NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ HIỆP ĐỊNH GENÈVE

10
Hiệp định Geneve 1954. Ảnh Wikipedia

Nội dung hiệp định Genève đã được viết và nói nhiều. Bài nầy xin trình bày những chuyện bên lề hiệp định Genève.

1) Đầu tiên, hội nghị tứ cường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô khai mạc tại Berlin ngày 25-1-1954. Đại diện Liên Xô là ngoại trưởng Mikhailovich Molotov đề nghị mời thêm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tức Trung Cộng) cùng họp. Ngày 26-4-1954, hội nghị gồm tứ cường và có thêm Trung Cộng, khai mạc tại Dinh Quốc Liên (Palais des Nations) ở Genève, một ngày bàn về Triều Tiên và một ngày về Đông Dương.

2) Phái đoàn Anh do ngoại trưởng Anthony Eden lãnh đạo. Phái đoàn Hoa Kỳ do ngoại trưởng John Foster Dulles dẫn đầu. Đứng đầu phái đoàn Pháp là ngoại trưởng Georges Bidault. Qua tháng 7-1954, thủ tướng kiêm ngoại trưởng Mendès-France thay thế. Phái đoàn Liên Xô do ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov lãnh đạo và phái đoàn Trung Cộng do thủ tướng kiêm ngoại trưởng Châu Ân Lai dẫn đầu.

3) Khi gặp Châu Ân Lai ở phòng Giải lao Dinh Quốc Liên, John Foster Dulles không bắt tay xã giao Châu Ân Lai và bỏ ra khỏi phòng ngay tức khắc. (Ural Alexis Johnson và Jef Olivarius McAllister, The Right Hand of Power, New Jersey, Nxb. Prentice Hall, 1984, tr. 204.) Foster Dulles rời Genève, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Bedell Smith thay thế.

4) Trong phiên họp ngày 2-5-1954, Liên Xô đề nghị mở rộng thành phần tham dự, mời thêm các nước trong hai phe lâm chiến ở Đông Dương. Hội nghị chấp thuận. Như thế, về vấn đề Đông Dương, ngoài ngũ cường, hội nghi Genève có thêm Quốc Gia Việt Nam (QGVN), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức Việt Minh, Lào và Cambodge (Cambodia hay Cao Miên). Chín phái đoàn bắt đầu họp ngày 8-5-1954, một ngày sau khi kết thúc trận Diện Biên Phủ (7-5-1954).

5) Phái đoàn QGVN do ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định làm trưởng phái đoàn. Một tuần sau, từ 14-5-1954, phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh được cử qua làm trưởng phái đoàn thay Nguyễn Quốc Định, nhưng ông Định vẫn ở lại trong phái đoàn. Khi Ngô Đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại cử làm thủ tướng, chính thức cầm quyền từ ngày 7-7-1954 (Song thất), thủ tướng Diệm cử tân ngoại trưởng Trần Văn Đỗ qua Genève thay thế Nguyễn Trung Vinh. Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng VNDCCH, thay Hoàng Minh Giám, giữ chức bộ trưởng Ngoại giao từ ngày 29-4-1954, dẫn đầu phái đoàn VNDCCH. Phoui Sananikone, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao và Nội vụ, lãnh đạo phái đoàn Lào; trong khi Tep Phan, bộ trưởng Ngoại giao, dẫn đầu phái đoàn Cao Miên. (Trần Văn Tuyên, Hội nghị Genève, hồi ký, Sài Gòn: Nxb. Chim Đàn, 1964, tt. 21-23.)

6)Trước hội nghị Genève, Châu Ân Lai cùng với Hồ Chí Minh đến Moscow ngày 1-4-1954 để thảo luận lập trường của khối CS. Ông còn đến Moscow thêm hai lần (6-4 và 20-4) để tìm hiểu và dung hợp lập trường giữa hai nước CHNDTH và Liên Xô trước khi qua Genève. Trong các cuộc thảo luận giữa Châu Ân Lai với giới lãnh đạo Liên Xô, đều có Hồ Chí Minh tham dự. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 5 “Dốc sức lên kế hoạch”. (diendan@diendan.org.)

7)Từ khi hội nghị Genève khai mạc (8-5) cho đến khi hội nghị chấm dứt (21-7), vào đầu mỗi phiên họp, các phái đoàn CS sắp hàng một, đi vào hội trường. Đi đầu là phái đoàn Liên Xô do Molotov dẫn đầu; sau đến phái đoàn Trung Cộng do Châu Ân Lai dẫn đầu và cuối cùng là phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sau mỗi phiên họp, các phái đoàn CS cũng sắp hàng đúng thứ tự trên, ra khỏi hội trường và dầu trễ, các phái đoàn CS đều vào họp riêng rồi mới giải tán. (Trần Văn Tuyên, sđd. tt. 24. Lúc đó Trần Văn Tuyên là một thành viên trong phái đoàn QGVN, chứng kiến việc nầy.) Kiểu họp nầy CS gọi là “họp giao ban”.

8) Sau hơn một tháng họp hành chưa có kết quả, hội nghị tạm nghỉ ngày 20-6 và dự tính sẽ họp lại ngày 10-7. Các phái đoàn về nước tham khảo ý kiến. Trong thời gian nầy, xảy ra ba sự kiện quan trọng là:

a)Ngô Đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng toàn quyền dân và quân sự Quốc Gia Việt Nam. Thủ tướng Diệm đề cử tân ngoại trưởng Trần Văn Đỗ làm trưởng phái đoàn QGVN tại Genève.

b)Mendès France lên làm thủ tướng ở Pháp. Điều trần trước quốc hội Pháp, Mendès France tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong vòng bốn tuần lễ (khoảng một tháng.) Mendès France chính thức nhận chức ngày 21-6-1954. Nếu tính thêm bốn tuần lễ thì vào 20-7-1954.

c)Châu Ân Lai mời Hồ Chí Minh qua Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), hội đàm từ 3-7-1954. Châu Ân Lai báo cho Hồ Chí Minh và phái đoàn CS biết rằng có ba cách để đối phó với tình hình mới: 1) Thượng sách là hòa. 2) Trung sách là đánh rồi hòa. 3) Hạ sách là đánh tiếp. Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh chấp nhận thượng sách là hòa, để tránh mở rộng chiến tranh, vì nếu tiếp tục mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ có thể sẽ can thiệp. Châu Ân Lai còn bàn thêm rằng, sau khi chia hai Việt Nam, Việt Minh rút quân về phía bắc, nhưng cài người và cất giấu võ khí ở lại. Hồ Chí Minh và phái đoàn chấp nhận kế hoạch nầy của Châu Ân Lai.

9) Khi hội nghị tái nhóm, Mendès France đích thân đến Genève, hội đàm với ngoại trưởng Liên Xô Molotov ngày 10-7, và ngoại trưởng Trung Cộng Châu Ân Lai ngày 12-7. Ba nước Pháp, Liên Xô và Trung Cộng thỏa thuận giải pháp chia hai nước Việt Nam. Pháp đòi chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 18; Trung Cộng đề nghị vĩ tuyến 16, rồi đổi vĩ tuyến 17. Tối 12-7, Châu Ân Lai gặp Phạm Văn Đồng, áp đặt ý định của các cường quốc. Phạm Văn Đồng tuy đòi chia ở vĩ tuyến 16, nhưng cuối cùng đành chấp nhận vĩ tuyến 17, dọc theo sông Bến Hải. Đại biểu QGVN là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối việc chia cắt đất nước bất cứ nơi đâu.

10) Cuối cùng, hiệp ước đình chỉ chiến tranh được ký kết sau 12 giờ đêm 20-7, qua sáng 21-7-1954 trong lúc kim đồng hồ tại dinh Quốc Liên (Palais des Nations), vẫn được giữ nguyên ở vị trí 12 giờ đêm 20-7-1954, cho đúng với lời hứa của Mendès-France khi nhận chức thủ tướng Pháp ngày 21-6-1954.

11) Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định thuần tuý quân sự, chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và nói về việc mỗi bên rút quân, tập trung quân, thời hạn chuyển quân, mà hoàn toàn không đề cập đến một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

12) Ngày hôm sau (21-7), các phái đoàn họp tiếp và “thông qua” bản “Tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954 của Hội nghị Genève về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. (Déclaration finale du 21 juillet 1954 de la conférence de Genève sur le problème du rétablissement de la paix en Indochine). Đây chỉ là lời tuyên bố, không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy. Khi chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng “đồng ý”. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ không đồng ý, không ký tên vào bản tuyên bố, và đưa ra tuyên bố riêng của mình.

13) Bản tuyên bố nầy gồm 13 điều, trong đó điều 7 ghi rằng: ” Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” Bản tuyên bố nầy không có chữ ký của các phái đoàn, chỉ có tính cách dự kiến tương lai, thì về pháp lý, không có tính cách cưỡng hành nghĩa, là không bắt buộc thi hành.

14) Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo thi hành hiệp định Genève, tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, không có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN vi phạm hiệp định Genève. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đầy đủ và đúng đắn hiệp định.

15)Trong khi đó, chủ tịch nhà nước VNDCCH là Hồ Chí Minh (HCM) hội họp với thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hay Trung Cộng là Châu Ân Lai tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng) từ 3 đến 5-7-1954, quyết định bí mật lưu cài cán bộ đảng viên và chôn giấu võ khí ở lại NVN, trường kỳ mai phục, để chuẩn bị tiếp tục chiến tranh. Trong số cán bộ được cài lại, có Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiến… Như thế, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, và quyết định tiếp tục chiến tranh trước khi ký kết hiệp định.

16) Thế mà cộng sản Bắc Việt Nam tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lấy điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng…” ghép vào hiệp định Genève, rồi khăng khăng buộc tội Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa không tôn trọng hiệp định Genève. Đây là một vụ “đánh lận con đen”, bóp méo lịch sử, vì hiệp định Genève hoàn toàn không quy định việc tổ chức tổng tuyển cử. Như thế, việc Bắc Việt Nam đưa ra lý do Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định Genève về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước, hoàn toàn không đúng với nội dung hiệp định Genève.

TRẦN GIA PHỤNG
(DALLAS, 20-7-2019)

10 BÌNH LUẬN

  1. Theo phim tài lieu duoc giai² mat cua² Phap’ chieu’ tren dài truyen hinh mà Toi xem duoc cach’ day vài nam noi’ ve chien tranh Dong Duong và Hiep dinh Genève. Toi xin lap lai theo nhung² gi Toi xem. Dai dien Phap’ là ong Mendès France, Lien Xo là ong Molotov, dai dien Tau cong là Chu An Lai, dai dien Viet minh cs là Pham Van Dong, Phap’ hop rieng voi’ PVD, hop rieng 2 hoac 3 lan voi’ Chu An Lai và vài lan voi’ Molotov. Phap’ doi’ chia cat’ ke² tu’ vi tuyen thu’ 18, Nga vi tuyen thu’ 16, Tau cong vi tuyen thu’ 14, VMcs thu’ 13. Qua nhieu ngày thuong luong soi noi², nguoi cuoi’ cung de’ nghi chia cat’ VN o² thu’ vi² tuyen 17 là ong Molotov. Phap’ dong y’ viec này. Chu An lai bat’ dong’ , nhung khong làm gi duoc, phai’ buong theo, con Pham van Dong thi dành chap’ nhan , bo’ tay vi Lien Xo và Phap’ da² quyet’ dinh.
    Day là lich su² su that, neu’ cac’ su² gia, chinh tri gia nào khong tin, thi di tim kiem’ phim tài lieu cua² Phap’ ve Hiep Dinh Geneve de² biet’ su that.

    • Việc này được Việt cộng đăng trong bạch thư vào năm 1979, lúc sắp sửa đánh nhau với Trung cộng. Trong bạch thư thì họ tố cáo quan thầy bên đó dùng áp lực buộc họ phải chấp nhận điều kiện trên. Bởi thế mới có câu đại loại :”Đánh là đánh cho Trung quốc, cho Liên sô”.

  2. Nhà bào , cựu đại tá Bùi Tín: ” Theo những văn kiện lưu trữ, phía Việt Nam khởi đầu cho rằng chia cắt theo Vĩ tuyến 13 là công bằng, hợp lý. Vĩ tuyến 13 trên bản đồ đi qua đèo Cù Mông, ở phía Nam của thành phố Qui Nhơn. Về sau chính Chu Ân Lai cùng Molotov ép phía Việt Nam phải nhất thiết chấp nhận chia cắt ở Vĩ tuyến 17,qua sông Bến Hải, Vĩnh Linh – Quảng Trị, ngay cả khi phía VN đã chịu lùi từ Vĩ tuyến 13 về Vĩ tuyến 16 (qua đèo Hải Vân, phía Bắc thành phố Đà Nẵng).

    “Vấn đề thời gian tổng tuyển cử cũng vậy. Phía Việt Nam đề ra trong vòng 6 tháng, cuối cùng phải chấp nhận ý kiến của Chu Ân Lai là 2 năm, vào tháng 7 năm 1956, chìu theo đề nghị của đoàn Pháp.

    “Còn có gì cay đắng, có thể nói là ô nhục hơn cho người Việt là chuyện Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo tình hình cho Mao, khi trở lại Genève đã dừng chân ở Liễu Châu gần biên giới Việt – Trung, triệu tập ông Hồ Chí Minh cùng Tướng Võ Nguyên Giáp sang, chỉ để báo tin rằng hội nghị Genève sắp kết thúc, những thỏa thuận cuối cùng sắp đạt, yêu cầu lãnh đạo VN và đoàn đại biểu VN ở Genève hãy đồng thuận. Một thái độ đàn anh, kẻ cả, theo kiểu cách gò ép, áp đặt trước chuyện đã rồi của lãnh đạo nước lớn, đảng lớn đối với chú em nhỏ yếu, phụ thuộc, dễ bảo “.

  3. Theo tập “Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học”, Hà Nội xuất bản 1996, năm 1954, Hồ chí Minh đã để lại Miền Nam 60000 đảng viên .

    Trong bài “Nhớ Đồng Chí Lê Duẩn “, Võ văn Kiệt ( sau này là thủ tướng) thuật lại rằng đám đảng viên này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẩn – Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi giả bộ lên tàu tập kết, Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại . Võ Văn Kiệt viết “Chiếc tàu áp chót neo đậu ở thị trấn Sông Đốc, Cà Mau, Anh Ba lên tàu như người đi tập kết để che mắt kẻ thù, đến nửa đêm, Anh bí mật rời tàu, quay trở lại “.

    Lê Kiên Thành- con trai Lê Duẫn- cũng kể lại rằng ” cha tôi chia tay con tàu chở mẹ mang thai tôi ra miền Bắc để quay trở lại chiến trường miền Nam với lời nhắn gửi: “ông chúc sức khỏe mọi người và nói anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ): cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến Bác Hồ và các anh ở ngoài đó, có thể 20 năm sau mới gặp nhau…”.

  4. Bài viết là “Hiệp Định Genève” (1954), nhưng lại trưng ảnh Hiệp Đinh Paris (1973), có thị Bình đang ký tên trước sự chứng kiến của các bên!

    BBT đã thay lại ảnh. Cảm ơn bạn đã góp ý. Xin chân thành cáo lỗi

  5. Mày xạo chả khác gì bố, Lác ơi! Đã là một thằng cộng sản mà nói chuyện giải phóng dân tộc chỉ khiến người ta phát đ..ịt. Cộng sản thì thằng nào nó cũng dung chuyện đập cho chết cả, cho đến khi tụi cộng nắm được chính quyền. Chỉ có khi đó thì nó mới xây dựng được cái chủ nghĩa phân xanh cộng với sắn lát và đưa tới thế giới đại đồng. Mày láo vừa thôi, chừa chút ít cho con cháu sau này kiếm cơm nghen mậy! Nhớ lại chuyện xưa mà muốn độp vào mồm của mày. Đảng và lãnh tụ của mày chuyên làm chuyện bỉ ổi. HCM thì bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, lấy Minh Khai rồi sau đó đẩy cho Lê Hồng Phong, làm đĩ đực từ Pháp, Nga, Tàu cho tới Cao Bắc Lạng, lãnh nhiệm vụ từ cộng sản quốc tế có thề thốt, có ăn lương. Đảng của mày trong nước thì chuyên ám sát, khủng bố những đảng phái khác để giành quyền lực. Mày bảo tụi ngụy bán nước à? Dân ngụy tôn thờ mọi anh hùng, chí sĩ chống Pháp vì nước vì dân. Bằng chứng còn nằm đầy trong sách giáo khoa trước 1975, nằm trong hệ thống giáo dục của trường lớp, có tượng đài anh hùng dân tộc sừng sững ở khắp mọi nơi trước ngày bị “giải phóng”. Trời đất! chỉ có bác và đảng của mày là vĩ đại thôi Lác ạ! Nhờ vậy mà bàn thờ của cụ Phan bị mấy thằng Việt Minh lôi ra đập, nhà thờ và chùa chiến thì tụi bần cố nông phá cho tan hoang. Bác của mày còn là bạn của Đức thánh Trần. Hình và tượng của Lê Nin, Mao-những thằng cộng sản giết dân của nó thì đầy ngooài bắc. Chưa hết, cải cách ruộng đất thì dựng chuyện để giết người, dạy con tố cha mẹ, anh em hãm hại lẫn nhau để vừa lòng của bác mày. Bà Cát hanh Long, gia đình bên vợ của cụ Hữu Loan và hang ngàn gia đình khác được bác và đảng của Lác cho “ra đi trong vòng trật tự” bằng súng bắn sau ót, bằng lưỡi cày qua đầu…. Nó đã thành sử rồi Lác ơi, mày đâu có thể chỏng mông mà che mặt trời. Phàm làm người thì phải khôn ngoan. Đánh giá người khác là phải nhìn vào hành động và tư cách. Người ta có mắt mà. Thân phận tay sai, đánh lộn cho Liên Sô và Trung quốc mà cứ nói dóc cho má mày nhận không ra. Ngày trước hung hăng lắm cũng bởi có quan thầy chống lưng. Nay một mình một “trâu” bị tụi Tàu nó đá vô mặt nhiều lần, máu me phun thấy thương mà vẫn “đàm phán song phương” thì tụi bây đâu phải là Việt Nam, phải nói rõ là Việt cộng lai chó. Ờ…có Nguyễn Văn Trổi gọi tên bác 3 lần thì phải, có đúng không Lác?

  6. Cựu đại tá, nhà báo Bùi Tín : ” Theo những văn kiện lưu trữ, phía Việt Nam khởi đầu cho rằng chia cắt theo Vĩ tuyến 13 là công bằng, hợp lý. Nhiều lần ông Phạm Văn Đồng đã nêu lên cho Ngoại trưởng Pháp Bidault thấy Vĩ tuyến 13 trên bản đồ đi qua đèo Cù Mông, ở phía Nam của thành phố Qui Nhơn. Về sau chính Chu Ân Lai cùng Molotov ép phía Việt Nam phải nhất thiết chấp nhận chia cắt ở Vĩ tuyến 17,qua sông Bến Hải, Vĩnh Linh – Quảng Trị, ngay cả khi phía VN đã chịu lùi từ Vĩ tuyến 13 về Vĩ tuyến 16 (qua ðèo Hải Vân, phía Bắc thành phố Ðà Nẵng).

    “Vấn đề thời gian tổng tuyển cử cũng vậy. Phía Việt Nam đề ra trong vòng 6 tháng, cuối cùng phải chấp nhận ý kiến của Chu Ân Lai là 2 năm, vào tháng 7 năm 1956, chìu theo đề nghị của đoàn Pháp.

    “Còn có gì cay đắng, có thể nói là ô nhục hơn cho người Việt là chuyện Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo tình hình cho Mao, khi trở lại Genève đã dừng chân ở Liễu Châu gần biên giới Việt – Trung, triệu tập ông Hồ Chí Minh cùng Tướng Võ Nguyên Giáp sang, chỉ để báo tin rằng hội nghị Genève sắp kết thúc, những thỏa thuận cuối cùng sắp đạt, yêu cầu lãnh đạo VN và đoàn đại biểu VN ở Genève hãy đồng thuận. Một thái độ đàn anh, kẻ cả, theo kiểu cách gò ép, áp đặt trước chuyện đã rồi của lãnh đạo nước lớn, đảng lớn đối với chú em nhỏ yếu, phụ thuộc, dễ bảo “.

  7. Trong quyển “ Những Lời Trăng Trối”, tác giả là triết gia Trần Đức Thảo viết rằng : Khi Đảng ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế Đảng chỉ rút một phần lực lượng, phần còn lại mai phục sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay, mở lại chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris cũng vậy, Đảng ra tay trước, bằng cách lén lút ngầm tuôn vũ khí và bộ đội vào Nam bằng mọi cách. Cả hai hiệp định Geneve và Paris theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình, nhưng Đảng đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn.

  8. Theo “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-75” của Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam thì sau khi ký kết Hiệp Định Gheneve, “Nam Bộ có khoảng 60000 đảng viên ở lại rút vào hoạt động bí mật “.

    Theo Võ văn Kiệt- sau này là thủ tướng- trong bài viết “Nhớ Đồng Chí Lê Duẩn” thì đám đảng viên này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẩn – Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Và vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi giả bộ lên tàu tập kết, Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại . Võ Văn Kiệt viết “Chiếc tàu áp chót neo đậu ở thị trấn Sông Đốc, Cà Mau, Anh Ba lên tàu như người đi tập kết để che mắt kẻ thù, đến nửa đêm, Anh bí mật rời tàu, quay trở lại “.

    Trong bài viết “Những chuyện chưa biết về cha tôi, Lê Duẩn “, Lê Kiên Thành- con trai Lê Duẩn- viết : “…cha tôi chia tay con tàu chở mẹ mang thai tôi ra miền Bắc để quay trở lại chiến trường miền Nam với lời nhắn gửi: “ông chúc sức khỏe mọi người và nói với anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ): cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến Bác Hồ và các anh ở ngoài đó, có thể 20 năm sau mới gặp nhau…”.

  9. Chúng nó đã tuyên bố là “đánh là đánh cho tàu, cho nga”, và chúng nó rất lấy làm tự hào về điều này, cho nên chúng nó ký nhưng không hề đọc.
    Chúng bắt thanh niên miền Bắc đi “B”, chúng phát động phong trào “chống Mỹ, cứu nước” khi miền Nam không hề có quân đội Mỹ hiện diện!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên