Hãy đọc khi chưa quá muộn

16
Ký giả Huy Phương và Thiếu Tướng Giai trong nhà dưỡng lão ở Dallas Ft Worth tháng 12, 2015. (Hình: Thái Hóa Lộc)

Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai(1) tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.

Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.

Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.

Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

Huy Phương -Nguồn FB
——————————
(1) Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.

Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.

Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.

Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

16 BÌNH LUẬN

  1. @Nguyen Viet Nam 15/01/2018 at 2:48 am

    Tướng “NGỤY SAI GÒN được Pháp, Mỹ đào tạo” chỉ biết đặt quốc kỳ, cờ vàng 3 sọc đỏ, ở vị trí cao nhất
    Tướng QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN việt cộng do TRung cộng ̣đào tạo chỉ biết đặt “cờ tổ quốc” xuống dưới ̣đít cờ búa liềm

    Tướng “NGỤY SÀI GÒN được Pháp, Mỹ đào tạo” chỉ biết Tồ Quốc & Danh Dự & TRách Nhiệm
    Tướng QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN việt cộng do TRung cộng ̣đào tạo, biết ăn cơm gạo do nhân dân đóng góp nuôi nấng, chỉ biết trung với đảng việt cộng con ̣đẻ của đảng trung cộng

  2. ở hoa kỳ .người già cần được chăm sóc .chính phủ có cho 1 số giờ chăm sóc .có người tới 10 giờ 1 ngày (1 giờ trên 13 dollar).nhà được trợ cấp 1400 dollar 1 tháng .không biết ông đỗ kế giai rơi vào trường hợp nào

    • Đúng như vậy ! Nhưng những “con vợ” và những đúa con “khốn nạn” đả đưa Ông vào nhà dưởng lảo ,để phủi tay .Thiệt tôi nghiệp.Ông làm Tướng,Mẹ con chúng đều hả hê sung sướng,đến lúc về già,đau yếu…chúng phủi tay,quá tàn nhẩn. Mong Tướng Giai hảy tha thứ và thanh thản tâm hồn.

    • Tướng “ngụy” hèn, đặt lá Quốc kỳ, cờ vàng 3 sọc đỏ lên vị trí tối cao

      Tướng Việt cộng & hồ chí minh & đảng cộng sản mao ít Bắc kỳ lao động “không hèn” đặt “cờ tổ Quốc” (sic) xuống dưới đít cờ búa liềm hòng mong cha Tàu chống lưng đỡ đầu cung cấp vũ khí gây tội ác thảm sát người Việt phục vụ giặc Tàu phủ lá cờ búa liềm tội ác lên Việt Nam mở ra một thời kỳ Bắc thuộc mới

    • “Ngụy” chạy mà chết hơn cả triệu thằng bắc cộng. Thiệt là chán! Đồ thiểu não cứ đưa đầu cho tụi ngụy đang bỏ chạy bắn không hè! Vậy mà còn đòi nợ máu nữa mới…vãi!

    • Tướng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam được đào tạo chỉ để…HÈN. Chán !

      Bộ trưởng bộ quốc phòng Phùng quang Thanh: “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc”.

      Thiếu tướng CS Nguyễn Trọng Vĩnh: Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thân Trung Quốc quá, và sợ Trung Quốc quá nên nó làm cái gì cũng không dám phản đối .

    • 5 Tướng tự sát và bao nhiêu Tướng bị tù đày. Ngoài ra còn nhiều sĩ quan và binh lính vẫn còn chiến đấu vào giờ thứ 25. Đâu như các tướng cs do trung công đào luyện chỉ biết nướng quân và bắt quân đứng làm bia cho bọn trung công bắn ở đảo Garma.

      • Nhìn hình ảnh ngày 30 thang 4 tren Documentary Channel thì biết máy bác NGỤY đánh đấm thế nào liền à. Áo quấn lính quăng đầy đường phố SAI GÒN, giày vớ lột ra để ……………CHẠY cho nhanh, thế mà cứ bảo là QUAN ĐỘI ANH………….(.K)HÙNG, chán! noi’ chi cho mệt, coi bộ phim THE VIETNAM WAR moi’ chiếu vưà rôi thì biết may bac’ NGỤY SAI GÒN đánh đấm ra sao liền à. Nhờ có Mỹ moi câm cự tơí ngaỳ 30 thang 4, khong co’ MỸ thì bị QUAN DOI NHAN DAN VIET NAM vặt lộng từ nam 1965 kià. Hãy nhìn lại sau khi kỳ HIEP DINH PARIS xong thì Mỹ rút, sau khi Mỹ rút thì là…………………………….CHẠY thôi, chằng đánh đấm mẹ gì cả làm BỘ ĐỘI CỤ HỒ thất vọng qua’ cở, BỘ ĐỘI .HỒ vào SAI GÒN như chổ khong ngươì, may bác NGỤY vọt nhanh quá, MỸ nó củng ……………NGẠC NHIEN vì may bác NGỤY chaỵ quá nhanh ngoài sức tưởng tưong. Chán!

        • Trần Dần đã nói gì trong” Nhất định thắng:

          Những ngày ấy bao nhiêu thương xót 
          Tôi bước đi 
          Không thấy phố 
                 không thấy nhà 
          Chỉ thấy mưa sa 
          trên màu cờ đỏ”

          Ấy vậy mà tại sao tướng Phúc….down syndrome, còn có biệt danh Phúc Niễng cứ lo sợ hoài nên qua cầu xin thủ tướng Úc đừng để tụi “nguỵ” treo cờ Vàng nữa?
          Thôi thì xin ghi lại “tâm tư” của thủ tướng Down syndrome Phúc như vầy:

          Những năm “thắng” biết bao thương xót
          Niễng… Phúc đi
          Không thấy phố
          ….. không thấy nhà
          Chỉ thấy tung bay
          Cờ Vàng rực rỡ

          Thắng! Thắng…nhất định thắng!
          Nhưng sao… Niễng lại đi cầu xin xỏ?

          Thiệt, cứ chạy theo xin xỏ kẻ thua hoài… Chán quá!

        • Tướng Cộng sản Việt nam vừa là tướng đánh thuê cho bọn đế quốc vừa là tướng hèn.

          Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc .

          Thiếu tướng Cộng sản Lê Mã Lương : “Thủ phạm tiếp tay cho quân Tàu cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma chính là đồng chí lãnh đạo cấp cao”. Trước khi xảy ra trận hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988, đại tướng Cộng sản Lê Đức Anh ra lệnh cho quân đội Việt Nam : “Không được nổ súng trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma “. Kết quả là hơn 60 thủy thủ Việt nam đứng phơi ngực hứng đạn súng phòng không của bọn đế quốc Tàu cộng chết thảm, và Gạc Ma rơi vào tay bọn đế quốc Tàu cộng.

    • Bởi vậy phải là tướng Người Việt Cộng như Lê Đức Anh ra lính đưa ngực đưa lưng cho lính Tàu tập bắn nó mới anh hùng.

      Còn muốn không chán nữa thì phải ký…công hàm bán cả Biển Đông của VN cho Tàu như tướng Phạm Văn Đồng.

      • Phản đối Tudo cái…chấm cơm đã cất bỏ một phần của bộ phim mà đang và nhà nước ta đã cho công chiếu rộng rãi trên. ..mạng . Đó là hình ảnh những người lính Việt…cộng vẫn hiên ngang chuyền tay nhau lá cơ phông lông trước khi chết. Tuy nhiên bọn Trung quốc rất gian manh đã làm biến mất “phim” của ta mà lại cho lên Du tút cảnh súng máy bắn nát bấy những người chiến sĩ nhân dân ngoài biển. Thiệt là rớt nước mắt cho những đứa con của đất.

  3. Trích: “Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.”

    “Kiến nghị” tác giả cưỡng chế con & cháu tác giả đi học làm bác sĩ, làm nha sĩ, làm dược sĩ, để chữa bệnh, chữa răng, kê toa cho tác giả, không để cho bọn nha & y & dược sĩ người ngoài, không phải là con cháu, săn sóc mình, thiếu tình người

    nếu con cháu không đủ năng lực học nha & y & dược, hoặc không muốn học, thì cưỡng chế chúng giả làm nha & y & dược sĩ mà chữa trị cho tác giả mỗi khi tác giả lâm bệnh, cho “có tình người”, cho dù có vì thế mà hui nhị tỳ thì cũng ô khê !

  4. “ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!”
    Tuy đi du lịch xa nhưng chúng em và gia đình cũng sắp xếp lo liệu mọi việc cho cha me được an giấc mà.
    Về đến nhà thấy các cụ nằm gọn gàng trong cái hủ, chẳng phải phát tang, làm đám rình rang. Ông bà trước khi chết cũng nói là ” nhập gia tùy tục” chứ đừng theo cái hủ tục.
    Cám ơn bài nhận xét của anh. Việc chăm sóc cha mẹ ở nhà thì chỉ lau nha, nấu cơm,cơm bưng nước rót, giặt quần áo chăn giường, còn việc thuốc men, chuẩn trị, chuẩn đoán bệnh hay cấp cứu thì bó tay. Không kể các cụ nẳm liệt giường chiếu, việc nâng đở tắm rửa không chuyên thì có ngày trật giò, gảy xương, nghẹo cổ càng khốn cho cả các cụ và con cháu.

  5. Huy Phuong xúc động khi thăm tướng Giai ,vói tư cách là con cháu hay là một người lính củ của tướng Giai ,tìm cảm xúc cho một đem trằn trọc đẻ rồi có bài viét như một lời than vản về nhưng người con của họ đã đưa họ vào Viện Dưỡng Lão thiếu thốn và họ trông chờ gặp mặt người thân .Bài viết có thể gây xúc động ,nhưng khô khan ,nhạt nhẻo lẫn oán trách lóp trẻ ngày nay không lo săn sóc cha mẹ Đề tài này đã có nhiều người viết …
    …Trong lúc “tả oán” con cái với lời văn “dạy dổ” mà quên một điều ,đó là như ông bà ta nói ‘;nước mắt chảy xuôi ” Ông Bà rồi cha mẹ con cái cháu chắt ,thế hệ này nối tiếp thế hệ khác : ngày xưa cha mẹ săn soc âu yêm con thì ngày nay con cái sẻ lại la cha mẹ chăm sóc lại cho con cái của họ và ngày sau cũng thế,Thế hệ này nối tiếp thế hệ trước và có trách nhiệm bổn phận vói thế hệ sau…
    Cho nên cũng đừng oán trách gì con cháu nữa .Gần như đó là qui luật,
    Nêu chúng ta .thế hệ miền nam trước 75,không nhận được một nền giáo dục đức tri ,vói luân lý Khỏng Mạnh …thi có lẻ ngày nay chúng ta càng tồi tệ hơn…
    Và nếu nước Mỹ không là một nước có đời sông nhân bản cao và có thiện tâm thì bon người già ,kể cả già bản xứ cũng thê thảm.
    Đó là kiếp làm người .Cái nghiệp phải trả lúc về GIÀ.

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên