S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một gia đình nông dân

9

Tôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ (“hơi quá tân kỳ”) của Nguyễn Quang Thiều.

Theo Wikipedia, tiếng Việt, đọc được vào hôm 21 tháng 7 năm 2021: “Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.”

Thảo nào mà Nguyễn Quang Thiều thường xuất ngoại, và hay viết về những chuyến đi. Năm tháng mà Nguyễn Quang Thiều sống ở nước ngoài, có lẽ, ít hơn thời gian tôi ngồi lê la trong mấy cái bar rượu (nơi xứ lạ) nên đọc mấy trang du ký của ông không thấy có chi là hào hứng lắm.

Cũng theo Wikipedia: “Nguyễn Quang Thiều được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối thángCảnh Sát Toàn Cầu.”

Đã là một quan chức trong chế độ toàn trị, lại làm báo Cảnh Sát với một ông tướng công an (rất nhiều tai tiếng) nên thỉnh thoảng Nguyễn Quang vẫn bị chê trách là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, khách quan mà xét thì khó có thể phủ nhận được rằng ông là một người cầm bút có tài (và cũng rất có tâm) khi viết về cuộc sống ở nông thôn.

Hãy xem qua đôi đoạn (“Thư Của Đứa Con Những Người Nông Dân”) đã được đăng nhiều kỳ trên trang Vietnamnet:

“Cảnh làm ruộng của những người nông dân của mấy chục năm trước kia và bây giờ chẳng khác nhau chút nào. Có khác thì chỉ khác một điểm. Đó là người nông dân đi sau đít con trâu mấy chục năm trước kia hiện ra trong ảnh đen trắng còn người nông dân bây giờ vẫn đi sau đít trâu nhưng là trong ảnh màu rực rỡ….”

Trong những tấm “ảnh mầu rực rỡ” này, Nguyễn Quang Thiều tìm ra được nhiều con số rất “kinh hoàng” – theo như nguyên văn cách dùng từ của chính ông:

“Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể:

‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê…Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế.”

Nhà văn Nguyễn Khải còn cho biết thêm đôi ba sự việc còn “kinh hoàng” hơn thế nữa:

“Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay.”

Dù “dở nhiều hơn hay,” làng quê Việt Nam vẫn tồn tại nhờ vào vô số những nông dân “đội sương nắng bên bờ ruộng sâu, vài ngàn năm đứng trên đất nghèo ” để nuôi nấng cho cả dân tộc này được sống “no lành” – theo như lời (Tình Ca) thắm thiết của Phạm Duy.

Câu hỏi đặt ra là liệu giới nông dân còn vẫn có thể tiếp tục “đứng” mãi như thế thêm bao lâu nữa, trước tình trạng nông thôn đang bị bức tử một cách thảm thương như hiện cảnh? Bi kịch mới nhất của giới nông dân Việt Nam vừa được RFA tường trình:

“Vụ án hai nhà hoạt động vì quyền đất đai là ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm bị cáo buộc tội danh ‘phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước’ đã kết thúc giai đoạn điều tra vào hôm 15 tháng 6 năm 2021…

Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương, cho biết, gia đình chồng của cô có tổng cộng ba người bị bắt giữ, bao gồm ông Phương bị công an Hà Nội bắt giam một năm về trước – chỉ bốn ngày sau khi bà sinh con…

Luật sư Lê Văn Luân, người bào chữa cho cả hai nhà hoạt động thì cho hay trên Facebook cá nhân rằng, cả bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương đều bị đề nghị truy tố theo khoản 2, Điều 117 Bộ Luật Hình sự với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam.”

FB Vũ Quốc Ngữ cho biết thêm: “Từ đầu năm đến nay, an ninh Việt Nam bắt giữ ít nhất 13 người theo cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hoặc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ,’ và kết án 14 người cũng theo hai tội danh trên với mức án từ 4 năm đến 15 năm tù giam.”

Cả hai tội danh thượng dẫn đều rất mơ hồ – nếu chưa muốn nói là hàm hồ – chỉ để che đậy cho những sự thực (phũ phàng) liên quan đến việc tranh chấp đất đai ở xứ sở này:

Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao. Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980…

Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Chính cái được mệnh danh là “chế độ công hữu” này đã sản sinh ra vô số những “vụ cướp ngày” từ mấy thập niên qua:

“Chỉ đến thời đại của Internet và đặc biệt là mạng xã hội, những vụ cướp đất đầy tai tiếng mới được phơi bày, luôn luôn đầy bạo lực, máu, nước mắt, và tù tội. Những cái tên đất, tên làng đã đi vào… lịch sử cướp đất: Tiên Lãng, Văn Giang, Đồng Tâm, Dương Nội, Thủ Thiêm, và nhiều nữa… (Đoan Trang, Trịnh Hữu Long. “Chính Trị Việt Nam: Một Thập Kỷ Nhìn Lại.” Luật Khoa Tạp Chí 30/12/2009).

Tác giả Đỗ Thúy Hường tóm gọn:

“Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng ‘tim đen’ của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ ‘quản lý’… Chỉ bằng một câu viết trên giấy ‘Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý’… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng.”

Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này” ?

9 BÌNH LUẬN

  1. “làm báo Cảnh Sát với một ông tướng công an (rất nhiều tai tiếng) nên thỉnh thoảng Nguyễn Quang vẫn bị chê trách là lẽ tất nhiên”

    Đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến gọi viên thiếu tá an ninh hoạt động hải ngoại là “nhà báo” thì được mọi người ca tụng là “1 trong những tiếng nói chủ lực của cộng đồng người Việt chống Cộng”

    TẤT CẢ những cái tên Đc Ts TNT đề cập, từ Hữu Ước cho tới Huy Đức, hình như chả có ai là Cộng Sản cả . Lạ thật, văn Đc Ts TNT nhứt cư, cứ như thần l vậy . Hay quá đi mất!

  2. Có một số bạn đọc hình như không hiểu tiếng Việt, không biết tác giả viết gì nên phát biểu linh tinh!

  3. Ông chỉ trích hành động của Israel ở Dải Gaza và các chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Trump. Streamer người Mỹ Hasan Pike hiện đang gặp rắc rối với các viên chức biên giới khi trở về Hoa Kỳ. Vụ việc này tiếp tục làm dấy lên mối lo ngại về quyền tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ.

    Hasan Piker, một diễn giả chính trị nổi tiếng ở Hoa Kỳ, cho biết ông đã bị lực lượng tuần tra biên giới nhắm tới khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Trong một buổi phát trực tiếp, người đàn ông 33 tuổi này cho biết một cảnh sát đã đưa anh vào một căn phòng phía sau tại sân bay ở Chicago sau khi anh trở về từ Pháp và thẩm vấn anh chi tiết về nội dung trực tuyến của anh.

    Piker nói về viên cảnh sát đó: “Ông ấy biết chính xác tôi là ai”. “Ông ấy cứ hỏi, ‘Anh làm nghề gì để kiếm sống? Bạn đang nói về tin tức à? (…) Và sau đó: ‘(…) Anh đang nói về chiến tranh à? (…) Anh đang nói về Trump à?'” Cuộc trò chuyện ngày càng chuyển sang các tuyên bố chính trị của ông. “Tôi nghĩ lý do là để tạo ra bầu không khí sợ hãi”, Piker nói. “Để những người như tôi, hoặc những người khác ở vị trí của tôi mà dog Trump không làm gì được , dog Trump muốn chúng ta giữ im lặng, được nói chỉ trích.

    • Người ta ngày càng lo ngại ở Hoa Kỳ rằng việc bày tỏ ý kiến ​​công khai dưới thời chính quyền Trump có thể dẫn đến hậu quả về nhập cảnh hoặc các lĩnh vực khác. Những người chỉ trích cảnh báo rằng các nguyên tắc cơ bản như quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng được ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ có thể bị đe dọa.
      Kaka Kaka
      Dog Trump lộ rõ bộ mặt cộng sản của nó
      Dog Trump liếm hậu môn của Tàu chệt
      Kaka Kaka

  4. Xu hướng tiến tới chủ nghĩa Xã hội trên phạm vi toàn thế giới là không thể đảo ngược . Tớ đã chứng minh Canada, đồng chí trăm nicks ngàn cọp bi & bết chứng minh Mỹ follow tút xuỵt

    Mác vẫn đúng!

  5. Ukraine: Hoàn tất mọi bước cho thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ +++
    Theo Phó Thủ tướng Yulia Svyrydenko, Ukraine đã hoàn tất mọi bước cần thiết để hoàn tất thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ, bao gồm việc thành lập quỹ đầu tư chung. Swyrydenko viết trên mạng xã hội rằng một cột mốc nữa trên con đường ra mắt Quỹ đầu tư tái thiết Hoa Kỳ-Ukraine đã đạt được. Ông Swyrydenko cho biết một ghi chú chứng nhận quá trình hoàn tất đã được trao cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, Julie Davis. Tuần trước, quốc hội Ukraine đã phê chuẩn thỏa thuận với Hoa Kỳ về khai thác nguyên liệu thô chung.

  6. “Cách mạng văn hóa Mỹ”
    Hành động của dog Trump khiến người Trung Quốc nhớ đến dog Mao
    Rõ ràng là sự so sánh này có giới hạn. Donald Trump không phải là Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc lại nói về một “Cách mạng Văn hóa Hoa Kỳ”, về sự tương đồng giữa hành động của cựu độc tài Trung Quốc và tổng thống Hoa Kỳ hiện tại.

    Donald Trump căm ghét giới tinh hoa, không tin tưởng vào bộ máy chính quyền và nhấn mạnh sự gần gũi của mình với người dân thường. Khi làm như vậy, Tổng thống Hoa Kỳ khiến một số người nhớ đến cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Một trong số họ là nhà khoa học Ding Xueliang, người đã nhận bằng tiến sĩ từ trường đại học danh tiếng Harvard của Hoa Kỳ. Chuyên gia về Cách mạng Văn hóa Trung Quốc và giáo sư danh dự này lớn lên ở nước Trung Quốc cộng sản. Theo một phóng viên của đài truyền hình CNN của Mỹ, năm 13 tuổi, ông đã gia nhập Hồng vệ binh của Mao.
    Vào thời điểm đó, Ding đã trở thành một phần của phong trào làm rung chuyển Trung Quốc đến tận gốc rễ: Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, trẻ em đã tố cáo cha mẹ mình, hàng triệu người bị phơi bày trước công chúng, bị tra tấn hoặc lưu đày, và hàng trăm nghìn người đã chết vì những chính sách mới. Mao giả vờ muốn giải phóng đất nước khỏi đội ngũ cán bộ cũ và lối suy nghĩ cứng nhắc.

    Theo CNN, cựu Hồng vệ binh Đinh cho biết tình hình lúc đó không giống với nước Mỹ ngày nay: “Nhưng chắc chắn có sự tương đồng”. Ding không phải là người duy nhất có cảm giác như đang mơ. Trong những tháng gần đây, nhiều người Trung Quốc khác cũng bày tỏ quan điểm tương tự: họ nói rằng những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ có vẻ quen thuộc với họ.
    “Cảm giác quen thuộc tràn ngập”

    Giống như nhà khoa học chính trị Ding, doanh nhân và nhà nghiên cứu truyền thông Hu Shuli đã trải qua Cách mạng Văn hóa Trung Quốc khi còn là một thiếu niên và sau đó đến Hoa Kỳ để du học. Gần đây cô đã viết trên nền tảng mạng xã hội WeChat: “Đây là một cuộc cách mạng văn hóa của Mỹ!”

    Nhà báo điều tra người Trung Quốc Jiang Xue nói với tờ New York Times rằng cô đã “nhảy từ chảo rán xuống lửa” tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.Cô ấy rời Trung Quốc đến Hoa Kỳ vì công việc. Theo lời Xue, tờ báo trích dẫn lời cô ấy nói rằng ở đó, cô ấy hiện cảm thấy “bị choáng ngợp bởi cảm giác quen thuộc” như ở chế độ cộng sản.

    Theo CNN, luật sư hiến pháp Bắc Kinh Zhang Qianfan cho biết: Giống như Mao, Trump vây quanh mình những người trung thành bên ngoài giới cầm quyền. Trong một bài đăng trên blog, đồng nghiệp của Zhang là Zi Zhongyun đã giải thích như sau: Các nhà độc tài muốn tiếp xúc trực tiếp với người dân, còn bộ máy chính quyền thì cản trở. Theo lời ông Zhang, Mao đã cử Hồng vệ binh đến – Trump dựa vào Elon Musk và nhóm của ông. Sự so sánh này chỉ có hiệu quả ở một mức độ hạn chế, bởi vì từ năm 1966 trở đi, Hồng vệ binh đã hoạt động như lực lượng bán quân sự, giết hàng nghìn người và lại bị giải tán vào năm 1968. Nhóm của Musk bao gồm các chuyên gia CNTT thiết kế lại các quy trình quan liêu

    • Người bỏ phiếu cũng ngày càng trở nên chỉ trích nhiều hơn. Trong khi đó, phần lớn dân chúng bày tỏ sự không hài lòng với công việc của tổng thống trong các cuộc thăm dò. Truyền thông Hoa Kỳ chỉ trích tổng thống và nhóm của ông một cách rộng rãi và công khai. Văn bản này chắc chắn không được viết ở Trung Quốc thời Mao.

  7. “Tuê-Hải Nguyễn 04/02/2025 At 8:31 am
    Thực trạng Việt Nam ngày nay

    Việt Nam hiện tại không còn giữ được những giá trị cao đẹp của lý tưởng cộng sản.

    Nhà nước hiện thời là một hệ thống độc tài tư bản hoang dã, nhân danh chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để biện minh cho sự cai trị độc quyền”

    Đây là những nhận định, toát lên 1 mong muốn, của không ít dân chúng trong lẫn ngoài nước . Read “những giá trị cao đẹp của lý tưởng cộng sản

    Thế mà có người viết “Đả đảo Cộng Sản” kia đấy, gớm chưa!

    May là đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến (rất) đôn hậu, thiết tha và (vô cùng) thương cảm đã khéo léo không nhắc tới, vì ý thức được đó là 1 cái tội (khá) nặng, xúc phạm tới hổng ít người được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước mến mộ

Leave a Reply to Dog Trump Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên