Linh nghiệm

6
Vừa ăn cơm tối xong, một ông chủ nhà trọ ở tổ dân phố bên cạnh ghé sang nhà, vẫn đeo khẩu trang và đứng ngoài cổng gọi:
– Chú ơi cho tôi nhờ một chút.
– Vâng có gì bác cứ nói,
– Chả là mấy đứa lao động tự do nó trọ chỗ tôi tối qua vù xe máy về mà không qua chốt được, bây giờ nó quay lại cho vào cũng dở, không cho cũng tội.
Nói rồi ông xòe điện thoại vuốt vuốt cho tôi xem một loạt các tấm hình bị chặn ở chốt. Ông dừng lại một tấm hình mấy người đang quỳ lạy dưới mặt đường và nói tiếp:
– Chú thấy người ta quỳ lạy thế này mà họ chẳng động lòng. Nói thật với chú là bước đường cùng họ mới về ! Người ta lạy lục thế mà không ai thương cảm.
– Chỉ lạy thế này thì chưa đủ, làm sao cho đi được.
Tôi nói chưa dứt câu ông ta đã hỏi liền:
– Ôi, vậy thì cần phải làm gì nữa hả chú ? Tôi giải thích:
– Ông cúng ông bà tổ tiên hay là đi chùa, đi đền cũng đều phải lạy, nhưng lạy phải đi đôi với khấn đúng bài đúng bản mới vọng thấu Thần linh chứ. Muốn điều gì thì cũng phải khấn bác ạ.
– Vậy hả chú ! Trăm sự nhờ chú! Chú cho nó mấy chữ hy vọng tối nay nó lạy nó khấn có khi thông chốt được. Chứ nói thật với chú tụi nó ra ngoài đường ùn ứ ở chốt rồi quay lại tôi sợ nó lại mang Covid về nhà trọ.
Thế là ông ta lấy kéo ghế ngồi ở cửa đợi tôi viết văn khấn xong mới về.
Vậy mà tụi nó thông chốt được rồi đấy. Xin giới thiệu bài văn khấn:
VĂN KHẤN THÔNG CHỐT
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy các vị Quan quyền cai quản xứ Sài Gòn, Bình Dương.
Con kính lạy các vị Thần cố vấn, Thần tham mưu lơ lửng trên mây, đầu chẳng chạm trời, chân không chạm đất.
Con kính lạy các Thần trực chốt tứ phía Đông Tây, Nam Bắc, mũ mão oai phong, thực thi cứng nhắc.
Con kính lạy hết thảy các Thần quan liêu cố thủ trong các “Pháo đài” mà chẳng thấu hiểu người dân trong cơn đại dịch !
Dạ bẩm các chư vị Thần linh !
Chúng con là những thần dân miền Tây, miền Trung, miền Bắc đã nhiều năm tụ hội về đây làm công, bán sức; vì cuộc mưu sinh mà lao tâm, lao lực.
Cứ ngỡ Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, là chốn khai mở tầm nhìn, luyện trí, luyện tài, ra tay khởi nghiệp.
Nào Ngờ!
Dịch Covid hoành hành, đâu đâu cũng dày đặc F0, F1. Phố phường đâu cũng chăng dây, lập chốt.
Hàng quán đóng cửa im lìm, lệnh cấm ra đường, xe cộ hết đi xuôi về ngược.
Công trường, xí nghiệp cũng nghỉ, cũng dừng vì lấy đâu nguyên liệu, xăng dầu, lấy đâu nhân lực.
Bốn tháng trời chúng con thất nghiệp, nhà trọ công nhân không gian chật hẹp, dịch dã lây lan, người thiếu miếng ăn, người đi bệnh viện.
Những túi gạo, bó rau của những tấm lòng vàng chia sẻ cũng đủ sống vài tuần.
Các gói cứu trợ an sinh thấy trên ti vi mà không tới miệng…. Chúng con lâm cảnh khốn cùng, làm sao trụ lại.
Vậy nên lòng thiết tha muốn được về quê, gần mẹ, gần cha, miếng cơm quả cà mà thấy an yên vượt qua dịch dã.
Các Thần, các Thánh linh thiêng giáng hạ phù trợ chúng con, mở chốt, thông đường, bình an thượng lộ.
Hôm nay là ngày hạ tuần tháng tám năm Tân Sửu
Tín chủ chúng con thành tâm quỳ lạy giữa đường, chẳng có hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả để dâng cúng chư vị Thần linh, Tiền hiền bản sở.
Cúi xin Thần linh thương xót chúng con, giáng lâm chứng giám lòng thành mà phù trì chúng con bình an khang thái, vạn sự tốt lành
Chúng con xin khất lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
FB Nguyễn Huy Toàn 

6 BÌNH LUẬN

  1. Loài người trên Thế giới đều biết sợ con virus covicd 19 biến thể delta . Nhưng người dân trong các chế độ XHCN lại phải sợ gấp bội khi con virus CS trong xã hội cùng bùng phát . Đại dịch đáng lý chết một thành chết mười , đói khát một thành đói khát gấp bội phần hơn .

    Cái con siêu vi khuẩn CS độc tính đặc biệt chỉ lây Lan xâm nhập vào các cán bộ cộng sản nhà nước . Tác động vào hệ thần kinh biến chúng thành những bộ não chấp hành hoang tưởng sợ sệt thượng cấp vừa sắt máu mất nhân tính với đồng chủng tộc .

    Bất cứ ở đâu từ một ngóc ngách nhỏ cho đến xóm làng thị trấn , huyện lỵ , tỉnh , thành . Nơi nào có covicd19 xuất hiện thì nơi ấy cũng đồng thời có các cán bộ nhà nước đầu óc bị siêu vi khuẩn CS trỗi dậy , trong trạng thái hoang tưởng sợ sệt hoảng loạn mơ hồ , ăn tạp , mất nhân tính và tàn độc .

    Xã Hội CHủ Nghĩa VN khi đại dịch covicd 19 xuất hiện , cán bộ nhà nước biến dạng thành những cán bộ covicd CS . Bởi đầu óc bệnh mãn tính CS chúng không biết thế nào là thực phẩm cần thiết , không biết thế nào là giấy ra đường hợp lệ , không biết thế nào là nhân phẩm nhân quyền . Trong hoang tưởng mơ hồ điên loạn , cán bộ mắc chứng covicd CS tự cho mình có quyền quyết định mọi quyền hạn luật lệ dù cho tàn độc phi nhân tính .

    Những bó nhang quỳ lạy giữa lộ nhằm xin thần linh phù hộ xua đuổi tà dư ám chướng trong đám cán bộ covcdCS để xin thông chốt . Trong căn bệnh hoang tưởng các biện pháp chống covicd đã bị xem như tài nguyên vô tận để chúng bóc lột dân tình vô tội vạ . Thích là phạt tiền tối tăm mặt mũi , thích là bỏ tù lộ thiên , thích là đấm đá trói tay còng chân , thích là chưởi rủa phản động chống đối , thích là khoanh vùng thiết quân luật ở đâu ở yên tại chỗ , thích là ngăn sông cấm chợ tước đoạt trắng trợn mọi quyền tự do đi lại một cách vô thiên vô pháp .

    Những bó nhang quỳ lạy những tên cán bộ nhà nước mang bệnh covicd CS không biết đến bao giờ mới chấm dứt , cho dân tình thôi hết oán than!

  2. Khi dân còn sức khoẻ ,thì ra tay cấu kết với bọn tư bản bất nhân,
    tư bản bần tiện để ra sức bóc lột sức lao động

    Khi dịch bệnh hoành hành ,đã không trợ giúp ,lại còn tìm cách đày
    đọa người dân,dồn ép người dân đến bước đường cùng .

    Thân cô ,thế cô ,bước đường cùng,chỉ còn cách quay qua thần
    linh ,lạy bốn phương tám hướng .

  3. Ha ha ha …

    Cũng có một ông sư Liếm Bùa cầu siêu – à quên – cầu xin cho vác xin “ma de in VN” được thông chốt..nhưng không biết đã được cho….”thông chốt” chưa ? (*)

    (*) Sư “Liếm Bùa” là sư Búa Liềm, sư búa liềm là sư quốc roanh….
    Ghi chú là “sư liếm bùa” chứ không phải là “sư liếm” cái khác đâu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên