Tư lệnh Mỹ: Trung Quốc xây thêm 7 căn cứ quân sự trên biển Đông

3
Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris

Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris nói rằng Bắc Kinh đã đơn phương xây dựng 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông.

Trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện ngày hôm 14/02/2018, đô đốc Harry Harris cảnh báo các nghị sĩ Mỹ rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện đang tăng với một tốc độ nhanh chóng, đến mức mà họ sớm có thể vượt qua Mỹ “hầu như trong mọi lĩnh vực”.

“Trung Quốc đang mưu toan khẳng định chủ quyền trên thực tế đối với các hòn đảo đang tranh chấp bằng cách tiếp tục quân sự hoá các căn cứ nhân tạo do họ xây dựng.” Tạp chí Nikkei Review trích lời ông Harris nói.

Đối với đô đốc Harris, hiện nay quân đội Trung Quốc đang đầu tư cả vào các phương tiện quân sự truyền thống, lẫn những loại công nghệ vũ khí mới, từ tên lửa siêu thanh đến thông minh nhân tạo.

Ông tiết lộ 7 căn cứ quân sự mới của Trung Quốc gồm các hăng ga chứa máy bay, trại lính, đài radar, kho chứa vũ khí và các đường băng dài hơn 3km.

Những tiến bộ chính bao gồm việc cải tiến đáng kể các loại tên lửa, sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, và sự gia tăng về quy mô cũng như năng lực của hải quân Trung Quốc, với căn cứ hải ngoại đầu tiên ở cảng Djibouti”, người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương nói.

Đô đốc Harris nói theo cách nhìn của ông thì các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông và Biển Hoa Nam là một âm mưu “có phối hợp, có phương pháp và mang tính chiến lược, sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để làm sói mòn trật tự quốc tế vốn tự do và thông thoáng.”

Trên Biển Hoa Đông, tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nhằm phá hoại quyền cai trị của Nhật Bản trên các hòn đảo không có người ở này.

Đô Đốc Harry Harris, người đã từng lên tiếng cực lực chỉ trích Trung Quốc tăng cường quân đội tại vùng Biển Đông, cảnh báo là nếu Hoa Kỳ không nhanh chóng cải tiến thêm, thì lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương sẽ khó mà cạnh tranh nổi với quân đội Trung Quốc trong tương lai.

Đức Trí (Tri thức VN)

3 BÌNH LUẬN

  1. Chính Luận dựa vào “cái nôi Liên Xô vĩ đại” bị…đứt bóng vì…đói mà luận thì là hợp lý, nếu lịch sử lập lại thì phước đức cho nhân loại. Nhưng kẻ thù chắc chắn sẽ rút kinh nghiệm và rất gian manh, sợ rằng chúng không khoanh tay quy phục mà chọn con đường liều thí mạng cùi.

    Tuy nhiên, cái ưu thế của Mỹ hiện nay ngoài NATO, còn lập thêm được cái Tứ trụ Thái Bình-Ấn Độ Dương gồm Mỹ-Nhật-Úc-Ấn Độ. Và điều quan trọng nhất mà Mỹ không lo sợ là Dầu hoả như hồi thập niên 60-70 đã làm cho họ khốn đốn, bởi hiện nay nhờ kỷ thuật khai thác dầu trong phiến đá (hydraulic fracturing) nên có thể nói chắc là dư sài. Dù vậy, khi chúng ta nhìn vào hiện tình, cũng cho thấy “ông thầy” cũng phải đối diện những gai go khá căng chứ không phải…giởn chơi:

    Thứ nhất, trong ba thập niên nay nhờ đám tài phiệt đầu tư, chú Chệt đang có của ăn của để hay có thể nói là khá giả chứ không đói như thời chiến tranh lạnh. Vì thế hiện nay chú Chệt đã đổ tiền vào quốc phòng rất nhiều, bằng cớ là chú có Hàng không mẫu hạm, phi cơ, tàu bò, hoả tiển…đặc biệt là các căn cứ hiện đại ở đảo Hoàng-Trường Sa của VN và Philippines.
    Thứ hai, thời điểm “cold war” gián điệp Nga Tàu muốn ăn cắp tài liệu kỷ thuật của Tây phương thì phải không dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều thời gian và gài người vào rất nhiêu khê. Nhưng với kỷ nguyên thuật số kỷ thuật (digital) hiện nay, một tên gián điệp chỉ ngồi nhà hút thuốc, nhâm nhi cà phê là có thể lần mò vào “bẻ khoá” và hacking vào trang mật webs mà nó muốn ăn cắp.
    Gần đây sự cải tiến vượt trội của những chiếc SU35 của Nga, J20 của Tàu cho thấy nó được “chôm chỉa” kỷ thuật Khí Động Học của Mỹ-Anh-Pháp… Trong nghành hàng không khí động học ~= vận tốc là quan trọng nhất, dân trong nghề thường nói, nếu sơ sẩy một chút là…chết không kịp nhắm mắt. Hay những S400, Đông Phong I,II…hay những kỷ thuật ứng dụng cho tàu Lặn, Drones của họ cũng cho thấy là từ nguồn ăn cắp. Còn GPS-Google Maps thì quá dể vì nó ứng dụng trong dân dụng tràn lan, cứ copy hay mua về sài thoải mái.

    Tóm lại vấn đề vẫn là con người, mà nhân tố quyết định thì luôn biến đổi trong mọi tình thế và lịch sử tương lai thì khó mà đoán chắc.

    • Trích:…”Tóm lại vấn đề vẫn là con người, mà nhân tố quyết định thì luôn biến đổi trong mọi tình thế và lịch sử tương lai thì khó mà đoán chắc.”…

      Bác nói phải. Nhưng biết đâu, lịch sử là một sự lập lại. Tôi vẫn nghi là người Mỹ (&Tây Âu, Nhật) đang cố tình ló đuôi những vũ khí (đã lỗi thời) mà họ muốn TQ copy. Trong khi TQ nhái hàng, không quên thêm mắm, thêm muối cho ra vẽ mình cũng có sáng kiến như ai thì người Mỹ vẫn theo dõi. Những copy có thêm mắm, thêm muối của TQ đã khiến Mỹ âm thầm cải tiến và sáng chế vũ khí tối tân hơn để chế ngự nó. Chờ cho TQ đổ hết tiền vào để sản xuất hàng loạt những vũ khí nhái ấy, họ lại tung ra một đợt vũ khí mới có năng lực chế ngự những vũ khí đã cũ ấy. Báo hại TQ phải bỏ toàn bộ những vú khí nhái để nhái làm những vũ khí mới hơn, và cứ thế! Vũ khí của TQ thì cứ đua theo Mỹ sát nút, nhưng chiến tranh thì vẫn không xảy ra, hàng thặng dư chất đống, tiêu thụ ở đâu bây giờ? Mỹ không lo chuyện tiêu thụ vũ khí vì họ đã có “bạn”, có rất nhiều bạn để bán vũ khí (Nam Hàn, Úc, Nhật, Ấn, Phi,vv…). Chỉ cấn một đô đốc hoặc một ông tướng nào đó ở Bộ Quốc Phòng Mỹ, cứ vài bữa lại la làng về những âm mưu xâm lấn của TQ là các “bạn” của Mỹ phải sợ phát rét, phải xì tiền ra mua vũ khí Mỹ để phòng thân.

      Chới kiểu nào thì Mỹ luôn nắm lợi thế. Vì sao? Bởi vì hai đối thủ TQ, Nga của Mỹ là hai chế độ độc tài, các chính sách đối ngoại, đối nội chỉ tập trung trong một hoặc vài cá nhân, cho nên tính năng động của họ rất hạn chế.

      Cứ xem cách trùm gián điệp Đức Quốc Xã Reinhart Heydrich đã gạt Stalin thì biết. Ngay trước khi xâm lăng Liên Xô, Heydrich đã gài Stalin trúng kế ly gián khiến tên đồ tể này đã thanh trừng toàn bộ những tướng lãnh Soviet cao cấp và mấy chục ngàn sĩ quan đầy kinh nghiệm. Giết người hàng loạt, thanh trừng nội bộ đến hàng vạn người do nơi quyết định của một tên chỉ huy đa nghi bệnh hoạn mà không ai dám ngo ngoe thì ta thấy rõ, Mỹ đã có thêm một bạn đồng minh đắc lực nữa, đó chính là CƠ CHẾ ĐỘC TÀI CỦA TQ VÀ NGA.

      Đôi khi ta phải tự hỏi: Mỹ và Tây Phương, Nhật Bản là những nước bậc sư về computer và an ninh mạng, không lẽ lại để cho bí mật quốc phòng của họ bị đánh cắp dễ dàng đến thế sao? Nga & TQ có thể thông minh ngoại hạng, nhưng tôi dám chắc, nếu nói chơi “điếm” thì hai tên này chơi không “điếm” ngoại hạng như Anh và Mỹ!

      Cám ơn bác đã đọc “còm” của tôi. Tôi càng thấy vui và hân hạnh khi được bác góp ý. Trân trọng.

  2. Chú Sam đang đeo đuổi chính sách “vừa đấm, vừa thoa”, không biết mấy chú chệt đã biết chưa? Lúc thì “diệu võ. giương oai”, lúc thì nhũn như sợi bún, người Mỹ đang lôi kéo TQ chôn chân thật sâu, thật chặt và thật nhiều vào những căn cứ ở Biển Đông để dễ bề thanh toán một trật. Nói đại khái, Mỹ sẽ biến Biển Đông thành một “Điện Biên Phủ” của TQ, nếu chiến tranh xảy ra.

    Ai đó có ngu, có mù đến đâu cũng thấy là hiện TQ dù có đổ hết tiền của vào những cuộc chạy đua với Mỹ, tuy vô cùng tiêu tốn mà triển vọng thắng Mỹ thì quả là xa vời! Mỹ chỉ cần cho truyền thông bốc thơm các chú chệt để các chú cứ tưởng là các chú sắp bắt kịp công nghệ chiến tranh của Mỹ. Cứ coi cách người Mỹ theo dõi từng bước phát triển của TQ thì thấy giống như một tay đua ma-ra-tông nhà nghề đang tập cho một thằng con nít học chạy. Thỉnh thoảng tay đua giả thách thức thằng bé chạy đua vớ vẩn và giả thua để thằng bé tưởng bở. Tay đua này cứ giả thua miết cho đến khi thằng bé tưởng rằng nó sẽ nắm phần chắc thắng, nếu nó đua thật với “ông thầy”, là người đã từng bị nó “hạ” nhiều lần. Đến khi thằng trò lớn tiếng thách thức “ông thầy” thì “ông thầy” chỉ chờ có thế! Ông nhận lời thách thức chạy đua với thằng học trò láu cá và dư biết là ông không cần phải thắng, vì ông biết chắc chắn là thằng trò láu cá sẽ đứt hơi mà chết trước khi đến đích.

    “Ông thầy”, tức là người Mỹ, trong quá khứ đã làm cho một thằng học trò khác đứt hơi chết tốt vì đã láu cá đòi đua với ông. Tên học trò năm xưa ấy chính là Liên Xô cũ!

Leave a Reply to Lý Chính Luận Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên