Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: “TQ là quốc gia kẻ cướp”

1
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ

Lý do tại để người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus sử dụng cụm từ không mấy ngoại giao này là một bài báo được đăng gần đây trên tờ Taekung, một tờ báo ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông.

Tờ nhật báo Trung Quốc – được coi là cái loa của chế độ – thì tuyên bố rằng, một trong những nhân viên của lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo phong trào phản kháng. Theo bài báo thì đôi bên đã nói chuyện với nhau trong sảnh của một khách sạn sang trọng. Trong số những người đối thoại có nhà hoạt động nổi tiếng Joshua Wong, ngôi sao của phong trào phản đối và tổng thư ký của đảng dân chủ Demosisto.

Người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Mỹ cho rằng, việc gặp gỡ như vậy là bình thường và là một phần công việc thường nhật của những nhà ngoại giao. Bà không thấy có gì sai trong những gặp gỡ như vậy.

Ortagus đã chí trích Trung Quốc là quốc gia ‘ăn cướp’ chứ không phải là một quốc gia hành xử ‘có trách nhiệm’.

Nhà ngoại giao bị báo chí Trung Quốc ‘tố cáo’ là Julie Eadeh, một cố vấn chính trị tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông. Hai bức ảnh được nhật báo Trung Quốc đăng lên với tiêu đề “Lực lượng nước ngoài can thiệp”. Bài báo cũng như bức ảnh nhằm minh họa cho luận điểm của Bắc Kinh rằng, Washington đứng sau các cuộc biểu tình ở  khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc.

Thậm chí trên Twitter, Zhao Lijian, phó đại sứ Trung Quốc tại Islamabad cho rằng có bàn tay đen tối của Mỹ sau những cuộc biểu tình ở Hồng Kong. “Bàn tay đen” là cụm từ được Bắc Kinh từ lâu đã không sử dụng trong mối quan hệ với Mỹ. Cách tuyên truyền như vậy được Bắc Kinh dùng cách đây 30 năm trong các cuộc biểu tình của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.

Hồng Kông được cho là bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa Mỹ Và Trung Quốc, tiếp thep cuộc chiến thương mại giữa 2 quốc gia và những lần ra vào của tầu chiến Mỹ ở biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo và có nhiều hoạt động thăm dò tại các khu vực tranh chấp.

Phản kháng ở Hong Kong

Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông diễn ra từ đầu tháng 6 để chống lại đạo luật dẫn độ sang Trung Quốc. Cho tới nay các cuộc biểu tình vẫn chưa tới hồi kết, nhiều đụng độ đã xảy ra, giữa cảnh sát và người biểu tình cũng như giữa nhóm ủng hộ và nhóm chống biểu tình.

Trên các trang mạng, có những video clip chia sẻ cảnh người biểu tình vô cớ bị những nhóm côn đồ tấn công. Nhiều hoạt động của Hong Kông tê liệt và lượng khách du lịch giảm đi, trong lúc các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.

Theo Wyborcza

1 BÌNH LUẬN

  1. Mỹ là một đại cường, biết TQ là kẻ cướp từ lâu, Mỹ sợ gì mãi đến nay mới tố cáo đích danh? Những tính toán của Mỹ, cộng thêm với cá tính thất thường của Ô Trump và những chuyện ồn ào nội bộ trong chính trường Mỹ hiện nay, phải chăng chỉ là những hoả mù mà người Mỹ đang tung ra làm cho chệt thêm bối rối? Tôi cứ ngờ ngợ thấy, hình như Mỹ đang đạo diễn của một tấn kịch vĩ đại nào đó. Tất cả những sự kiện chúng ta đang chứng kiến chỉ là sân khấu, còn ai ở hậu trường, tấn bi hùng kịch này sẽ kết thúc ra sao, thì chỉ cho trời biết. Có điều, nhiều dấu hiệu cho thấy, lần này thì Mỹ quyết sẽ đánh cho chệt sập tiệm.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên