Tháng Tư và Lý Tống huyền thoại

9
Lý Tống tuyệt thực để phản đối Thành phố San Jose không theo nguyện vọng của dân đặt tên Little Saigon cho khu phố Việt (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thời gian tôi làm việc ở trại tị nạn Galang, Indonesia, trong một lần qua đảo Tanjung Pinang công tác, đi ăn cơm tối cùng với nhân viên Cao ủy Tị nạn tôi gặp một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đến từ Singapore, ông có hỏi: “Do you know Lee Tong? What is he doing now?” – Anh có biết Lý Tống không, bây giờ ông ấy đang làm gì?

Lúc đó là hè năm 1986. Nghe nhà ngoại giao hỏi, tôi biết ông nói đến ai, nhưng tôi không thực sự biết sinh hoạt của Lý Tống khi đó ra sao, chỉ biết đến ông qua bài báo đăng trên nguyệt san Reader’s Digest đã được đọc. Tôi trả lời là không rõ Lý Tống hiện nay làm gì, vì tôi rời Hoa Kỳ đi làm việc ở nước ngoài cũng đã mấy năm.

Tôi biết đến tên tuổi của Lý Tống nhiều hơn sau khi trở về Mỹ. Gây tiếng vang nhất là vụ uy hiếp máy bay dân sự từ Bangkok để rải 5 vạn truyền đơn xuống Sài Gòn vào đầu tháng 9/1992, trong tình hình các chế độ cộng sản Đông Âu đã sụp đổ và Liên bang Sô-viết tan rã. Công an và an ninh thành phố Hồ Chí Minh đã phải vất vả đi thu truyền đơn kêu gọi nổi dậy, không cho dân tìm đọc hay lưu giữ.

Sau khi thả truyền đơn, Lý Tống nhảy dù ra khỏi máy bay, rồi bị bắt, bị Hà Nội kết án 20 năm tù.

Tám năm sau Lý Tống lại có phi vụ rải truyền đơn xuống Havana trong ngày đầu năm dương lịch 2000, rồi an toàn bay về Florida, Hoa Kỳ, không bị án tù mà chỉ bị thu bằng lái máy bay.

Cuối năm 2000 ông lại dùng máy bay nhỏ, bay vào Sài Gòn rải truyền đơn một lần nữa, dịp Tổng thống Bill Clinton qua thăm Việt Nam. Quay trở lại Thái Lan an toàn, ông bị bắt và một toà án ở Bangkok đã kết án ông nhiều năm tù, trong khi Hà Nội muốn dẫn độ ông về Việt Nam để xét xử.

Ông cũng đã từng có kế hoạch rải truyền đơn ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên nhưng không thực hiện được.

Qua những việc làm đó cho thấy tinh thần chống cộng sản của Lý Tống rất cao, thể hiện qua những hành động phi thường, không ai khác làm được, dù trước đó đã có những người tìm đường về nước như Hoàng Cơ Minh từ Mỹ, Võ Đại Tôn từ Úc hay Trần Văn Bá từ Pháp.

Câu chuyện của Lý Tống bắt đầu vào những ngày cuộc chiến tranh Việt Nam gần kết thúc. Là sĩ quan không quân, ông có phi vụ cuối cùng trong tháng Tư 1975, trước khi chiến đấu cơ bị bắn rơi và ông bị bắt giam từ đó cho đến nhiều năm sau ngày Việt Nam Cộng hoà sụp đổ 30/4/1975.

Năm 1980 Lý Tống vượt ngục, vượt biên là khởi đầu của những hành trình đầy huyền thoại.

Khi công tác ở Đông Nam Á tôi đã được nghe nhiều về những chuyến vượt biên, vượt biển do chính người trong các trại tị nạn kể. Có người đến được Galang, Bidong nhưng gia đình còn kẹt lại nên đã đóng thuyền bè, quay trở lại Việt Nam đưa gia đình cùng đi vượt biển một lần nữa, đến được đảo an toàn.

Nhưng hành trình dài có đến hai nghìn dặm, xuyên qua nhiều quốc gia với các phương tiện băng rừng bằng đường bộ hay đi xe đò, tầu hoả, và mất 17 tháng, để đến được Singapore của Lý Tống thật như chuyện bí hiểm đường rừng.

Vượt ngục, về Sài Gòn với ý định đánh cắp phi cơ chiến đấu từ căn cứ Tân Sơn Nhất để trở lại trại giam ném bom vào bộ chỉ huy quản giáo và cứu đồng đội nhưng không thành.

Sau đó ông vượt biên giới đường bộ qua Kampuchia, Thái Lan, Malaysia rồi cuối cùng đến đại sứ quán Mỹ ở Singapore xin tị nạn.

Chỉ riêng chuyện ông đến được đất Thái, sau khi băng rừng Kampuchia, không xin tị nạn ở đó và tiếp tục hành trình để tới Singapore cũng là điều lạ lùng. Ông chọn đường đi nước bước xa xăm như thế là có tính toán, có kế hoạch, vì đến đâu, qua những nơi nào, khi ở nhà trọ, mua thức ăn, đồ dùng ông đều giữ lại biên nhận. Đến khi gặp nhân viên ngoại giao Mỹ ở Singapore, không ai tin cuộc vượt thoát đầy hiểm trở của ông, nhưng Lý Tống đã chứng minh hành trình mấy nghìn dặm đường ông trải qua là có thực.

Tôi cũng thực sự không hiểu được vì sao ông đã không bị cảnh sát Thái bắt, đưa vào trại tị nạn, vì tôi đã từng đi xe đò, xe lửa giữa Singapore và Thái Lan mà một lần trên tàu hoả nhiều người tưởng tôi trốn từ trại tị nạn ra, vì tôi không biết tiếng Thái, định kêu cảnh sát bắt. Nhờ anh bạn đồng nghiệp giải thích rằng tôi gốc Việt nhưng có quốc tịch Mỹ nên an ninh Thái thôi làm khó dễ.

Bài báo của Anthony Paul trên nguyệt san Reader’s Digest số tháng 6/1984, và qua các ấn bản bằng nhiều ngôn ngữ khác, đã cho thế giới biết đến hành trình tìm tự do của Lý Tống từ khi vượt ngục khỏi trại tù cải tạo A30 ở Tuy Hòa năm 1980 cho đến lúc được định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1983.

Đến Mỹ, Lý Tống vừa đi học vừa đi làm. Với lý tưởng trừ gian, diệt bạo, ông đã có lần bắn chết kẻ cướp, đã đưa một tay anh chị băng đảng vào đường tử mà không bị án tù vì hành động của ông hoàn toàn mang tính tự vệ.

Ông tốt nghiệp cử nhân, rồi cao học ở Đại học Louisiana và đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ thì lên đường thực hiện một sứ vụ.

Sau nhiều ngày tuyệt thực và tuyệt ẩm, Lý Tống xuất hiện tại toà thị chính San Jose sau khi thị trưởng Chuck Reed và các nghị viên đồng ý với tên Little Saigon (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Ngày 4/9/1992 vào dịp kỷ niệm Quốc khánh và húy nhật Hồ Chí Minh, Lý Tống đã uy hiếp phi công của một chuyến bay dân sự từ Bangkok đến Việt Nam, cho phi cơ bay thấp trên không phận Sài Gòn để rải truyền đơn. Bị bắt, ông bị bản án tù 20 năm.

Cộng đồng người Việt hải ngoại tìm mọi cách vận động cho ông được tự do. Các tổ chức nhân quyền quốc tế không lên tiếng can thiệp vì coi đó là hành vi không tặc.

Thế nhưng đến Quốc Khánh 2/9/1998 của Việt Nam ông đã được Hà Nội ân xá và trục xuất, cùng với các tù nhân khác là giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế – hai nhà bất đồng chính kiến bị Hà Nội kết án tù nhiều năm – và Jimmy Trần, một người Mỹ gốc Việt khác bị kết án với tội âm mưu đặt bom phá tượng đài Hồ Chí Minh trước trụ sở ủy ban nhân dân thành phố.

Hành trình vượt biển của Lý Tống đã như một huyền thoại. Việc ông thực hiện được việc rải truyền đơn xuống Sài Gòn, xuống Havana cũng là huyền thoại.

Nhưng sự kiện Hà Nội thả tự do cho Lý Tống còn là điều lạ lùng hơn, vì ông mới chỉ thụ án 6 năm của một bản án 20 năm tù, mà theo luật Việt Nam thì tù nhân chỉ được ân xá sau khi đã thi hành 2 phần 3 bản án và có những hành vi tốt trong tù.

Trường hợp Lý Tống hoàn toàn khác. Ông được ra khỏi nhà tù ở Việt Nam khi thi hành chưa đến một phần ba bản án, ngắn hơn cả thời gian ông ở tù bên Thái Lan sau vụ lái máy bay vào Sài Gòn thả truyền đơn lần thứ hai vào cuối năm 2000.

Những sự việc mà sau này ông tiếp tục thực hiện vì lý tưởng chống cộng sản, như tuyệt thực cho “Little Saigon San Jose”, xịt sơn vào hình ảnh Hồ Chí Minh ở Nam California, xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hay dự định xâm nhập vào đại sảnh thành phố San Francisco nhân có hội nghị “Meet Vietnam” để lên tiếng cho nhân quyền Việt Nam cho thấy ông là người mưu trí và gan dạ.

Người ủng hộ tụ họp trước toà án San Jose khi có vụ xử Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Tôi có dịp gặp Lý Tống nhiều lần sau khi ông từ Thái Lan trở lại Hoa Kỳ, trong những dịp như diễn hành Tết, biểu tình phản đối văn công Việt Cộng, trong vụ “Little Saigon San Jose” hay đôi lần ngồi ăn cơm, ông luôn nói là: “Mình phải thực hiện những biện pháp bất tuân dân sự, civil disobedience, thì mới tạo tiếng vang cho chính nghĩa được.”

Những phi vụ của Lý Tống quả thật là phi thường để được thế giới biết đến ông như là James Bond hay Papillon của Việt Nam.

Đối với nhiều người Việt, Lý Tống với gần hai mươi năm qua các nhà tù ở Việt Nam, ở Thái Lan mà ông vẫn hiên ngang trực diện đối đầu với cộng sản, đó đích thực là con người của huyền thoại.

Lý Tống tên thật Lê Văn Tống, sinh ngày 1/9/1945 tại Huế, Việt Nam, mất ngày 5/4/2019 tại San Diego, California sau một cơn bệnh. Hưởng thọ 73 tuổi.

Bùi Văn Phú

9 BÌNH LUẬN

  1. Cách đây vài tuần, khi có một độc giả viết rằng ” Ngày 5/4/1975, Lý Tống bay phi vụ cuối dội bom phá một cây cầu để cản đường tiến quân của cs Bắc Việt”, thì một độc giả khác viết rằng ” Lý Tống không đánh sập một cây cầu nào , vừa lên là bị ăn Hoả tiền tầm nhiệt SA7 chiếc A 37 đứt đuôi “.

    Tôi đọc được một bài viết của tác giả Phương Hoa trên một trang mạng nọ viết về vụ cây câu CR như sau:

    “Khi ấy Lý Tống nhìn xuống thấy đồng bào mình bên dưới quá đông, chần chừ không nỡ ném bom phá cầu rồi bay đi ngay theo như lệnh, mà anh đã lượn qua lượn lại mấy vòng nên máy bay của anh mới bị bắn rớt “.

    • Theo lệnh Mỹ các cây cầu khắp miền Nam cầu dài nhất ở phú yên là cầu Đà rằng không được đánh xập ,cho nên chuyện Lý Tống đánh bom la chuyện viết bừa ,cây cầu nào Lý Tống muốn đánh xập ở Nha trang ? Muốn đánh xập cầu thì tất cả cầu sẽ bị đánh xập sau khi Ngụy rút lui đây là đều bắt buộc trong cuộc hành quân lui binh , nên nhớ Tướng Nam không cho lệnh phá cầu Long an ,và Ông Toàn không ra lệnh phá các cầu trong vùng trách nhiệm sau khi sư đoàn 18 rút về saigon ,chỉ có Cầu cỏ mây đi Vũng Tàu bị TQLC phá xập để di tản xuống bãi biển Vũng Tàu nhưng chúng tôi không muốn dồn họ vào đường cùng khi DVM đã đầu hàng ./

  2. Mong rằng trong tương lai sẽ có những cuốn phim được thực hiên về cuộc đời của người anh hùng Lý Tồng xuất quỷ nhập thần xem không phận của các nước Cộng sản chẳng ra ký lô chi sất cả và coi tù ngục tựa nơi nghỉ mát.

  3. Hảy nghe anh hùng Quân Nhục Viet Nam Cộng Hành than thờ vời truyền thông trưóc khi chết.

    “Tôi dọn về SAN DIEGO là vì ở SAN JOSE mắc mỏ quá mà 800 Dollars tiến già sao sống nổi. Điểm khác nưả là về SAN DIEO làm ……………..ẩn sĩ vì trên SAN JOSE tiẹc tùng liên miên, mổi đám như thế phải tốn it nhất là 40 dơlllars cho nên không kham nổi”

    Trên đay là cuộc noi chuyện giữa LY TONG và Phố Bolsa Tivi

    Chứng minh ngay không thì NGUY TAN DƯ 3/// méc voi TRUMP là thằng Chông Cộng Láo Phét bêu xấu QUAN NHỤC VIET NAM CỘNG HOÁ, Ố là la

    https://www.youtube.com/watch?v=9Cw0iH1nrOI&t=457s

    Qua mẩu đối thoại trong video clip trên nguoi ta mới thấy đuợc chao ôi , một anh hùng Chông Công Cực Đoan chi mà nghèo the thảm rưá giời ơi. 40 dolllars còn không có đi đám tiêc vì xấu hổ cho nên đi ……………………………ẩn sĩ (đi trốn).

    Thế thì sự giàu sang phú quý, nứt đố đổ vách mà máy bác NGUY TAN DƯ 3/// nổ banh nhà lông trên mạng bao nhieu năm hoá ra là BỐC PHÉT.

    Moị ngươi đêu nghe NGUY TAN DƯ 3/// nỏ mốm rằng HUYNH ĐỆ CHI BINH, đoàn kết giup nhau, tương thân tương trợ thế mà răng LY TỐNG ……………………..rách kinh thế mà NGUỴ TAN DƯ 3/// ờ mô không ra tay nghiã hiệp, biểu dương tình HUYNH ĐÊ CHI BINH cho LY TÔNG bớt nhục nhả đi, tới khi chết rồi thì bu lại tự sướng là răng hởi đám nhố nhăng NGỤY TÀN DƯ 3///, ố là la.

    Làm Anh Hùng Chống Cộng cuà NGUY TAN DƯ 3/// thảm hai thế cơ à, chết trong nghèo khổ cơ hàn quá tay. Trong khi mấý bac NGỤY TAN DƯ 3/// nổ như đai bác 175 mm tren mạng nào là NGUY TAN DƯ 3/// thong minh, taí giòi, giàu có, đoàn kết , thương yeu , giúp đỏ đồng hương thì LY TỐNG, một anh hùng CHONG CONG sống lay lất ăn xin trợ cấp để đăp đổi qua ngày trong nhửng năm cuối đới. Ố là la là đó tình HUYNH ĐỆ CHI BINH cuả NGUY TAN DƯ 3/// hay là mấy bác củng là ốc không mang nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu sao đặng”, hoặc như ngươi Mỹ hay nòi” YOU ARE IN THE SAME SHOE”, tạm dich là “hay là các bác củng hội cùng thuyền , nghèo kiết xác như LY TỐNG.

    Đúng là dân VN khi nghe tới NGỤY TÀN DƯ 3/// là ai củng biết là NGUỴ TAN DƯ là đám bốc phét nói nhiều hơn làm, hèn thì truyền kiếp, nhát như gia truyền.

    • Ngậm phân phun lia lịa thành ra ngày càng…ngu, càng thúi.
      Thương …má em quá.

      Lý Tống là một anh hùng dân tộc chính hiệu. Người Việt tự do trong ngoài nước ai cũng kính phục lòng yêu nước của ông ta.
      dĩ nhiên là ngoại trừ những người theo con chó ghẻ csVN kiếm ăn.

      Người Việt tự do rất hãnh diện khi có một…nguỵ tàn dư /// như Lý Tống.

    • Tôi rất cảm phục anh Lý Tống qua bàn luận của bạn.

      Lý Tống cũng như rất nhiều người Việt hải ngoại đã có dư đủ tài năng để an thân làm giàu, nhưng những vị đáng kính phục này đã chọn lựa mang tư tưởng đấu tranh cho độc lập tự do nhân quyền đến cho VN và các nước cộng sản. Ngược lại những người chỉ lo cho gia đình con cái an cư lạc nghiệp là chính như tôi là bằng chứng cần phải khâm phục những anh hùng như Lý Tống.

      Chúng ta hãy cùng nhau tranh đấu bằng tất cả các phương cách khác nhau tùy hoàn cảnh cho một hòa bình thế giới không còn cộng sản.

      Xin gửi lòng thành kính tri ân đến anh Lý Tống.

      Mong bạn luôn an vui.

    • Cũng mày nữa. Vừa mới đại thắng thì đã phải làm việc kiếm cơm rồi. Người ta chống cộng là tự nguyện chớ đâu có lãnh lương mà giàu hả mậy? Mày đừng có nói ẩu mà đám đang xếp hàng vô thăm lăng bác để lãnh bánh bao tưởng thiệt là họ ào ào xin qua Mỹ nghen mậy! Ơ, người già bên Mỹ là vậy đó, hổng có đi làm, nhà nước nuôi ăn ở. Bên xứ Việt cộng thì khác, người già được tự do ăn cắp và ở tù. Thôi mỗi bên có ưu khuyết điểm khác nhau. Ê Lác, hỏi thiệt là mày có lãnh lương hôn Lác? Kiếm đường qua Mỹ đi rồi tao chỉ mày cách chống cộng để giàu. Bên đó khổ quá mà! Đại tướng như Võ Nguyên Giáp còn xin thằng ký giả người Pháp khiến nó viết sách kể tùm lum. Nhục thấy mẹ!

  4. Lý tống có rải truyền đơn ở Cuba không ?
    Theo như những bài báo đọc được lúc đó và nếu nhơ không lầm thì KHÔNG.
    Lý Tông đã lại máy bay qua Cuba với ý đinh thả truyền đơn chống CUBA .
    Khi tới gần Cuba thì Cuba báo đông ,máy bay tiềm kích Cuba chuẩn bị sắn sàng bay lên ứng phó (Cuba không là vn mà LT vào như chổ không người Sau này LT hăm he lái máy bay vào TC dở mai sân vân động Thế Vân Hội và qua Bắc Hàn làm sập mái dinh chủ tịch Bắc Hàn. NHƯNG CHƯA THỰC HIÊN ĐƯỢC THÌ ANH LAI LÁI MÁY BAY VỀ VN THẢ TRUYỀN ĐƠN CHÔNG VC MỘT LẦN NỮA.Lần nayyanh lái máy bay an toàn về Thái Lan và bị 6 năm tù ở đây (vụ này xãy ra sau vụ CUBA)
    Trg lúc đó không quân Mỹ cũng báo động ,phái hai chiếc máy bay lên kèm máy bay LýTông về Mỹ. Bị Mỹ thảm vấn .Thả ra sau khi tjch thu bằng lái .(Mỹ ngắn chặn kịp thời đẻ tránh gây rắc rối về ngoại giao ,đối đầu không cần thiết vói chế độ Fidel Castro !)
    CĐ Cuba hoan hô Lý tống ,coi anh là anh hùng và gom tiền tặng anh (80,000 US$)….
    Và NẾU đúng như tôi biết thì anh Ly tống cung không mất đi danh vị to lớn là ANH HÙNG
    “Anh hùng tử khí hùng bát tử…”
    “Ở đời muốn sự của chung .
    HƠN NHAU một tiếng ANH HÙNG mà thôi !

    • Trích từ các bài trên báo Mỹ đưa tin Lý Tống qua đời đều có nhắc ông thả truyền đơn xuống Havana, Cuba.

      An unchastened Mr. Tong went on to broaden his fight against communism, dropping leaflets over Havana on New Year’s Day 2000 that urged Cubans to rise up against “the old dinosaur Fidel Castro.” They were signed, “Commander in Chief of the Revolutionary Anti-Communist Forces of the World.” (Washington Post 7/4/2019)

      In early 2000, years after his first flight over Ho Chi Minh City, Mr. Tong burnished his anti-Communist credentials with a flight over Havana in a rented plane, scattering leaflets as he had in Vietnam. He was commended on his return by Cuban-Americans in Florida, who gave him a victory parade. (The New York Times, 6/4/2019)

      In January 2000, Tong rented a Cessna, flying from Florida to Cuba to distribute newspapers urging citizens to revolt against the government of Fidel Castro. (Los Angeles Time, 31/3/2019)

      In early 2000, he flew a small plane over Cuba to distribute political newspapers, and later that year was arrested and sentenced to seven years in prison for hijacking a plane to release more leaflets over Ho Chi Minh City. (San Jose Mercury News, 6/4/2019)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên