Cái chết của một cai tù

1
FILE PHOTO: Former Khmer Rouge S-21 prison chief Kaing Guek Eav, better known as Duch, stands in a courtroom during a pre-trial in Phnom Penh, Dec. 5, 2008. REUTERS/Tang Chhinsothy/Pool (CAMBODIA)/File Photo

Vào năm 2009, khi xuất hiện trước tòa án đặc biệt tại Campuchia, ông Kaing Khek Iev thú nhận đã giữ một vai trò quan trọng trong chế độ Khmer Đỏ dã man vào cuối thập niên 1970, biến ông thành một trong những kẻ giết người hàng loạt kinh khủng nhất trong lịch sử cận đại.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm duy nhất về sự mất mát của ít nhất 12.380 sinh mạng,” quản lý nhà tù Tuol Sleng, nơi giam giữ và tra tấn khét tiếng của Khmer Đỏ đã nói với tòa án tại Phnom Penh. “Tôi luôn luôn vẫn còn ước muốn xin lỗi một cách thành khẩn nhất và khiêm tốn nhất đối những vong hồn đã khuất.”

Khi kết ông về tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh vào năm 2010, tòa án quốc tế tổ chức tại Campuchia nói rằng “con số nạn nhân có lẽ cao hơn nhiều”. Trong khi xử phúc thẩm, tòa án bác đơn xin tha tội của ông, không lay chuyển trước sự kiện ông đã cải sang Kitô giáo, phái Phúc Âm và dù ông đã khai rằng ông chỉ là một “mảnh răng cưa” trong cỗ máy giết người Khmer Đỏ.

Tòa án ghi nhận rằng có những yếu tố khiến tội ông nặng thêm vì “vai trò lãnh đạo của ông và sự nhiệt tình đặc biệt của ông trong khi thực hiện tội ác”.

Kaing Khek Iev, thường được biết với bí danh Đồng chí Duch, một giáo viên dạy toán biến thành một tay đồ tể, đã qua đời ngày 2 tháng 9 tại một bệnh viện ở Phnom Penh, thọ 77 tuổi.

Neak Pheaktra, một phát ngôn viên của tòa án xác nhận tin này với hãng Associated Press. Chat Sineang, một viên chức nhà tù nói rằng Duch, người đang thụ án tù chung thân, đã được nhập viện trước đó hai hôm, sau khi thấy khó thở.

Trong ba lãnh đạo Khmer Đỏ, tổ chức đã giết khoảng 2 triệu người Campuchia trong thời gian cai trị nước này từ 1975 đến 1979, được mang ra xử trước tòa, chỉ một mình Đồng chí Duch nhận tội.

Đồng chí Duch đã từng khai rằng tất cả những ai được đưa đến nhà tù Tuol Sleng đều mặc nhiên bị xem là phạm tội và bị hành quyết trong “những cánh đồng giết giết chóc”. Ông ta cũng biết rằng đa số những lời khai, những lời thú tội đều sai, do các tù nhân bắt buộc phải chế ra để khỏi bị tra tấn. Nhưng ông vẫn nộp các thông tin này cho cấp trên, khiến cho xảy ra thêm nhiều vụ bắt bớ và giết chóc, sau khi các tù nhân nói đại ra những cái tên những người quen biết mà họ gọi là “đồng lõa”.

Khmer Đỏ thường hành quyết tù nhân bằng cuốc xẻng hoặc ống thép hoặc những dụng cụ làm ruộng để tiết kiệm đạn, theo lời đồng chí Duch, sau đó họ bị cắt cổ và đẩy xuống những cái hố đã đào sẵn. Thuộc hạ của Duch cũng giết những trẻ em được đưa vào nhà tù Tuol Sleng bằng cách đẩy các em từ lầu 3 của nhà tù xuống đất hoặc “đập đầu các em vào cây”.

David Chandler, chuyên viên về Campuchia khai trước tòa trong thời gian xử đồng chí Duch rằng “tất cả mọi người đến nhà tù đó, từ nhỏ tới lớn đều có chung số phận”.

Trong số nạn nhân tại nhà tù Toul Sleng có cả 4 người Mỹ bị bắt giam và tra tấn đến chết và bị cáo buộc vô cớ về tội gián điệp, trước khi quân đội Việt Nam tấn công lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào tháng 1 năm 1979.

Nhiều cán bộ, binh sĩ Khmer Đỏ cũng bị giết tại đây khi họ trở thành những đối tượng bị thanh trừng nội bộ.

Nhiều tài liệu khủng khiếp về nhà tù mang mã số S-21 vẫn còn được lưu giữ, và nơi này bây giờ đã trở thành Viện bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng.

Theo các tài liệu để lại, nhà tù còn mang những người bị bắt ra thực hiện những cuộc thí nghiệm y khoa, một số đã bị mổ xẻ bởi những sinh viên học sinh tay mơ. Rút cục, tòa án không biết những người bị đụng dao kéo đó sống hay chết bởi vì không có đủ tài liệu, nhưng theo bản cáo trạng của đồng chí Duch, có hơn 1.000 tù nhân đã chết khi bị rút hết máu để đem truyền cho các binh sĩ Khmer Đỏ bị thương.

Đồng chí Duch và các lãnh đạo Khmer Đỏ khác đã bỏ trốn khỏi Pnom Penh, chạy sang vùng biên giới với Thái Lan, khi bộ đội Việt Nam tiến gần. Dịp này, Đồng chí Duch đã bị Nuon Chea, thường gọi là anh Hai, hạ tầng công tác vì đã không phá hủy tất cả hồ sơ ở nhà tù Tuol Sleng.

Sử dụng nhiều tên khác nhau, đồng chí Duch sau đó chuyển sang nhiều trại tị nạn ở bên trong đất Thái; tại đây ông ta đã học tiếng Thái và tiếng Anh, dạy toán và làm cho các cơ quan cứu trợ của người Mỹ.

Năm 1995, đồng chí Duch bị thương, còn vợ ông chết trong một vụ trộm đầy bí ẩn tại nhà ông ở miền Tây Campuchia. Đồng chí Duch sau đó đổ lỗi cho Pol Pot ra lệnh làm vụ này để buộc ông phải phải im lặng về nhà tù Tuol Sleng. Đồng chí Duch sau đó đã cải sang đạo Tin lành Phúc Âm và trở thành một chức sắc trong đạo.

Lý lịch của ông bị phát hiện vào năm 1999 khi Nic Dunlop, một nhiếp ảnh gia người Ireland nhận ra ông tại một ngôi làng ở miền tây bắc Campuchia.

Sau nhiều buổi phỏng vấn với Dunlop và nhà báo Mỹ Nate Thayer, được đăng trên báo Far Eastern Economic Review, đồng chí Duch thú nhận vai trò của ông trong cuộc cách mạng kinh hoàng của Khmer Đỏ. Chẳng bao lâu sau khi phỏng vấn, lực lượng An ninh Campuchia đã bắt ông. Năm 2009, ông là lãnh đạo Khmer đầu tiên bị đem ra xử trước tòa án đặc biệt được Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Bố mẹ ông có 5 người con và ông là con trai duy nhất, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1942. Gia đình ông có gốc Tàu, làm nghề nông trong tỉnh Kampong Thom. Trong lúc đi học ở Phnom Penh để trở thành giáo viên, ông dưới quyền thầy hiệu trưởng Son Sen, sau này là bộ trưởng quốc phòng của Khmer Đỏ.

Ông dạy toán tại một trường trung học cấp tỉnh trước khi bỏ dạy để gia nhập Khmer Đỏ vào cuối năm 1967 và lấy bí danh cách mạng là Duch. Ông nói Duch vừa là một nhà điêu khắc mà ông nội của ông ngưỡng mộ, vừa là một nhân vật có tính kỷ luật trong một sách giáo khoa.

Dưới thời ông hoàng Norodom Sihanouk, đồng chí Duch bị lực lượng An ninh phát hiện và bắt vào năm 1968, nhốt ông trong 2 năm trước khi được thả nhờ một lệnh đặc xá sau khi Sihanouk bị một cuộc đảo chính lật đổ.

Sau khi được thả ra ông lại nhanh chóng gia nhập Khmer Đỏ và đi vô bưng, tại đây ông được giao nhiệm vụ lập một trại tù để giam những người bị nghi làm gián điệp.

Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền vào tháng 4 năm 1975, đồng chí Duch được lệnh giúp lập ra các nhà tù, trong đó có nhà tù Tuol Sleng. Ông được lòng của giới lãnh đạo Khmer Đỏ do sự nhiệt tình đến độ sau đó được thăng cấp lên làm giám đốc của một cơ quan an ninh có tên Santebal.

Duch đã tuyển mộ những trẻ em nghèo và thất học ở vùng quê, giác ngộ các em để biết cách thẩm vấn, tra tấn và sau đó là giết chết tù nhân không thương tiếc.

Năm 1975, đồng chí Duch cưới Chhim Sophal, một cô thợ may trong làng với sự đồng ý của cấp trên. Họ có với nhau bốn mặt con, trong đó có hai người sinh ra trong lúc Duch quản lý nhà tù Tuol Sleng.

Dưới thời Khmer Đỏ, ông có hai người anh em bên vợ bị thanh trừng, trong đó có một người đã bị tra tấn và hành quyết tại nhà tù Tuol Sleng. Ông cũng có hai bà chị và 6 đứa cháu bị giết dưới thời Khmer Đỏ.

Vụ xử ông kéo dài suốt 3 năm, có những lúc ông tỏ ra hối hận và nhận lỗi, có những lúc ông lại kêu oan và ca ngợi chính sách Khmer Đỏ. Dù xác nhận mình đã ra lệnh tra tấn và hành quyết, ông nói rằng cá nhân mình không giết người nào, nhưng sau đó có một nhân chứng nói rằng chính mắt bà đã trông thấy đồng chí Duch dùng một thanh sắt đánh hai người cậu của bà đến chết.

Trong một cuộc đối chất với một trong số những người ít oi còn sống sót từ nhà tù Toul Sleng, một nhân chứng nói rằng ông đã bị giam tại nhà tù này khi mới 8 tuổi. Đồng chí Duch nói rằng lời khai này không đúng bởi vì tất cả trẻ em bị ở tù chung với bố mẹ đều chết chung với bố mẹ. Tuy nhiên, hồ sơ của nhà tù đã chứng minh nhân chứng đã nói đúng.

Có lẽ giờ phút gây nhiều kịch tính nhất trong thời gian xử đồng chí Duch là khi tòa cho chiếu video cảnh đồng chí được cho trở lại thăm nhà tù Toul Sleng vào năm 2008 cùng với các kiểm sát viên và nhân viên an ninh bảo vệ, trong thời gian giam giữ chờ xử.

Tôi đứng chết cứng vì kinh hoàng khi tôi trở lại nơi này”, đồng chí Duch nói. “Tôi cảm thấy hối hận không thể nào tả siết… Trong vai trò quản lý của S-21, tôi đã phạm tội ác chống nhân loại.”

Trong video, ông cũng xin lỗi tất cả nạn nhân đau khổ, sau đó quỵ xuống, lau nước mắt và và rên một tiếng lớn.

Tháng 7 năm 2010, tòa phạt ông 35 năm tù nhưng trừ đi thời gian bị giam, trừ đi thời gian bị quân đội Campuchia giam giữ trái phép, rút xuống chỉ còn lại 19 năm. Dư luận nhao nhao phản đối, phía kiểm sát viên kháng cáo, do đó tòa án phải hủy bản án vào tháng 2 năm 2012. Thay vào đó, tòa tuyên án đồng chí Duch tù chung thân, là mức án cao nhất tại Campuchia vì nước này đã bỏ án tử hình.

Trong lời biện hộ sau cùng gồm 29 trang giấy, vừa là lời thú tội, vừa là bài học lịch sử, vừa là lời kêu oan để van xin tha thứ, đồng chí Duch gọi mình là một khuôn mặt chẳng có quyền hành gì trong đại nạn của Campuchia.

Tôi chỉ là một mảnh răng cưa trong một cỗ máy đang chạy mà không cách chi ngưng được”,  ông viết.

Theo Washingtonpost

1 BÌNH LUẬN

  1. Có dân tộc nào như chúng ta?

    Nếu nhìn người tỵ nạn hải ngoại
    Qua lăng kính người Việt cuồng Trump
    Bạn nghe họ goị đen là “mọi”
    Bạn tự hào mình là Việt Nam?

    Nếu bạn nhìn dân tộc Việt Nam
    Qua hình ảnh cán ngố dã man
    Qua bọn người cuồng Hồ cuồng đảng
    Bạn ngạo nghễ là người Việt Nam?

    Là người tự trọng – Bạn mắc cỡ!

    Nhưng nếu bạn nghĩ đến Ông Cha
    Với hơn hai ngàn năm lịch sử
    Mồ hôi xương máu đã đổ ra
    Chống ngoại xâm – giang san gìn giữ!

    Một ngàn năm nô lệ Trung Hoa
    Trăm năm đô hộ Phú Lang Sa
    Họa huynh đệ tương tàn nội chiến
    Bưng bô liếm đít bọn Nga Hoa!

    Xét cho cùng tại ta tất cả
    Cả dân tộc ngậm đắng xót xa
    Vì sợ hãi – làm thinh nhục nhã
    Có dân tộc nào như chúng ta?

    Nông Dân Nam Bộ

Leave a Reply to Thanh Van Pham Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên