TRANG CHỦ Văn Hoá Mấy suy nghĩ về đề xuất thay đổi Tiếng Việt của PGS.TS...

Mấy suy nghĩ về đề xuất thay đổi Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền

19

Trong những ngày vừa qua, hàng loạt các trang thông tin đại chúng đã liên tục đưa tin về một ý tưỡng khoa học liên quan đến việc “thay đổi” chữ viết tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Sư phạm Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy – học phổ thông (ở đây tôi xin được sử dụng cụm từ “thay đổi” để thay thế cho cụm từ “cải tiến” mà một số trang báo đã sử dụng vì tôi cho rằng “Cải tiến” phải mang tính tích cực, còn trong đề xuất này của ông Bùi Hiền, tôi cho rằng chúng “lợi bất cập hại”).

Trước hết, tôi xin phép khẳng định, tôi không phải là người có chuyên môn về ngữ học. Song, bằng sự quan tâm thực sự và bằng vốn kiến thức hạn hẹp trong quá trình học tập và công tác của mình, cùng những trăn trở của bản thân với ngôn ngữ dân tộc hiện nay, xin được chia sẻ một vài ý kiến cá nhân xung quanh vấn đề này. Và cũng xin được đề cập ngay từ đây rằng: “Tôi cũng không đồng tình với đề xuất này của PGS. TS Bùi Hiền, nhìn trên tổng thể vấn đề”.

Khoan hãy bàn đến tính “đúng-sai” của vấn đề, trước tiên, phải thừa nhận một thực tế rằng, người Việt Nam chúng ta có một đặc trưng tâm lí là rất ngại thay đổi. Các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trước nay đều có những nhận định rất đích xác về tâm lí ấy, chẳng hạn như cố GS. Đào Duy Anh từng có nhận xét về tính cách người Việt như sau: “Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý (HTP nhấn mạnh) (…) Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài (…) Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo” (Việt Nam văn hóa sử cương (2010), Nxb Thời đại, tr.22-23). Các tính cách ấy của người Việt không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, mà nó chính là hệ quả ảnh hưởng từ chính nền văn hóa nông nghiệp lúa nước (ưa sự ổn định do sự chi phối từ phương thức sản xuất) đã có từ lâu trong sự tiến diễn của lịch sử dân tộc.

Phản ứng của dư luận trong những ngày vừa qua càng góp phần khẳng định đặc trưng tâm lí ấy. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu dư luận (đặc biệt là giới trẻ) có những làn sóng chỉ trích, phản ứng cực kì thái quá, cùng những bình luận (comment) với những lời lẽ, từ ngữ hết sức dung tục, thậm tệ để phản ứng với ý kiến của PGS. TS Bùi Hiền. Thực tế ấy không chỉ đơn thuần phản ánh tâm lí của người Việt (ngại thay đổi), mà còn cho thấy một đặc điểm giáo dục hiện nay ở nước ta đó là chưa xây dựng được một nền văn hóa học thuật với sự tự do trong nghiên cứu đúng nghĩa, và quan trọng hơn, người học chưa được rèn luyện tư duy phản biện khoa học. Có lẽ đó là lí do dẫn đến một hiện tượng (trong quá khứ lẫn hiện tại) đó là khi đứng trước một phát kiến có sự ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, nếu phát kiến đó đi ngược và đối nghịch với hiện trạng thì tâm lí của chúng ta sẽ bị kích ứng một cách mạnh mẽ.

Thực ra, nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tôi cho rằng mỗi chúng ta, nếu không phải là nhà khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ (đặc biệt là lí thuyết về ngôn ngữ học), tôi tin chắc rằng chúng ta chỉ sử dụng tiếng Việt vì đơn giản nó là ngôn ngữ chính thức của chúng ta. Ta được “tắm” trong dòng sông “tiếng Việt” ngay từ thuở lọt lòng, ngay từ những ngày còn bập bẹ vài ba chữ “ba”, “mẹ”. Chính vì vậy, nó là ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi một người Việt. Còn nếu đi sâu vào việc phân tích tiếng Việt (về ngữ âm, cấu trúc, ngữ pháp, từ vị…) thì chúng ta đều chẳng biết gì. Có thể dẫn chứng thực tế trên khi với đặc thù giảng dạy tiếng Anh của nước ta: chủ yếu dạy nội dung về ngữ pháp mà rất thiếu các nội dung về phản xạ, giao tiếp, người Việt chắc chắn sẽ giỏi ngữ pháp trong tiếng Anh hơn chính người Anh, người Mỹ. Đến đây, có thể khẳng định rằng: một bộ phận sử dụng các lời lẽ thóa mạ, xúc phạm ông Bùi Hiền đã rất thiếu cơ sở khoa học để có thể phản biện một cách công tâm, khách quan vấn đề mà ông đặt ra. Nó cho thấy sự thiếu tư duy trong phản biện khoa học mà tôi đã đề cập ở trên. Sự việc này, một cách vô thức, khiến tôi bỗng tìm thấy bóng dáng của vua Gia Long đâu đó trong con người của cụ Hiền. Cách phản ứng của dư luận những ngày gần đây gần giống với cách mà ta đã lên án Gia Long với nhiều tội danh trong lịch sử, trước khi có được cái nhìn công tâm hơn như bây giờ. Vì vậy, có lẽ ta hãy để cho các nhà nghiên cứu sử dụng tri thức khoa học của mình để phản biện lại quan điểm trên của PGS. TS Bùi Hiền. Chúng ta không nên lên đồng chửi bới vô cớ chỉ vì phát kiến đó không thuộc phạm vi nhận thức, không thuộc chuẩn mực xã hội hiện tại.

Đối với bản thân tôi, tuy cũng nằm trong đại đa số người là không đồng tình với ý kiến thay đổi tiếng Việt của ông Bùi Hiền đã đề xuất, nhưng tôi vẫn dành một sự kính trọng ít nhiều đối với đề xuất của ông. Lí do đó là:

1/ Tôi tin rằng ông cũng thừa biết và đã chuẩn bị sẵn tâm thế sẽ bị búa rìu dư luận bủa vây khi đề xuất vấn đề này, song ông vẫn mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, điều này chứng tỏ ông là người tâm huyết với chuyên môn, và đây không phải là một ý kiến mang tính bốc đồng, ngẫu hứng.

2/ Nghiên cứu khoa học không phải là “nghề” và không phải ai cũng đã từng kinh qua quá trình nghiên cứu khoa học. Đây là một hoạt động rất đặc thù, mang một số nguyên tắc nhất định mà nếu không phải là những người chuyên làm “nghề” nghiên cứu (nhà nghiên cứu) sẽ không thể biết được. Ở vấn đề này, tôi rất tán đồng với Phạm Hiệp – Nghiên cứu sinh của Đại học Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan) khi anh cho rằng có hai nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu: “(1) làm nghiên cứu có phương pháp; tức là trước khi làm anh phải đề ra quy trình, các bước kiểm soát, đối tượng thực hiện, các điều kiện kèm theo, các kỹ thuật sẽ sử dụng … trong quá trình anh nghiên cứu; (2) Phải làm thử; nếu sai quay lại (1) điều chỉnh để tiếp tục làm tiếp” (bài “Nếu đủ sức thuyết phục, Tiếng Việt viết thành Tiếq Việt cũng có sao?” trên Baomoi.com). Ông Hiền cũng đang trong qui trình như vậy. Chuyện thất bại trong khoa học cũng hết sức bình thường, nếu qui trách nhiệm, tôi cho rằng báo chí mới là đối tượng phải gánh lấy, vì như đã nói, việt giựt tít có thể chỉ là nội dung một phần nhỏ trong cả một đề tài lớn.

3/ Để đạt được học vị tiến sĩ của ngành Ngôn ngữ học, đó là một quá trình gian lao; vì vậy, tôi tin ông là một người có năng lực thực sự chứ không phải dạng “ất ơ” như một số ý kiến đánh giá ông là “tiến sĩ giấy”. TS. Huỳnh Văn Thông – Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.HCM) rất có lí khi cho rằng: “chúng ta không nên chê bai, khích bác ý kiến của người khác. Mọi người nên có cái nhìn tôn trọng đối với những người làm nghiên cứu. Họ không phải nhà quản lý, ý kiến đưa ra không phải chủ trương hay quyết sách bắt buộc phải làm theo”.

Vậy nên, về vấn đề này, tôi cho rằng dư luận đã có những phản ứng thái quá. Điều này xuất phát từ tâm lí ngại thay đổi, và chúng ta chưa có thói quen tạo ra một văn hóa tranh luận-văn hóa phản biện phù hợp.

Trở lại với lí do cho việc không tán đồng phương án thay đổi tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền, nhiều chuyên gia đầu ngành Ngữ học của Việt Nam đã có những ý kiến phản đối về vấn đề này khi trao đổi với báo chí (đơn cử như của cụ Bùi Khánh Thế: “cải tiến tiếng Việt như đề xuất của ông Bùi Hiền sẽ làm mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc, phát âm tiếng Việt”, hay như cụ Nguyễn Hữu Hoành thì cho rằng: vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều nhưng không thể thay đổi được vì chữ viết liên quan tới văn hóa, lịch sử và nhiều vấn đề khác”…). Tôi xin phép viện ra một vài lí do từ góc nhìn cá nhân để phản biện một cách cầu thị về đề xuất của PGS như sau:

Một là, ngôn ngữ là một phần của văn hóa, là chứng tích của lịch sử, là một dấu chấm phá trong bức tranh bản sắc văn hóa. Nhìn vào diễn trình lịch sử phát triển của dân tộc, ta thấy nổi cộm lên các cột mốc quan trọng trong sự định hình và phát triển của tiếng Việt ngày nay của chúng ta. Đó là một quá trình biến đổi do chịu nhiều tác động. Từ việc sử dụng chữ Hán, cho đến việc vay mượn vàxây dựng hệ thống chữ Nôm, chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ phương Tây đem vào và sự định hình của tiếng Việt ngày nay là một quá trình khắc nghiệt. Vậy nên, sẽ không quá khi nói rằng tiếng Việt là chứng nhân của lịch sử dân tộc. Hơn nữa, nếu theo ý kiến của cụ Bùi Hiền thì chúng ta chỉ thay đổi về phương diện chữ viết, trong khi cách đọc là hoàn toàn tương đồng với cách đọc hiện nay. Vậy, việc thay đổi này sẽ đem lại hiệu quả gần như không lớn so với cách viết hiện nay.

Hai là, thay đổi chữ viết sẽ kéo thêm những hệ lụy. Hệ lụy to lớn nhất theo tôi mà nó có thể được nhìn thấy rõ mồn một đó là toàn bộ tư liệu hiện hành đều mất đi giá trị sử dụng, kéo theo đó là tiêu tốn một khoản kinh phí cực lớn cho việc soạn thảo lại các tài liệu cần thiết. Nguồn kinh phí đó sẽ do ai cấp, ai quản lí, quản lí như thế nào, giải quyết các tư liệu cũ ra sao? Đặt giả thiết là có thể tìm thấy nguồn kinh phí (khổng lồ) đó thì tôi cho rằng, hiện nay có nhiều vấn đề cấp thiết hơn cần đến số tiền đó, nếu so với việc giải quyết một vấn đề trên trời rớt xuống do cụ đặt ra (!). Về khía cạnh giáo dục, việc thay đổi này sẽ dẫn đến việc biên soạn sách giáo khoa cho các cấp đều phải điều chỉnh lại. Học sinh cấp 1 sẽ phải tiếp thu và học lại một nguyên tắc mới trong cách viết tiếng Việt. Điều này có thực cần thiết hay không, thưa PGS. TS Bùi Hiền?

Ba là, tự thân ngôn ngữ vốn dĩ đã mang tính biến đổi, thích ứng với thời đại. Thực ra, ngôn ngữ luôn biến đổi (vì vậy mới gọi là “sinh ngữ”, trái ngược với tử ngữ). Việc thả nổi ngôn ngữ là một qui luật. Từ nào cũ, không còn phù hợp sẽ mặc nhiên tự biến mất và được thay thế bằng các từ khác. Do vậy, tôi cho rằng đề xuất ý kiến là tốt, nhưng cần có mức độ xem xét cho phù hợp, chứ không thể triển khai vào thực tế một cách vội vàng vì ngôn ngữ muốn là “sinh ngữ” thì nó phải được quần chúng nhân dân chấp nhận. Ví dụ như “teencode” đã từng có một thời gian tung hoành trong giới trẻ (tôi cũng từng có một thời sử dụng teencode trong giai đoạn học cấp II), thế nhưng về sau, tự động tiếng Việt theo kiểu “Teencode” dần dần biến mất vì nó không còn phù hợp với đông đảo nhân dân.

Tóm lại, tôi cho rằng đề xuất này của cụ Hiền không phải xuất phát từ dụng ý xấu, nhưng chẳng qua nó xuất hiện không đúng thời điểm, nhất là trong tình hình cả nước có nhiều vấn đề cấp bách hơn, nan giải hơn và cần nhận được sự quan tâm của dư luận nhiều hơn. Hơn nữa, với người Việt, chúng ta chưa có văn hóa phản biện, một bộ phận có tâm lí chuộng sự ổn định, ngại thay đổi; vì vậy đã dẫn đến những phát ngôn mang tính thóa mạ như thể ông Hiền gây ra một tội ác man rợ, trong khi những ý kiến phản biện mang tính khoa học, tính lí do lại thiếu trầm trọng. Với Việt Nam, tôi nghĩ rằng cần phải có 1000 sáng kiến, ý tưởng thì khi đó, may ra mới có được một, hai ý kiến được chấp nhận. Thế thì tại sao ta không làm và cứ mãi ù lì để cho đến cuối cùng, một hay hai sáng kiến cũng không có! Vậy nên, thiết nghĩ ta cần bao dung hơn với cụ Hiền khi nhìn nhận vấn đề này vì suy cho cùng, nó cũng chẳng tốn đồng thuế nào của chúng ta cả!

Huỳnh Thiệu Phong – Sài Gòn (Theo tạp chí Nghiên cứu lịch sử)

 
 

19 BÌNH LUẬN

  1. DCM cái thằng Vũ Hiển pgs- ts cái con mẹ nhà nó à. Một thằng điên không ra điên dở không ra dở, tiếng Việt thuần thế rồi mà nó còn định thay đổi. Bảo thằng bố con mẹ nó sang Thái Lan lấy bộ phận của thằng bố nó đổi cho con mẹ nó thì tốt hơn.

  2. “Ngáo đá” Bùi Hiển không phãi là trường-hợp duy-nhất.
    Tình-trạng “Ngáo đá” trong hàng ngủ PGS Tiến-sỷ, Tiến-sỷ, Thạc-sỷ của VC rất trầm-trọng.
    Hầu-như, “Ngáo đá” là ‘phẩm-chất’ không thể thiếu của giới khoa-bảng XHCN.

  3. ^^^^^Sáng kiến gì ?Đây là một loại copie nếu không chử viết bàng La tinh từ Tàu và Nhật (thất bai) mà “làm nổi’ ,nói láo là dành 20 năm đẻ nghiên cứu ? Nghiên cứu cái gì khi chử Việt nói, viết coi như hoàn chỉnh ,tiếng Nam Trung Bắc nói ai ai cũng hiểu ,Một người Bắc ,một người Nam và một người Huế nói chuyện vói nhau vẫn hiểu,đọc sách vẫn hiểu Vậy thì cần gì phải thay đổi chử Việt,viết gon lại rồi phải dung phiên âm người Việt mói đọc được như chử “trục trặc” mà đổi là “cục cặc” thì người VN quả thật đoc lớn hay đọc thầm cũng ngượng miệng huống chi đẻ giao dich. Bùi là người Bắc,dù là phó tiến sỉ ,chắc chăn vẫn không phát âm được tr..(như trung tướng Trưỡng đọc là chung tướng Chưỡng.ông “chời” và nhiều chử khác.Và thế là anh pts nhà ta mới có “trục trặc =chục chặc và = cục cặc là vây.Thử đọc tựa cuốn sách của NMTường :lời trân trối= lời chăn chối =lời căn cối hay lời giăng đôi = lời zăn zôi .
    Tác giả bài viết cố làm ra ta là con người học cao hiểu rông ,lich sự có thừa hay tỏ ra cũng là nhà..có záo zuk nên mói chê “đám quuần chúng “của 3 miền đất nước, như bà tiến sỉ Hương nào đó.Thật hết biết luôn khi có giong lưởi lúc thẳng lúc cong như vây.Chẳng phải là phản biện mà khoe trí thức mà không là kiến thức hay nhận thức …
    Tiếng Việt đên hôm nay đã vượt xa hồi G/sỉ Đắc Lô và đó là nhờ các nhà văn hóa “YÊU TIÊNG VIÊT ,cải tiến tiếng Việt đén nay.Ở trong Nam từ nhưng người Bắc di cư và các sách vở do người Bắc ,người Nam qua họ c vấn tiếp xúc chỉ làm phong phú thêm tiếng Việt ,học đọc và nói.,viết..Họ hiểu nhau và việc đó ,người miền Bắc không có, mà còn còn làm thui chột đi,nghèo nàn thêm, cho nen PV Đồng kêu goi :làm cho tiếng Viêt trong sáng hơn (khong trong sấng mới hô hào chớ còn trong sang rồi ai hô hào làm chi) Mà hô hào như vậy thì tiếng Việt ở miền Bắc tối hù,mươn tiêng tàu phiên âm và dung cũng rất tùy tiện (khẩn trương hoành tráng đẻ nói gấp rút .lông lẩy nguy nga…)
    Cho nên công trình nếu đúng là 20 năm thì thật phi sức :làm một việc vô ích

    • 1/”Bảng chử cái của Bùi Hiển gióng bảng chử cái của Trung quốc” (web)
      2/Bùi hiển bỏ chử đ mà thêm các mẩu tự latnh fjwz đẻ làm gì .?
      3/Ngâm cứu của B,Hiển rập khuôn theo TQ
      4/Bùi Hiển học ở Trung quốc
      5/Chử VN: dân tộc giáo dục giao dịch chính phủ lạnhgiá giao thông
      Chử Tàu: zan to zao zu zao zi cin fu lan za zao wong
      bùi hiển zântok záo zuk zao zic cin fủ lạn’zá zao wôq
      (sao chép này trích từ “Đồng Hương Kontum”)

      • DCM cái thằng Vũ Hiển pgs- ts cái con mẹ nhà nó à. Một thằng điên không ra điên dở không ra dở, tiếng Việt thuần thế rồi mà nó còn định thay đổi. Bảo thằng bố con mẹ nó sang Thái Lan lấy bộ phận của thằng bố nó đổi cho con mẹ nó thì tốt hơn.

      • Ngắn gọn nhưng thật cụ thể, bạn đã vạch mặt một trong vài Vgian tay sai phục vụ ý đồ thâm độc của bọn TC muốn xoá bỏ toàn bộ gia tài văn học và mọi lãnh vực đã thành văn của đất nước dân tộc VN hàng nghìn năm nay.

        Bằng cách xáo trộn toàn bộ cách đánh vần, tên nầy đang thực hiện âm mưu ngu dân của quan thầy chúng, tạo rối loạn xã hội mọi mặt, tiến tới xoá sổ quốc hiệu VN theo mật ước 1990.
        Bài chủ chỉ là cách chạy tội cho bọn nầy, bằng cách xoa dịu dư luận thôi.
        Cũng cùng một giuộc với nhau!

  4. Tôi thấy tên nầy bị bịnh tâm thần. Chữ Việt bây giờ quá chỉnh không cần thay đổi ,không hiểu tên nầy ăn cháo lú hay sao Viet theo kiểu hắn chắc nói ngọng ./

  5. GS Bùi Hiền đề xuất bộ chữ Việt mới để cải tiến cách viết tiếng Việt. Tiếng Việt thì không bao giờ thay đổi được mà chỉ thay đổi cách viết mà thôi.
    Từ ký âm do các Giáo Sĩ Tây Phương sang tạo để viết tiếng Việt cho đến khi trở thành chữ Quốc Ngữ đã trãi qua nhiều chỉnh sửa để có chữ viết như hiện nay là cả một quá trình dài. Tiếng Việt là một sinh ngữ đang có một vị thế rộng khắp trên thế giới do tình cờ lịch sử cuối thế kỹ 20 đông đảo người Việt di cư trên khắp nhiều nơi trên thế giới tạo thành những cộng đồng người nói và viết tiếng Việt ở Hoa Kỳ, Pháp, Nga…..Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ mà các nhà ngoại giao phải học để nghiên cứu, giao tiếp với người Việt.
    Do đó việc thay đổi cách viết chữ Việt đòi hỏi sự nghiên cứu sâu rộng với sự đóng góp của nhiều người tâm huyết quan tâm. Sự thay đổi phải là một chính sách quốc gia chứ không phải một cá nhân hay một nhóm người nào có thể làm được, do đó đề nghị Quốc Hội phải lập một Hội Đồng Nghiên Cứu Chỉnh Sửa Chữ Quốc Ngữ giao cho chính phủ tìm kiếm người thích hợp thực hiện Hội Đồng này. Hội Đồng đua ra ĐỀ CƯƠNG THAY ĐỔI quảng bá rộng rãi tìm sự đóng góp phản biện trong cũng như ngoài nước. Tôi nghĩ phải mất nhiều năm mới có kết quả.

    • Nói chuyện kiểu tự sướng này ,nghe chói tai bỏ mẹ
      “Tiếng Việt là một sinh ngữ đang có vị thế rộng khắp trên
      thế giới … Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ mà các nhà
      ngoại giao phải học để nghiên cứu …”

      Ừ nhỉ, Hoàng tử Anh quốc học tiếng Việt để đọc thông
      điệp kêu gọi người Việt chấm dứt săn bắn tê giác trái phép
      để buôn lậu sừng .Người Nhật và Đại Hàn học tiếng Việt để
      viết chữ Việt lên bảng cảnh báo trộm cắp trong siêu thị, v.v…

      Trở lại vấn đề của lão giáo sư ,phó tiến sĩ Bùi Hiền “đề xuất”
      thay đổi ,cải tiến cách viết chữ Việt (chữ quốc ngữ). Phàm cái
      gì sai ,không hợp lý ,người ta mới tìm cách thay đổi nó .Hay
      chỉ vì lý do muốn thay đổi để hoàn thiện hơn ,trong sáng hơn,
      tốt hơn,dễ dàng hơn cho người xử dụng . Không ai bỏ cái tốt
      hơn ,để xài cái tối tăm ,cái ba trợn …,chỉ có bọn loạn óc mới
      làm điều ngược ngạo này .
      1/ Là một giáo sư, Bùi Hiền quên học chính tả hồi còn lớp
      mẫu giáo ,hay là quá dốt chánh tả để phân biệt khi nào phải
      viết “D” ,khi phải viết “Gi”, nên mới sáng chế ra kiểu viết lười
      suy nghĩ : “záo zụk” thay cho “giáo dục”.
      Bùi Hiền là tay ngu dốt và lười học chính tả.

      2/Bùi Hiền là tay hoang tưởng cứ ngỡ mình là ông Đắc Lộ
      ,trở lại thời kỳ sáng tác ký âm cho tiếng Việt dùng mẫu tự La
      tinh .Nếu là như vậy ,Bùi Hiền nên đi truyền giáo ở trên xứ
      thượng và sáng chế chữ viết cho người Ê đê, H’mông, mán …
      Họ sẽ đội ơn ông Bùi Hiền .

      • Thật tình nếu nói ông Bùi Hiền quên học chính tả thì cũng hơi oan cho ông!
        Ông ấy đã…họk và đã nghiên…kứu nhiều năm từ tiến sĩ….zanh zự Hồ Chí Minh đó mà.
        Ai không tin cứ xem lại các tài liệu của nhà….zăn họk, nhà….zâm zụk Hình Chố Mi chỉ viết các con….Zê, con Kê để thay cho chữ Gi và C sẽ thấy.

      • Công nhận tiếng Việt càng ngày càng thu hút thế giới.

        Nghe đồn chính phủ Balan đang cho nghiên cứu một bộ giáo khoa…. Hoành tráng bằng tiếng Việt sang tiếng Balan là làm thế nào….. Mổ heo rừng trong chung cư để không ai biết?
        Cũng như chính quyền Berlin đang sắp xuất bản quyển sách: Nghệ thuật cờ bạc bịp bằng chất phóng xạ.
        Cũng nghe đồn hội đồng giải Nobel văn học thế giới sắp xuất bản quyển: Làm thế nào trở thành một nhà nước ăn xin giỏi nhất?

        Chỉ nghe đồn thôi mà cảm động muốn….. Khók!

  6. Sau mấy mươi năm xây dựng XHCN , Đảng ta đào tạo được những trí thức
    toàn loại nầy . No cơm,rửng mỡ ,toàn nghĩ ra cách làm chuyện ruồi bu .

    Tại sao chúng có thì giờ rảnh rang ,không chịu suy nghĩ làm thế nào
    để chế tạo ra cái đinh ,con tán, bù lon giúp ích cho đời nhỉ . Toàn suy
    nghĩ ra mấy chuyện tào lao ,chơi nổi nghe chúng chửi

    Lũ tiến sĩ “chạy đầy đường “.

  7. Sau 75 ,có dạo có đề nghị dùng I thay thế cho Y,thí dụ Mỹ thành Mĩ hay Quy thành Qui ,tuy nhiên đề nghị này bị chống đối,do nếu vậy tên đẹp Thúy sẽ thành Thúi và Lũy sẽ thành Lũi ,vậy là đề nghị rốt cuộc bị dẹp.Nay đến lượt”dáo xư” này.Trong vấn đề ngôn ngữ,ngoài ngữ nghĩa chính xác ra,còn có vấn đề thẩm mỹ.Nay đặt một câu văn bình thường cạnh câu văn”phát minh ” của ông thì sẽ thấy câu của ông rất quái dị (ở đây không nói về việc dễ đọc hay khó đọc) vậy xin có đề nghị:hãy cho gia đình con cháu ông học trước kiểu chữ “phát minh” của ông ,nếu họ không bị điên thì hãy bàn tiếp !

  8. Có phải ông Bùi Hiền có bằng tiến sĩ Nga ngữ không mà nhìn chữ ông ấy định đổi toàn là ZZZ KKK QQQ?
    Quý vị có nhớ bác Hồ đã đi….zu họk ở Nga nên viết Kách mạng rồi cãi tiến thành K47 Kắc mạng hết mấy triệu mạng người VN !

  9. Từ ngày…..Lú lên chức cao vòi vọi tới giờ trên báo chí hay phương tiện truyền thông thường xuất hiện nhiều kiểu pha….loãng dư luận,tuyên truyền theo lề phải kiểu dư luận viên….nói theo kiểu bình dân là đánh trống lãng____Cái quan trọng là kinh tế tham nhũng đất nước kiệt quệ,rồi vụ Fomisa xã thải….vụ Mẹ nấm…thì báo chí Việt-cộng chỉ nói cho qua phớt lờ….còn nhũng chuyên xe cán chó,ruồi bu thì báo chí nói ra rả để làm loãng dư luận.Ví-du đưa tiến sĩ dốt….đặc lên thay đổi tiếng Việt để cã đám xúm vô cải mà quên nổi nhục đất nước bị Tàu-cộng đô hộ……____tui dám chắc rồi sẻ cổ vủ tiếng nôm…rồi sau đó dùng tiếng tàu luôn một thể cho lộ ra bộ mặt thái thú của tàu chăng?????____Đúng là tụi Việt-cộng làm thái thú tàu ăn no tham nhũng rồi tối ngày nói…..dóc…….xin ai đó đừng bị lừa mưu ma chướt quỷ tụi Việt-cộng,lúc này báo chí Việt-cộng chuyên đưa tin ruồi bu xe cán chó…..ba cái tin ba láp ba xàm_____Tại sao không đưa tin diệt tham nhũng phe Dũng xà mâu,rồi lại xuất hiện tham nhũng của phe Trọng lú,trong nước ai mà chả biết tranh nhau phe phái chứ diệt tham nhũng kiểu gì mà tham nhũng cứ đầy ra đó…..giờ toàn tham nhũng của phe Lú phe Xuân-Phúc……tin ai không tin,tin tụi Việt-cộng nói dóc theo lênh của Tàu-cộng,nay kính.

  10. Đất đai, biển đảo thì đang mất dần vào tay giặc Tàu, đất nước vẫn nghèo mạt rệp, giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, v…v…thì trong khi đó tên óc ngắn Bùi Hiền ngồi nói chuyện ruồi bu ” thay đổi chữ viết tiếng Việt” !

  11. CS ưa làm những chuyện động trời ! kẻ cướp thành công trong cướp dật,cứ nghĩ rằng mình thành công trong tất cả !!! Vào cuối thập niên 80 ,Đại tá Lê Lựu nhà báo-nhà văn của quân đội CS, đả nói với truyền thông Mỹ ,khi Ông tham dự hôi nhà báo cưu chiến binh ở Mỹ :”Chúng tôi (VC) bao nhiêu năm đi phá (destroy),bây giờ bắt chúng tôi Xây (build) làm sao được !Một phóng viên người Pháp đi trong phái đoàn UNESCO đến VN VN để thẩm định các di tích ở Huế, khi được hỏi “về kinh tế VN hiện tại”,đả nói với người đại diện Hoàng tộc : VN thành công trong dối trá-Chiến thắng trong lừa bịp !”.Thật đả quá rỏ khi “kẻ trong-người ngoài” nhận xét về bối cảnh VN. Trở lại với Bộ Giáo dục , đến nay biên soạn bộ sách giáo khoa bậc Tiểu Học chưa ra hồn,mà cứ nghĩ đến chuyện “lấp Biển-vá trời”?? Đất nước vận hành củng going như cổ máy. Cổ máy tồi (lổi thời), tất nhiên sẽ cho những sản phẩm kém chat lượng. Đó là chuyện quá rỏ rang ở VN hôm nay ./

  12. Tại sao phải mất thì giờ với loại “sáng kiến tâm thần”? Tôi cho rằng người đưa ra “phát minh” thay đổi chữ viết đúng là loại tri thức rác rưởi bị lãng quên, cố la lên một tiếng để được lưu ý!? Hay như một người đã nói đây là cái bẫy để thu hút dư luận, xúm vào mổ xẻ, phên phán một phát kiến vớ vẩn mà quên đi nhữ vấn đề trọng đại khác? Một âm mưu triệt hạ tận gốc rễ của nên văn hóa dân tộc đã được xây dựng, bảo tồn hàng thế kỷ nay. Đề nghị đưa tên Bùi Hiền ra xử tội: Tội bị thế lực thù địch xúi phá hoại văn hóa nước nhà. Phải cho Bùi Hiền bản án thật nặng để làm gương cho những kẻ vô công rỗi nghề, thứ kiến đầu óc bã đậu” chỉ rình rập tác hại xã hội.

Leave a Reply to Trần Tưởng Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên