Nói cách khác Đảng và dân không cùng tư tưởng dầu Đảng cố ép vào kinh tế định hướng XHCN , dân vẫn thích cái bình thường truyền thống tức là tư bản tự do .

    Rốt cục Sài Gòn vẫn là Sài Gòn và Hà Nội vẫn là Hà Nội giống như tự do và cọng sản không thể hoà hợp . Có chăng chỉ là gượng ép cưỡng chế .

    Từ sự bất đồng tư tưởng không giải quyết được , Đảng luôn luôn e sợ trong dân luôn luôn tiềm ẩn mầm mống phản động . Ngược lại dân cũng luôn xem Đảng là thành phần thống trị chuyên chế . Bài toán này là nạn đề trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo khiến đất nước khó phát triển hoặc nếu có phát triển thì cũng sớm lụn bại vì thiếu hợp đồng chung tay góp sức bảo veej & xây dựng bởi chia rẽ giữa chính quyền và dân chúng . Chính quyền và nhân dân đều sợ nhau vì bất tín lẫn nhau .

    Con đường Đảng csvn phải chọn hôm nay là con đường trung lập giữa Tàu và các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới . Sự đu giây này khiến dân tình VN xem Đảng bạc nhược trước Tàu và Đảng csvn đang cắn răng chịu đựng để được yên thân vì hình ảnh Tàu cộng chiếm Hoàng sa và xâm lấn Trường sa là một thực tế không thể ngụy biện để chối cải .

    Cuối cùng cho tận hôm nay trong lòng dân việt đều hiểu rằng VN vẫn chưa có một thủ đô đúng nghĩa , đúng tinh thần cho người dân cả nước cùng hướng về . Người miền nam vẫn chưa xoá bỏ mặc cảm bị người miền Bắc “ cướp “ vào năm 1975 và cướp cho đến tận hôm nay để xây dựng một Hà Nội đầy ánh sáng huy hoàng lộng lẫy .

    Tóm lại “ Chọn người cai quản Thăng Long “ , chuyện này người việt không CS chưa hề nghỉ đến khi còn CS toàn trị .

  6. Chẳng lẻ mà chọn NGỤY canh giử Thăng Long? Ba bảy 21 ngày néu thèng NGỤY có cơ hội là hắn oằn lung làm TAY SAI ngay lập tức á. Phải triêt tieu cái nòi NGỤY COCK TAY SAI nghen bà con.

    Thèng MẼO nó quăng ra cho 41,000 dollars là từ cha tói con là xúm nhau vào mần thịt “NGÔ TON TON” của nó liềna’.

    Bọn chúng nó là đám sớm đánh tói đầu, phản thầy hại chủ, lừa thầy phản bạn mien sao là đuọc chủ khen thuỏng.

    Mồm thi chúng ti toe rang NGÔ TON TON là…..’Anh Minh’, nhưng thèng Mẽo chỉ quăng ra tí tiền là chúng nó PHẢN THÙNG ngay. Có ai chét man rợ như NGO TON TON của chúng.

    Ngụy chúng nó là mot lủ Khôn’ nạn nhất trong những thằng KHỐN NẠN.

  7. Cả lò nhà Vẹm có đứa nào ra hồn đâu .
    Chọn thằng nào ra để cai quản Hanoi thì cũng đều là
    đầu cứt cả mà thôi .

    Hoàng quốc Khải này đang mê sảng hay sao thế ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên