Lại nói đôi điều về giáo dục

5
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh Dân Trí

Có lẽ niềm tin vào con người vào các cơ quan công quyền đã cạn kiệt (niềm tin thánh thần, ma quỷ thì ngày càng sinh sôi); cùng với tâm trạng bức xúc quá nhiều chuyện, dồn nén lâu ngày, nay gặp “thằng GIÁO DỤC” là dễ chửi nhất, vì ai mà chả từng đi học; ai chả có con cháu học lớp Một; ai chả “kinh nghiệm đầy mình” về dạy dỗ con cháu… nên ai chả phê phán được! Tôi định không viết gì trong lúc hỗn mang này, nhưng thấy áy náy trong lòng, nên xin chia sẻ vài điều.

1. Giáo dục tưởng dễ: Bố mẹ nào chả dạy được con bằng kinh nghiệm bản thân, nhưng như vậy, con cũng phát triển được như bố mẹ, bằng bố mẹ thôi! Bố ngọng thì con cũng ngọng. “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, hay “Dưới ruộng ông lão đi bừa, là con ông cụ ngày xưa đi cày”… Cho nên đừng nghĩ, bố mẹ, ông bà kèm cặp con cháu, theo cách học xưa, là tốt.

Gia đình hãy giáo dục trẻ những gì nhà trường không làm được: Thương kính Tổ tiên, yêu thương gia đình, biết làm việc nhà, nếp sống văn minh, trung thực, trách nhiệm, tiết kiệm… Phải đòi hỏi nhà trường làm đúng chức năng của nó, chứ không chuyển chức năng đó cho gia đình và xã hội. Lên cấp 2, cấp 3 việc học sinh về nhà học cá nhân hay nhóm, học cái gì, như thế nào… cũng do giáo viên hướng dẫn và chịu trách nhiệm, chứ không phải việc của cha mẹ. Phấn đấu được như vậy, “trường mới ra trường”, trẻ em mới không bị áp lực tứ phía, mụ mị đi, xã hội mới văn minh lên được.

2. Việc Quốc Hội, Chính phủ quyết định, giáo dục phổ thông có MỘT CHƯƠNG TRÌNH, NHIỀU BỘ SÁCH GIÁO KHOA là một TIẾN BỘ. Cần kiên quyết, kiên định giữ điều này. Ý kiến cho rằng, “nhiều bộ sách giáo khoa sẽ làm loạn xã hội” là đi ngược với xu thế tiến bộ. Cái gì độc quyền, duy nhất cũng kìm hãm sự cạnh tranh, phát triển sáng tạo và hạn chế quyền lựa chọn cái tốt hơn, phù hợp hơn với người dân.

3. Sách CNGD của Hồ Ngọc Đại dạy cho HS lớp Một từ tháng 9/1978; đề xuất “Cải cách chữ quốc ngữ” của Bùi Hiền nêu ra từ giữa năm 2017, hai cái này không liên quan gì với nhau.

Đề xuất “Cải cách chữ quốc ngữ” của Bùi Hiền đã chính thức bị bác bỏ bởi cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền khoa học cao nhất, là Viện Ngôn Ngữ học thuộc Viện HLKHXHVN. Vậy đừng mất thì giờ bàn nữa!

4. Ai cũng tưởng, nhất là các quan chức, làm giáo dục thì dễ lắm. Chả thế mà ngày khai trường, ai cũng dám đứng trước GV, HS, SV để ba hoa dạy dỗ đủ điều. Rất lố! Thường các quan chức cộng sản mới dám liều thế!

Khoa học giáo dục khó vô cùng. Phải có đội ngũ chuyên sâu, say sưa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm qua nhiều vòng, nhiều năm, mới tìm ra được những cái gì đó mới mẻ, hiệu quả hơn.

Tôi đã làm nghiên cứu qua nhiều đời bộ trưởng, chỉ thấy bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Phạm Minh Hạc là chăm lo xây dựng, phát triển Khoa học giáo dục; còn các đời bộ trưởng sau, chẳng hiểu gì về Khoa học giáo dục, càng ngày càng phá nát Viện Khoa học giáo dục, làm tan rã các ê kip nghiên cứu chuyên sâu…

Trong bối cảnh đó, Hồ Ngọc Đại vẫn duy trì được một đơn vị nghiên cứu độc lập, gắn liền lý luận với thực nghiệm, tạo ra một “mô hình nhà trường mới”, là một điều tuyệt vời. Chỉ tiếc cách làm khoa học của ông không giống ai, nên khó thuyết phục, nhất là với những người không thiện chí. Nhưng cái lý của ông là, hãy bỏ qua tất cả các thủ tục, căn cứ vào sự phát triển đích thực của trẻ em mà đánh giá… Việc này các cơ quan quản lý đã chưa làm đến nơi đến chốn.

5. Về Hồ Ngọc Đại. Đại nói, người trẻ rất thích nghe, nhưng người già khó chịu, nhiều người rất ghét. Nhưng từ trẻ đến giờ Đại vẫn thế, không giống ai và không thay đổi…

Nhưng hãy xem, hàng ngàn GS khác về Khoa học xã hội, Khoa học giáo dục, ăn mặc chỉn chu, nói năng hoa mỹ, đề tài lu bù, hội thảo triển miên, sách ra đều đều… có ai nói được nhiều điều mới mẻ; có ai tạo ra những thay đổi gì mới trong thực tiễn giáo dục hay xã hội không? Hãy vứt bỏ hết những điều Đại nói mà bạn nghe chướng tai; hãy chịu khó tìm hiểu xem 40 năm qua trẻ em học lớp Một, lớp Hai… (đừng quan tâm đến Ngô Bảo Châu, Nguyễn Lân Hiếu… làm gì) xem trẻ học có vui thích không, kết quả tốt không? Nhất là xem trẻ em dân tộc vùng cao học sách CNGD ra sao? Rồi hãy phê phán, chắc bạn sẽ khác.

Những câu Hồ Ngọc Đại nói sau đây, chẳng gợi lên suy nghĩ gì mới cho bạn hay sao: Giáo dục để mỗi trẻ em trở thành chính nó, không cần noi gương ai; Nhà trường không cần thi đua, trẻ em không cần cố gắng phấn đấu, mà học vì vui thích; Đi học là hạnh phúc, Mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui; Dạy – học là “Thầy tổ chức – Trò hoạt động”; “Thầy thiết kế – trò thi công để HS tự làm ra sản phẩm cho mình”; Công thức dạy học tóm lại là: A —> a (A là nội dung, mũi tên là công nghệ (phương pháp), a là kết quả hình thành ở trẻ); Mỗi CÁI phải có CÁCH phù hợp với nó (CÁI là môn học/ bài học; CÁCH là phương pháp (công nghệ); Giáo dục phải lấy VIỆC LÀM làm căn bản; tổ chức việc làm (hành động) bên ngoài (với vật thật, rồi vật thay thế…) càng tường minh, thì hành động chuyển váo trí óc càng mạch lạc, chắc chắn; Giáo dục không phải lấy người lớn làm chuẩn, mà lấy trẻ em làm chuẩn; vân vân.

Đã có mấy “nhà” nào nói được mấy câu đáng giá như vậy?

Sao Hồ Ngọc Đại không kiếm cái ghế, “ngồi mát ăn bát vàng”, mà cả đời “bám trường, bám lớp”đánh vật với lũ trẻ con thò lò mũi, mãi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ…? Đã có mấy ai như thế? Phải có tình yêu trẻ em lớn chừng nào, phải có niềm tin và lòng say mê khoa học mãnh liệt chừng nào, mới dấn thân suốt một đời, từ lúc tóc còn xanh đến phơ phơ đầu bạc, như vậy, 83 tuổi rồi, mà vẫn chưa ngưng nghỉ?

Bạn hả hê khi chửi te tua một người như vậy sao?

Ngày 13/9/2018

M.V.T

(Tác giả là tiến sĩ Tâm lý Giáo dục học, đã từng nghiên cứu thực nghiệm giáo dục tại trường Thực Nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại)

5 BÌNH LUẬN

  1. Chữ quốc ngữ hiện nay của nước ta là thứ chữ tượng thanh .
    Mục đích của các thầy cô giáo tiểu học là làm thế nào để
    dạy đám con nít kia viết đúng chính tả ,sử dụng một cách
    chính xác các từ ngữ đó trong ngôn ngữ Việt nam .

    Người Việt nói : gội đầu ,chứ không ai nói :”giặt tóc”.
    Nói tiếng Việt ,chớ không ai bảo viết “tiếng” Việt .

    Đánh vần theo kiểu nào cũng được ,miễn sao dạy
    cho học sinh viết chữ cho đúng chính tả mới là quan trọng .

    Dạy “phát âm” trước rồi từ cách phát âm đó ,mới dạy
    cách ráp vần ,nên có nhiều điều bất cập . Con nít đã
    biết nói trước khi biết chữ viết ,ở gia đình học kiểu phát
    âm của bố mẹ ,phụ huynh . Nếu bố mẹ phát âm sai ,đứa
    bé sẽ phát âm sai ,đưa đến ráp vần sai ,và kết quả là sẽ
    viết sai chính tả .

    Đọc C,K,Q là “cờ” và đọc D,GI,R là “dờ ” hết . Người
    lớn còn vấp phải lỗi chánh tả ,huống chi là trẻ con.
    Nhà văn lớn của TLVD còn phạm lỗi chánh tả khi in
    ấn tác phẩm “Giòng sông Thanh Thuỷ” ,huống chi
    là học sinh tiểu học.

    Vì chú trọng phần phát âm ,coi phụ phần ký tự
    nên sách giáo khoa được soạn ra giống như soạn
    cho người dân tộc khác tập nói tiếng Việt .

    “Em tô màu mô hình các tiếng ….”
    Trẻ em lớp tiểu học có thể lầm lẫn câu trên là :
    Tiếng Việt có thể “tô màu” được .

    “Hai tiếng bươm bướm khác nhau ở phần nào ?”
    Kiểu hành văn như thế này giống như kiểu nói
    của người Việt gốc …cây .
    Chỉ có chữ mới khác nhau ở phần nào ,chứ “tiếng”
    bươm bướm mới khác nhau ở âm nào .

    Viết lách một cách cẩu thả như thế ,mà soạn sách
    giáo khoa cho học sinh tiểu học ,thì thật đáng sợ

    • Trước mắt cần giải quyết cách phát âm chữ Việt cho mấy anh chị em Hà Lam Linh. Mười tui nghe mấy đồng chí ấy gọi tên Nông Thị Xuân mà cứ tưởng là…lông thì sung. Còn đám ở Đồng Tháp thì đỡ hú hồn hơn một chút:” nong…thì sưng”. Đây là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng tới toàn quốc và hiện đang lan tràn ngay cả trong nhiều đại sứ quán VN mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết trước. Phải dạy cho mấy anh chị em Hà Lam Linh tô màu chữ cái L thì hoạ may…

  2. Cả một đời làm giáo dục mà khoác lác “làm giáo dục không ai giỏi hơn tôi”; cử chỉ khiếm nhã, móc cức mũi trước đám đông. Tại sao vậy? Quen thói con ông cháu cha? Coi thường quần chúng. Lỗi tại ai? Tại đám đông xung quanh nể vì kẻ có quyền thế? Không dám đụng tới nhà Đại giáo dục này? If it’s not broke, don’t fix it. Việt Nam còn chán vạn chuyện khác cần làm.

  3. Cùng lớp tuổi B.Hiền .có lẻ cùng ỏ rừng về Hà Nội 54, học tiếng Việt bấy giờ chưa hẳn đã đọc thông viết thao ,cho nên đi học TC Ls thì cũng như Tiến sĩ B.Hiền mà thôi .Dù có tiến sĩ ở Nga sô như Đai vừa khoe vừa ngóay lổ mũi (trông rất phản cảm)là học tiến sỉ tâm lý nhi đồng mà cho dù học cho tới tiến sỉ gì đi nữa thì cái học Việt văn thiếu căn bản (như Bùi Hiền còn nói ngong viết sai hayBTBGD PX Nhạ cũng vậy ,mà Đai gọi tụi này là không biết gì là Ngu. Ông ta đem NBC ra đẻ coi như là thành tich nhưng ai cũng thấy đó là không đúng NBC không học CNGD của Đại mà học bình thường thì NBC cung biêt đánh vần biét đọc biết viét làm tính như bao nhiêu người khác bao thế hệ của hơn 2 thế kỷ có quốc ngữ.
    Không thể c/c vào tuổi tác và bằng cấp đẻ đặt lên TRANG VÁI LẠY .Tệ sùng bái đã không còn nữa mà xét tới công việc thành quả.
    Sach Việt Ngữ lớp một trường Văn Lang ở S Jose,CA,tuy chưa hòan hảo vì dùng nhiều từ Bắc dia phương và đôi khi viết sai chinh tả nhưng cuối sách bao giờ cũng có phần chú thích tiếng khó (glossary)
    Có 3 bất cập;
    -Trẻ em 7 tuổi vào lớp 01 chưa biết gì .bắt các em đếm ô uông đẻ biết bài có bao nhiêu chử ,Mổii chư phu hợp vói một ô vuông thì đây là lối dạy có tính áp đặt . Những ô tròn vuông đẻ thay cho mổi chử không cần thiêt chỉ làm rối lên thôi . Sao không gach môi gạch tượng trưng một chử và bão các em điền vào sau khi học xong và kiểm tra lại ?
    -GD là lấy trẻ em làm chuẩn .Điều này cố nhiên vì các em HỌC chớ không phải ba má ông bà em EM ĐI HỌC CHỚ KHÔNG PHẢI HỌ.
    Vậy trẻ em 7 tuồi đầu óc còn trong trăng ,có nên nhồi sọ như vậy không ?
    -Giáo dục là phối hợp giửa nhà trường +các em + cha mẹ ,Nên các trường Âu Mỹ đều có hội phụ huynh học sinh (PTA) ,.đều có phiếu liên lạc thanh tích học tập của các em gởi về nhà ,và có họp phụ huynh thầy cô giáo để lưu ý về con em ,học sinh của họ …Phi Châu có châm ngôn “Cần một làng nuôi dạy một đứa trẻ,,,” Và bà Clinton đã víết một cuốn sách theo châm ngôn trên ,là một best seller đó!.Cho nên không thể đẻ cha mẹ tách ra sinh hoạt học tập của con cái ,phó mặc cho nhà trường như Hồ Đai nói.Cũng như không thể nói ,nhà trường dạy , cha mẹ không can thiệp vào,.Như vậy là càng sai .(có lẻ “đúng”khi VN thành cscn thì,con người chỉ là gióng đực gióng cái ,tới mùa động tình cho ngủ với nhau ,đẻ con ra là đem tới chổ nuối dặc biệt (nhơ lại vụ KHEMER ROUGE)….Tôi nhớ có đọc một cuôn tiểu thuyêt *(dịch) là 2 vọ chồng ,không hẹn (vì là CB làm ở 2 noi khác nhau)cùng gặp nhau đứng bên vệ dường ,cùng nhìn lên đám học sinh nhỏ đứng trên lan can trường học vào giờ nghỉ và thầm hỏi :KHÔNG BIẾT ĐỨA NHỎ NAO TRONG SỐ ĐÓ LÀ CON CỦA MÌNH ?” (và họ chẳng dính dáng gì nữa mà can thiệp vào việc NUÔI DẠY con em họ .Đã có Bác ĐẢNG “NO!”….
    Và còn nhiều cái bất câp khác mà khi đọc bài viết trên vân thấy có cái gì khiên cưởng bất ổn
    (Có người còn nói là Hồ Học Đai cung lấy ở sách TH dạy con em họ viết chử Tàu ,Mổi chử bao nhiêu nét cũng chỉ năm trong ô vuông …G/S cung là con rể của Lê Duẩn nên Hò Đại có may mắn hơn Bùi Hiền là được cháp thuận dạy thí điểm cho dan thượng …Và nay vì lợi ích phe nhóm nên cho dạy “đạii trà” bắt phụ hunh mua sách (bán độc quyên ) và con sô tiền thu được là con số lơn kinh hủng ‘Họ gọi đây là (làm ăn của “phường hội khép kín)
    ==(…. bài nói chuyện của Tiến sỉ Ai Liên (cũng là tiến sỉ Mỹ)và 01 cô cựu gv XHCN về v/đ này trên youtube) và nhiều phản bác của các giáo sư ,các nhà giáo duc ,các nhà văn hóa…cũng có ĐH ,cử nhân thạc sỉ ,kể cả tiên sỉ ,giáo sư DH cũng có !)

  4. Xin thành thật cáo lổi là đã có 01 đọan dài vì bất cẩn nên đã “Lâp LAI”(nêu Cut đọn dư thừ được xin giúp chúng tôi).
    Đè nghị ĐCV nên cài thêm vào bài một cái EDIT /DELETE /CANCEL (như các góp ý trên Youtube và cac trang báo mạng có mục góp ý khác đẻ có thể người góp ý xử dụng ,ít bị sai lổi hay dư thừa như cá nhân chúng tôi ở bai góp ý trên .
    Một lần nữa xin cám ơn người đọc thông cảm
    Mong ĐCV làm theo dè nghị trên .
    Thành thật cám ơn ĐCV.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên