Nguyên do nhà văn Trần Hoài Dương bỏ Đảng

1

Ông Trọng đang thực hiện chính sách của riêng ông “Dân chủ đến thế là cùng”: Ông bịt miệng Đinh La Thăng, không cho ông Thăng quyền tự bảo vệ, tự bào chữa. Ông bịt miệng cả dân tộc này. Không một ai được phép nói khác ông. Những người trong đảng nói khác ông bị khép vào tôi “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”. Những người ngoài đảng nói khác ông bị khép vào tội “Bôi nhọ lãnh đạo”, “Phản động”, “Thế lực thù địch”. Còn những người nói giống ông thì thả giàn nổ: “Thanh hay Thăng”, “Ai làm khánh kiệt đất nước..” ĐCV đăng lại bài này để bạn đọc và cả những đảng viên ĐCS Việt Nam thấy được lời cảnh bảo của cố nhà văn, cựu đảng viên ĐCS Trần Hoài Dương vào năm 2001.

Năm 2002 tôi được gặp nhà văn Trần Hoài Dương trong bữa cơm gia đình nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của Trần Hoài Dương, đặc biệt là cuốn “Miền Nam xanh được các nhà phê bình nhận xét là “một thế giới trong ngần còn mãi”. Nhà thơ Vi Thùy Linh nhận xét Trần Hoài Dương là “con người thuần phác, ngay thẳng hiền và nhiều rụt rè, e ngại trước những chấn động ồn ã, nhưng lại cực đoan, quyết liệt trước những thói xấu xa, đê hèn…Và, tôi như thấy chú Dương từ tốn và quả quyết mở ô cửa xanh vào bầu trời trong ngần, với nụ cười sang bao trìu mến”.

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn giới thiệu hai chúng tôi với nhau rồi vui vẻ gợi ý: “Hoài Dương kể cho anh Công nghe chuyện đưa đơn xin bỏ Đảng đi”. Rất thoải mái Trần Hoài Dương kể.

Năm 1967, Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Đại học Văn khoa Hà Nội. Anh giới thiệu Trọng vào làm phòng tư liệu của Tạp chí Cộng sản. Lúc này Trần Hoài Dương là cán bộ biên tập của tạp chí nhưng lúc rảnh anh không hề nghiên cứu lý luận Mác – Lê mà chúi mũi sáng tác truyện ngắn, truyện dài, rồi đưa đơn xin chuyển công tác sang báo Văn Nghệ. Tổng biên tập Hồng Chương phê vào đơn: “Anh phải đào tạo một biên tập viên khả dĩ thay thế mình thì mới có thể được cho đi”. Trần Hoài Dương đề nghị Nguyễn Phú Trọng vào phòng biên tập để anh kèm cặp. Anh nhận xét người mình đề cử với Tổng biên tập: “Cậu này không thông minh, kém sáng kiến, nhưng được cái cần cù và cẩn thận, không bao giờ để sai sót bản in so với bản chính. Gần một năm sau, ông Hồng Chương xem xét năng lực biên tập của Nguyễn Phú Trọng và cho rằng đã có thể tạm cáng đáng công việc nên ký đơn cho Trần Hoài Dương chuyển sang báo Văn Nghệ. Từ đó Trần Hoài Dương chỉ quan hệ với bạn bè văn chương không quan tâm Nguyễn Phú Trọng đã tiến thoái như thế nào. Sau năm 1975, Trần Hoài Dương vào Sài Gòn làm việc ở bộ phận miền Nam của báo Văn Nghệ.

Năm 2001, Tạp chí Cộng sản tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, gởi thư mời tất cả những người từng cộng tác ở tạp chí về dự. Trần Hoài Dương từ Sài Gòn ra đi xích lô tới nơi hành lễ. Sau đó, anh chứng kiến cảnh tiền hô hậu ủng đón tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng. Đến lúc này, Trần Hoài Dương mới hay, thằng đàn em “không thông minh, kém sáng kiến” mình từng kèm cặp nâng đỡ ngày nào, nay trở thành một nhân vật lớn của Đảng! Anh tìm chiếc bàn ở cuối phòng, ngồi tư lự. Là một nhà văn chăm quan sát, suy ngẫm, từ lâu anh rất nặng lòng khi thấy sự sa đọa đạo đức và trí tuệ của Đảng và xã hội, nhưng chưa tìm đủ sự lý giải.

Nguyễn Phú Trọng tự ý thức mình là một nhân vật quan trọng nhất trong những bạn bè xuất than từ Tạp chí Cộng sản đang tề tựu hôm nay, bèn đi đến từng bàn tiệc bắt tay ủy lạo từng người. Đến chiếc bàn cuối cùng Nguyễn Phú Trọng reo lên khi nhìn thấy người bạn quý, người đàn anh từng kèm cặp mình ở thời “vạn sự khởi đầu nan”. Trần Hoài Dương miễn cưỡng đứng lên, đưa tay bắt, giọng hiu hắt: “Lẽ ra tao phải mừng cho mày, nhưng vì mối lo cho Đảng lấn át kiến tao ngồi im. Tao quá ngạc nhiên vì một người như mày lại có thể trở thành Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng. Tao nói thật lòng mày đừng giận, tao nghĩ có lẽ Đảng này đã đến lúc mạt vận rồi! Tao phải ra khỏi Đảng”! Trần Hoài Dương đã làm đúng như vậy, vừa về tới Sài Gòn, anh viết ngay lá đơn gửi chi bộ tuyên bố rời khỏi Đảng cộng sản vì không còn niềm tin đối với Đảng đã thoái hóa về trí tuệ.

Trần Hoài Dương sống độc thân. Anh bị nhồi máu cơ tim đột tử ngày 6 tháng 5 năm 2011. Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh từ nước Anh gọi về bố nhiều lần nhưng không được, đã nhờ bạn đến nhà thăm, mới hay Trần Hoài Dương đã qua đời từ hai ngày trước!

Tống Văn Công

Trích hồi ký: Đến Già Mới Chợt Tỉnh, từ trang 246 đến 248

1 BÌNH LUẬN

  1. Xin nói rỏ thêm: vào đại học ở mien Bắc,chỉ học đến lới 10 phổ thông là vào trường Đại Học. Nghe Phú trọng tốt nghiệp Đại Học Văn khoa cho oai,
    thực chat chỉ chứa đựng một số lý thuyết “mù mờ” của CS mà thôi.Có người nói Đại Học của Miền Bắc thời đó, chỉ đào tạo cán bộ phục vụ Đảng là chủ yếu !! Sau 1975,tôi có gặp một số bà con ở Bắc vào Nam. Nhìn cuốn sách Vật Lý Đệ Nhị (Lớp 11) của GS Lê v Lâm ,họ ngỡ ngàng đến nổi tưởng sách Đại Học ! MỘt Kỷ sư Địa- chánh Miền Nam, được cử ra VInh 1976
    (Thanh Hoa)dạy về đo đạt,nửa chừng phải xin thôi ! Anh ta trả lời : học sinh được giới thiệu tốt nghiệp cấp 3,nhưng phép đổi đơn vị :mét- dcm-ctm…lớp 50 người ,vỏn vẹn có môt,’hai ..người biết một cách “mù-mờ”.Anh ta nói phải xin thôi. Bởi vì nếu tiếp tục, học viên không tiếp thu được,rồi bị “kiểm điểm”,đi cải-tạo không chừng ! Với nền học thuật như vậy,huống chi Phú Trọng ở “cuối bảng” của nền học thuật đó !! Mang tên Trọng Lú là phải./

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên