Nhân đọc bài “Phục sinh chính trị” đôi điều góp ý với Nguyễn Hữu Liêm

9
Thiên Chúa giáo. Ảnh minh họa, nguồn idzemy.pl

 

Trò chơi chữ tung hứng giữa “Bác” và “cháu”… Trong cuốn hồi ký chính trị Bên Giòng Lịch Sử được coi như một pho sử liệu ghi lại nhiều biến cố, tác giả Linh mục Cao Văn Luận đã có kể lại những lần Hồ Chí Minh qua Pháp đã từng gặp gỡ nhiều giới Việt Kiều trong đó có sinh viên, tu sĩ, chính khách, quân đội v.v… tôi xin trích một đoạn như sau: Lúc vào bàn ăn, cụ Hồ cũng chẳng hề dùng cái lối đọc diễn văn long trọng. Cụ ngồi ngay vào bàn ăn, và lúc nâng ly rượu đầu, cụ nói giọng thật là nồng nàn, thành thật: -Chính phủ bên nhà đang theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập, đem hạnh phúc lại cho toàn dân. Nhưng muốn đem hạnh phúc cho toàn dân, thì phải thực hiện xã hội chủ nghĩa. Giả sử mà chúa Giêsu sinh ra đời vào thời đại này, trước sự đau khổ của người đời như lúc này, mà Chúa muốn cứu vớt, thì chắc là cũng phải theo xã hội chủ nghĩa. Tôi và các cha mỉm cười vì cái lối so sánh kỳ cục của cụ Hồ, tôi trả lời cụ: -Thưa cụ Chủ tịch, về việc tranh thủ độc lập, thì mọi người Việt Nam công giáo hay không công giáo đều sẵn sàng tham gia. Nhưng về việc thực hiện xã hội chủ nghĩa, thì chúng tôi thiết nghĩ có nhiều người không đồng ý rằng đó là giải pháp duy nhất để đem lại hạnh phúc cho con người. Cụ Hồ vỗ vai tôi cười: -Cha lại tuyên truyền rồi. Có lẽ lúc đó tôi còn trẻ, nên tôi có hơi long trọng trong câu chuyện một cách quá đáng. Tôi không cười, thưa lại: -Thưa cụ chủ tịch, tôi đâu có ý tuyên truyền. Tôi nói ra ai nghe thì nghe, ai không thì thôi, tôi chẳng bao giờ chủ trương bắt những người không nghe theo lời nói của mình vào trại tập trung cả. Cụ Hồ chỉ khẽ cau mày: -Đạo Công giáo chỉ được nước binh nhà giầu, về với nhà giầu. Nhà giầu chết thì giật chuông inh ỏi, làm lễ mồ long trọng, còn nhà nghèo chết thì im hơi lặng tiếng. Như vậy làm sao Chúa biết linh hồn nhà nghèo vừa thoát khỏi xác mà đến rước về thiên đàng? Tôi lại càng nghiêm hơn nữa, và nhất định phải cãi lại với cụ Hồ. -Thưa cụ chủ tịch, đạo Công Giáo chẳng hề bênh nhà giầu bao giờ. Chúa Giê-Su ra đời trong gia đình nghèo khó, giảng đạo cho người nghèo trước. Nhưng sở dĩ có những người Công Giáo nghèo, những người giầu, là vì đạo Công Giáo là một thành phần xã hội, sống trong một xã hội, và khi xã hội đó có kẻ giầu người nghèo. Nếu xã hội có giai cấp thì đạo Công Giáo phải chấp nhận, nhưng không phải là tán đồng hoàn toàn đâu. Đạo chủ trương mọi người ngang hàng bình đẳng trước Thiên Chúa không phân biệt giai cấp chi cả. (Cao Văn Luận, Bên Giòng Lịch sử, Nhà xuất bản Sống Mới, bản in hải ngoại không đề năm, trang 89).

Trong bài báo của NHL, ông ta cũng muốn nhập nhằng mượn lại ý tưởng của Hồ Chí Minh với sự so sánh khập khiễng họ Hồ với Chúa Giê-su và đó là một sự xúc phạm nếu không nói là một sự báng bổ (blasphemy) trong ý nghĩ của người giáo dân Công Giáo. NHL viết: “Đảng Ta cho đến gần đây đã nuôi dưỡng được linh hồn dân tộc qua ý chí độc lập quốc gia và lý tưởng công lý. Và Hồ Chí Minh, qua bản sắc linh hồn đó, chính là Chúa Jê Su từ cõi Trời xuống trần gian cứu rỗi nhân dân. Nhưng nay thì linh hồn đó đang đi vào vũng thoái hóa từ cám dỗ vật chất trái ngược với niềm tin chân chất nơi người Cộng sản. Tiền bạc và vật chất hiện nay đối với cán bộ Cộng sản là máu của Chúa, là nước thánh Hồ Chí Minh mà họ đang cúi đầu đón nhận qua những màn thánh lễ rửa tội hiện kim…” Lối viết đạo ý, hay là sự cóp nhặt tư tưởng này cũng không làm cho tác giả NHL sáng giá hơn một chút. Nếu lối nói “giả dụ” của Hồ Chí Minh mang tính phạm thượng thì cách phát biểu của NHL muốn trần tục hóa đức tin của một tôn giáo, xét ra không nên có nơi một người tạm gọi là trí thức dù khác biệt tín ngưỡng.

Trong cuốn sách có tên Champions Of The Rosary, The History and Heroes of a Spiritual Weapon, tác giả Donald H. Calloway, MIC có kể lại trận dịch khủng khiếp nhất xảy ra tại Âu Châu (và trên khắp thế giới) có tên The Black Plague kéo dài từ năm 1347 đến 1351 ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ nông dân cho đến giáo sĩ, các vị thánh nhân cho đến các hoàng thân đã khiến cho một phần ba dân chúng Âu Châu bị lây nhiễm và riêng ở lục địa này đã chết 25 triệu người chưa kể Á Châu và các vùng khác. Trong thời gian đại dịch có một giáo phái nổi lên gọi là Nhóm Đánh Tội (the Flagellants) tin rằng đại dịch này là do sự trừng phạt của Thiên Chúa và để chứng tỏ sự ăn năn thống hối của mình, họ kéo nhau ra đường vừa đi vừa lấy roi quất vào mình cho chảy máu ra, đến nỗi có người vì tự đánh mình mà chết. Họ tin rằng máu đổ ra như vậy có sức mạnh chữa sạch con người khỏi tội lỗi. Khi đi diễu hành qua các đường phố và dùng roi quất dữ dội vào thân mình, họ tuyên bố máu họ giống như máu của Chúa Giê-su và có sức mạnh cứu người tội lỗi. Mặc dù Đức Giáo Hoàng Clement VI lên án giáo phái này vào năm 1349 nhưng họ vẫn tiếp tục hành vi của mình và lôi kéo nhiều người theo (Nhà xb. Marian Press, 2016, trang 52).

Khi viết rằng “Tiền bạc và vật chất hiện nay đối với cán bộ Cộng sản là máu của Chúa, là nước thánh Hồ Chí Minh…” rõ ràng là NHL đã coi thường đạo Công Giáo nếu không nói là muốn hàm ý mạ lỵ bởi vì có rất nhiều trường hợp trong xã hội cán bộ CS coi tiền bạc như phấn thổ khi họ đánh bạc cả triệu đô la, ăn chơi xã láng trong các dạ tiệc như trường hợp bữa ăn tối của Tướng Tô Lâm ở Luân Đôn mới đây và rất nhiều trường hợp xa xỉ, phung phí khác của các viên chức CS… khác hẳn với giáo lý người Công Giáo nhìn máu Chúa là bửu huyết rất cực trọng cao vời trong niềm tin của mình. Qua đoạn văn của NHL, tôi thấy tác giả này tỏ ra ít hiểu biết và xa lạ đối với đạo Công Giáo ở Việt Nam. Ít hiểu biết vì ông ta không hiểu hoặc cố tình không hiểu về đức tin của người Công Giáo, một đức tin đã được thăng hoa qua nhiều giai đoạn như nhà thần học Leonardo Boff từng viết rằng : “Điều quan trọng với đức tin là phải mang tính chân thật và tính cứu độ. Và để mang tính cứu độ, và vì vậy có tính chân thật, đức tin phải trở thành tình yêu. Và tình yêu mang ơn cứu độ đó không phải là một lý thuyết mà là một thực hành.” (Leonardo Boff, Kinh Lạy Cha, Lời kinh giải phóng toàn diện, Định Hướng Tùng Thư, Nguyễn Dy Loan chuyển ngữ, trang 9).

NHL đã tỏ ra xa lạ đối với người Công Giáo Việt Nam khi viết tên Chúa Giê-su, ông viết Jê Su trong khi các kinh bản dùng trong phụng vụ Công Giáo Việt Nam ngày nay đều viết Giê-su, người Pháp viết Jésus, người Anh hay Mỹ viết Jesus. Bài hịch Văn Thân công bố ngày 19-3-1874 được Trương Chính và Đinh Xuân Lâm dịch là “chúa Giê-du Cờ-rít” (Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa, Nhà xb. Trẻ, TPHCM, 1999, trang 360) nghe cũng khá lạ lùng. Như đã nói ở trên, một số tác giả khi viết về đạo Công Giáo ở Việt Nam thường mang thái độ coi thường và tự phụ (bài I) nên có những vấp phạm như trường hợp vừa nêu của NHL, và tôi sẽ dẫn chứng thêm sau. Những đoạn mang tiểu đề “Tại sao Công giáo”, “Sóng ngầm chính trị Công giáo” đều là những câu văn mang tính khoe chữ, hoặc võ đoán như “nghịch ngẫu”, “chiếc gươm đức tin”, “Công giáo nghịch đề”, “cán bộ tín lý CG”, “năng lực biện chứng lịch sử” v.v… không đáng để tâm tới.

5.- Vài điểm cần nhìn lại trong lãnh vực lịch sử. Trong đoạn ngắn “Bài học từ Đế chế La Mã và Thiên Chúa giáo”, NHL viết: “Có hai tác phẩm lừng danh về lịch sử và tôn giáo là “Kinh thành của Chúa” (426) của Thánh Augustine và “Sự suy tàn và sụp đổ của đế chế La Mã (1776) của Edward Gibbon. Mặc dù ra đời cách nhau hơn thiên niên kỷ, nhưng hai tác phẩm mang hai cái nhìn đối nghịch về đế chế La Mã và nguồn gốc sự suy vong của nó. Trong khi Augustine, một hồng y Công giáo cho rằng chính đạo giáo đa thần Pagan là nguyên nhân của thối nát và hư hỏng cho đế quốc La Mã. Ông phủ nhận những cáo buộc đối với những quan điểm cho rằng tín lý đạo Chúa là nguyên nhân suy vong của đế chế. Ngược lại, Gibbon tố cáo đạo Chúa rằng với tín lý hoang đường, bi quan, yếm thế, phủ định trách nhiệm công dân đã làm suy yếu và cuối cùng dẫn đến sụp đổ. Theo Gibbon thì Thiên Chúa giáo là một phản đề của chính trị công dân – bởi lẽ rằng thay vì linh động và bao dung thì đạo Chúa lại cứng ngắc, giáo điều, thay vì thực tiễn thế gian thì lại tin vào cõi khác, thay vì dựa vào lý tính lại đi tin vào những phép lạ hoang đường, thay vì tin vào “Kinh thành (City) của con người” thì lại tin vào “Kinh thành của Chúa”. Đây chính là đoạn văn nói lên trình độ hiểu biết còn rất nông cạn nếu không nói là “cứng ngắc”, “giáo điều”, “thiếu thực tiễn”… của chính NHL trong lãnh vực tôn giáo và sử học.

Trước hết Thánh Augustine không phải là “hồng y” mà chỉ là giám mục, sau khi được phong chức linh mục, giám mục tại thành Hippo (395) gần Tagaste bây giờ là Tunisia. (The Confessions of Saint Augustine, Translated, with an introduction and notes, by John K. Ryan, 1960, Doubleday, page 18; Agostino Trapè O.S.A, Saint Augustine, Man, Pastor, Mystic, Catholic Book Publishing Corp. New York, 1986, tr. 20; The Confessions – Saint Augustine, Maria Boulding, O.S.B. introduction, translations and notes, New City Press, Hyde Park, New York, 1997, tr. 7). Một câu nói nổi tiếng của ngài là : “Với anh em, tôi là Ki-tô hữu; cho anh em, tôi là giám mục” mà ý nghĩa chính ngài muốn giải bày đó là với tư cách một tín hữu ngài cũng có vị trí ngang hàng với tất cả mọi tín hữu khác trước mặt Thiên Chúa, nhưng với tư cách một giám mục thì qua chức vụ này ngài có chỉ là để phục vụ mọi người mà thôi. Một chi tiết nhỏ như vậy mà NHL cũng không biết thì làm sao ông ta có thể cung cấp sự chính xác khi viết về những sự kiện khác?

Về cuốn “Kinh Thành Thiên Chúa” (De civitate Dei), tôi xin trích lời Linh mục sử gia Bùi Đức Sinh để nói về cuốn sách này, một trong những kiệt tác của Thánh Augustine đã thai nghén từ năm 413 đến 426: “Cuốn Kinh Thành Thiên Chúa diễn tả những đau khổ cùng sự tàn phá Đế quốc La Mã phải chịu dưới thời xâm lăng của Man dân. Cuốn sách thuộc loại hộ giáo, gồm 22 quyển chia làm 2 phần. Phần I (10 quyển): tác giả bác bỏ quan niệm rằng Thần giáo liên hệ đến sự thịnh vượng của các Quốc gia cũng như hạnh phúc chung của nhân loại. Phần II (12 quyển): so sánh nguồn gốc, diễn tiến và cùng đích của hai Kinh thành, một lành tượng trưng cho Đạo thật và một dữ tượng trưng cho các lạc thuyết và Thần giáo. Trong cuốn “Lược đồ văn chương & Tư tưởng Kitô giáo qua các thời đại”, Giáo sư Phan Quang Định có viết: “Gọi là De civitate Dei (Đô thành của Thượng Đế/ Nước Trời), nó rút ra một sự phân biệt giữa hai “thành đô”, một của Chúa, một của người. Quyển sách được hoàn tất khoảng thời gian gần cuối đời Augustine, vào năm 430. Hai mươi năm trước, vào năm 410, Rome bị cướp phá bởi những đoàn quân man rợ, và những người La mã ngoại đạo sống sót sau tai họa đó, nguyền rủa, đổ tội cho người Công giáo. Augustine bắt tay ngay vào việc viết quyển Nước Trời để phản bác lời buộc tội đó và chỉ ra rằng thủ phạm thực sự chính là những thần linh Hy-La mà việc thờ cúng họ là do Quỉ Vương xúi giục. Trong khi ông nằm chờ qua đời ở Hippo vào tháng mười một năm 430, có tin là chính thành phố quê hương ông đang bị bao vây bởi một bộ lạc man rợ khác. Cuộc tàn phá quê hương ông và sau đó mấy tháng đến lượt kinh thành Rome, đã được lấy làm niên đại cột mốc để bắt đầu Thời Trung cổ. Đúng là học thuyết Công giáo của ông đã có ảnh hưởng to lớn cho ngàn năm tiếp theo và được nhiều người coi như một thứ học thuyết chính thống khả hoán (an alternative orthodoxy) cho hệ thống của Thánh Thomas Aquinas. (Nhà xb Tôn Giáo, 2017, trang 24). Trong cuốn Saint Augustine, Man, Pastor, Mystic, Linh mục Agostino Trapè nhận xét về cuốn sách “Kinh thành của Chúa” như sau: “Kết quả của cuốn Kinh Thành Của Chúa là một tác phẩm tỉ mỉ, vĩ đại đồng thời là một sự bênh vực cho Ki-tô giáo, lịch sử của nền triết lý và thần học, một lý thuyết chính trị và một luận án về tính thánh thiêng.” Như trong bài tựa cuốn sách, tác giả đã nói rằng đây là một công trình rộng lớn và khó khăn.” (Catholic Book Publishing Corp. New York 1986, trang 231).

Những tố cáo của Gibbon về đạo Chúa được nhắc đến trong bài báo thật ra không đáng tin cậy vì tác giả NHL đã không áp dụng phương pháp sử học khi trích dẫn, nghĩa là phải có dẫn chứng rõ ràng về tư liệu hay sách nào. Thánh Giáo Hoàng Lê-ô Cả (A.D.440-61) đã nói rằng đế chế Rô-ma đã được Thiên Chúa quan phòng lập nên để tạo sự dễ dàng phát triển cho Ki-tô giáo, mà xét lại khi đọc Cựu Ước và Tân Ước chúng ta thấy không biết bao nhiêu biến cố quan trọng do bàn tay của Thiên Chúa sắp đặt: Thí dụ câu chuyện về “Sự Tích Ông Giuse” trong sách Sáng Thế 37-50, 26; “Chuyện Bà Giu-đi-tha, 8-16,25” v.v… Hầu hết các câu chuyện đó được kể lại chỉ để minh chứng rằng Thiên Chúa là chủ tể của lịch sử. Tuy nhiên nếu NHL muốn hiểu rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc thuần hóa và lôi kéo được Man dân như thế nào thì thiết tưởng phải đọc thêm nhiều sách nữa, chứ không phải là hiểu thuần một chiều như suy nghĩ sai lạc của Gibbon. Thật ra đạo Công giáo không phải đến thời của tác giả Gibbon mới bị đả phá, chỉ trích mà từ năm 170 triết gia Celsô viết cuốn sách nhan đề Nói sự thật (Discours de vérité) khi ông này cho Ki-tô giáo là đạo của bọn ngu dốt, cặn bã xã hội và là đạo phản Quốc gia, xã hội (Bùi Đức Sinh, sách đã dẫn, trang 73) trong khi đó có biết bao sách vở của các thánh giáo phụ, các nhà hộ giáo đã tích cực kêu gọi người Công Giáo hoàn tất các nhiệm vụ công dân như nộp thuế cho nhà nước, gia nhập quân đội như nhiều tác phẩm của Tertulien, Justin v.v… Một sử gia nổi tiếng người Anh, Arnold J. Toynbee trong bộ sử The Study of History gồm 12 pho xuất bản ở Luân-đôn và Nữu-Ước từ năm 1934 đến 1961 và đã được D.C. Somervell tóm lược dưới nhan đề History, an essay of interpretation đã đưa ra nhận định rằng: “Sự phát triển hay suy đồi của các nền văn minh bị chi phối bởi một định luật, định luật challenge và response, tức là sự đáp ứng trước những thách đố do môi trường thiên nhiên hay xã hội đưa đến. Có tiến bộ là nhờ ở một sự thách đố gây nên một đáp ứng thành công; sự đáp ứng này lại tạo nên một thách đố mới mà cần phải tìm một đáp ứng thỏa đáng khác.” (Nguyễn Thế Anh, Nhập Môn Phương Pháp Sử Học, Sài Gòn, 1974, trang 18). Sự sụp đổ của đế quốc La Mã cũng không ra ngoài định luật đó. Linh mục sử gia Nguyễn Phương có viết: “Khi đế quốc La-mã tan rã và Âu[1]châu sống dưới chế độ Trung cổ, ảnh hưởng của Giáo hội đã làm cho mọi người coi lân nhân như anh em và nhân loại như trong một nhà. Giáo hội không có phân biệt giai cấp trong việc tuyển lựa nhân viên vào chịu phẩm trật và rao giảng sự bình đẳng đại đồng. Thế là tiến thêm một bước nữa trên đường dân chủ. Nhưng kết quả không được mỹ mãn vì thời bấy giờ còn là thời loạn lạc, người ta còn sống sót nhờ sự che chở của sức mạnh, nên xã hội Trung cổ là một xã hội giai cấp, có vua Thượng vị, có vua chư hầu, có chúa, có quí tộc, rồi mới đến thường dân, và sau thường dân còn nô lệ nữa. Đó là chế độ phong kiến.” (Nguyễn Phương, Ánh Sáng Dân Chủ, Xã Hội ấn quán, Sài Gòn, 1957, trang 36). Sự đối xử với người bên cạnh như anh em chính là xuất phát từ đức tin, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và coi nhân loại như trong một nhà cũng được hướng dẫn, thúc đẩy từ trong lòng tôn giáo của Đức Giê-su. Từ thế kỷ V-VII Giáo Hội đã từ từ cảm hóa được dân man di (barbare). “Tiếng ‘man di’ (Barbare) không đồng nghĩa với ‘dã man’, ‘mọi rợ’ (sauvage). Nó chỉ muốn nói lên sự cách biết giữa một dân tộc có những tổ chức chính trị, nghệ thuật, văn chương phong phú, với một khối người còn chất phác, quê mùa. Tuy nhiên, những người Man di cũng có một gia sản tinh thần quý báu, mà sau này – khi được Giáo Hội cảm hóa – họ sẽ đóng góp phần quan trọng cho nền văn minh Kitô giáo.” (Bùi Đức Sinh, Sách đã dẫn, trang 190).

Trong tác phẩm How the Church built Western Civilization của Thomas E. Woods, Jr., Ph.D. sử gia này nói rằng khi hỏi một sinh viên đại học ngày nay rằng họ biết gì về Giáo Hội Công Giáo, câu trả lời của sinh viên chỉ có một chữ mà thôi đó là “corruption”, nghĩa là “tham nhũng” ngoài ra họ không biết đến bao nhiêu công trình Giáo Hội đóng góp vào để tạo nên nền văn minh ngày nay của nhân loại, thí dụ: tại sao khoa học hiện đại được sinh ra trong Giáo Hội Công Giáo, bằng cách nào các linh mục Công Giáo đã phát triển ý kiến về nền kinh tế thị trường tự do năm trăm năm trước Adam Smith, làm cách nào Giáo Hội Công Giáo đã phát kiến xây dựng nên các trường đại học, tại sao điều mà chúng ta biết về vụ án Galileo là sai lầm, luật pháp Tây phương sản sinh từ Giáo luật như thế nào, Giáo hội đã nhân bản hóa Tây phương bằng cách nhấn mạnh đến trên sự thánh thiện của đời sống của mọi con người như thế nào… (Thomas E. Woods, Jr. Ph.D. How The Catholic Church Built Western Civilization, Regnery Publishing, Inc. 2005, trang 1-7).

NHL trong nhận thức của mình khi trang trải một vài hiểu biết nông cạn về Công Giáo, cũng không khác gì anh sinh viên mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa đại học khi nghĩ về Giáo Hội Công Giáo với nhiều mặc cảm và thành kiến có sẵn. Nếu nói về những điều thuộc lãnh vực thần học như đức tin của người Công Giáo, về Chúa Giê-su, về lịch sử Giáo Hội là những phạm trù nằm ngoài sở năng của mình mà còn có nhiều sai lầm, thì chính trong môi trường triết học là chỗ ông ta được đào tạo, NHL cũng có nhiều sai lầm do cố ý hay vô tình mà tôi xin trích dẫn sau đây. “Tuy nhiên, như đã nói ở trên, quy luật vận hành lịch sử lại sinh ra những điều trớ trêu. Như Immanuel Kant, triết gia Đức, đã phải viết lên những nguyên lý chính trị quốc tế với tác phẩm “Hòa bình vĩnh cửu” (1795) khi ông nhìn lại lịch sử Âu Châu. Chính từ giáo điều và tín lý cứng ngắc và bất dung – với ý chí phủ định trần thế – mà Thiên Chúa giáo, qua tổ chức Giáo hội Công giáo, đã là đầu mối của chiến tranh và cách mạng chính trị ở Âu châu bắt nguồn từ sự suy vong của đế chế La Mã. Hầu hết các cuộc chiến tranh ở Âu châu từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 đều phát xuất từ sự chia rẽ trong các cộng đồng đạo Chúa và tham vọng chính trị vương quyền của Giáo hội La Mã. Từ tinh thần mệt mỏi và chán chường chiến tranh vì tôn giáo mà phần lớn những đại trí thức Âu châu từ cuối thế kỷ 16 cho đến gần đây đều phản biện đạo Chúa bằng học thuyết dân chủ cộng hòa.”

NHL đã mượn ý của Gibbon để cáo buộc Thiên Chúa giáo là “thay vì linh động và bao dung thì đạo Chúa lại cứng ngắc, giáo điều…” mà không đưa ra bằng chứng, thì ở đây tôi sẽ đưa ra bằng chứng để chứng tỏ Thiên Chúa giáo rất biết xử sự linh động và rất bao dung, thí dụ qua trường hợp vụ án Galileo. Ở đây không phải chỉ NHL mà rất nhiều người trí thức như NHL từ trước đến nay hiểu rất lờ mờ nếu không bị đầu độc để rồi nhắm mắt kết án Giáo Hội Công Giáo là cứng ngắc, giáo điều, thiếu thực tiễn thế gian (lời của NHL), tin vào cõi khác v.v… mà không chịu nghiên cứu sự thật lịch sử có liên quan đến vụ án này. Trong một cuốn sách có tên Bearing False Witness, Debunking Centuries of Anti-Catholic History, (Làm chứng gian, Trình bày lịch sử chống Công Giáo qua hàng thế kỷ), Rodney Stark, (là Giáo sư kiệt xuất về các môn khoa học xã hội và đồng chủ nhiệm ngành nghiên cứu về tôn giáo ở Trường Đại học Baylor và là Giáo sư danh dự của ngành Xã hội học ở Trường Đại học Bắc Kinh, tác giả cuốn sách nổi tiếng The Rise of Christianity thuộc loại best-selling) đã viết về vụ án Galileo như sau: “Sự thật là Galileo đã bị gọi ra trước Tòa án dị giáo Rô-ma và bị kết tội về việc dạy dỗ của ông mang tính bội giáo là rằng quả đất quay chung quanh mặt trời thay vì ngược lại. Và ông đã bị bắt buộc phải rút lại lời dạy đó. Nhưng ông không hề bị giam tù hay bị tra khảo; ông bị kết án và được cho ở trong một căn nhà đủ tiện nghi, ông chết ở đó khi đến tuổi 78. Quan trọng hơn, điều mà Galileo gặp rắc rối với Giáo Hội không phải là những tin tưởng của ông về phương diện khoa học mà phần lớn là sự lừa dối cố ý đầy kiêu căng của ông. Điều đó xảy ra như vầy. Trước khá lâu khi trở thành Giáo hoàng Urban VIII (phục vụ từ 1623 đến 1644), khi còn là hồng y, Maffeo Barberini đã biết và thích Galileo. Năm 1623, khi xuất bản cuốn Assayer, Galileo đã đề tặng cuốn sách cho Barberini (huy hiệu của gia đình Barberini nằm trên trang có nhan đề cuốn sách), và vị giáo hoàng mới được nói là thích thú về những đoạn không hay ho khi nhắm tấn công chống lại nhiều học giả Dòng Tên. Cuốn Assayer đa phần nhắm đánh vào Orazio Grassi, một nhà toán học Dòng Tên, người đã công bố một công trình nghiên cứu (chính xác) coi các sao chổi như là những thiên thể nhỏ; Galileo chế nhạo chủ trương này, đã biện bác một cách sai lầm rằng các sao chổi đó là những phản xạ hơi nước đến từ trái đất. Điều quan trọng là phải đặt vụ án Galileo vào trong bối cảnh lịch sử. Vào thời gian này, phong trào Cải Cách tỏ ra thách thức ở miền bắc Âu Châu, cuộc chiến Ba Mươi Năm tiếp tục cách dữ dằn, và nỗ lực của Công Giáo chống lại phong trào Cải Cách đã rộ nở toàn diện. Một phần để chống lại giáo phái Tin Lành đang cáo buộc rằng Giáo Hội Công Giáo không trung thành với Kinh Thánh, những giới hạn về một nền thần học có thể chấp nhận được đang bị thu hẹp lại, và điều này đã dẫn đến sự xen vào ngày càng tăng của Giáo Hội trong những cuộc thảo luận mang tính hàn lâm và khoa học. Tuy nhiên Giáo Hoàng Urban VIII và các chức sắc lãnh đạo khác cũng đã không sẵn sàng để đè nén các nhà khoa học, nhưng thay vào đó đã đề nghị nhiều phương cách tránh được các xung đột giữa khoa học và thần học bằng cách tách biệt hai phần đó ra khỏi nhau. Để làm được như vậy, Tu sĩ Marin Mersenne đã cố vấn cho mạng lưới làm việc của mình gồm các nhà lãnh đạo khoa học phải bênh vực các công trình nghiên cứu của mình dựa trên lý luận rằng Thiên Chúa rất tự do khi muốn đặt quả đất vào chỗ nào Ngài muốn, và đó cũng là bổn phận của các nhà khoa học là phải tìm cho ra cái chỗ Chúa đã đặt quả đất vào. Đã rất sớm có các nhà khoa học thận trọng chọn lấy phương án hoàn thành mục tiêu bằng cách xác định những kết luận khoa học là giả thuyết hay có tính toán học để từ đó không bị vướng víu vào những điều ẩn tàng của thần học. Và đó là điều mà giáo hoàng yêu cầu Galileo làm – là thừa nhận trong các sách ông in ra rằng “những kết luận mang tính cuối cùng không thể đạt được trong các ngành khoa học thiên nhiên. Thiên Chúa với quyền năng vô biên của Ngài có thể sản sinh ra một hiện tượng thiên nhiên trong bất cứ lãnh vực nào và bởi vậy sẽ là điều quá tự tin đối với bất cứ triết gia nào khi tuyên bố rằng mình đã quyết định được một giải pháp độc nhất.” (Nhà xb Templeton, 2016, trang 163-164). Tuy nhiên Galileo vẫn tiếp tục đi theo đường lối suy nghĩ riêng của ông, không vâng phục Giáo Hoàng Urban VIII vốn là người rất quý ông, chống phá các nhà khoa học khác. Đọc qua đoạn văn dẫn chứng này, tôi thấy Giáo Hội Công Giáo hành xử rất “linh động” và đầy “bao dung”, không như lời kết án của Gibbon mà NHL đã mượn để đưa vào bài báo của mình. Dĩ nhiên còn có nhiều dẫn chứng khác nữa về sự bao dung và vị tha của Giáo Hội Công Giáo.

Các câu của NHL từ: “Hầu hết các cuộc chiến tranh… của Giáo hội La Mã” chứng tỏ NHL không hề đọc lịch sử, nhất là lịch sử Âu Châu nên không biết nguyên nhân, diễn tiến và hậu quả của các cuộc chiến tranh trên phần đất này và thật là liều lĩnh, là “điếc không sợ súng” khi đổ tội cho tham vọng chính trị vương quyền của Giáo hội La Mã. Xin thử lấy một thí dụ. Khi Louis XIV (1638-1715) gọi là Louis Đại Đế của Pháp vừa mới lên cầm quyền, ông đã xua quân đánh Tây Ban Nha lúc giờ đã suy nhược để chiếm nước Bỉ. Sử cho biết trong vòng hai tháng rưỡi quân lực Pháp chiếm một phần xứ Flandre và Franche-Comté. Hai nước Hòa Lan và Anh lúc đó thấy Pháp tiến quân thì rất lo ngại nên hợp với Thụy điển đứng ra điều đình. Hòa ước Aix-Chapelle ký năm 1668, Pháp trả lại Franche-Comté nhưng giữ những lãnh thổ ở Flandre cùng các tỉnh Lille và Douai. Xin ông NHL trả lời: cuộc chiến tranh trên là “do tham vọng vương quyền” Giáo Hội Công Giáo Pháp hay là do mục tiêu thực hiện mộng đế quốc của Louis le Grand ? 6.- Và trong phạm trù triết lý. Trong bài tiểu luận về “Hòa bình vĩnh cửu” xuất bản năm 1795 khi Kant 71 tuổi, triết gia Will Durant cho biết “Hòa bình vĩnh cửu” là những danh từ đã được một người chủ quán Hòa Lan để trên tấm biển của ông như một lời khôi hài, giới thiệu một nghĩa địa nhà thờ. Những lời tiếp sau đây của Will Durant nhấn mạnh rõ ràng vào cơ cấu chính trị của các triều đại phong kiến Âu Châu chứ không thấy nói gì đến Giáo hội Công giáo: “Trước đấy, Kant đã phàn nàn rằng, như hầu hết mọi thế hệ phải phàn nàn, rằng “những nhà cai trị của chúng ta không có tiền để sử dụng vào việc giáo dục dân chúng, vì mọi nguồn lợi đều đã được dùng vào cuộc chiến tranh sắp đến.”(Ibid. tr. 21) Những quốc gia chưa văn minh thật sự khi tất cả quân đội phòng thủ chưa được bãi bỏ. (Tính cách táo bạo của đề nghị này nổi bật khi ta nhớ rằng chính Áo quốc dưới triều của thân phụ Frederick đại đế đã là nước đầu tiên thiết lập chính sách trưng binh)… “Kant quy gán sự tham tàn đế quốc này cho nền chính trị thiểu số của những quốc gia Âu Châu; những của cải chiếm đoạt rơi vào tay một thiểu số chọn lọc, và dù đã phân chia rồi, vẫn còn kếch sù. Nếu nền dân chủ được thiết lập, và tất cả mọi người đều có quyền chính trị, thì những của cải cướp được của quốc tế sẽ bị phân chia ra nhiều phần quá nhỏ, không gây một cám dỗ quá mạnh…” (Will Durant, Câu chuyện triết học, Đời sống và quan điểm của những triết gia lớn phương Tây, Công ty Sách Thời đại & Nhà xb Hồng Đức, 2014, trang 240) Nền chính trị thiểu số này của những quốc gia Âu Châu là ai nếu không nói là thuộc những kẻ cầm quyền tức vua chúa phong kiến.

Đọc vài dòng của NHL về Kant ta có cảm tưởng triết gia vĩ đại này là vô thần, chống lại đạo Công Giáo, nhưng không phải như vậy. Muốn hiểu rõ về vị triết gia người Đức này, xin đọc vào Linh mục Giáo sư Tiến Sĩ Trần Thái Đỉnh từng là Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân-Bích, Nguyên Giảng sư Đại học Văn khoa Sài Gòn, Nguyên Giảng sư Đại học Văn khoa Huế, Nguyên Khoa trưởng Đại học Văn khoa Đà Lạt: “ Gần đây, J. Lacroix đã nói lên thái độ của các triết gia ngày nay, và cách riêng của giới triết gia Ki-tô giáo đối với Kant. Sau bao năm nghi ngờ và chỉ trích, vì đã chỉ biết Kant qua cuốn “Phê bình lý trí thuần túy”, nay nhờ công nghiên cứu của nhiều học giả trứ danh, người ta đã nhận ra bộ mặt thật của triết học Kant. Nên Jean Lacroix đã viết những câu như: “Thượng Đế của triết học Kant là vị Thượng Đế có vẻ Kitô giáo nhất trong lịch sử triết học, vì Ngài vừa là tác giả của thiên nhiên, vừa là tác giả của Tự do…Con người có cứu cánh siêu việt, cho nên ý thức đạo đức, chứ không phải bản năng, được quyền thẩm định về hành vi con người. Chính vì thế, sinh hoạt đạo đức không phải là đặc ân của một giới trưởng giả tri thức nào: đạo đức ở tầm tay mọi người, vì nó chỉ hệ tại thiện chí. Cho nên lập trường của Kant rất hợp với Kitô giáo… Tất cả thiên biện luận của chúng tôi chứng tỏ rằng mặc dầu triết học Kant không viện chứng những tư tưởng của triết học Kitô giáo, hay đúng hơn, chính vì triết Kant không viện chứng triết học Kitô giáo, nên ta phải nhận rằng nó gần với Kitô giáo hơn hết” (1) (1)J. LACROIX, tr. 125. [Trần Thái Đỉnh, Triết học Kant, Nhà xb. Văn Hóa Thông Tin, 2005, trang 430]. Trong cuốn “The Story of Civilization IX, The Age of Voltaire”,Will Durant (1886-1981) có viết một câu như: “ We must also allow for the fact that a philosophe might oppose all the religions around him…” (Chapter XVIII, The Atheists (1730-51), page 605). Tạm dịch: “Chúng ta cũng phải chấp nhận với sự kiện rằng một triết gia có thể chống đối tất cả mọi tôn giáo chung quanh mình…”

Trường hợp NHL khi viết loạt bài “Trí thức hải ngoại với Phật giáo Việt Nam” đăng trên Web Đàn Chim Việt ngày 03/08/2006 có được coi là chống đối Phật Giáo không? Chắc là không. Nhưng tôi thật sự nghi ngờ về việc NHL có hay không đủ khả năng, trình độ để trở thành “triết gia” theo đúng ý nghĩa chính xác nhất của danh từ này. Tôi không muốn dùng chữ của Will Durant khi gọi những triết gia hiểu sai về Kant để gán cho Nguyễn Hữu Liêm là “triết gia bá láp” (Will Durant, Câu chuyện triết học, Sách đã dẫn, trang 247).

Phần kết:

Những điều cần nói nhân đoạn trích dẫn sách Khải Huyền. Nói chuyện với NHL khi thấy ông trích dẫn sách Khải Huyền đi kèm với Marx nhằm giới thiệu công thức mang tính toán học: Khi đức tin cộng với nhiệt thành, mà không thấy ghi kết quả, tự nhiên tôi liên tưởng đến một công thức được nhắc tới quen thuộc nói về hành vi giết người, phá hoại nhà cửa, cầu cống, đường xá, sau năm 1975 đó là : Nhiệt thành cách mạng + ngu dốt = phá hoại. Ở Việt Nam, trước đây sáu, bảy thập niên đã có rất nhiều học giả Công Giáo nghiên cứu về Kinh Thánh và cũng là dịch giả các bộ Tân Ước và Cựu Ước (Old Testament và New Testament) ra tiếng Việt. Có thể kể tên các nhà nghiên cứu xuất thân từ các trường nghiên cứu về Kinh Thánh như linh mục Nguyễn Thế Thuấn, hoặc linh mục Trần Hữu Thanh, linh mục Trần Đức Huân, Giám Mục Trịnh Văn Căn, và gần đây có Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ gồm rất nhiều các linh mục, nữ tu, giáo dân (gồm 23 vị), cũng có thể kể thêm Giám Mục Nguyễn Văn Khảm ở Mỹ Tho,Giám mục Võ Đức Minh ở Nha Trang, những vị có sách xuất bản về Kinh Thánh như Linh mục An-tôn Trần Văn Kiệm, Cha Paul Ngô Đình Sĩ, Lm Carôlô Hồ Bặc Xái, Lm Fx. Lã Thanh Lịch, Lm. J.Nguyen, O.P. và rất nhiều các vị khác mà chúng tôi không tiếp cận được. Những bản dịch Kinh Thánh đó cung cấp cho độc giả Công Giáo cũng như người khác tôn giáo kiến thức căn bản về đức tin, sự chính xác của ngôn từ hợp với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Các bản dịch đó muốn được in phải có phép của Đấng Bậc có thẩm quyền qua việc kiểm duyệt, xác định có thể in “Imprimi potest”, cho phép in ”Imprimatur”, không gì trở ngại “Nihil Obstat”. Ở bất cứ đâu thì các nguyên tắc luật lệ này cũng vẫn phải được duy trì trong đạo Công Giáo. Kinh Thánh được coi là cuốn sách của mọi cuốn sách (The Book of books) nên có thể nói rằng không một cuốn sách nào trên thế giới được in nhiều và phổ biến rộng rãi như cuốn Kinh Thánh. Bởi vậy chỉ riêng trong lãnh vực tiếng Anh, ở Mỹ đã có rất nhiều ấn bản Kinh Thánh như ấn bản của Tin Lành có KJV (King James Version), NASB (New American Standard Bible), NEB (New English Bible), NET (New Englis Translation), NJB (New Jerusalem Bible), RSV (Revised Standard Version)… Công giáo cũng có nhiều ấn bản, cổ như Douay, các ấn bản nay được dùng nhiều như Jerusalem Bible, New American Bible, the New Revised Standard Version of the Bible. Các ấn bản Kinh Thánh bằng tiếng Việt cũng có rất nhiều mà thông dụng nhất hiện nay là ấn bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Nếu những ai muốn tiếp cận với các vấn đề thuộc Công Giáo Việt Nam nên sử dụng các ấn bản Kinh Thánh do các vị học giả Công Giáo Việt Nam đảm trách.

Ở đây tôi xin trích dẫn đoạn Kinh Thánh do tác giả Nguyễn Hữu Liêm đưa vào trong bài báo của ông, như sau: “Có phải đã đến lúc Vương quốc Công giáo Việt Nam không chỉ muốn im lặng cứu rỗi linh hồn từng cá nhân con người – mà là cho cả quốc gia? Liệu đây là thời điểm mà lời Nguyền từ Khải Huyền đang được tác hành: “Ôi, Ta biết lắm con đường của các ngươi: không lạnh cũng không nóng. Ước chi các ngươi hoặc là nóng, hoặc là lạnh – chứ không là nguội lạt như bây giờ, không lạnh cũng không nóng; cho nên Ta sẽ khạc nhổ các ngươi ra khỏi miệng Ta,” (Khải Huyền 3). Tôi không biết NHL đã trích đoạn văn của sách Khải Huyền này từ ấn bản nào bằng tiếng Việt, hay là do ông dịch từ một cuốn Thánh Kinh nào bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp. Câu hỏi này xin ông NHL trả lời, bởi vì câu trích này này sai lạc nhiều chỗ. Ở phần trên NHL có nói về “lời Nguyền”, thì “lời Nguyền” này nguyên văn viết như thế nào bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một thứ tiếng nào khác, và nằm ở đâu trong sách Khải Huyền? Xin ông NHL soi sáng dùm cho.

Trong bản dịch Kinh Thánh của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn có ghi: “Và cho Thiên thần hội thánh Laođikêa hãy viết : Này lời phán dạy của Amen, nhân chứng trung thành và chân thật, uyên nguyên cho cả tạo thành của Thiên Chúa.” (Nguyễn Thế Thuấn, Tin Mừng Nhất Lãm, Nhà xb. Tôn Giáo, 2007, trang 583). Tôi cũng đọc thấy trong bản của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ có viết: “Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Lao-đi-ki-a : Đây là lời của Đấng A-men, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng.” (Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận TPHCM, 1994, trang 1020). Có phải vì các chữ “uyên nguyên” (sách cha Thuấn), và “khởi nguyên” (sách dịch của Nhóm Phiên Dịch) đã loáng thoáng được ghi nhận qua hai chữ “lời Nguyền” của NHL hay chăng?

Tôi không nghĩ NHL có những dẫn dắc nào đặc biệt để đọc tới các bản dịch hay đó. Trong bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhóm này dịch như sau: “ 14 Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Lao-đi-ki-a : Đây là lời của Đấng A[1]men, là Chứng Nhân trung thành và chân thật, là Khởi Nguyên của mọi loài Thiên Chúa tạo dựng. 15 Ta biết các việc ngươi làm : ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! 16 Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” Theo dõi bài viết của tôi từ trước đến đây, quý độc giả cũng thấy mỗi khi trích dẫn Kinh Thánh, tôi luôn tôn trọng nguyên tắc về trích dẫn của Phương Pháp Sử Học đó là tôn trọng đoạn nào, câu mấy của Kinh Thánh tức luôn ghi rõ số đoạn hay số câu, dịch giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang của sách hay tác phẩm v.v…

Trong đoạn văn trích dẫn sách Khải Huyền, ông NHL chỉ để “Khải Huyền 3” mà không thấy chua rõ câu số mấy, thì đó là một điểm sai lầm trong nguyên tắc trích dẫn. Xin đọc đoạn trích dẫn Khải Huyền trong bản dịch TOB (La traduction oecuménique de la Bible) tức bản dịch đại kết của Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành viết bằng tiếng Pháp như sau: 14 A l’ange de l’Eglise qui est à Laodicée, écris : Ainsi parle l’Amen, le Témoin fidèle et véritable, le Principe de la création de Dieu : 15 Je sais tes oeuvres: tu n’es ni froid ni bouillant. Que n’es-tu froid ou bouillant! 16 Mais parce que tu es tiède, et non froid ou bouillant, je vais te vomir de ma bouche. (Bản in của Société Biblique Francaise – Le Cerf, năm 2004, trang 1746). Trong bản dịch tiếng Anh của Công Giáo trích trong bản dịch New American Bible, đoạn sách Khải Huyền viết: 14 To the angel of the church in Laodicea, write this: The Amen, the faithful and true witness, the source of God’s creation, say this: 15 “I know your works; I know that you are neither cold nor hot. I wish you were either cold or hot. 16 So, because you are lukewarm, neither hot nor cold, I will spit you out of my mouth. (Phần The New Testament, trang 390) Các cụm từ “I know your works” (tiếng Anh), “Je sais tes oeuvres” (tiếng Pháp) mà ông học giả Nguyễn Hữu Liêm dịch là “Ta biết lắm con đường của các ngươi”, rồi lại thêm một tán thán từ “Ôi” nữa ở đầu câu thì thật là hết biết!

Các chữ trong sách Khải Huyền phiên dịch ra tiếng Anh “lukewarm”, hay tiến Pháp như “tiède” mà NHL dịch là “nguội lạt” trong khi bản tiếng Việt của cha Nguyễn Thế Thuấn dịch là “ Vì ngươi hâm hẩm như thế, và chẳng nóng chẳng lạnh, thì Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta!”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch “Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” Tìm trong tự điển tiếng Việt chắc không có chữ “nguội lạt” này của NHL mà chỉ có nguội lạnh, nguội ngắt, nguội tanh, còn chữ “hâm hẩm” thì tra vào Pháp-Việt Tự-Điển của Đào Duy Anh, chẳng hạn sẽ có ngay với những ý nghĩa rất rõ ràng. Câu trích dẫn trong sách Khải Huyền của NHL càng chứng tỏ sự viết lách thiếu nghiêm túc của ông, một đàng vài người gọi là thức giả thuộc tôn giáo khác khi bước vào lãnh vực nghiên cứu về Công Giáo thường hay có một thái độ tự phụ và coi thường.

Người Công Giáo quan niệm Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh cho nên có phải bất cứ ai muốn giải thích Kinh Thánh thế nào cũng được đâu mà phải là đấng có thẩm quyền. Khi đọc vài lời nói đầu của Bauxite Việt Nam giới thiệu ông Nguyễn Hữu Liêm là “học giả”, tự nhiên tôi nhớ đến cụ Nguyễn Đổng Chi, (thân phụ của GS Nguyễn Huệ Chi) tác giả cuốn sách danh tiếng Việt Nam Cổ Văn Học Sử, là người được Cố Thi Sĩ Phan Văn Dật khi dạy tôi ở Viện Hán Học Huế năm 1960 nhắc đến rất trân trọng, mặc dù lúc bấy giờ giữa hai miền Nam Bắc đang khởi đầu một cuộc nội chiến. Từ đó, 1960, mỗi lần nhớ đến cụ Nguyễn Đổng Chi, với hai chữ “học giả”, trong lòng tôi kính trọng ít nhất vì kiến thức rộng rãi của lớp người đi trước. Nay Bauxite Việt Nam giới thiệu NHL là học giả, rồi đọc qua bài báo của ông, tôi cảm thấy hụt hẫng, bởi vì trong sách “Nhà Văn Hiện Đại” của Vũ Ngọc Phan (cuốn I, trang 17) tác giả này cũng nói đến một số học giả nhưng với ý chê, còn trong cuốn “Tìm hiểu Tạp chí Nam Phong” của Phạm Thị Ngoạn khi nói đến hai chữ “học giả” lại có ý khen (Ý Việt xb, 1973, trang 47).

Vậy thì nên đặt NHL vào trong trường hợp nào, nóng hay lạnh, hay “lukewarm” hoặc “tiède”, xin hỏi thử hai ông Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi.

Nguyễn Đức Cung, Philadelphia, 04-5-202

9 BÌNH LUẬN

  1. Cứ thử tưởng tượng ổng là editor-in-chief của 1 “tờ báo” mang tên Triết học này nọ, được nhiều “trí lợn” cả trong lẫn ngoài nước ủng hộ gửi bài & đọc lấy đọc để .

    Với những người gọi-là “trí thức” ngoài này, WTF is wrong w you?

    Trí thức xã hội chủ nghĩa … Nah, nothin can make it any worse, even ngôn ngữ & tư tưởng của Nguyễn Hữu Liêm .

    Dân hải ngoại ráng kiên nhẫn . Ổng nói khi về hưu sẽ về VN sống . Good Riddance. Phew! Coi như thí cô hồn thằng này cho Đảng . Nó về VN thuyết giảng & dân Việt tôn nó lên làm triết gia … Holy Phúc! i mean just when i think VN cannot get any worse, Nguyễn Hữu Liêm chứng minh tớ sai ngay tắp lự

  2. Thưa học giả thần học Nguyễn Đức Cung,

    Tôi, và có lẽ phần lớn còm sĩ ở đây trên đcv, không đủ tư cách để bình luận sâu vào những nội dung thần học của Thánh kinh mà ông đề cập trong bài viết trên, làm cơ sở bác bỏ những xuyên tạc nguỵ biện của NHL nhằm mục đích chống phá TCG;

    thế nhưng chắc chắn chúng tôi vẫn hiểu được lời diễn giải rất khúc chiếc minh bạch của ông – ngược lại hẳn với cái đống ngôn từ lạ lẫm ba hoa mà NHL thường tuông ra trong vô số bài viết gọi là “luận biện triết học” của tác giả nhiều tai tiếng nầy.

    * Tuy nhiên tôi e rằng học giả đang phí thì giờ hơi sức để tranh luận với một kẻ thiếu hẳn sự chính trực trí thức như Liem, khi mục tiêu của anh ta là nổ lực xâm nhập vào giáo lý của đối phường (TCG), dù rất quờ quạng khập khiểng, nhưng không phải để nghiên cứu tìm hiểu kinh sách giáo lý TCG với động cơ nhu cầu học thuật nhằm đưa ra nhận định tranh luận về tính thuyết phục, lẽ đúng sai giữa các hình thái ý thức của nhân loại…
    mà mục tiêu – đúng hơn, nhiệm vụ công tác của anh ta, đơn thuần chỉ là để xuyên tạc, phổ biến những nhận thức lệch lạc để gây nhiễu, thao túng đức tin của tín đồ đối phương,
    nhằm từng bước lung lạc, đánh đổ kẻ thù, mà theo đánh giá của chế độ hiện tại, là lực lượng đối kháng sâu xa và ngoan cố nhất với CNML.

    NHL có thông minh?
    Tất nhiên có, nhưng đó là loại “trí thức” science sans conscience mà prédicat tất yếu sẽ là n’est que ruine de l’âme.

    Trang bị những phương pháp tư tưởng của Mác Lê, đạt năng lực trí tuệ nhất định để đột phá vào thành trị học thuyết của đối tượng mà NHL được giao công tác phải đánh đổ
    – ở đây là giáo lý Thiên chúa, kẻ thù không đội trời chung với hệ tư tưởng CS,
    “triết gia” nầy khó lòng nguỵ trang để không bị nhận diện là một biệt kích văn hoá tay sai của kẻ thù của tự do dân chủ, lộ diện trong rất nhiều bài viết trên đcv, btd, cả trên bbc vietnamese!
    Đó là loại thông minh ranh mãnh, điêu ngoa của loài chồn cáo trong nhiều ngụ ngôn của La Fontaine, trong tiểu thuyết giáo dục Les Aventures De Pinocchio…

    Thay vì tranh luận với loài giảo quyệt nầy, nhà thần học nên nghỉ ngơi, để cho các còm sĩ booing lão ta out of diễn đàn thôi!

  3. Trích, “Trường hợp NHL khi viết loạt bài “Trí thức hải ngoại với Phật giáo Việt Nam” đăng trên Web Đàn Chim Việt ngày 03/08/2006 có được coi là chống đối Phật Giáo không? Chắc là không. Nhưng tôi thật sự nghi ngờ về việc NHL có hay không đủ khả năng, trình độ để trở thành “triết gia” theo đúng ý nghĩa chính xác nhất của danh từ này. Tôi không muốn dùng chữ của Will Durant khi gọi những triết gia hiểu sai về Kant để gán cho Nguyễn Hữu Liêm là “triết gia bá láp” (Will Durant, Câu chuyện triết học, Sách đã dẫn, trang 247).” (Nguyễn Đức Cung)

    Có lẽ lần đầu tiên khi đọc NHL chỉ trích triết gia Kim Định, tôi đã mất hẳn lòng tin về khả năng triết học của NHL.

    Để phản biện NHL, có khi chúng tôi chỉ có thể đưa ra những kiến thức thông thường của cuộc sống mà không đủ nghiên cứu, cho NHL, là người tự xưng là hạng nhất triết gia của VN, nếu tôi nhớ không sai.

    Bài đọc trên đưa ra rất nhiều tài liệu, rất cần nhiều học hỏi và tham khảo thêm cho kiến thức chưa đủ của tôi.

    Xin rất rất chân thành biết ơn bài viết của t/g Nguyễn Đức Cung và các tài liệu đưa ra.

  4. Cuốn sách của mọi cuốn sách dĩ nhiên đứa con nít 12 tuổi cũng biết rằng muốn hình thàng một viên Kim cương cũng hàng triệu triệu năm mẹ 7 ngày sáng thế thì làm sao tạo ra Vũ trụ và con người đều bố láo

  5. Tay luật-sư tên Liếm này thì vô-phương cứu-chửa.
    Anh ta liếm từ phải qua trái,
    từ trên xuống dưới,
    từ dưới lên trên.
    Anh ta liếm tất-tần-tật,
    chẵng kể to hay nhỏ,
    dơ hay sạch,
    sâu hay cạn,
    thơm hay thối,
    đỏ hay đen,
    dày hay mõng,
    khô hay ướt,
    rậm hay đoi,
    lũng-lẵng như cái mồng ga Tay anh ta cũng không từ.
    Nói tới anh Nguyễn Hũu Liếm,
    thì thật là gớm ghiếc.

  6. Chiên da NHL dạo này rảnh quá, gã viết chọt bên này đâm bên kia. Cái cách viết không mấy thành thật chỉ giúp kẻ thiếu kiến thức thêm mù mờ và trở thành cực đoan.

Leave a Reply to SaKim Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên