Từ bàn viết Chủ nhiệm: Lời mời vào Triết học và Tư tưởng

6

(Lời Phi Lộ cho Tập san TRIẾT, số Ra mắt, tháng 10, 1995. Đăng lại nhân dịp TRIẾT được tục bản tháng 6, 2021).

Chúng ta hãy cùng bước vào TRIẾT: con lộ Triết học và Tư tưởng. Đây là một hành trình tìm ra phía trước cho chính chúng ta và cũng để tìm ra chính mỗi cá nhân một cơ hội và năng lực nhận thức trong bối cảnh đầy khả thể tính của thời đại.

Khởi điểm của con lộ này là một thái độ minh định về tự do suy tưởng đối với sự kềm hãm của quá khứ và trạng thể khách quan – đổng thời với tất cả những gì nội tại trong chính mỗi chúng ta vốn làm trì trệ sự chuyển hóa chung của xã hội và lịch sử dân tộc.

Đây là con lộ rộng mở – để đàm thoại, trò chuyện, để thảo luận, để trao đổi, để truyền đạt, để hiểu thấu và phổ biến những gì khác biệt, riêng tư, của thời đại và nhân loại để cùng nhau học hỏi, tiến hóa. TRIẾT là lối đi nhiều thao thức, mang một nỗ lực thật tình để khai phá, tìm hiểu, thử nghiệm, trải thân để mở rộng chính chúng ta cho khả thể đổi thay. TRIẾT nhìn thấy giới hạn từ trong mỗi cá nhân và vô hạn của thế giới tư tưởng – sự chuyển động từ chu vi hữu hạn của mỗi chúng ta đến tính vô biên của nhân loại và thời đại chính là nội dung của TRIẾT. Đây là một cố gắng chuyển  mình, tiếp cận với bối cảnh thông đạt cho con người và thời đại chung – trong ý thức rằng dân tôc Việt nằm trong tổng thể thời tính của nhân loại nầy. TRIẾT là con lộ đi tìm sự gần kề đó bằng Việt ngữ.

TỪ ĐÂU?

Từ một nhận định căn bản và bình thản, khách quan về hoàn cảnh cá nhân và lịch sử Việt Nam: Đất nước và dân tộc đã bỏ sót quá nhiều cơ hội chuyển hóa tích cực trong nhịp độ của tính thời đại chung cho nhân loại. Những công việc lịch sử vốn làm chúng ta bận tâm trong suốt gần nửa thế kỷ qua lẽ ra đã hoàn tất từ lâu; nhưng vì nhiều lý do, khách quan ít hơn chủ quan, chúng ta vướng vào một tính năng động của lịch sử vốn lỗi thời và hoàn toàn tình cảm để rồi đời sống tư tưỏng và suy thức dân tôc đã bị trì hoãn quá lâu và quá trễ vì năng động sử tính lỗi thời nẩy.

Lịch sử nay đến lúc đã hé mở cho chúng ta một hoàn cảnh với nhiều cơ hội suy tưởng về những vấn đề khác hơn, trừu tượng hơn, sâu thẳm hơn về con người, về sinh hiện, về nhân thế, về vũ trụ. Chúng ta đã từng quá bận tâm cho thiết yếu tính của nhu cầu sinh tồn thực nghiệm vốn đánh mất ngọn đèn định hướng chung cho cả dân tộc. Từ đó, triết học và tư tưỏng đã là một xa xỉ phẩm xa vời, không cần thiết, không ai dòm ngó tới và hoàn toàn không có mặt. Sự vắng mặt của tư tưởng trên bình diện triết học là sự vắng mặt chung của dân tộc trước chiều sâu của sử tính mà mỗi chúng ta cứ nhắm mắt nhảy thân vào giòng nước chảy cuốn bất định và ô nhiễm.

Lịch sử Việt Nam, như là lịch sử của một dân tộc, trên vấn đề nội dung và bản chất tiến hóa, vẫn còn đang ở giai đoạn thiếu niên – dù tuổi đời đã già đi với nhiều thế kỷ. Việt Nam như là một cây cổ thụ quá già nhưng chỉ lờn vờn sát mặt đất mà không vươn được cao lên trời xanh để nhìn thấy và tiếp cận được nhiều hơn với khả thể tính của một nội dung thời đại mới. Thân xác vật thể cũng như tinh thần dân tộc dung chứa quá nhiều ký thực vật vốn là những gánh nặng rút tỉa hết sức mạnh tự hữu từ gốc rễ căn bản của cây đa nầy.

Chúng ta trách cứ tha nhân, cái khác, kẻ kia nhiều hơn là nhận trách nhiệm cho chính mình. Một phong thái văn hóa than thân, tủi mệnh, ám chỉ, mỉa mai, bóng gió, duy phản ứng, thuần tiêu cực, thụ động đã trở thành giòng chảy chính của năng lực suy tư. Con người Việt Nam hiện diện như là những biến thân – cái ta nói ra, viết ra, sinh hoạt với cuộc đời, cái cung cách tiếp nhận với tha nhân, tất cả đều không phải là cái thực của mình – mà chỉ là chiếc bóng từ một mặt trời lệch hướng mà thể tướng của bóng dáng là những chiếc mặt nạ tất yếu từ hoàn cảnh khách quan và những chiếc áo giả dạng phát sinh từ một nội thức thiếu chính trực và không có chủ đích.

Đây là bản chất của những nạn nhân bởi sử tính – do tự chính mình cưòng bạo hóa bản chất khắc chế và khó khăn cho mỗi chính mình. Khi không chịu bình thản ngó lại thương tích để chữa trị mà lại dấu kín vết thương để than thân trách phận thì hậu quả nhiễm trùng trở thành tất yếu. Chúng ta nạn nhân hóa chúng ta từ lịch sử nhiều hơn ngoại nhân. Bản chất của thảm kịch nầy có nguyên do vì chúng ta không có cơ hội hay là vì không nỗ lực suy thức một cách bình thản, khách quan, có chiều sâu về con người, lịch sử và sinh mệnh chung của dân tộc và của mỗi chúng ta. Từ đó, dân tộc không được định hướng, không nhìn lại mình, không biết mình đang làm gì. Chúng ta, cả dân tộc, là một thằng mù, bước vào lịch sử với một hành trang nước mắt. Và lạc lối.

Nay, chúng ta bước vào thời đại mới với tâm trạng hoang mang, chủ yếu về bắt chước, thuần phản ứng, chiều chuộng và muốn làm vừa lòng khách lạ. Đây không phải là một vấn đề thuần chính trị. Đây hoàn toàn là một thực tính văn hóa: cái phong cách con người và đất nước đối diện với sử tính mới mà nhân loại đem tới. Chính trị không thể là đối tượng duy nhất để chúng ta trách cứ: vì chính trị là chiếc bóng của một bản chất văn hóa. Cho dù nhà nước, chính phù có ra lệnh, hay qua pháp luật cưỡng chế, cấm đoán như thế nào đi nữa cũng không giúp được gì nếu tâm chất quần chúng không có một mức độ tự ý thức về vấn đề chủ đích của pháp luật và chính sách.

Làm thế nào để gây lên được những năng động ý thức thích hợp và cần thiết? Xin thưa: phải có một lề lối sinh hoạt, suy nghĩ và thảo luận cùng với quần chúng, từ học đường đến thôn xóm, khu phố, qua báo chí, qua sách vở, diễn đàn nhằm tạo một sinh hoạt tri thức nghiêm chỉnh như là một thói quen sinh sống thường nhật. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của một giải đáp lớn cho nhu cầu dân trí – một tiến trình giáo dục chung vốn không chỉ giới hạn vào quy chế trưòng học chính thức. Và đó cũng là vấn đề cho quần chúng và xã hội.

Không ai có thẩm quyền lên tiếng như là mệnh lệnh, dù dựa trên thẩm quyền nào – ngay cả thẩm quyền trí thức. Cái cần thiết là một sự khai mở, một tiến trình thảo luận, đàm thoại để đề nghị cho nhau nghe những gì mình nghĩ rằng là như vậy, hay nên là như thế. Đó là một thái độ văn hóa mới để cùng nhau nói và cùng lắng tai nghe về những vấn đề căn bản của cuộc sống trên căn bản một tập thể con người có ý thức. Chúng ta cần một văn minh chuyện trò: hợp thời, hợp người, hợp lý, hợp cảnh. Để lắng tai nghe, để được thông cảm, để cuộc sống bớt xung khắc.

VỀ CÔNG VIỆC THẢO LUẬN

Việc đầu tiên là chúng ta phải truyền đạt ra cho thiên hạ những gì mình vẫn nghĩ, và biết, vốn chỉ cho riêng mình bấy lâu nay. Chúng ta có rất nhiều điều, trên phương diện triết học và tư tưởng, để thảo luận cùng nhau. Của văn minh, văn hóa, của lịch sử, của con người, chính trị, cơ chế, của xã hội và thời đại. Đây là gánh nặng của số nhiều – mà hệ quả của nó là một tâm lý bị choáng ngợp bởi số lượng hay là một thái độ ôm đồm.

Vì vậy, công việc trò chuyện không thể chỉ là độc thoại hay đối luận giới hạn trong một khuôn khổ hoàn cảnh đối diện giữa cá nhân và cá nhân. Nó phải phát huy ra thành một vòng tròn rộng hơn để bao gồm một số lớn hơn những tiếng nói và người nghe cho những suy tư chỉnh đốn và nghiêm mật. Từ đó, sự bao gồm cũng hàm nghĩa một chu vi hữu hạn nào đó. Muốn làm được gì lớn hơn phải biết định nghĩa để giới hạn lại chính mình – đó là trí tuệ khoa học và thời đại.

Nhu cầu là sự mở ra – nhưng chiều sâu suy tưởng phải minh định cho mình một chu vi vừa đủ để chiều sâu có thể khai phá. Và đó là khuôn khổ và biên giới cho một cách thế trò chuyện như là một tiến trình khai mở cho nhau và thông đạt lẫn nhau. Đó là nơi và khi mà một Tạp chí về Triết học và Tư tưởng bước vào khung cảnh thảo luận.

Một diễn đàn ngôn ngữ – như một Tạp chí – là một cảnh giới tĩnh: từ ngữ và ý nghĩa ấn ký vào trang giấy và chờ đợi. Đây là một cách thức trò chuyện mang nặng tính đưa ra để đó và trông đợi – một hình thức mời gọi về chọn lựa cho nhãn thức và tri kiến. Trong thế giới đầy phương tiện truyền thông đa diện, việc đọc là một hành trình trò chuyện cô độc và cô đơn. Và càng bi đát hơn là người viết: hắn cô đơn hơn nữa vì hắn chỉ có chính hắn để mà truyền đạt cho đến khi có độc giả. Hai phía, viết và đọc, không gặp gỡ nhau ở nơi một cảnh giới trò chuyện – cả hai bị ngăn cách bởi một cảnh thể nặng hình thức: trang giấy, ngôn ngữ, ý nghĩa không chuyên chở hết được cái tình nội hàm trong cái ý câu chuyện. Vì thê, một Tập san ra đời trong bối cảnh văn minh kỹ thuật hiện đại gần như là một hành trình cô độc vì nhân gian đang bị đè bẹp bởi số nhiều của các diện truyền thông đối thoại trực tiếp. Tuy nhiên, trên một phương diện khác, một Tập san là một phương thức thảo luận bằng văn viết trong một văn cảnh bình thản – khi sự cô độc và tách biệt nay trở nên cần thiết cho suy tưởng.

Nhìn về nội dung sinh hoạt văn viết giữa người Việt với nhau thì khuynh hướng tâm ý tự bi đát hóa chính mình đã trở nên bản chất trò chuyện và thảo luận trong ngôn ngữ Việt Nam. Hệ thân của nó là thái độ tự tôn hay tự ti – và thô lỗ, nặng lời với tha nhân như là một hình thức minh định cho mình một căn cước cá nhân. Chúng ta là nạn nhân của thái độ văn hóa trò chuyện này: bản sắc cá thể được cấu tạo bằng năng động tiêu cực – hoặc rút lui vào đời sống duy nội tâm hay là xung đột với bình diện khách quan như là một kẻ thù thường trực. Ta đánh mất chính ta trong hoàn cảnh tự cô độc hóa chính mình nầy. Mỗi nhân thể Việt là một bãi chiến liên tục mà không biết kẻ thù là ai và từ đâu. Hắn loay hoay trong cái vật vã của hoàn cảnh khó khăn để rồi tự khó khăn hóa chính với mình và mọi người – chúng ta bị đóng khung trong một sự thể văn hóa vốn đã trở thành khuôn đúc cho tâm tánh cá nhân. Do đó, một năng động tri thức mới là nhu cầu cho sư mở tung khuôn thức văn hóa tiêu cực nầy. TRIẾT muốn trò chuyện và thảo luận về sự mở ra cho cánh cửa khả thể tính đó.

TỪ BỐI CẢNH VÀ VỊ THẾ NÀO?

Từ giữa thế kỷ 20 nầy, ở miên Nam Việt Nam, từ khi muốn bước vào lãnh vực sinh hoạt tư tưởng trong năng động chung của thế giới, nhất là của Tây Phương, một số đông trong chúng ta đã biết và đọc đến một số tác giả, một thành phần trí thức đã bước lên diễn đàn triết học và tư tưỏng. Họ đã tạo ra một mầu sắc sinh hoạt và một sự khích động mới về một chiều kích suy tưởng khác cho các thế hệ trẻ hơn.

Những người đó khai mở một chân trời mới, giới thiệu một số khái niệm, một số tư tưởng, một số tên tuổi, ngôn từ mới cho sự đang mở mắt của thanh niên Việt Nam từ trong chiến tranh và thoái hóa. Sự giới thiệu nầy là một công trạng văn hóa lớn. Và nó mang nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nặng nhất là sự thi ca hóa, văn nghệ hóa tất cả mọi thảo luận về triết học và tư tưởng. Từ đó, triết học đã vô tình trở thành trò chơi hời hợt của ngôn từ dao to búa lớn.

Vấn đề kế tiếp – và điều nầy quan trọng hơn nữa – là khi một số lớn các tiền đề triết học và tư tưỏng đã bị ký thác vào một phương trình huyền bí như là câu trả lời cho mọi lý luận. “Bất khả tư nghì,” đối với rất nhiều trí thức Việt, chính là tòa kháng án tối cao cho mọi khả thể lý giải. Hệ quả là thi ca và văn chương trở nên mạch sống chính – một lề lối, thói quen sinh hoạt tri thức và truyền đạt, mặc dù có một ít ảnh hưởng tích cực giới hạn, lề lối này – nặng về văn chương và thi ca – vốn không khuyến khích sự gia tăng trình độ tư tưởng trong một thái độ viết và thảo luận nghiêm chỉnh.

Khi năng động tri thức dân tộc không chịu khó suy tưởng về những vấn đề có chiều sâu một cách nghiêm mật thì sử tính dân tộc không có ai xây dựng một định hướng mang chủ đích. Tất cả mọi cố gắng để định nghĩa về bản sắc và viễn kiến cho đất nước và con người, từ đó, đã bị giao hoán cho chính sách công quyền vốn thiển cận và mang nặng bản chất phản ứng với nhu cầu thực tại.

Trong khi đó ở miền Bắc, suốt cả nửa thế kỷ qua, thì nhu cầu chính trị đã làm chủ mọi sinh hoạt triết học và tư tưởng. Miền Nam thì sinh hoạt tư duy khởi đi với nhiều khó khăn và khuyết điểm, không có định hướng và viễn kiến; miền Bắc thì mức độ chủ ý và định hướng ý thức hệ đã lên đến mức cao độ tuyệt đối để trở nên một khung cứng ngắt vốn loại trừ hầu hết mọi khuynh hướng khác biệt hoặc không thích hợp cho chủ đích chính trị đương thời.

Và sau đó, từ 1975 đến nay, là hai mươi năm bận rộn toàn diện và kiệt sức với sự sống còn thực nghiệm, với nhiều giới hạn khách quan khắt khe khác, để từ đó sinh hoạt triết học và tư tưởng chưa có cơ hội được phát huy một cách thích hợp. Trong khoảng thời gian nầy, một số đông người Việt đi ra nước ngoài cũng phải đương đầu với nhu cầu sống còn vật chất cộng với sự thiếu vắng của một hệ thống cơ chế văn hóa trong tiếng Việt để có thể xây dựng một lề lối sinh hoạt cho lãnh vực này. Đó là chưa kể đến tình trạng vọng động và phí phạm năng lực tư duy của một số đông trí thức Việt hải ngoại vào những sinh hoạt mang nặng mầu sắc chính trị thiếu thực tế, lạc đề và vô nghĩa.

Từ trong tất cả hoàn cảnh đó, chúng tôi, những người chủ trương tạp chí TRIẾT, vốn là một thành phần người Việt ở hải ngoại, muốn cố gắng điền vào chỗ trống nầy một nỗ lực khiêm tốn, trong niềm thao thức và hoài bão cho một sinh hoạt, một lề lối trò chuyện, thảo luận về những vấn để Triết học và Tư tưởng cho Việt Nam vốn đã trở thành một nhu cầu lớn. Rằng khi năng động kinh tế và xã hội dân tộc mang gánh nặng thuần thực tế vật chất thì tự nó cần một nỗ lực tư duy nhằm quân bình và điều hướng thực tính sinh hoạt đó. Và chúng tôi, những người được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, được giáo dục từ Việt Nam và ở ngoại quốc, bằng tiếng Việt và ngoại ngữ, và phần lớn đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, muốn đóng góp một phần nào cho nhu cầu tri thức đó.

Chúng tôi nghĩ rằng mỗi thời đại đều mang một nội dung tư tưởng mà tất cả chúng ta đều muốn lãnh hội và phổ biến để mọi người Việt khắp nơi có thể có cơ hội thâu thập được những vấn đề tư tưỏng của nhân loại và thời đại chung. TRIẾT là một tập san cho nhu cầu truyền thông và trao đổi trên bình diện tri kiến đó.

ĐỀ TÀI VÀ NỘI DUNG THẢO LUẬN

TRIẾT là một diễn đàn cho Triết học và Tư tưởng – như tên gọi đã nói. Chúng tôi muốn đưa ra những đề tài thuần về luận thuyết để đóng vai trò truyền thông trên quan điểm trung hòa, phổ quát và chấp nhận mọi khuynh hướng tư tưởng. Mọi đề tài nêu lên sẽ nằm trên bình diện lý thuyết trừu tượng  – và các yếu tố sử kiện và nghiệm thực chỉ là thứ yếu. Chúng tôi muốn vượt qua những tranh luận đầy thiên kiến, xúc động đối với các vấn đề đương thời, nhất là trong các lãnh vực chính trị, tôn giáo và lịch sử Viêt Nam cận đại.

Và điều nầy sẽ không phải là dễ dàng – và biên giới giữa hai phạm vi vừa nói cũng không là rõ rệt. Tuy nhiên, những đề tài trong TRIẾT sẽ là những nỗ lực khái niệm hóa, lý thuyết hóa trên căn bản luận đề. Và mọi sự trao đổi, truyền đạt, hay tranh luận, nếu có, đều nằm trên phương diện và tầm mức luận thuyết đó. TRIẾT không muốn tránh né một lãnh vực thảo luận nào – vì tất cả đều là cần thiết. Lý do mà chúng tôi chỉ muốn tự giới hạn chính mình trên phương diện thuần tư tưởng là hy vọng rằng một chiều sâu suy thức và lý thuyết nào đó có thể được cơ hội đào sâu và mở rộng.

Nhưng trên hết, chúng tôi muốn có cơ hội để nhìn lại chính mình, trên căn bản con người trong bối cảnh lịch sử, thời đại và nhân thế nhằm đánh giá những vấn đề tư tưởng và truyền thống suy thức của Việt Nam và các trào lưu triết học, luận thuyết của thế giới vốn có ảnh hưởng đến năng động chuyển hướng chung cho nhân loại và Việt Nam. Đây là một nỗ lực đánh giá lại chính mình đối với quá khứ và nhận định khách quan về một khả năng chọn lựa cho tương lai. Muốn thế vai trò thông tin là quan trọng và cần thiết hơn cả. Bởi vậy, TRIẾT sẽ mong có cơ hội giới thiệu với độc giả những triết gia, lý thuyết gia, tư tưởng gia và tác phẩm của họ với những trình bày về nội dung và ảnh hưỏng tư tưỏng liên hệ. Đây là một công việc đòi hỏi nhiều trong khả năng rất giới hạn về thời gian, tài chánh, nhân lực vốn chỉ từ một vài anh chị em chủ trương. Và vì vậy khuyết điểm và thiếu sót sẽ là điều không tránh khỏi.

Chúng tôi muốn trải suy tư và ngôn ngữ ra với độc giả và mời gọi quý vị cùng tham dự vào bàn tròn Triết học và Tư tưởng của TRIÊT.

Nguyễn Hữu Liêm  (tapchitriet.com)

(California, tháng 10, 1995)

6 BÌNH LUẬN

  1. Tôi chán ngấy cái đám ‘khuyễn-triết’ người Việt.
    Bọn này đáng gọi là “Vong-bãn”.
    Chúng chỉ làm một chuyện đáng kinh-tỡm, là đội anh Tây râu xồm và anh Tàu mắt xếch lên đầu.
    Mả bố chúng nó, những di-sãn của ông-cha để lại thì bọn chúng coi rẻ rồi ném vào thùng rác.
    Chúng chăm-chỉ chỗng mông lạy râu xồm, mắt xếch, coi họ còn hơn ông cố-nội.
    Khuyễn-triết chẵng có ích-lợi gì cho Việt Nam.

  2. “Từ bàn viết chủ nhiệm ” ? Chủ nhiệm báo nào ? Có phải ông Liêm là chủ nhiệm báo Đàn Chim Việt ?
    Có ai rành xin cho tui biết thông tin .
    Những người nào, ở đâu, thuộc nhóm chủ trương báo ĐCV ?
    Cám ơn các bác .

  3. Nguyễn Hữu Liếm đang làm chuyện…..tào lao. Triết lý chỉ là Cục Cứt Khô, còn đối tượng của Triết học là Xác Chết. Muôn đời chúng vẫn thế, chả đi đến đâu.

  4. “Chính trị không thể là đối tượng duy nhất để chúng ta trách cứ: vì chính trị là chiếc bóng của một bản chất văn hóa. Cho dù nhà nước, chính phù có ra lệnh, hay qua pháp luật cưỡng chế, cấm đoán như thế nào đi nữa cũng không giúp được gì nếu tâm chất quần chúng không có một mức độ tự ý thức về vấn đề chủ đích của pháp luật và chính sách.” (bài chủ)

    Chính trị chế độ cộng sản áp đặt và cấm đoán tất cả những gì dân muốn làm, chỉ được làm và phải làm theo đảng. “Chính trị là chiếc bóng của một bản chất văn hóa”. Văn hóa nào, văn hóa của dân tộc VN hay văn hóa cộng sản của mũi lõ mắt xanh, giết chết văn hóa dân tộc, làm thay đổi, kiềm hãm sự phát triển của đất nước vậy chính trị nó không phải là nguyên do để “trách cứ” khi nó không cho người dân được tự do, ngược lại, nó làm thui chột tài năng của cá nhân và đoàn thể cộng đồng hay nói rộng ra là đất nước và văn hóa dân tộc? Đảng cấm có ai dám không nghe? Đảng muốn có ai dám không làm? Hãy nhìn trí thức VN từ ngày có đảng cai trị có ai dám nói thật và nói tốt cho đất nước mà được sống yên thân không bị cộng sản trù dập hoặc giết và tù đày? Cứ bắt gán cho cái tội “chống phá lật đổ nhà nước” bất cứ ai có tư tưởng tự do dân chủ. Trần Huỳnh Duy Thức vẫn còn trong tù, và hàng trăm hàng ngàn người bị bắt sau này cũng chỉ vì cái tội muốn được bày tỏ (tự do) yêu nước. Cái “văn hóa” cướp nhà, cướp của, cướp đất, cướp vợ, cướp con, và đấu tố của Hồ Chí Minh và mấy tên lãnh đạo đảng từ đâu ra nếu không phải từ văn hóa cộng sản; và cái triết lý thà giết lầm hơn là bỏ sót của cộng sản tàn ác ra sao, có triết lý nào dám thưa kiện phản kháng mà thắng hoặc đánh đổ khi cộng sản còn cầm quyền toàn trị?

    Vấn đề ở đây là chế độ chính trị. Ở hải ngoại nói triết hay nói gì cũng được vì tự do, nhưng trong nước không có tự do ngôn luận thì làm gì có chuyện hội họp bàn luận trao đổi. Cộng sản chủ trương tiêu diệt văn hóa dân tộc để đem văn hóa cộng sản bên ngoài vào. Sách vở của VNCH sau 1975 đều bị tịch thu đốt sạch; ngược lại nhiều văn hóa xấu lại xuất hiện dưới chế độ cộng sản như phụ nữ Việt xếp hàng cho đàn ông ngoại quốc chọn làm vợ. Triết học tự do khác, hay nói rõ hơn, là kẻ thù của cộng sản.
    nv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên