Tập có thể hòa giải Nga và Ukraine?

6
Tổng thống Vladimir Putin gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 2 năm 2022. (ẢNH Sputnik/Aleksey Druzhinin/Kremlin qua REUTERS)

Graham Allison là Giáo sư tại trường Hành chính công Kennedy, nằm trong trường Harvard và là tác giả của cuốn sách về  bẫy Thucydides của Mỹ và Trung Quốc; còn Fred Hu là người sáng lập và là chủ tịch của Primavera Capital Group, công ty tư vấn cho những ai muốn đầu tư vào Trung Quốc. 

Hai ông Allison và Hu vừa có bài trên Washington Post để “hiến kế” giải quyết chiến tranh Nga-Ukraine hiện nay.Vào đầu thế kỷ 20, khi Chiến tranh Nga-Nhật ngày càng trở nên khốc liệt, nhà lãnh đạo của một quốc gia chưa bao giờ đóng một vai trò nào trên địa bàn toàn cầu đã bước ra để đóng vai xây dựng hòa bình. Sau khi hơn 100.000 binh sĩ Nga và Nhật chết trong trận chiến Mukden đẫm máu, Nga hoàng và Nhật hoàng chấp nhận đề xuất của Theodore Roosevelt, mời mỗi ông cử một đại diện đến Hoa Kỳ để đàm phán hiệp ước hòa bình.

Liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bắt chước Roosevelt để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine? 

Dĩ nhiên, có nhiều điểm khác biệt rõ ràng giữa Hoa Kỳ của Roosevelt năm 1905 và Trung Quốc của Tập ngày nay, và những kinh nghiệm lịch sử không phải là công thức trong các sách dạy nấu ăn mà người ta chỉ cần làm theo từng bước là có kết quả ngon lành mong muốn.

Tuy nhiên, những điểm tương đồng giữa Roosevelt và Tập cùng những cơ hội lịch sử cũng có thể mang tính cách hướng dẫn bổ ích cho cuộc chiến hiện nay. 

Vào đầu những năm 1900, Hoa Kỳ là một cường quốc đang lên, có nhiều ảnh hưởng ở khu vực Tây Bán cầu, nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ trở thành trung tâm giải quyết vấn đề quốc tế. Mặc dù Roosevelt không có mối quan hệ cá nhân gần gũi với Nhật hoàng hay Sa hoàng, nhưng ông ta tin rằng mình có thể nói chuyện với bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia  nào trên cơ sở ngang hàng. Khi đó, Hoa Kỳ vẫn chưa trở thành một cường quốc quân sự lớn, nhưng Roosevelt đã có kế hoạch đưa hạm đội Mỹ đi khắp thế giới, kể cả đi qua các vùng biển giữa Nga và Nhật. Và bấy giờ Hoa Kỳ đang nổi lên như một quốc gia buôn bán lớn.

Ngày nay, lịch sử đã cho Tập một vị trí mạnh hơn Roosevelt nhiều – nếu ông ta quyết định sử dụng vị trí đó. 

Thứ nhất, Trung Quốc có quan hệ mật thiết với cả Nga và Ukraine nhiều hơn Hoa Kỳ đối với Nga và Nhật  vào thế kỷ trước. Với vị trí cá nhân của ông Tập với Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky, cọng với những hậu quả to lớn mà cả Putin và Zelensky có thể  nhận ra, cả hai đều khó lòng từ chối lời mời tới Bắc Kinh của Tập. Là đối tác thương mại lớn nhất của cả Moscow và Kyiv, Trung Quốc cũng có những đòn bẩy đáng kể có thể sử dụng để thuyết phục hai bên thỏa hiệp.

Thứ hai, vị thế ngoại giao của Trung Quốc làm cho vai trò trung gian hòa giải của họ mạnh hơn. Sau cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc đã lúng túng để thể hiện rõ quan điểm công khai của mình. Một mặt, cuộc tấn công của Nga đã vi phạm các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mà Bắc Kinh vẫn hô hào là trụ cột trong chính sách đối ngoại của mình. Mặt khác, Trung Quốc không muốn rời xa một quốc gia mà ông Tập đã tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn”. Tuy khó xử, nhưng vị trí ngoại giao này giờ đây thuận lợi để  ông Tập có thể đóng vai môi giới cho một thỏa thuận.

Trung Quốc có những động lực mạnh mẽ để kết thúc chiến tranh. Cuộc xâm lược của Nga và phản ứng dữ dội của phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang làm bật gốc nền kinh tế toàn cầu. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị  gián đoạn và giá năng lượng tăng cao đang tạo ra những bất ổn trên thị trường tài chính, khiến các nhà dự báo hàng đầu cho rằng kỳ vọng về tăng trưởng toàn cầu trong năm nay chưa tới một phần trăm điểm – tương đương 700 tỷ USD. 

Với tư cách là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất, Trung Quốc có nguy cơ thiệt thòi nhiều hơn bất kỳ ai từ sự xáo trộn này, ngoại trừ các bên tham chiến. Vẫn còn ám ảnh với ký ức sống động về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gần giống như cuộc Đại Suy Thoái lần thứ hai, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thực sự lo lắng về những rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Như Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thừa nhận gần đây, nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt ngày càng “nghiêm trọng” với khung cảnh bên ngoài. 

Nếu Trung Quốc giúp tìm ra một giải pháp hòa bình, vị thế toàn cầu của Trung Quốc cũng có thể được nâng lên. Trận bão được tạo ra bởi sự hung hăng tàn bạo của Putin, sự kháng cự can đảm của Ukraine và việc Tổng thống Biden huy động phương Tây để cố biến Nga thành một kẻ cùng khổ đang định hình khung cảnh địa chính trị cho thập niên tới. 

Sau khi vồn vả với Putin trong một cuộc gặp trước cuộc xâm lược ba tuần, Trung Quốc đã phải chống đỡ trước những chỉ trích rằng họ chỉ là một nước Nga khác “với những đặc thù Trung Quốc”. Để ngăn chặn vết nhơ của Putin khỏi lây sang Tập và đồng bào của ông, cách hay nhất của Trung Quốc bây giờ là có một chính sách vượt ra ngoài những lời kêu gọi chấm dứt chiến sự giống như hiện nay.

Thực hiện một chính sách ​​như vậy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, và có vô vàn thách thức về chi tiết, ví dụ: Trung Quốc nên đơn phương hành động hay đề nghị hợp tác với Hoa Kỳ?

Nếu hai đối thủ này cùng hợp tác với tư cách là những người giúp mang lại hòa bình, điều đó có thể giúp cả hai hiểu được sự cần thiết của việc tiếp tục hợp tác để giảm bớt rủi ro cho các cuộc đối đầu trong tương lai, kể cả tại Đài Loan. 

Quyết định khi nào là thời điểm chín muồi để hòa giải cũng cần phán đoán có tính toán. Nhưng thông báo của Nga xoay hướng tấn công sang miền Đông Ukraine, cùng lúc với các tín hiệu gần đây của Zelensky rằng ông sẵn sàng nhượng bộ đáng kể, cho thấy thời điểm đó sắp xảy ra.

Như Roosevelt đã nói khi ký hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật: “Đó là một điều cực kỳ tốt đẹp cho Nga và một điều cực kỳ tốt đẹp cho Nhật.” Nếu ông Tập có thể đi đầu để thực hiện hòa bình ở Ukraine, đó chắc chắn sẽ là một điều cực kỳ tốt đẹp cho thế giới.

6 BÌNH LUẬN

  1. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nên qua Nga làm nghĩa vụ quấc tía đi . Oh, và nhớ quá giang Trung Quốc đi qua ngả Serbia. Ít nhất gia nhập binh đoàn bảo vệ Thủ Đô để cho quân giải phóng Nga rảnh tay .

    Chuyện Serbia đã có người phân tích gòi . Serbia là đồng minh của anh Phủ Văn Thìn, và là 1 quốc gia vulnerable. Trung Quốc mượn Serbia để vừa gửi vũ khí tới Nga với hy vọng thía giới hổng có bằng cớ thực địa, và tạo ảnh hưởng với Serbia lun thể . Một biến thể của mượn đường Ngu diệt Quắc . Đi trực diện, lộ hết mà chả tạo được ảnh hưởng mềm .

    Công nhận mấy thằng stoopide Commies … The way the world works them got no Phúc Kđinh idea. Trung Quốc nó nhìn trước bảy bước, & khoảng 3 chục năm . Việt Nam tụi bay chỉ làm công được thui, làm lãnh đạo là bầy hầy hết .

  2. Mầy có khùng không? Serbia ở châu Âu cách TQ gần 7.000km. Sao không gửi xuyên Mông cổ, Tân cương, Mãn châu cho nó gần.
    Đúng mày không hổ danh là móntàukhựamútquto mà thiênhạ đặt cho!

    • Chuyện Tàu Cộng chở vũ khí qua Serbia là vì Serbia đã ký hợp đồng mua của TC vài năm về trước. Còn Serbia có chuyển qua giúp cho Putin, hoặc Tập có chơi mánh để mà mắt thiên hạ là kèm theo trong hợp đó các món cho Putin cần là một nghi vấn. Nhưng với kỷ thuật tình báo tinh vi hiện nay sẽ khó mà giấu diếm được.

    • Serbia là đồng minh của Nga, đúng theo quy luật ma thích ngửi hơi quỉ, không sao. Thế giới văn mình càng rõ ranh giới của đường phố và bãi rác, vì vết bẩn thanh lọc chủng tộc năm xưa của Serbia vẫn còn sờ sờ. Một khi đã bị muỗi đỏ chích cho sốt xuất huyết chính trị thì khó mà hoàn lương lắm. Hungary là thêm một thí dụ nữa về di căn CS.

      TQ thậm thụt viện trợ Nga qua đường Serbia còn là nghi vấn, có thể chỉ là nghi binh thôi. Biết đâu, trong cơn Nga đang tang gia bối rối, Tàu muốn cuỗm tay trên một đồng minh cựu LX, đặt nền móng ảnh hưởng tại châu Âu, kiểu như “mua” quần đảo Solomon mới đây tại châu Đại Dương.
      Nga Trung chung nhau biên giới qua ngã Mông cổ, Tân cương, Mãn châu; thiếu gì hang hốc cho chuột bò qua lại, há lại tốn xăng bay ngót 7 nghìn cây, còn xa hơn cả đường TT thỉnh kinh ngày xưa, có phải ngu không?
      TQ muốn nhúng vào vụ nầy, góp tay xâm lăng Ukraine, dây máu ăn phần?! Cũng là quy luật rắn đi tìm rắn mà chơi. Chuyện ăn thịt nhau là của tương lai, giờ phải quấn lấy nhau trong cơn hoạn nạn, là hợp thời tiết chính trị.
      Chắc nị quên vụ Tháng 5/1999, Đại sứ quán Trung Quốc bị tấn công bởi 5 quả bom dẫn đường chính xác phóng từ máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ rồi.
      Biden có sẽ xin lỗi nữa, nếu lịch sử tái diễn tại Serbia vì vụ “viện trợ cho mục đích hòa giải” nầy của ông nội muỗi cống rãnh không nhỉ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên