Đặc thù Tây mà!

1

Từ 2 tuần nay, Pháp bị biến thể virus Ấn-độ Delta lây nhiễm và lan rộng nhanh chóng, nhứt là vùng Paris, Marseille, một số thành phố miền Bắc, Đông-Bắc, … đã làm cho giới chức y tế lo ngại, đề nghị Chánh phủ sớm có biện pháp ngăn chận nếu không đợt 4 sẽ tới sớm, chậm lắm là vào cuối tháng 8 . 

Đang mùa Hè, dân chúng đã đua nhau đi nghỉ . Các cơ sở nghỉ hè năm nay đã hết chỗ sớm vì mọi người đã quá mệt mỏi suốt thời gian dài bị cầm cửa ở nhà để tránh dịch Vũ hán . Hơn nữa, đi Hè đối với dân Pháp, không còn chỉ là đi nghỉ lấy lại sức (sạt lại pile) để hết Hè trở lại làm việc có năng xuất cao hơn mà nó thật sự đã biến thành một thứ tôn giáo thiêng liêng . 

Đối phó với dịch Vũ hán, Chánh phủ ông Macron thay vì chọn một giải pháp cân bằng giữa giới hạn chặt chẽ và dễ thở đã phải chọn giải pháp khá cứng rắn, như buộc phải có giấy chứng nhận chích ngừa mới có thể tới những chỗ công cộng đông người : đi chợ, đi nhà hàng, đi xe công cộng Bus, Métro, máy bay cả quốc nội, coi đá banh, đi học, đi nhà thương, trừ đi nhà thờ, chùa… , để bắt buộc không dưới 30% dân chúng từ chối chích ngừa nay phải chích .

Ngoài số người phản đối chích ngừa với những lý do riêng của họ, ngay sau lời kêu gọi chích ngừa và biện pháp cứng một chút, liền sau đó có hơn 2 triệu người ghi tên chích . Số người phản đối, ngay chiều hôm sau, tổ chức biểu tình trên 53 thành phố nước pháp (AFP) . Họ phản đối ông TT. Macron là chọn quyền uy, một biểu hiện đi tới độc tài . Độc tài y tế !

Tây là phải biểu tình!

Ở Paris, áo vàng (nhóm biểu tình năm 2018 gần khắp nước Pháp, mặc áo cánh an ninh lao động màu vàng), nhóm antivax (anti-vaccination – chống chích ngừa), antifa (chống phát-xít), nhóm black bloc cùng nhau xuống đường phản đối chiến dịch chích ngừa đại dịch tàu. Nhiều khẩu hiệu chống chích ngừa đồng thời nở rộ trên mạng xã hội .

Họ tổ chức biểu tình hoàn toàn bất ngờ nhờ kêu gọi nhau qua internet, không xin phép trước . Ở Công trường Cộng hòa, Paris X, một người biểu tình tuyên bố lớn tiếng « Chúng tôi tập họp do ông Macron ra lệnh bắt buộc mọi người phải chích ngừa, cả những người làm viẹc trong ngành y tế như y tá, người chăm sóc bịnh nhơn ở nhà thương hay trong những nhà dưỡng lão, mở rộng áp dụng giấy chứng nhận chích ngừa và thử có bị nhiễm không (tests PCR) nay phải trả tiền, … »

Một người biểu tình khác bất mãn « Macron coi tôi như một tên do thái năm 1942, bị cấm đủ mọi thứ, …Đó không phải là thứ nhơn đạo thương người » . Một người áo vàng, râu ria, cổ đeo thánh giá khá lớn, quơi tay, miệng nói lớn « Chánh phủ nay chủ trương chia rẽ dân Pháp giữa những người chích với những người khác, Chánh phủ đúng là con quỉ » !

Một vài người tham dự biểu tình đi dọc bên lề, mặc áo trên lưng có ngôi sao vàng và với một bản Nghị định 8 tháng 7 năm 1942 của Chánh phủ Vichy (Pétain) cấm người Pháp gốc do thái vào nhiều nơi công cộng . Một người nhìn những người mặc áo có ngôi sao vàng trên lưng nói « Chuyện củ thì hôm nay lập lại đúng y như vậy » .

Một bà khác phản đối nhận xét kia vì cho rằng hai chuyện dưới hai thời điểm khác nhau vì nay không có trại tập trung thì làm sao mà so sánh như vậy được?

Biểu tình thật sự do tự phát  Không có tổ chức, không có ai chỉ huy . Khẩu hiệu tùy hứng .  Lúc đoàn biểu tình đi trên Đại lộ Saint Martin, có vài người la lớn « Tự do », « Macron, tên khủng bố », « Đả đảo độc tài ».

Bất tín nhiệm Chánh phủ?

Theo Bộ nội vụ trên toàn quốc, cả ở thành phố xa xôi sát biên giới Thụy sĩ như Annecy, có tất cả 19 000 người biểu tình hôm ấy. Theo kết quả thăm dò dư luận của hảng Elabe phổ biến sau hôm TT. Macron đọc diển văn về tình hình đại dịch tàu, thì những  biện pháp của ông ban hành được đại đa số dân Pháp ủng hộ .

Sau đó có 76% người đồng ý tham gia chích ngừa, cả nhơn viên y tế, tư nhơn hay công chức . Thật sự phải thấy những người này họ làm việc với tấm lòng vĩ đại . Không tính số giờ làm việc . Trong những ngày đâu đại dịch, nhiều người tận tụy làm việc không mặt nạ vì tất cả trang bị, dụng cụ y tế, ông Chánh phủ vội gởi qua Tàu cứu bồ vì dịch khởi phát ở đó . Tới lúc Tây bị lây nhiểm, hỏi mua, Ba chệt lạnh lùng từ chối . Đến khi bán, thì bán giá đắc hơn và chèn hàng dỏm, nhiểm độc . Đúng là Ba Tàu thứ chánh hiệu !

Nhiều người quan sát đám biểu tình có nhận xét là những người này chỉ biết biểu tình, chớ họ không sáng suốt về tình hình bịnh dịch đang bùng phát . Lý do họ xuống đường, có chánh đáng không?

Ông Thị trưởng Thành phố Malakof, sát phía Nam Paris, mình choàng cờ pháp, công kích ông TT. Macron vì cho rằng « ông chỉ biết bắt buộc người ta chích ngừa mà không giải thích . Như vậy chẳng khác nào ông làm mất lòng tin của người dân » . Ông Thị trưởng này thuộc Đảng « Pháp bất khuất », thứ cực Tả của tên Mélenchon chỉ biết chống, không gì khác hơn  . Hôm rồi, trong một vụ meeting bị một người len vào ném cho một sô bột phủ trắng cả mặt mày, đầu tóc và cả luôn người . Từ đó không thấy hắn xuất hiện nữa .

Biểu tình nào, dù lớn nhỏ, trước khi tan hàng cũng phải có chạm trán nhau . Sau chừng 50 phút biểu tình, bổng có một đoàn xe motos xuất hiện, khóa đòan biểu tình ở Đại lô Saint Martin . Hai bên bắt đầu đánh nhau . Cảnh sát chống bạo loạn tới, xịt hơi cay giải tán .

Vài người biểu tình vừa chạy vừa la « Đánh, phá, lấy hết . Ta chiếm ngục Bastille » !.

Biểu tình ngày 14 tháng 7

Qua hôm sau, 14 tháng 7, lễ Quốc khánh pháp . Năm rồi, Pháp không tổ chức lễ do đại dịch . Năm nnay, cũng đang bị đại dịch hoành hành nhưng Chánh phủ tổ chức vì đây là Quốc khánh chót của nhiệm kỳ ông TT. Macron . Quan trọng hơn nữa là dịp để Bà Tổng Thống phu nhơn ngồi bên cạnh ông Tổng thống trước bá quan văn võ và cả thé giới . Xuất hiện lần cuối! Nếu năm tới ông Macron có tái đắc cử, có hết đại dịch tàu đi nữa, nhưng không biết Bà Tổng thống còn sức tới và leo lên khán đài ngồi hằng giờ ở đó nữa hay không?

Lễ cũng diễn ra trên Đại lộ Champs-Elysées, có diển binh . Khách mời ít người . Dân chúng vào coi đứng trên lề Đại lộ Champs-Elysées phải có giấy đã chích ngừa đủ 2 mũi .

Nghi lễ có đơn giản . Nhưng năm nay, rất đặc biệc có hai chuyện bất ngờ xảy ra trong lúc diễn binh . 

Đoàn kỵ mã rầm rộ diển hành, đi ngang qua khán đài danh dự, chào quan khách, vừa đi tới ngả rẽ tách ra làm hai đoàn cùng đi tới để tan hàng luôn . Đúng vào lúc vừa rẽ làm hai ngả thì bỗng có hai kỵ sĩ bị ngựa quật ngã té xuống đất . Do ngựa trợt chưn? Nhưng chỉ trong khoảnh khắc thì người và ngựa đều đứng dậy, vô sự . Phủi quần áo, hia mão, lên ngựa tiếp tục lộ trình về trại .

Tới nay chưa nghe có dư luận bàn tán gì về chuyện chẳng may « ngã ngựa » này . Tuy chưa ra trận mà!

Nếu có khách Xi ngồi đó, chắc thế nào Xi cũng xòe tay ra bấm quẻ coi vận hạn ông TT. Macron năm tới sẽ tái đắc cử hay không . Nếu có điềm xấu, thầy Xi sẽ lo trấn yểm giùm cho . Chỗ làm ăn cùng có lợi với nhau mà .

Chuyện thứ nhì vui, tràn đầy hạnh phúc . Đoàn lính đang diễn hành, sắp tới khán đài . Bỗng một anh lính trẻ, tân binh của Trường Võ bị, đưa tay ra hiệu vào nhóm người đừng trên lề đường coi lễ . Một cô đầm, xiêm y tươm tất, vội tiến ra tới gần anh lính . Anh lính liền bước ra khỏi hàng, quì xuống, móc túi lấy ra chiếc nhẫn đính hôn, đeo  vào ngón tay áp út của cô đầm .

Họ đứng dây, dĩ nhiên là ôm nhau hôn tuy còn luật ngăn cách vì dịch vũ hán! Cấm hôn!

Đẹp quá. Quan khách trên khán đài vỗ tay chúc mừng . Bà Tổng thống xoay qua, đưa mặt sát gần ông Tổng thống với cái nhìn của năm em mới bốn mươi !

Nguyễn thị Cỏ May

1 BÌNH LUẬN

  1. Thích cũng biểu tình để ủng hộ, mà ghét cũng biểu tình để chống đối; chỉ có không ghét và không thích thì họ mới chịu…ở nhà. Và chỉ những nước tự do và dân chủ như Pháp và Tây Âu mới có chuyện biểu tình tự do như vậy khi bất đồng quan điểm, chính kiến, hoặc ủng hộ một chính phủ. Đây là đặc tính của một nền dân chủ mà các nước độc tài và cộng sản không bao giờ có. Vậy khi biểu tình nói ông tổng thống Macron là độc tài có đúng không? Nếu độc tài ông có để dân chúng biểu tình chống đối? Tổng thống mà độc tài thì chỉ những nước không có dân chủ hoặc dân chủ trá hình như…Nga. Cho xuống đường mới được xuống; cấm xuống mà xuống là bị xúc đi. Cũng là tổng thống do dân bầu, nhưng khi không có ứng viên đối thủ thì chẳng có một sự lựa chọn nào khác được cho dân.

    Đàn ông Pháp gallant và lịch sự. Yêu ai ôm hôn là lẽ thường, nhưng không yêu cũng hôn, và thậm chí ghét có khi cũng (phải) hôn, nhưng họ chỉ ôm hôn phụ nữ. Thời gian thay đổi, nước Pháp ngày nay cũng nhiều chủng tộc. Tả có vẻ mạnh hơn Hữu. Không biết ngày nay mày râu có ôm hôn nhau như ôm hôn phụ nữ…nơi công cộng? Ai cấm? Tự do mà!
    nv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên