Nguyên thủ quốc gia và định chế chủ tịch nước

3
Chủ tịch nước Tr6a2n Đại Quang. Ảnh Kienthuc.vn

ĐCV: Trên mạng từ tuần lễ nay rộ lên lời đồn đoán về sức khỏe của chủ tịch nước Trần Đại Quang. Người thì nói ông uống phải rượu ‘ngâm củ phóng xạ’, người bảo ‘tai biến mạch máu não’; người cho rằng ‘đã rút ống thở’, người bảo ‘đã ra nước ngoài chữa bệnh’…

Dưới đây là phần viết của blogger Osin Huy Đức, người được cho là ‘thạo tin’, ‘nói đâu trúng đó’, nhất là gần đây ông là người đầu tiên, trước cả 800 trang báo trong nước đưa ra thông tin về việc Trịnh Xuân Thanh về nước.

Bài không cho biết rò về tình trạng sức khỏe của ông Quang, nhưng khẳng định ông đang trị bệnh.

——————————————-

Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].

Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng…

Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như “công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; …ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp”. Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước”. Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.

Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. “Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ “không làm việc” trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.

Theo Facebook Osin Huy Đức

3 BÌNH LUẬN

  1. ” Nguyên thủ quốc gia và những định chế chủ tịch nhà nước”! Nói cho “quan trọng” tất cả chức danh lảnh đạo đều do chúng nó bầu chọn cho nhau.Đàn em bầu Đảng trưởng !! Hoàn toàn không dính dán gì đến người Dân. Chúng nó cai trị bang sung đạn và nhà tù ! Chính vì thế “thằng” nầy lên,”thằng” khác xuống,kệ-mẹ -nó cần gì Dân biết ! Đòi hỏi phải cho Dân ,là vô cớ công nhận chức danh do chúng đặt ra, Mắc mưu !!!

  2. QUÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ

    Thời xưa quân chủ ngàn năm
    Tôn quân là thói thường xuyên ở đời
    Nên ai nếm mật nằm gai
    Tới khi có được ngôi vua rỡ ràng

    Từ đây lớp lớp hàng hàng
    Cha truyền con nối mới càng tự nhiên
    Trừ khi gặp thứ đảo điên
    Để thành sập tiệm cho giòng khác lên

    Khiến cho dân mãi cùn mằn
    Bởi vua nắm hết chủ quyền toàn dân
    Vua toàn ban lệnh mọi phần
    Dân hầu nô lệ cúi đầu làm theo

    Ngày nay thế giới chuyển rồi
    Nhưng dân chủ dỏm vẫn thời như vua
    Kiểu vua tập thể đâu vừa
    Cũng là truyền nối như xưa khác nào

    Toàn dân như thứ của chùa
    Ai lên làm chủ thì vùa theo ta
    Gọi là dân chủ bao la
    Còn mình nô bộc thiết tha mọi điều

    Nhưng đời miệng lưỡi toàn điêu
    Mười voi bát xáo khác gì xưa nay
    Ngôn từ xạo xự luôn hay
    Nhưng về thực chất khiến thầy phải kinh

    Nói ra hóa kiểu bất bình
    Hay phường phản động quả tình chẳng hay
    Làm dân quen thói cùi đày
    Biết chi thực chất quyền cao của mình

    Bởi vì nó hóa linh tinh
    Nên dân mất hết quyền mình vậy thôi
    Trước sau đâu được chọn người
    Mà mâm bát sẳn để mình hoan hô

    Nên chi nào khác ngày xưa
    Cứ khi hoàng thượng se mình nhao lên
    Biết chi vẫn chuyện thường tình
    Luôn không có mợ chợ thì cũng đông

    Nên thôi sẳn nói vài dòng
    Người khôn tất sẽ tự mình suy ra
    Bởi vì trong cõi người ta
    Kẻ ngu đâu thấy bao la chuyện đời

    Ngày nay thế giới tuyệt vời
    Bởi nhờ dân chủ bao người tạo nên
    Riêng dân ta mãi cà quèn
    Cứ hoài quân chủ ối mèn đéc ơi

    MÂY NGÀN
    (10/8/17)

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên