LS Ngô Anh Tuấn: Lần đầu tiên hay lần cuối cùng?

8
Vợ Bùi Tuấn Lâm (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè kêu gọi thả tự do cho anh

LTS: Ngày 25/5, toà án thành phố Đà Nẵng tuyên ông Bùi Tuấn Lâm 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế vì vi phạm Điều 117 BLHS. Lâm là chủ một quán ăn nhỏ ở Đà Nẵng, quán tên “Ba cô gái”. Từng hoạt động xã hội nhưng những năm gần đây Lâm chủ yếu tập trung lo cho kinh tế gia đình và nuôi 3 con gái nhỏ.

Sau vụ nhại Thánh rắc muối trong vụ Tô Lâm ăn bò dát vàng, nhiều người mới biết tới anh và anh cũng gặp đủ thứ rắc rối cho tới ngày bị bắt. Dưới đây là chia sẻ của luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong các luật sư bào chữa cho Bùi Tuấn Lâm

———————————

Sau nhiều năm hành nghề luật với gần 10 năm gắn bó với nghề luật sư tranh tụng, tới ngày hôm nay, trong một vụ án chính trị ở Đà Nẵng, lần đầu tiên tôi bị buộc rời khỏi phòng xét xử trong khi chưa kết thúc phần tranh luận của mình. Một dấu lặng trên một đoạn đường khá dài mà tôi đã trải qua.

Trong phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát, do có một số nội dung mà vị này đã tranh luận nhưng quan điểm giữa chúng tôi chưa đồng nhất nên tôi phân tích để kiểm sát viên tranh luận tiếp thì một vị thẩm phán (không phải là Chủ toạ phiên toà) yêu cầu tôi không nhắc lại nội dung đã trình bày. Tôi trả lời là vì vị đại diện Viện Kiểm sát chưa tranh luận hết nội dung mà luật sư đưa ra và họ cũng chưa từ chối tranh luận tiếp với luật sư thì theo luật, tôi vẫn tiếp tục tranh luận.

Vị thẩm phán này không đồng tình với nội dung tôi nêu và yêu cầu tôi rời phòng xét xử dù tôi không có bất kỳ một hành vi to tiếng, quá khích nào nhằm cản trở hoạt động của phiên toà. Tôi nói rằng vị Chủ toạ mới là người điều hành phiên toà và nếu ông mời/đề nghị/yêu cầu tôi rời khỏi phòng xử thì tôi sẽ chấp hành ngay. Vị Chủ toạ mời tôi ngồi xuống nhưng gần như ngay sau đó, vị thông báo mời tôi rời khỏi phòng xử. Dù trong lòng không đồng tình với quyết định của vị Chủ toạ nhưng tôi chấp nhận rời phòng xử luôn vì không muốn không khí phòng xử nặng nề thêm nữa.

Tôi rời phòng xét xử theo sự hướng dẫn của lực lượng cảnh sát tư pháp bảo vệ phiên toà và dẫn vào ngồi ở một phòng làm việc có ghi “Chánh văn phòng” thuộc TAND thành phố Đà Nẵng. Tại đây, một số người không rõ danh tính đã làm việc với tôi, họ quay phim, lập biên bản vi phạm hành chính với nội dung không phản án đúng sự thật khách quan đã diễn ra (tôi ghi rõ trong phần ý kiến của mình). Tuy vậy, sau đó người ký lập văn bản lại là thư ký phiên toà, một người từng nhiều lần làm việc với tôi và rất thân thiện nên tôi không muốn nhắc tên ở đây. Nếu hôm nay không có luật sư Lê Đình Việt, người đồng nghiệp cùng tham gia bào chữa cùng tôi chứng kiến, làm chứng nội dung sự việc thì mình tôi sẽ không còn cách nào để “minh oan” cho mình.

Tôi đã có đơn giải trình nội dung sự việc, kèm theo văn bản làm chứng của luật sư đồng nghiệp; đồng thời tôi cũng đề nghị trích xuất file ghi hình qua camera trong phòng xét xử nhưng không chắc rằng sự việc sẽ đi được tới tận cùng. Bên cạnh đó, tôi cũng đang làm đơn thư tường trình, phản ánh nội dung sự việc lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội để Liên đoàn, Đoàn tham gia xác minh sự việc một cách khách quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thành viên.

Tôi đã tham gia rất nhiều vụ án mang màu sắc chính trị nhưng chưa một lần bị mời khỏi phòng xử một cách tức tưởi như hôm nay. Có vẻ như một số người nghĩ rằng mấy tù nhân chính trị thì hành xử với họ thế nào cũng được; mấy tay luật sư của những người này, hành xử ra sao cũng xong… Từ những suy nghĩ đó có thể kéo theo những hành vi theo cảm xúc thái quá, vượt quá thẩm quyền cho phép của mình.

Tôi đã lập trình cho mình một tương lai không hành nghề luật sư, ở ẩn ở một xó xỉnh rồi nhưng thậm chí mơ ước nhỏ nhoi đó bỗng dưng cũng trở nên gồ ghề hơn tôi tưởng. Dẫu vậy, dù mai đây, sự việc này hay bất kỳ một sự việc nào khác xảy ra đối với tôi, tôi cũng sẽ đấu tranh tới cùng để giữ tấm thẻ hành nghề hợp pháp của mình; sau đó, tôi tự trả thẻ để “về vườn” chứ không để ai đó có thể sỉ nhục tôi dưới một hình thức không trong sạch khác…

Ls Ngô Anh Tuấn (facebook)

8 BÌNH LUẬN

  1. Công lý nước ta sao lắm “trò”?

    “Thánh rắc hành” tên Bùi Tuấn Lâm
    Vợ “Thánh rắc hành” cũng tên Lâm
    Có một sự trùng hợp kỳ lạ
    Bộ trưởng công an tên Tô Lâm!

    Tô Lâm ăn thịt bò rắc muối
    “Thánh rắc hành” chuyên bán bún bò
    “Tam Lâm” đồng hành thành ra án
    Công lý nước ta sao lắm “trò”?

    “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý”
    “Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”!
    “Ở Việt Nam có một rừng luật
    Nhưng khi xét xử dùng luật rừng”*

    Nông Dân Nam Bộ
    *(Luật sư Ngô Bá Thành ví von)

  2. Ai thật sự là loài cuồng điên?

    Vẹm và ta cùng giống Rồng Tiên
    Tại sao dân ta khổ triền miên?
    Ta cùng nhau tìm ra nguyên lý
    Vẹm làm cha sao gọi cuồng điên?

    Các bạn còn nhớ Trần Dân Tiên
    Cha già dân tộc thằng sang độc?
    Tổ tiên nó Các Mác Lê nin
    Cùng một bầy toàn đồ vô học!

    Ai thật sự là loài cuồng điên?

    Nông Dân Nam Bộ

  3. Ta khổ chỉ vì lũ chó điên!

    Sanh ra là người khổ triền miên
    Nhưng là cộng phỉ sướng như tiên
    Vi la biệt phủ chúng làm chủ
    Chúng có tất cả quyền và tiền!

    Nhưng là người dân mới lãnh đủ
    Điển hình dân tộc giống Rồng Tiên
    Có cùng màu da cùng máu mủ
    Ta khổ chỉ vì lũ chó điên!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Nếu là người Việt sao ngậm câm?

    Rắc hành rắc muối có sao đâu
    Bò dát vàng bún bò như nhau
    Tô Lâm ổng ăn có người đút
    Bùi Tuấn Lâm vô tù mới đau!

    Hai ông Tô Lâm Bùi Tuấn Lâm
    Lâm bán bún bò Lâm công an
    Cả hai ông Lâm là người Việt
    Lâm bò dát vàng – Lâm hờn căm!

    Chúng ta có còn là người Việt
    Nếu là người Việt sao ngậm câm?

    Nông Dân Nam Bộ

  5. Nghề luật ở VN chỉ là để cho có chứ hầu như không có tác dụng gì nhất là khi khi phải biện hộ cho các vụ án chính trị mà nhà nước truy tố với lý do ” chống đối nhà nước “. Bởi tất cả các bản án đã được quyết định trước đó bởi chế độ độc đảng toàn trị cho dù luật sư có giỏi hùng biện hay đã từng tu nghiệp thêm tại các nước ngoài .Thử hỏi từ trước đến giờ có luật sư nào bào chữa trắng án cho thân chủ trong các vụ án chính trị không ? Không hề có ! Điều này chứng tỏ luật ,thay vì công bằng minh bạch cho mọi người , tại VN được đặt ra để cũng cố quyền thống trị của một chế độ bị nguyền rủa đến mức không còn từ gì để nói , để dùng để nguyền rủa nữa ngoại trừ mong cho dân bị triệt vong hay bị tận thế để khỏi phải nghe các chữ bác và đảng !

  6. Mà là đồ súc sinh!

    Với những gì tôi thấy
    Từ cái đêm hôm ấy
    Đêm “đồng khởi” Bến Tre
    Tôi biết rõ từ đấy!

    Và kể từ ngày đó
    Tôi nhìn đám Pấc Pó
    Dù chúng có hình người
    Tôi thấy chúng đàn chó!

    Không một lần tôi nhìn
    Không một lần tôi tin
    Chúng còn là người Việt
    Mà là đồ súc sinh!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên