Những vết bùn trên tận 9 tầng cao

Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, Cửa mở rồi mới thấy mình tối tăm, Nghe đài địch thêm tin tưởng ở tương lai ...

3
Nhà thơ Việt Phương

(Viết ngắn khi nghe tin tác giả “cửa mở”, Việt Phương qua đời)

Năm 1983 tôi ra trường, trong khi phải tự liên hệ công tác vì giáo viên ở thủ đô đã nhiều như lợn con, mà cái “máng cám” của đảng giành cho “lợn” càng ngày càng kiệt quệ. Vì vậy , gõ cửa trăm nơi, nơi nào cũng lắc: “không có chỉ tiêu”. Kỳ thực họ (trưởng phòng hoặc trưởng ban tổ chức) đòi phải có vài CHỈ vàng để họ TIÊU mới chịu sắp xếp công việc cho mình. Cho dù có trái ngành trái nghề nhưng vẫn là trong biên chế.

Tất nhiên đói vàng mắt , lấy đâu ra hai chỉ vàng làm lệ phí lót tay cho họ lúc bấy giờ? Tôi đành ở nhà phụ giúp Mẹ nuôi lợn( còn gọi là “thủ trưởng” hoặc “bạn lớn”). Đơn giản vì người ốm thì …măckeno, nhưng lợn ốm thì vội vàng tìm bác sĩ thú y kẻo nó lăn ra chết thì cả nhà cháo loãng cầm hơi là điều nhỡn tiền. Còn mỗi lần lợn bán( bạn lớn) là vui hơn tết. Trong một lần đạp xe “đồng nát” (do xí nghiệp xe đạp tỉnh Đồng Nai sản xuất) , tôi đánh rơi giấy tờ trên đường, (vì xe chất lượng kém, phải gồng sức đạp nên mọi thứ trong túi quần rơi hết). Vài phút sau, một người đàn ông đạp xe vượt lên và trả lại cho tôi. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ông ta không tự giới thiệu mình tên Lợi – một trong những cận vệ trung thành cuối cùng của ông Hồ, do chính ông Hồ đặt tên: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến , Nhất, Định, Thắng, Lợi. Thấy tôi thông minh, xinh đẹp, lại tốt nghiệp Đại học sư phạm I Hà Nội, (Trường được coi là đạt chuẩn nhất nước khi ấy). Hơn hẳn Đại học sư phạm II( Xuân Hòa), sư phạm III (Việt Bắc), sư phạm IV( Quy Nhơn), sư phạm V( Tây Nguyên)v.v, Ông có ý định giới thiệu tôi làm thư ký cho Phạm Văn Đồng… Nhờ thế tôi được biết tập “cửa mở” in bằng giấy dó đen xì của Việt Phương, với nhiều câu thơ đặc biệt ấn tượng :

Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ

Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ,

Cửa mở rồi mới thấy mình tối tăm,

Nghe đài địch thêm tin tưởng ở tương lai …

Khi đó, tập thơ vừa kịp in ra, lò dò ra khỏi cửa “nhà hộ sinh” hai tuần đã bị bịt mũi, cấm đoán ( gần 30 năm sau mới được “đầu thai” lại) . Tuy chưa từng một lần gặp tác giả, nhưng vào thập kỷ 80 ,vừa tốt nghiệp ra trường, ông khiến tôi ngạc nhiên trước những câu thơ xuất thần của mình. Tất nhiên vì chưa đủ độ tin cậy hoặc vì sự e dè, sợ sệt cố hữu của người bảo vệ trung thành , mà ông Lợi chỉ dám cho tôi xem lướt qua một lượt rồi giằng vội lại, giấu biến đi vì sợ “tai, tiếng”. Vì thế, tôi chỉ kịp nhớ vài câu táo bạo vào bậc nhất thời bấy giờ mà hiện tại vẫn còn găm trong óc : “Ta đã biết những vết bùn trên tận chín tầng cao”.. .

Tác giả Trần Khải Thanh Thủy

Sinh 1928, Từ năm 1947 đến năm 2000, là thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từng ăn cùng mâm, ngủ cùng phòng với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng từ 1949 cho đến khi các lãnh tụ lần lượt ra đi, ông biết rõ mặt trái tấm Huân chương của đảng đầy bùn , máu và lỗ chỗ vết đạn nên mới có những vần thơ để đời như thế . Tuy nhiên từ đầu Thập niên 70 trong mắt Ông mới chỉ là vết bùn, nhưng sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam và đầy đọa 60 triệu người dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc trong đũng quần chật hẹp của cơ chế quan liêu bao cấp ( bao hết cho lãnh đạo và cấp theo kiểu bố thí cho dân ngu, cu đen ) thì dưới mắt người dân lúc đó “những vết bùn trên tận chín tầng cao” đã trở thành cục bùn. Và cũng kể từ lúc lãnh đạo ngủ say trong “chiến thắng”, giở đủ trò tiểu nhân, gian dối, lừa mị con dân thì những cục bùn nhoe nhoét từ chín tầng cao đó đã lan rộng thành cả vũng bùn rồi núi bùn vấy bẩn khắp Việt Nam( Cả trong trang phục tạm bợ rách rưới hàng ngày của dân Việt , cũng như luồn lọt vào tim gan phèo phổi, lục phủ ngũ tạng của mọi tầng lớp lứa tuổi người Việt ). Không biết đến lúc nào người dân mới bừng ngộ “rũ bùn đừng dạy sáng lòa” như thơ Tố Hữu tả? Hay mãi ngập ngụa trong vũng bùn nhơ của đảng cộng sản cho đến chót đời? Cứ “đời con ngập ngụa giống đời cha, đời cháu chắt nhớp nhơ hơn cụ kỵ. Cứ nhoe nhoét, bầm dập, lem luốc. Con theo cha vật lộn giữa bùn lầy”.

Nhớ tác giả “cửa mở” một thời mà đến chết vẫn không mở được cửa cho mình và cho đất nước, đành tức cảnh sinh tình… nhại bài thơ “đất nước” của Nguyễn Đình Thi để nói về một phần thực trạng đất nước hôm nay :

Việt Nam đất nước ta ơi

Đau thương nhục nhã, đâu trời khổ hơn?

Cánh cò chết lả ngậm hờn

Mây mù che mặt đàn con đói dài .

Quê hương đâu có tương lai

Bao nhiêu đời vẫn quằn quại khổ đau.

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một nỗi đau phận nghèo.

Đất nghèo nuôi những chí phèo

Từ trong khốn nạn lại trèo ghế trên.

Đạp nhân tài xuống đất đen

Tự do vứt bỏ… đê hèn như nhau…


Rõ ràng, thấy rõ mình tối tăm khi nghe đài địch từ thập kỷ 70, lúc còn đang xoan” mà ông vẫn kéo dài kiếp sống đến tận gần 50 năm sau, trong cả vũng bùn nhơ. Quả là ý chí làm người cách mạng của ông bền bỉ, trong sạch và kiên trung thật(!).


Thủ Phủ California. 12-5-2017

Trần Khải Thanh Thủy

3 BÌNH LUẬN

  1. Chúng ta cần có nhiều TKTT, Dương Thu Hương, Bùi Tín và nhiều nhà văn tên tuồi khác vạch trần cái chế độ thối tha, bẩn thỉu và tận cùng của sự khốn nạn này. Lũ quỷ đỏ, chúng còn hiện diện ngày nào thì đất nước ta còn khốn khổ, ngập ngụa trong tăm tối ngày đó.

  2. Trích:. . . . “bao cấp ( bao hết cho lãnh đạo và cấp theo kiểu bố thí cho dân ngu, cu đen ) ”

    Trời!
    Diễn dịch chữ “bao cấp” chính xác kiểu nầy dành cho Đảng thì những quan to chức lớn của nhả nước ta phải là những….”bạn lớn” tương đương với hạng châu “chấu tro” chứ đâu phải thường.

    Bái phục cô giáo TKTT quá chừng chừng!

  3. NÓ ĐÃ VẬY RỒI

    Từ lâu nó đã vậy rồi
    Từ đời Các Mác đến thời Lênin
    Nói ra dầu có ai tin
    Nhưng vì kẹt giỏ vẫn im suốt đời

    Dẫu ca nguyên lý sáng ngời
    Thật thì trật lất cũng Trời cười cho
    Tự phong đâu khác làm trò
    Bởi vì khoa học cần toàn khách quan

    Chẳng qua do Mác đuềnh đoàng
    Lênin bởi vậy dễ toàn không sai
    Rồi thành dây nhợ dài dài
    Rối nhùi do bởi mối đầu khác chi

    Tại vì hai thứ lâm li
    Tuyên truyền là một thứ nhì rập khuôn
    Tuyên truyền mọi thứ diễn tuồng
    Rập khuôn đố thử ai nào bung ra

    Thế là từ thấp đến cao
    Rặt hoài kịch bản ối dào là vui
    Đến như văn nghệ văn gừng
    Cũng thành công cụ nói lừng cho vui

    Nên đâu còn việc thương người
    Hay thương xã hội mà thương chính mình
    Hóa thành đời thảy linh tinh
    Đầu voi đuôi chuột thật tình trước sau

    Trải qua tháng rộng ngày dài
    Gà tồ ăn quẩn cối xay khác gì
    Nhưng ai có nói được chi
    Nó thành miễng vữa dễ nào đập ra

    Khiến đời thành chỉ phôi pha
    Danh từ gói hết toàn là vậy thôi
    Có chi thực chất trên đời
    Đều hoài đóng kịch trước sau vậy mà

    Dọc dài thành chuỗi bao la
    Kiểu như rồng rắn ai mà chẳng hay
    Nhưng ai lại dám thày lay
    Mở mồm phê phán một ngày hay không

    Phải luôn ca ngợi toàn hồng
    Cho dầu thực chất có là màu đen
    Thong manh loạn sắc chỉ hèn
    Lỗi đều do Mác hỏi còn do ai

    Đỉnh cao trí tuệ thiên tài
    Thực thì hổ lốn có ai ngờ nào
    Khác gì nồi lẫu sôi ào
    Bà làng trong đó ai nào biết đâu

    Thành ra Vô sản cũng hay
    Mệnh danh sứ mạng chẳng tày thế gian
    Làm toàn trí thức đi đoang
    Cu li hạng bét dễ còn hay chi

    Mà thôi suy nghĩ ích gì
    Sự đời đã vậy có chi nói nào
    Cái chai đã ném đi rồi
    Chờ hồi nó rớt vụn ào thì xong

    TIẾU NGÀN
    (19/5/17)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên