Victor Maslov, nói về quyển Daring to touch Radha ( tạm dịch “ Dám chạm vào Radha )
“Tác phẩm này là tâm sự của tôi. Tôi đã cố gắng truyền tải những sự kiện và những cuộc trò chuyện một cách trung thực, nhưng tôi vẫn không biết điều gì ẩn giấu đằng sau chúng.”
Maslov Viktor Pavlovich:
“Tôi là một nhà toán học chuyên nghiệp. Đã viết câu chuyện “Tình yêu không vũ trang“ dưới bút danh, mặc dù nó là tự truyện. Năm 1989, kiểm duyệt khá gắt gao, dưới tên họ của tôi, tôi không thể phát hành. Bằng tiếng Anh, câu chuyện đã được xuất bản dưới họ của tôi với tiêu đề “Daring to Touch Radha” (nó nằm trên trang của tôi). Bút danh của tôi đã được tiết lộ khá sớm, vì câu chuyện này đã được bạn bè của tôi biết đến. Bây giờ tôi có thể tiết lộ những cái tên khác mà tôi đã phải mã hóa các ký tự chính.
Có lẽ mọi chuyện đã có thể khác đi nếu ngay từ đầu tôi biết Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được phơi bày thì đã quá muộn. Tôi đã yêu điên cuồng và không thể từ chối nó.
Tôi hy vọng mong manh là không phải như vậy. Tội tình gì mà con gái ông phải gánh cái hệ lụy ấy chứ? Phải thú thực rằng TBT đảng cộng sản như Lê Duẩn-quyền năng có thể nói là bao trùm thiên hạ một cách tuyệt đối như một thứ Ông Trời con thì những gì thuộc gia đình ấy, dù là con cái, những tình cảm riêng tư, cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình đều không thuộc về họ..
Vì lợi ích chính trị. Vì quyền thế, nhân danh tiếng nói của dân tộc, tiếng nói của TBT trở thành tiếng nói tuyệt đối của một thứ ông Trời con.(Tiếng nói của người dân là tiếng nói của Thượng Đế.)
Vài lời giới thiệu của người viết bài này
Nhiều người rất dị ứng với các chế độ độc tài – dù là độc tài cá nhân hay độc tài đảng trị. Việt Nam hiện bị cai trị bởi một trong những chế độ độc tài ấy mà chính ông Lê Duẩn (1907 – 1986) đã tỏ ra là một người sắt máu với dân miền Nam.
Như nhiều người dân miền Nam, tôi rất dị ứng và căm ghét với Lê Duẩn cũng như những người cộng sản khác khác như Trường Chinh, Đỗ Mười, v.v.
Nhiều người vì những người như ông Duẩn mà đã phải liều mạng sống mình và vợ con đã phải bỏ nước ra đi.
Sự hận oán là không tả xiết.
Cuộc đời chính trị của ông đã là một lẽ, Lê Vũ Anh, con gái đầu lòng với bà vợ thứ hai – bà Bảy Vân (Nguyễn Thụy Nga) – phải chăng cũng mang một phần cái nghiệp của cha theo cách mà người đời thường nói: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
Nhưng ngày nay, người ta nhận thức rõ ra được rằng, ngay cả những ông trùm cộng sản như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, đến Hồ Chí Minh, Lê Duẩn họ trở thành nạn nhân của chính họ, nạn nhân của cái guồng máy đảng mà họ dựng lên.
Cái chính họ không thể thoát ra được.
Tuy nhiên, phải thấy rằng quyền lực có cái quyến rũ đến độ con người như những con thiêu thân lao vào ánh sáng, vì những đặc quyền trước mặt. Cho nên, trong một chế độ độc tài cá nhân hay độc tài đảng trị thì chuyện con cái họ được ưu đãi cách này khác là một việc rất bình thường đến hiển nhiên.
Không được ưu đãi mới là điều bất thường.
Nhưng con cái của một người độc tài được ưu đãi đặc quyền vị tất đã là điều hay. Đôi khi họ trở thành nạn nhân của chính cái quyền uy ấy. Phải chăng Bà Lê Vũ Anh nằm trong số nạn nhân ấy, nạn nhân của cái quyền uy của chính cha mình?
Cái mâu thuẫn của người viết là có phần oán giận Lê Duẩn, giận oán cái guồng máy ấy, nhưng càng giận bao nhiêu lại càng thương cho số phận vắn vỏi và cuộc đời đầy bất trắc của bà Lê Vũ Anh.
Hận một phần mà thương bà thì đến hai ba phần. Đấy cũng là cái điểm nhược của những người Quốc gia miền Nam. Vì thế mà có bài viết này như nhắc lại số phận mong manh của một người phụ nữ thay vì phê phán một chế độ độc tài.
Đã thế, trong những tình trạng chiến tranh hoặc hoàn cảnh chính trị cực đoan, khắc nghiệt nói chung, phần thiệt thòi không hẳn chỉ người dân mà cái phần lớn vẫn là phụ nữ, những người gánh chịu nhiều hơn cả. Điều ấy xưa nay thường thấy trong thời chinh chiến; khi chồng xông pha nơi lằn tên lửa đạn, thì người ở lại trong khung cửa lo lắng trông chờ khổ cả trăm bề.
Nỗi khổ ấy đã để lại trong văn chương như trong Chinh Phụ Ngâm, trong Cung Oán ngâm khúc và trong cả truyện Kiều.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại; qua câu chuyện bà Lê Vũ Anh, ngoài con cái của Lê Duẩn, còn có con cái của Võ Nguyên Giáp, và con của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Họ đều là những kiều nữ đều được ân điển, đều được gửi sang học ở bên Nga. Nhưng xem ra số phận của họ có phần may mắn hơn bà Lê Vũ Anh, dù cũng có chung một hoàn cảnh xã hội, chung một thế hệ và cùng theo học dưới mái trường ở Liên Xô.
Nói như thế là đổ thừa cho số phận rồi và như thế thì trách ai bây giờ.
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công. Lê Duẩn, dù là cộng sản thứ thiệt, cả đời vẫn dành những gì tốt nhất, an toàn nhất cho con.
Ý hướng tốt đẹp ấy tại sao trở thành nỗi bất hạnh? Có thể, nếu làm trái ý của cha sẽ là điều không thể tha thứ chăng? Như một cái vòng luẩn quẩn của một guồng máy không có lối thoát.
Đây có thể là mấu chốt của vấn đề và cần tìm ra được câu trả lời thích đáng và công bằng nhất.
Được biết sau ngày quy định di chuyển của dân hai miền theo của Hiệp Định Genève, Lê Duẩn đã quyết định ở lại miền Nam chiến đấu. Nhưng ông vẫn cẩn thận gửi vợ con ra Bắc. Sự an toàn của vợ con ông đã được cân nhắc kỹ càng và chu đáo.
Nhưng lúc mà Trung Hoa và Việt Nam còn thuận hảo thì Vũ Anh và bà mẹ, vốn gốc Tàu, được gửi sang Bắc Kinh để ăn học.
Vũ Anh đã sống nhiều năm bên Tàu cho đến khi tình hình căng thẳng giữa Trung Hoa với Việt Nam.
Xin nhường lại cho Maslov:
Maslov viết “Truyện trinh thám thường mô tả các sự kiện và cuộc trò chuyện, và người ta chỉ biết được suy nghĩ của các anh hùng ở cuối truyện. Tác phẩm này là tâm sự của tôi. Tôi đã cố gắng truyền tải những sự kiện và những cuộc trò chuyện một cách trung thực, nhưng tôi vẫn không biết điều gì ẩn giấu đằng sau chúng. Vì vậy, sẽ không có giải pháp cho bí ẩn ở cuối sách. Tôi đã cố gắng trích dẫn lời nói trực tiếp một cách chính xác. Có lẽ tôi đã quên điều gì đó, trình bày một câu chuyện lộn xộn hoặc bỏ sót một số dữ kiện, nhưng xác suất như thế không cao lắm. Sẽ rất thú vị nếu so sánh truyện của tôi với bản ghi âm các cuộc trò chuyện được thực hiện vào thời điểm đó.”
Tài liệu tham khảo là Hồi Ký của Viktor Maslov, con rể cố TBT Lê Duẩn do Phan Độc Lập dịch. Người viết bài xin dùng bản dịch của Phan Độc Lập.
Từ đây sẽ gọi là Hồi ký.
Người viết xin chép sơ lược phần tài liệu và góp phần giải thích bằng vài nhận xét cá nhân nhằm làm sáng tỏ những khúc mắc.
Hồi Ký này được coi như tài liệu khả tín nhất về bà Lê Vũ Anh. Vì hơn ai hết Maslov là người thân nhất, gần kề nhất với bà. Maslov (15 tháng 6, 1930, hiện 92 tuổi)(2) viết về nguồn gốc của bà Bảy Vân, vốn được dấu kín:
“Sau này tôi được biết, dòng máu đang chảy trong cơ thể không chỉ dòng máu Việt Nam, mà một phần trong đó có dòng máu Trung Hoa. Mẹ nàng, bà Bảy Vân mang trong người một phần tư dòng máu Trung Hoa. Ở Việt Nam, không ai biết về điều này, gia đình đã dấu kín “mối quan hệ huyết thống” với người Trung Hoa của mẹ nàng. Sự thật là nàng khi còn nhỏ đã sống nhiều năm ở Trung Quốc. Bạn thân của nàng là con gái Đặng Tiểu Bình, người đã từng là bạn của bố nàng và là người số hai dưới bầu trời Trung Quốc sau Mao. Với người cầm lái vĩ đại, nàng cũng đã quá quen thuộc. Nàng đã cho tôi xem một bức ảnh nàng đang ngồi trên đùi của Mao.”
Năm 1964, bà Bảy Vân (Thụy Nga) quyết định trở về miền Nam nên giao con gái cho em của Lê Duẩn. Bà Vũ Anh lúc bấy giờ 14 tuổi, là học sinh giỏi miền Bắc và được kết nạp Đảng từ năm lớp 10. Tới năm 1973, 23 tuổi bà Vũ Anh mới gặp lại mẹ mình ở Moskva.
Sau đó bà được gửi sang Moskva, bà theo học ngành toán vật lý ở khoa Vật lý, đại học Tổng hợp Lomonosov. Cùng khoa này còn có Võ Hạnh Phúc, con gái tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo Maslov, bà Lê Vũ Anh say mê toán và có tham dự một lớp chuyên đề do Viktor Maslov trực tiếp giảng; khi những sinh viên khác bỏ học hết thì cuối cùng chỉ còn hai người thảo luận với nhau. Khởi đầu của mối tình Thầy-Trò đuổi bắt-trốn chạy lúc ban đầu cũng là lẽ thường tình, theo Maslov:
“Khi nàng ở lại một mình với tôi, nàng luôn luôn khiêm tốn, giữ khoảng cách và giữ mình rất đúng mực, nhưng tôi có cảm giác nàng đang phải đấu tranh dữ lắm với những cảm xúc của mình. Có một lần trong buổi hẹn hò định kỳ ở nhà nghỉ ngoại ô của tôi, suýt chút nữa thì nàng đã không làm chủ được mình.
Tôi không thể biết được, kết quả sau đó sẽ ra sao khi chúng tôi quấn chặt lấy nhau với những nụ hôn sâu đặm nồng nàn nếu như không có tiếng chuông gọi cửa bất ngờ vang lên của người hàng xóm. Tôi ra và nói chuyện ngoài cổng với người hàng xóm chỉ khoảng 5 phút không hơn, lúc quay lại thì phòng trống không. Nàng đã vọt ra ngoài qua cửa sổ, thức tỉnh từ sự quyến rũ của tình yêu và bỏ chạy về nhà.
Tôi hiểu, nàng đã phải trải qua thử thách quá lớn như thế nào khi tìm và đạt bằng được tình yêu của mình với một người đàn ông Âu Châu.”
Lê Vũ Anh cho thấy đã say mê cuồng nhiệt lao vào cuộc tình bất kể các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống kéo dài hàng thế kỷ, cũng dẫm đạp lên kỷ luật nội bộ trong Đảng và các mối quan hệ quốc tế của cha.
Đúng như nhận xét của Maslov:
“Tình yêu của chúng tôi có thể làm tổn thương đến ba của nàng, trở thành con át chủ bài của các đối thủ trong cuộc đấu đá quyền lực. Phía sau lưng ông là Trường Chinh, đối thủ chính trị cạnh tranh đã từng là Tổng Bí Thư trước ông. Lê Duẩn định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình Liên Xô, còn Trường Chinh muốn theo mô hình của Trung Quốc. Nàng tính toán rằng, Việt Nam sẽ sụp đổ nếu đối thủ của ba nàng giành được quyền lực. Và Liên Xô cũng mong muốn điều đó xảy ra.”
Nhưng rồi thực tế cái gì phải đến, sẽ đến, Maslov đề nghị làm đám cưới. Vũ Anh từ chối viện cớ rằng hai nước đã có thỏa thuận ngăn cấm công dân Xô Viết và Việt nam cưới nhau. Sau đó Lê Vũ Anh đã trốn biệt khi kỳ nghỉ hè bắt đầu. Cuộc trốn-đuổi vẫn tiếp tục mà nhiều phần gạo đã thành cơm. Maslov đã không đủ kiên nhẫn, nhất quyết truy tìm nàng. Ông viết:
“Tôi không thể chịu đựng được nữa và quyết định gọi điện thoại tới bà Trưởng Khoa quản lý sinh viên nước ngoài:
– Bà có thể cho tôi biết sinh viên Lê Vũ Anh hiện đang ở đâu không ạ? Cô ấy ở Khoa chúng tôi và cô ấy đã đạt được nhiều kết quả tốt.
– Vũ Anh đã lấy chồng là đồng hương; cậu ấy cũng là sinh viên của trường ta; cô ấy đã về nước. Tên cậu sinh viên ấy là Văn. Họ sẽ trở lại cuối tháng này cùng với ba của cô ấy. Ông ấy sẽ gặp Brezhnev, bà trưởng khoa khẽ trả lời.
Tôi gần như ngã quỵ khi nghe điều này. Gặp gỡ với Brezhnev cuối tháng này ư? Chắc chắn phải là Lê Duẩn.”
Biết là mình đang đùa với lửa, nhưng Maslov vẫn tiến tới, một cuộc dàn cảnh với sự có mặt của Phúc làm trung gian. Sau đó, Maslov đã thuyết phục được nàng đến nhà nghỉ ngoại ô của ông cùng với Phúc. Rồi còn thuyết phục được nàng ly dị với chồng để hai người có thể kết hôn.
Đây là một cuộc săn đuổi ngoạn mục, đầy đam mê và quyến rũ giữa một người đàn ông dạn dầy kiến thức, lại đầy quyền lực, giao du rộng rãi, quen đủ giới thượng lưu trí thức, giới chính trị gia và một người con gái mà tuổi đời mới chập chững còn rất nhiều non nớt.
Sự áp đảo ấy mấy ai có thể trốn tránh được.
Hồi ký của Maslov cho thấy rằng ông đã tìm đủ mọi cách bằng sự quảng giao để giữ và bảo vệ Lê Vũ Anh và con của hai người sau này bằng mọi giá.
Điều này nếu xét về quy luật thiên nhiên giữa muôn loài là điều hiểu được. Các con đực thường khỏe mạnh, sức vóc to lớn đế chế ngự và bảo vệ các con cái. Nhiều loài chim trống còn có giọng hát hay hoặc vẻ ngoài lộng lẫy sắc mầu như loài công thường có bộ cánh tuyệt đẹp để quyến rũ những con công mái.
Nó như thể cái yếu và cái mạnh là một bù trừ và một hấp lực hút vào nhau. Hiểu như thế, có thể hiểu được mối liên hệ giữa Maslov và Vũ Anh. Maslov cao lớn còn Vũ Anh thân hình bé bỏng, cân nặng chỉ trên 30 kí lô. Đừng coi thường sự khác biệt bề ngoài ấy. Bởi vì, chính sự khác biệt ấy lại cái cớ chính đáng để bù trừ cho nhau. Maslov có đủ điều kiện để lấy những cô gái Nga xinh đẹp, thân hình nảy nở chứ?
Vậy mà họ đã quấn lấy nhau, thể hiện điều mà quy luật thiên nhiên đã quy định.
Ở đây, có một vài chi tiết cần nói rõ thêm về cá tính của Maslov. Ông là người dị thường, một người không có khuynh hướng chấp nhận cuộc sống bình thường. Nhưng Maslov đẩy cái đam mê tình ái ấy đến cái ham muốn cái lạ, tìm đến một cái gout exotique nơi một xứ sở xa xôi nào đó.
Maslov viết trong hồi ký:
“Thành thật mà nói, tôi thường thích phụ nữ phương Đông. Một trong những người bạn tôi nói đùa ‘Maslov của chúng ta là một nhà Đông phương học lớn.’ Ở Khoa Vật lý cũng có nhiều sinh viên Việt Nam, tôi nhanh chóng kết bạn với họ, đặc biệt với hai cô gái Phúc và Tình. Phúc là con gái của nhà quân sự chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng bộ Quốc phòng, còn Tình là con gái của Chủ tịch thành phố Hà Nội. Cả hai cô gái đều giấu giếm bố mình là ai cũng như các sinh viên Việt Nam khác xuất thân từ giới quý tộc Việt Nam, họ đề phòng lộ diện để tránh các mưu đồ và hành động khiêu khích chính trị từ chính quyền Xô Viết.”
Maslov viết tiếp về trường hợp Phúc-con gái Võ Nguyên Giáp:
“Tôi thích Phúc, tôi giúp đỡ cô ấy học tốt môn toán, tôi không chỉ một lần mời cô ấy đến nhà chơi, lúc thì một mình, lúc thì chơi với các bạn. Cô gái Việt Nam dễ thương tránh tôi chỗ đông người như tránh lửa vậy. Có một lần tôi dẫn Phúc đến gặp và làm quen với nhân viên đánh máy để giúp cô bản bá cáo khoa học, sau đó cả hai cùng nhau ra về. Đi cùng tôi trên đường phố Moskva nhộn nhịp, cô thể hiện như một nữ du kích trong hậu phương của địch: tỏ vẻ sợ sệt và suốt thời gian luôn cảnh giác quan sát tứ phía. Đặc biệt giao thông công cộng làm cô mất bình tĩnh. Chẳng hạn tại bến đỗ, xe buýt hoặc xe buýt điện vừa đến, cô đã nhanh chóng ẩn mình vào trong xe ngay.
– Chuyện gì đã xảy ra vậy, tôi hỏi, em sợ gì chứ.
– Anh nhìn xem, đằng kia hình như có người Việt Nam.
– Có gì đáng sợ ở đây.
– Nếu họ nhìn thấy em đi với người Nga, em sẽ gặp rắc rối lớn.”
Cái rủi hay phải chăng là cái may cho Phúc là không rơi vào lưới tình của Maslov. Giả dụ rủi do duyên phận thì cuộc đời Phúc sẽ ra sao. Nào ai biết được?
Và thật đến kinh ngạc, hai người có một mối chân tình sâu đậm đến như thế. Và mỗi bước đi của thời gian là một lấn sâu không gỡ ra được. Họ đã phải lòng nhau. Không lạ gì, trước khi đưa bé Lena, con của hai người, đã bị ốm và phải nhập viện. Nàng đã viết cho Maslov một bản tuyên bố chính thức như sau :
“Nếu tôi bị bắt mang đi một mình hoặc cùng con gái và đưa đến Đại sứ quán Việt Nam, mọi người cần phải biết, điều này được thực hiện bằng võ lực, trái với ý muốn của tôi, bất cứ điều gì do người thân trong gia đình tôi hoặc Đại sứ quán phát ngôn đều không giá trị. Tôi muốn sống với chồng Viktor Maslov ở Liên Xô, và tôi muốn chồng tôi nuôi dưỡng con gái của chúng tôi trưởng thành và thấm nhuần nền văn hóa Nga.
Tôi cho cất giữ tờ giấy này vào một nơi an toàn.”
Thật tuyệt vời và không còn lời lẽ nào quý giá và trân trọng hơn nữa. Sự gắn kết đến hầu như tuyệt đối theo nghĩa từ tôn giáo: “Điều gì mà Thiên Chúa ràng buộc, con người không thể tháo gỡ ra được.”
Và cũng người con gái ấy vẫn đến trường Đại Học Tổng Hợp Moskva, cố gắng hoàn thành chương trình nghiên cứu sau đại học. Và Maslov đã bộc lộ:
“Nàng có khả năng làm việc tốt hơn nhiều so với tôi, và nếu nàng tham gia vào nghiên cứu khoa học, tất cả mọi thứ hóa ra không đến nỗi quá phức tạp như tôi tưởng. Nàng đã bảo vệ luận án thành công và trở thành phó tiến sỹ khoa học và vật lý và toán học.”
Chỉ còn một vướng mắc không nhỏ như cái sà ngàn cân đang lơ lửng trên đầu họ. Đó là yếu tố phân biệt chủng tộc và chính trị của chính quyền cộng sản miền Bắc đã gây ra rắc rối chính trị không tháo gỡ được mà Vũ Anh trở thành nạn nhân của chính cha mình và của chế độ.
Vì thế, thoạt đầu, bà Lê Vũ Anh đã muốn trốn thoát, đã về nước lập gia đình với một sinh viên người Việt cùng trường đại học và muốn ở lại Việt Nam để quên đi mối tình với Maslov. Tuy nhiên, cô ta bị cha bắt buộc trở lại Nga để hoàn thành khóa học.
Khi trở lại Moskva, Vũ Anh mới biết là mình không yêu chồng mình và không thể quên được người tình.
Bà quyết định sống ly thân với chồng và tiếp tục qua lại với người hướng dẫn khoa học của mình là Maslov.
Sau khi có thai lần thứ nhì, lần đầu bị sảy thai, Vũ Anh đã có đủ nghị lực để xin ly hôn với chồng để có thể làm hôn thú (không cho gia đình biết) với Maslov. Hai mươi bảy tuổi, Vũ Anh sinh con gái đầu lòng vào ngày 31 tháng 10 năm 1977 tên là Elena và con gái kế là Tatyana, 1979, cuối cùng là người con trai, Anton, 1981, rồi qua đời.
Gặp cha tình cờ khi sang Nga công tác, Vũ Anh đã thú nhận mọi chuyện tình cảm của mình. Ông Lê Duẩn đã không chấp nhận việc đó, cho người theo dõi và tìm cách dụ con về nước.
Theo Maslov, liên quan đến cuộc hôn nhân, Lê Duẩn từng sỉ nhục bà Vũ Anh vì dòng máu người Hoa bên ngoại của bà.
Tuy nhiên, dần dần, Vũ Anh đã hòa giải được với gia đình. Lê Duẩn trong những lần đi Moskva, lúc nào cũng muốn gặp đươc cháu ngoại Lena, nhưng ông lại không muốn gặp Maslov. Vũ Anh sau khi tâm sự với chị Muội, một người chị thân thiết nhất của Vũ Anh. Chị Muội cho biết, Lê Duẩn bị sốc khi được tin con gái có cháu ngoại, ông mất ngủ. Nhưng Vũ Anh đã quyết định đưa cháu gái đến gặp cha cho thấy tình cảm cha-con sâu đậm như thế nào. Maslov viết:
“Khi Lê Duẩn đến Moskva lần sau đó, nàng đem theo Lena đến gặp ông. Ông ngay lập tức yêu cháu. Ông đề nghị để Vũ Anh và cháu ở lại cùng ông cho đến khi ông về nước. Lúc đầu cháu bé còn lạ, nhưng dần quyến luyến với ông ngoại. Ông chú ý giấu tất cả chuối trong nhà để tự mình đãi Lena- mong chiếm được cảm tình của đứa cháu.
Lê Duẩn luôn yêu cầu đưa Lena đến gặp ông mỗi lần đến Moskva. Còn gặp tôi thì dứt khoát không muốn.
Có lần Lê Duẩn đưa Lena và Vũ anh đi xem xiếc rồi đưa họ đi theo dự khai mạc Olympic Moskva. Con bé lên cơn đỏng đảnh đúng lúc long trọng nhất kêu to, “Mẹ ơi, con muốn đi đái.”
Ôi dễ thương làm sao. Sự ngây thơ của cháu bé hóa giải được tất cả những bất đồng của hai cha con.
Sau khi sinh Tania, 1979, bà Vũ Anh tiếp tục sinh thêm một cậu con trai là Anton, nhưng bà đã qua đời ngay khi sinh vì bị băng huyết vào năm 1981.
Thi thể bà được hỏa táng; bình tro được bà Bảy Vân đem về Việt Nam. Trong dịp này, bà Bảy Vân cũng tha thiết để mang được cháu trai Anton vừa lọt lòng đã trở thành đứa trẻ mồ côi mẹ. Bà đã hết lòng nuông chiều cháu, đó là lý do cháu được đưa về Việt Nam cho đến lúc nó được cứng cáp. Năm Anton được 4 tuổi, 1985, bà Bảy Vân đã sang Moskva vào giao Anton lại cho bố nó.
Cho nên, dù sao đi nữa thì cái hệ lụy ấy nếu đã xảy ra thì cả hai đều phải chung vai gánh vác không thể đổ cho ai được. Cùng chia xẻ hạnh phúc và cùng cam khổ chịu đựng nếu xảy ra điều bất hạnh. Hình như số phận họ đã gắn kết với nhau như một thứ duyên tiền định mà kết cục là cái chết bi thảm của Vũ Anh khi sinh Anton.
Đọc Mastov mà thấy buồn và xúc động cho mối tình oan nghiệt. Tại sao Vũ Anh lại có thể chết trẻ và lãng xẹt như thế? Oan ức quá, ông Trời ơi. Nhưng tình lụy bao giờ cũng là thứ tình đẹp nhất trên đời này mà dân gian thường ngưỡng mộ.
Nếu mọi chuyện đều bằng phẳng thì chẳng có chuyện gì để nói. Như Phúc, như Muội, như Tình và nhiều người khác.
Vì thế, sau này có người cho rằng, chuyện tình Nga-Việt là cảm động nhất thời Sô Viết. Có người nói đến cuộc tình xuyên biên giới.
Vài nhận xét của Lê Kiên Thành, em trai của Vũ Anh.
Tôi thiển nghĩ đưa ra một vài nhận xét của Lê Kiên Thành về chị mình cũng là một góc nhìn khác.
Dưới con mắt của Lê Kiên Thành về Maslov, về Lê Vũ Anh và về cha mình TBT Lê Duẩn cho thấy:
Lê Vũ Anh – Lê Kiên Thành -Lê Kiên Trung – năm 1968
“Về Maslov và về Vũ Anh. Chính cái vẻ vừa thiên tài, vừa lập dị của Maslov đã lôi cuốn chị Vũ Anh và khiến chị mê đắm. Vì chị Vũ Anh cũng là người tự trong sâu thẳm, luôn cất giấu sự nổi loạn ngấm ngầm. Chị tôi hiểu hoàn cảnh của mình, hiểu xuất thân của mình, nên đã tìm mọi cách để cưỡng lại tình yêu đó, thậm chí là cả việc kết hôn với một người bạn học vốn chị không yêu.
Nhưng cuối cùng chị tôi vẫn đi theo tiếng gọi của trái tim. Chị ly dị một cách bí mật với người chồng đầu tiên, bí mật có con, bí mật đăng ký kết hôn với Maslov rồi mới báo tin cho ba tôi biết. Dĩ nhiên ba tôi giận dữ. Dĩ nhiên là ba tôi phản đối cuộc hôn nhân đó.
Về Lê Duẩn. Khi chị Muội (con gái của Lê Duẩn và bà Lê Thị Sương, người vợ đầu của Lê Duẩn) yêu và muốn kết hôn với một gia đình có xuất thân là quan lại triều Nguyễn, cơ quan nơi chị công tác đã đề xuất phản đối cuộc hôn nhân đó, lại là ba tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn để xin cho chị Muội được phép kết hôn với người mình yêu.
Nhưng chuyện hôn nhân của chị Vũ Anh là một chuyện hoàn toàn khác. Ba tôi chưa từng hình dung ông sẽ có một người con rể nước ngoài, và sẽ có những đứa cháu chỉ có dòng máu có một nửa Việt Nam. Tôi nhớ có lần, nhìn con tôi và con chị Vũ Anh chơi đùa với nhau, tôi chợt nghe ông nói một mình: “Người Việt Nam đẹp thật.”
Tôi hiểu ông và thấy nhói đau một tình yêu với ông và cả với chị mình.
Tôi vẫn nhớ năm 1977, tôi gặp Ba khi ông từ Moskva về Hà Nội sau khi chị Vũ Anh thông báo kết hôn, ông chỉ nói: “Có lẽ phải chờ 5, 10 năm nữa, ‘người ta’ mới chấp nhận cuộc hôn nhân của chị con.” Đó cũng là năm mà mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu căng thẳng. Mỗi khi gặp ba tôi luôn luôn cảm nhận được những gánh nặng khủng khiếp đang đè lên vai ông.
Và cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh với Maslov, vào đúng thời điểm đó cũng gây cho ba nhiều khó khăn và áp lực. Một số người có suy nghĩ không tốt đã nói rằng: “Ông Lê Duẩn vì muốn kết thân với Liên Xô mà bán con gái mình, để con gái mình kết hôn với người nước ngoài.”
Thật là bất công nếu ai đó nghĩ rằng một người cha có thể làm điều gì ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, dù là vì lý do gì chăng nữa. Sự thật rất đơn giản: chị tôi đã qua đời vì băng huyết, ngay khi sinh hạ người con thứ ba Anton. Chị tôi qua đời vì không một bác sĩ nào ở bệnh viện khi đó dám mạo hiểm quyết định việc phẫu thuật cho chị, bởi vì họ đều biết chị tôi là con gái của Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lúc chị tôi rơi vào tình trạng hiểm nghèo, người ta đã gọi các bác sĩ đầu ngành đến bệnh viện nơi chị tôi đang nằm cấp cứu sau sinh để hội chẩn. Nhưng chị Vũ Anh đã qua đời trước khi họ kịp đến. Chị tôi qua đời vì sự cẩn trọng thái quá của những người biết chị tôi là ai, chứ không phải vì bất cứ âm mưu chính trị nào đằng sau đó.”
Sơ lược báo Công An Nhân Dân Online, ngày thứ sáu 26-08-2016
Về cái chết bi thảm của Vũ Anh khi sinh Anton
Theo như lời kể lại của Maslov:
“Ở đây các bác sĩ lập tức khám và nói, tất cả đều ổn, quá trình sinh nở bình thường. Tôi chuẩn bị ngồi chờ ở phòng tiếp nhận. Vào lúc bảy giờ sáng, Vũ Anh sinh bé trai. Người ta gọi điện cho tôi từ nhà hộ sinh thông báo điều đó, tôi hỏi tình trạng của người mẹ ra sao, đầu giây bên kia im lặng. Sau một khoảng im lặng dài, họ đề nghị tôi nói chuyện với bác sĩ. Ở Moskva tôi được biết rằng Vũ Anh bị chảy máu rất nhiều, chưa cầm được.
‘Chúng tôi làm tất cả những gì có thể. Bác sĩ nói- Sắp tới họ chuyển máu tới. Ông tốt nhất nên quay về nhà. Đợi ở đây là vô nghĩa.’
Tôi chạy đến các bác sĩ quen để hỏi ý kiến. Họ không vui, nói rằng trong trường hợp như vậy, phải lập tức cắt bỏ tử cung. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ lãnh về mình trách nhiệm đó, bệnh nhân không phải nhân vật bình thường.
Tôi quay về nhà hộ sinh. Lúc ấy người ta đã phẫu thuật cho Vũ Anh. Bác sĩ phãu thuật chính của Cục 4 được mời đến xử lý cho nàng. Khi ông vừa ra khỏi phòng mổ, tôi lao đến:
– Cô ấy sẽ không chết. Cơ thể trẻ trung. Chúng ta hi vọng vào điều tốt nhất.
Vài tiếng sau, Vũ Anh qua đời. Người ta cho phép tôi vào phòng bệnh. Vũ Anh nằm trên giường, phủ tấm ra- trông nàng xinh đẹp làm sao, như đang ngủ. Một cục gì chẹn lấy cổ họng tôi, tôi quỳ xuống, hôn tay người tôi yêu dấu. Tấm ra phủ di chuyển, hé lộ thân thể vợ tôi, phủ đầy các vết xanh-đỏ. Tôi kêu lên vì sợ hãi. Mọi người chạy đến bên, đỡ lấy tôi và đưa ra hành lang.
– Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Vũ Anh là ở chỗ hỏa táng- mười ngày sau đó. Quyết định hỏa táng không phải do tôi đưa ra. Nói chung không ai hỏi ý kiến tôi muốn an táng vợ mình ra sao.Tại sao phải đợi lâu thế vẫn mãi là câu hỏi. Có thể Lê Duẩn đã bí mật đến Moskva. Tôi không gặp ông, còn bà mẹ thì bay sang ngay. Tro cốt cúa Vũ Anh được đưa về Việt Nam, bình tro được giữ ở nhà bà Bảy Vân, trong một căn phòng riêng.
– Còn tôi trong thời gian đầu rơi vào một trạng thái quên lãng, mù mờ sao đó. Trí nhớ của tôi từ chối tin vào những gì vừa xảy ra..Một lần tôi tỉnh dạy giữa đêm trong hoảng hốt. Trái tim bóp nghẹt trong lồng ngực. Tôi mơ thấy một luồng sáng: Người ta đã đầu độc Vũ Anh. Tôi chia xẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng.”
Những lời trần tình của Maslov trong lúc mê xảng không lấy gì làm thuyết phục về một âm mưu đầu độc. Mà ai đầu độc. Và đầu độc đạt được ích gì. Về tình nghĩa cha con, liệu Lê Duẩn có đủ đảm và nhẫn tâm đầu độc con mình hay không? Và làm sao ông có thể có những quyết định như thế và thuyết phục được giới bác sĩ tuân thủ. Mà bác sĩ nào dám làm điều ấy?
Thật ra về mặt y học, sản phụ bị xuất huyết là điều có thể xảy ra. Hoặc phải nạo thai, lấy hết nhau còn sót lại trong tử cung. Hoặc phải buộc tử cung để cầm máu. Trong trường vỡ tử cung thì phải cắt bỏ tử cung.
Maslov ghi nhận tiếp diễn tiến về âm mưu đầu độc như sau:
“Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch, tôi quan sát thấy người ta đã tiêm Heparin cho các bệnh nhân để làm loãng máu. Và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Theo quan điểm của tôi đã xuất hiện thêm một phương án khả tín: Việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Vũ Anh đã cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn.
Trong đám tang bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Vũ Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi, đưa bọn trẻ về Việt Nam.”
Cái chết của Lê Vũ Anh còn trở nên bi kịch của Maslov với con gái Lena. Maslov đã phải nói dối con như sau:
“Tôi nói với Lena là Vũ Anh ở trong bệnh viện, và sau đó, rằng mẹ đã đi có việc, nhưng con bé cũng hiểu hết. Một lần nó kéo tôi ra bên và thì thầm hỏi tôi:
‘Bố ơi, người ta chôn mẹ rồi phải không?’
Lena luôn than thở về nỗi buồn vắng mẹ, nó khóc.
‘Bố hãy đi Việt Nam, mua mẹ cho con.’
Về những gì Maslov bày tỏ, tôi chỉ biết im lặng trước những nỗi đau tận cùng của ông. Nhưng tôi vẫn tin rằng tình cha con và cháu mà ông vô cùng thương tiếc, ông Lê Duẩn đã không đủ đảm lược và ra tay ám hại con mình.
Cuộc đời còn lại của Maslov và các con của ông
Tôi thật không thể ngờ được cuộc đấu tranh của Maslov để bảo vệ các con bên mình. Nhất là Anton. Khi ở Việt Nam, họ đã đổi tên Anton Maslov mà thành Nguyễn An Hoàn với sổ thông hành Việt Nam.
Maslov ghi lại:
“Lê Duẩn không có ý định trao cháu cho tôi. Ngược lại, ông hy vọng sẽ mang luôn cả các cháu gái về.
Con trai không nói được tiếng Nga, nó lạ tôi và không rời bà bảo mẫu người Việt nuôi cháu từ trứng nước. Ở Việt Nam Anton thực sự là hoàng tử: nó được ở cả một tầng nhà.
Bắt cóc Anton thật vô nghĩa: cháu là công dân Việt Nam và họ sẽ ngay lập tức đưa cháu đi khỏi nhà tôi.
Nhưng tôi không có ý định đầu hàng. Bấy giờ là thời của Gorbachev, tôi đã viết đơn đi khắp nơi. Một chị bạn tôi đã gợi ý nên cầu cứu Anatoly Gromyko, con trai Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Andrei Andreyevich Gromyko .
Gromyko con tỏ ra chia xẻ và nói:
“Anh hãy viết đơn cho chính Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận và sẽ đọc. Nhớ kèm theo cả những bức ảnh, đặc biệt bức chụp cùng bọn trẻ này. Nó mạnh hơn bất kỳ bức thư nào.”
Kết quả không đi đến đâu. Bạn bè Maslov đã tìm được một ngôi nhà ở Belorussia. Maslov viết:
“Trong vòng bán kính 5 kilômét quanh đó không có ai cả. Chúng tôi ở đó chừng vài tháng-Lenia,Tania, Anton, bà bảo mẫu của chúng. Pussia quả thật là một chốn thiên đường. Lũ trẻ đến giờ còn còn nhớ khu rừng nguyên thủy, những bãi cỏ đầy nấm và quả rừng, có thể sờ tay vào lũ thú rừng và chim chóc. Lũ hươu kéo đến tận nhà, làm bà bảo mẫu sợ chết khiếp. Lũ bò rừng nhởn nhơ đi lại đằng xa. Anton trở thành một đứa trẻ khác hẳn khi ở Belorussia, chơi với các chị và bắt đầu nói một ít tiếng Nga.”
Sau đó, cái may đã đến. Một người bạn thân với gia đình của Vũ Anh cho biết:
“Nếu cha chúng nó yêu chúng như vậy, thì cứ để chúng sống với anh ta.
Có vẻ hai nước đã có một nhận thức chung về chuyện này, Gorbachev và Lê Duẩn đã thỏa thuận để gia đình chúng tôi được yên. Sự đau khổ của tôi kết thúc. Mấy năm sau Lê Duẩn từ trần.”
Đôi dòng kết thúc
Và cuối những năm 80-90, Maslov thường đi giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới như ở Mỹ, Anh, Pháp để kiếm thêm tiền để nuôi dạy các con. Mỗi lần như thế, ông thường dẫn đám trẻ đi theo. Trong dịp này, một biến cố lớn đã xảy ra trong cuộc của đời bốn cha con. Theo Maslov:
“Nhưng năm 1991, ông cưới Irina mà ông quen biết đã lâu, từ khi Vũ Anh còn sống. Cô ấy cùng tuổi với Vũ Anh. Ira là một nhà ngôn ngữ, phó tiến sĩ khoa học. Sau khi Vũ Anh mất, giống như nhiều bạn bè và người thân của tôi, cô ấy đã giúp tôi trông nom bọn trẻ. Đối với tôi, mối quan hệ của cô với chúng cũng quan trọng không kém tình cảm giữa chúng tôi.
Irina là một phụ nữ đáng kinh ngạc. Sau khi cưới, cô ấy quyết định không sinh thêm một đứa con nữa, đứa con chung của chúng tôi, để không phải làm dì ghẻ, mà hoàn toàn thay Vũ Anh làm mẹ của Lena,Tania và Anton.”
Câu chuyện là các con của Maslov thoạt đầu đều theo học tại MGU mà không phải một trường học Tây Phương nào cả. Nhưng tình cờ xảy ra sự kiện hiểu lầm theo lời kể của Maslov:
“Về sau có nhiều dòng người từ Châu Á tràn vào Moskva và bắt đầu nảy sinh các vấn đề. Một nhân viên cảnh sát đến Datra nơi Tania theo học. Nhân viên này nhìn thấy cháu và cho rằng đây là một người di cư bất hợp pháp đến từ Trung Á, và suýt nữa tôi bị cáo buộc vào tội “che dấu”.
Chúng tôi họp gia đình và quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu đưa lũ trẻ sang Châu Âu, ở đó đã quen với việc có nhiều sắc tộc. Kết quả là Tania và Anton sang sinh sống ở Anh, còn chị cả Lena, ở Hà Lan. Cháu lấy chồng là người Hà Lan xuất thân từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ lâu đời. Chồng cháu làm nghề phân tích nghiệp vụ và có thời gian là khách hàng của một hãng máy tính của Anh, nơi Lena làm việc. Mối tình bắt đầu ở nước Anh. Lena có một con nhỏ, cháu sinh con gái Anna năm ngoái.
Phần Tania chuyển nghề làm lập trình, sống với chồng là người Anh ở thị trấn ngoại ô Bristol.
Còn Anton, tốt nghiệp MVK, khoa toán học tính toán và điều khiển học ở MGU. Cháu cũng làm việc không xa chỗ chị gái. Cậu chàng chưa có vợ, và tôi sợ sẽ còn lâu. Có vẻ cháu giống tính tôi.”
Maslov thú nhận:
“Khi làm việc, tôi luôn luôn cảm thấy Vũ Anh đang nhìn mình. Trong phòng làm việc đã nhiều năm vẫn treo bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi cảm thấy Vũ Anh hài lòng về cuộc sống của các con chúng tôi, có nét tán đồng. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.
Vũ Anh giao phó cho tôi các con của chúng tôi. Không có Irina, tôi không thể thực hiện được sự ủy thác của nàng. Cái chính là bọn trẻ không lúc nào cảm thấy chúng là trẻ mồ côi.”
Người viết bài này thấy đủ và không cần phải viết thêm một dòng nào nữa.
Khi ông Võ Văn Kiệt mất được đặc cách an tán tại dinh độc lập long trọng và người dân miền nam rất thương ông nhờ ông cởi trói từ thằng cẩu nô tài trung cộng lê duẫn tạo ra mà phát triển nhưng con bảy vân lại đưa ra so bì với Ông Kiệt làm đám tang chân trọng hơn thằng chồng nó, hôm nay nhờ bài báo này mới hiểu những sự thật đảng thối nát ta che dấu.
Cởi trói !?
Miền Nam bình thường sống an lành hạnh phúc và đâu cần ai đó đến giải phóng và sau đó thì cởi trói.
Đm bọn bưng bô chó má, nếu như lão họ Võ không kéo đám chó đỏ về phá nát Miền Nam thì chẳng ai cần ông ấy phải liều mạng cởi trói.
Đm lũ ngu chuyên bợ đít kiếm miếng bỏ miệng.
Ai trói?Và ai cởi?
Để “bảo vệ thành quả cách mạng” – Cộng Sản thời Hồ Chí Minh – chúng nó sẵn sàng “thịt” cả người thân
Lê Duẩn dù có giết con thì cũng là để “bảo vệ thành quả cách mạng” của nó mà thôi.
Thế cho nên đã có câu chuyên thằng con đấu tố cha mẹ trong “Cải cách ruộng đất” như sau:
Thằng con:
-Vợ chồng mày có biết tao là ai không?
“Thằng cha địa chủ” thều thào:
-Dạ thưa ông, tôi biết ông là con của chúng tôi ạ!
Thằng con:
-Thế chúng mày đã biết tội của chúng mày là gì chưa?
“Con mẹ địa chủ” mếu máo:
-Dạ thưa ông, tội của tôi là đã dám đẻ ông ra bằng cái lỗ l…ồn ạ!
Tội nghiệp cái l…ồn thời đại Hồ Chí Minh!
Lê Duẫn có 6 tội đại-ác:
1- Đốt sách.
2- Đỗi tiền.
3- Đánh tư-sãn.
4- Kinh tế mới.
5- Các trại tù cãi-tạo.
6-Hộ-khẫu.
Tội cũa Lê Duẫn cao như núi, sâu như biễn.