Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh

3
Nguyễn Xuân Anh - Ảnh VNN

Việc Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật và buộc phải rời khỏi trung ương đảng cộng sản Việt Nam cũng như bị cách chức bí thư Đà Nẵng không phải là điều bất ngờ. Chiến dịch tấn công vào Nguyễn Xuân Anh đã được khởi động ngay từ tháng 6, khi mà các chức vụ cấp cao đã được quốc hội phê duyệt. Lúc đó dư luận đang dồn vào vụ Formosa và vụ Trịnh Xuân Thanh, không ai chú ý những cơn sóng đang đổ ngầm về phía Đà Nẵng.

Vào tháng 8 năm 2016 khi thảm hoạ Formosa gây hoảng loạn toàn dân, mọi trách cứ đổ dồn về phía Nguyễn Xuân Phúc đã mặc cả với Formosa nhận tiền đền bù rẻ mạt với lý do để giữ nhà đầu tư. Bí thư Nguyễn Xuân Anh kiên chủ tịch Hội đồng nhân dân khi họp đã phát biểu không đánh đổi sự phát triển mà phải huỷ hoại môi trường. Phát biểu này như cú đấm vào mặt Nguyễn Xuân Phúc kẻ đã áp đặt tuỳ tiện cách xử lý Formosa và Nguyễn Phú Trọng kẻ đứng đằng sau bảo kê cho Formosa trong chuyến thăm nơi này đúng vào ngày cá chết.

Có thể hiểu Trọng và Phúc muốn bịt vụ Formosa và bắt dân chúng chịu đựng, bí thư Nguyễn Xuân Anh đã chọc đòn lật mặt phe Trọng, Phúc. Những kẻ cố chấp và thù dai như Trọng , Phúc không dễ gì mà bỏ qua cho bí thư trẻ tuổi này. Nhất là Nguyễn Phú Trọng một kẻ bảo thủ và háo danh, cuồng tín đặc thù của cộng sản Bắc Kỳ tất sẽ giữ mối thù trong bụng.

Trong một lần trả lời báo chí , bí thư Nguyễn Xuân Anh đề cập đến vấn đề tuổi tác và cho rằng ở tuổi 40 con người ta sung mãn, đến 50 tuổi là bắt đầu có hạn chế, nên việc bổ sung lớp trẻ lãnh đạọ là cần thiết. Câu trả lời này khiến cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng uất hận vì ở tuổi 73 đã quá tuổi làm việc rất nhiều nhưng Trọng tự đặt ra quy chế trường hợp đặc biệt để mình được ngồi lại làm tổng bí thư.

Nguyễn Xuân Anh còn tháp tùng chuyến đi chủ tịch nước Trần Đại Quang công du hồi năm ngoái đến Peru và Châu Âu, tiếp kiến Giáo Hoàng là điều khiến Nguyễn Phú Trọng và khó chịu. Nếu chú ý thì những người đã tháp tùng Trần Đại Quang ở chuyến đi đó khi trở về gần như bị cô lập và không xuất hiện nhiều trên truyền thông như Phạm Bình Minh, Hoàng Trung Hải, Bùi Thanh Sơn đều bị thất sủng. Riêng Nguyễn Xuân Anh vì những phát ngôn về môi trường, chủ quyền, và tuổi tác   nên bị xếp vào hạng diệt trừ trong danh sách của Trọng.

Tháng 12 ngay sau khi Xuân Anh trở về sau chuyến công du Mỹ Âu, vị chính khách trẻ và năng động, học tại Mỹ , có tinh thần cởi mở này đã bắt đầu nhận những đợt tấn công đầu tiên, đó là đoàn kiểm tra số 274 của Bộ Chính Trị thanh tra Đà Nẵng về học tập tấm gương Hồ Chí Minh, Nguyễn Xuân Anh đã bị khiển trách. Đó là phát súng đầu tiên nã vào Xuân Anh mà dư luận đã bỏ qua không mấy chú ý. Hai tháng sau phát đạn thứ hai là chuyện một doanh nghiệp biêú tặng thành uỷ Đà Nẵng một chiếc xe Toyota trị giá 2 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng chiếc xe này để đi làm. Cuộc tấn công lần này tinh vi hơn khi bên Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc cho chủ tịch Huỳnh Đức Thơ ra trận đối đầu với bí thư Nguyễn Xuân Anh nhằm gây cho Đà Nẵng bung bét để ra tay diệt trừ Xuân Anh.

 Doanh nghiệp tặng xe cho thành uỷ Đà Nẵng được đồn là của một doanh nhân Đà Nẵng có tên hiệu là Vũ Nhôm. Nếu nói đây là hối lộ Nguyễn Xuân Anh thì không có chứng cứ, vì doanh nghiệp tặng quà cho thành uỷ chứ không phải cho Xuân Anh, doanh nghiệp này đã từng tặng cả 100 chiếc xe mô tô phân khối lớn cho công an TP HCM để sử dụng giữ gìn an ninh trật tự thành phố, phòng chống cướp giật. Nhưng câu chuyện về chiếc xe Xuân Anh lúc đó được tạo nên để ăn theo ảnh hưởng về chiếc xe của Trịnh Xuân Thanh, mở màn cho Đà Nẵng vào cuộc nội chiến khốc liệt và cuối cùng thì những kẻ có xu hướng thân Trung Cộng đã chiến thắng trong hội nghị trung ương 6 vừa qua. Nên nhớ chỉ vài ngày khi trung ương 6 khai mạc , Trung Cộng đã cho uỷ viên bộ chính trị Lưu Vân Sơn sang gặp Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng để nghe báo cáo về kế hoạch diệt trừ Nguyễn Xuân Anh, nhằm tiến tới bước cô lập và hạ bệ Trần Đại Quang.

Đúng như trong kế hoạch, ngày thứ ba Nguyễn Phú Trọng điều hành buổi họp trung ương đảng, Trần Quốc Vượng đọc báo cáo đề nghỉ kỷ luật Nguyễn Xuân Anh và trung ương buộc phải chấp nhận. Các báo chí miêu tả lại rằng trung ương đã cân nhắc kỹ, thảo luận kỹ về kỷ luật Nguyễn Xuân Anh và khi nghe Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu. Đây là một chi tiếp bịp bợp và xảo trá của truyền thông do Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Bởi tin từ chính các tờ báo nói rằng sáng ngày hôm đó Phạm Minh Chính đọc tờ trình đề nghị bổ sung thành viên ban bí thư, trung ương đã thảo luận kỹ và cân nhắc bổ sung thêm hai người vào ban bí thư. Tiếp đến Trần Quốc Vượng đọc tờ trình như cáo trạng đề nghị trung ương xét tội Nguyễn Xuân Anh và trung ương đã đồng ý với những gì Trọng, Vượng đề nghị. Như thế chỉ trong buổi sáng trung ương đảng cộng sản khoá 12 họp lần thứ 6 phải thảo luận 2 quyết định, không thể gọi là kỹ càng hay cân nhắc gì cả, mà chỉ là việc trung ương gật đầu theo những gì mà Nguyễn Phú Trọng đã muốn thế.

 Hạ bệ được Nguyễn Xuân Anh tức Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đã đưa thông điệp đừng ai dính đến Trần Đại Quang, nếu không sẽ chịu số phận thảm hại như Nguyễn Xuân Anh. Thông điệp ấy đồng nghĩa với việc đừng ai nhắc tới chuyện về hưu của Nguyễn Phú Trọng, hãy cúi đầu quy phục quyền lực tối thượng của Nguyễn Phú Trọng một cách tuyệt đối như những kẻ bầy tôi với một ông vua.

Nguyễn Phú Trọng lúc này đã thành một ông vua phong kiến chứ không còn là một tổng bí thư đảng cộng. Từ thời Lê Duẩn đến giờ mới có một tổng bí thư đầy quyền lực như Nguyễn Phú Trọng, có điều ở hai thái cực khác nhau là Duẩn chống lại những chỉ đạo của Trung Cộng, còn Trọng thì nhất nhất nghe theo. Điều giống nhau giữa Duẩn và Trọng không phải chỉ là sự độc tôn quyền lực mà còn ở chỗ thù ghét sự dân chủ, dưới triều đại của của Trọng sự tàn ác dã man khi đàn áp những người dân chủ trắng trợn không kém gì thời Duẩn. Tất cả những người đấu tranh bị bắt sau khi Nguyễn Phú Trọng vào đảng uỷ công an đều là những tội danh lớn như lật đổ chính quyền, chống phá nhà nước, bất chấp người bị bắt là đàn bà , ông già, người giáo viên hiền lành.

Những kẻ bồi bút đang ca ngợi Trọng trong cái gọi là đánh tham nhũng , thực chất chúng chính là những kẻ đang cổ vũ xây dựng quyền lực độc tài cho Nguyễn Phú Trọng. Khi có quyền lực này trong tayNguyễn Phú Trọng tuyệt đối, thì sự thật đã chứng minh không chỉ quan chức cộng sản bị thanh trừng, mà những người đấu tranh dân chủ còn bị thanh trừng khốc liệt gấp bội phần. Những kẻ đang ca ngợi Trọng chính là những kẻ thù nham hiểm của nền dân chủ. Chúng đang tiếp tay xây dựng chế độ độc tài, hà khắc nhất mà con số những người đấu tranh bị bắt và bản án của họ là chứng minh rõ ràng. Đừng bị cuốn theo chúng để thoả trí tò mò hay hiếu kỳ kiểu thấy quan chức bị xử lý là hả hê,  đừng bị cuốn theo chúng để hỏi đến lượt quan chức nào. Hãy tỉnh táo nhìn lại để hỏi ra rằng sẽ đến lượt người đấu tranh nào bị bắt tiếp theo trong đợt bắt kỷ lục đến 30 người đấu tranh từ khi Nguyễn Phú Trọng vào đảng uỷ công an.

 Hãy nhìn lại vụ Trịnh Xuân Thanh với tội làm thất thoát 3200 tỷ, Nguyễn Phú Trọng và đám bồi bút của y đã dựng câu chuyện chiếc xe biển xanh để gây hút dư luận tiến tới xử lý Trịnh Xuân Thanh không theo trình tự pháp luật mà theo kiểu áp đặp độc tài của Nguyễn Phú Trọng. Cả dư luận đã bị cuốn theo mải mê số phận của Trịnh Xuân Thanh và mong mỏi gã này bị Trọng làm xử, mà quên mất cách xử lý như vậy có đúng pháp luật hay không?  Dẫn đến việc Nguyễn Phú Trọng đã tự cho mình là vua và không cần pháp luật, tuyên bố bắt Trịnh Xuân Thanh bằng được và dẫn đến hậu quả bang giao với Đức tệ hại như bây giờ.

 Nếu một đám dân chúng cứ thấy một tên vua độc tài tuỳ tiện giết một quan lại nào đó mà hả hê, như kiểu Bắc Hàn thì sự phát triển nhân bản và văn minh của đám dân chúng ấy còn lâu mới đem lại sự tiến bộ, đừng nói là cách mạng.  Một đám đông như thế chỉ có làm ra những cuộc cách mạng đẫm máu, cướp phá, mang nặng sự thù hận là thực tế dễ làm hơn cả. 

Blog Người Buôn Gió

3 BÌNH LUẬN

  1. CHUYỆN QUAN

    Chuyện quan là chuyện của quan
    Ai lên ai xuống cũng toàn vậy thôi
    Dân đâu cần đếm xỉa vào
    Nên luôn chỉ đứng bên ngoài mà xem

    Như vừa vụ Nguyễn Xuân Anh
    Bề trên xếp cả mới thành vậy thôi
    Nào dân Đà Nẵng đâu bầu
    Chức ngài Thị trưởng trước sau của mình

    Chuyện này nó vốn dạng hình
    Tự do dân chủ triệu lần như xưa
    Ai khôn chẳng thấy gì thừa
    Bởi vì đó chuyện tự nhiên triều đình

    Thà luôn giấc ngủ êm đềm
    Đừng ai quấy động tới mình là vui
    Chuyện Vua chuyện Nước chuyện Trời
    Chuyện Quan chuyện Đất đâu nào chuyện ta

    TIẾU NGÀN
    (11/10/17)

  2. Trọng đưa vào Đà Nẵng 2 tên Nghệ An theo đúng phương sách dẹp từ từ tụi miền nam. Sớm hay muộn gì thì bọn Hai lúa cũng bị lùa về rừng U Minh để sinh hoạt đảng hết. Muôn đời mấy thằng Việt công chỉ ăn cám xú, chơi sao lại răng đen mã tấu đàng mềnh. Cám ơn Gió

    • Ối giời, lại nổ nữa dzồi ! Đứa nào cùng cánh thì cho dzù nó là miền nào mà chẳng được ! Chịu húc theo ý của mình thì được dzồi ! Chỉ tại ngựa non háu đá mới nên nỗi.

      Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng Tổng (bí thư) thì cho đi về nhà mà múa gậy trong sân. Nước ta lạ là thích dùng hàng hiệu với hàng tặng ! Đưa đầu cho nó đập vỡ sọ lại còn không chịu là mình non nước cờ !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên