Đánh giá chuyến trở về Việt Nam của Khánh Ly

37
Khán giả đón Khánh Ly tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh 24h.com

Khánh Ly trở về trình diễn ở Việt Nam đã khiến không ít người Việt hải ngoại đã từng hâm mộ tiếng hát của chị lên tiếng chỉ trích, thậm chí còn dùng những lời lẽ thậm tệ. Nhưng trên bình diện khai dân trí, giúp cho người dân, dù là đảng viên hay người còn mù quáng hiểu biết thế nào là tự do, thế nào là nhà nước pháp quyền, và danh xưng chính xác của cuộc chiến 1954-75 thì chuyến trở về của Khánh Ly đã tạo được một kích động lớn theo chiều hướng đó.

I-Trước tiên, ban tổ chức đêm nhạc “Dấu chân địa đàng” ngày 25/6/2022 tại Đà Lạt bị chính quyền làm khó dễ vì Khánh Ly đã hát một bài không có trong chương trình 24 ca khúc đã được kiểm duyệt và cho phép trước. Điều này đã khiến những người Việt ở ngoài nước ngạc nhiên. Tại nước ngoài, tất cả các chương trình ca nhạc hay giải trí đều được tự do, không phải xin phép; và chương trình không phải đưa cơ quan nào kiểm duyệt để chấp thuận. Đây là vấn đề người dân nên mang ra chất vấn các đại biểu quốc hội tại sao nước ta lại qui định khác với tất cả thế giới?

II-Về phương diện pháp lý (lập pháp), nghị định áp dụng cho nội vụ, “Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn”, hoàn toàn bất hợp hiến bởi vì có “Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn”. 

Giải thích đơn giản cho người ngoài ngành chuyên môn hiểu thế này: Thời buổi này, hầu như toàn dân đều biết, mọi người đều có quyền làm những điều luật pháp không cấm. Mà “luật” ở đây phải hiểu là một văn bản do quốc hội soạn thảo. Nói cách khác, chỉ có luật do quốc hội soạn thảo mới có quyền cấm người dân làm một số hành vi nào đó. Chính điều 3 đã rõ ràng cho thấy Nghị định bất hợp hiến, nhưng không hiểu  sao các “luật gia” từ trong chính quyền tới tư nhân đều không nhận thấy? Những ai tự nhận mình là luật gia nên nêu vấn đề hủy bỏ nghị định này.

 III-Tạm thời bỏ ngoài vấn đề sai phạm căn bản của điều 3 vừa phân tích, về nội dung, nghị định viện dẫn qui định những điều đã được qui định trong các bộ luật hình sự và dân sự — đây là một qui định chòng chéo –. Lại thêm ngôn từ mơ hồ; có thể bị nhà cầm quyền giải thích một cách co dãn thiệt hại cho người dân. (Nguyên tắc cơ bản là “luật hình phải được qui định một cách chặt chẽ.”)

Ví dụ 1: Khoản 1 “1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 

Khoản này rõ ràng không cần thiết, vì đã có hẳn đạo luật hình sự ngăn cấm hành động này.

Ba khoản còn lại cũng thừa (vì đã có những đạo luật qui định rồi), đồng thời mơ hồ, khiến người dân dễ dàng bị nhà nước làm khó dễ, áp dụng những biện pháp trừng phạt co dãn không có căn cứ. Bằng chứng là trong nội vụ, mới đầu sở Văn Hóa -Thể Thao-Du Lịch (VH-TT-DL) Lâm- Đồng làm có vẻ nghiêm trọng lắm, thậm chí còn có cả cơ quan an ninh của công an vào cuộc, rồi thì Cục Nghệ thuật biểu diễn loan báo chờ điều tra, báo cáo của Lâm đồng sẽ có quyết định sau. Nhưng cuối cùng thấy nếu làm nghiêm trọng thì bất lợi về chính trị nên Sở VH-TT-DL Lâm đồng chỉ cảnh cáo, và Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng im luôn; cái này gọi là “lặng lẽ cho chìm xuồng”. 

Ví dụ 2: Điều 4. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

1. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật. 

Qui định này thừa. Đây là một hoạt động kinh doanh cho nên việc người tổ chức được hưởng lợi ích hợp pháp trong kinh doanh của họ là đương nhiên theo luật dân sự, không cần thêm nghị định này.

Ví dụ 3: Điều 5. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b)  Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tham gia biểu diễn nghệ thuật: 

Khoản này cũng thừa vì những người (hay tổ chức) tham gia biểu diễn dĩ nhiên được hưởng lợi ích hợp pháp do hợp đồng lao động của họ ký kết với người tổ chức (dựa trên luật dân sự.) Tại sao lại phải cần nghị định này nữa?

Ví dụ 4: Điều 6. Quyền, trách nhiệm của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:

b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc khai thác, sử dụng địa điểm.

Điều này cũng thừa vì chủ địa điểm (nhà hát) khi cho thuê địa điểm dĩ nhiên họ được hưởng tiền cho thuê theo hợp đồng ký kết với người tổ chức (đã qui định trong luật dân sự).

Ví dụ 5: Tất cả các điều khoản khác đều thừa, vì đã được qui định trong các đạo luật khác rồi và ngôn từ lại rất mơ hồ.

IV-Ca khúc Gia tài của mẹ bị cấm (không văn bản mà qua sự kiểm duyệt & chấp thuận chương trình trước.) và tất cả mọi người đều nghĩ bởi hai câu: “Một Ngàn Năm Nô Lệ Giặc Tầu”, “Hai Mươi Năm Nội Chiến Từng Ngày”.

A-“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu”.

Không có Khánh Ly trình bày ca khúc này thì cũng đã có không ít người Việt Nam nghĩ rằng hiện nay giới cầm quyền đang bị nô lệ Tầu. Rõ ràng nhất là những cuộc biểu tình chống Tầu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, độc chiếm biển Đông đều bị ngăn chặn, giải tán; và những người tổ chức đều bị bắt bỏ tù dài hạn. Thậm chí chỉ mặc cái áo may ô có hàng chữ NO U, ám chỉ chống đối đường lưỡi bò của Tầu muốn chiếm toàn vùng biển Đông cũng bị bắt. Nhưng khi Khánh Ly trình bày ca khúc Gia Tài Của Mẹ thì vấn đề nhà cầm quyền đang nô lệ Tầu lại được hâm nóng và toàn dân, một lần nữa, nhìn rõ chân tướng của giới cầm quyền.

B-Câu “Hai Mươi Năm Nội Chiến Từng Ngày” đã khiến công chúng ồn ào hơn bởi vì vẫn còn không ít người miền Bắc không đồng ý coi cuộc chiến 1954-75 là nội chiến mà là cuộc chiến chống Mỹ và Giải Phóng Miền Nam như đảng tuyên truyền.

Nhưng ngày nay, cũng không ít người miền Bắc (nhất là những người có trình độ, có ngoại ngữ) tin rằng cuộc chiến mà cha anh họ hy sinh và bản thân họ trải qua không phải là cuộc chiến chống Mỹ. Nhờ đọc tài liệu, sách báo phương Tây, họ biết rõ là người Mỹ chỉ tham gia cuộc chiến Việt Nam từ năm 1965 để giúp miền Nam chống lại cuộc xâm lấn của cộng sản miền Bắc. Họ biết rất rõ là cộng sản miền Bắc đã bắt đầu xâm lấn miền Nam (có thể gọi là xâm lăng không?) từ 1959 khi chưa có quân Mỹ và đồng minh tại miền Nam (Tháng 1 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) mở rộng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, họp tại Hà Nội, xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam, phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng.” Tiếp đó, ngày 19/5/1959 Đoàn 559 có nhiệm vụ đưa cán bộ và vũ khí vào miền Nam được thành lập. 17 tháng sau, ngày 20-12-1960, số cán bộ xâm nhập từ miền Bắc đã tổ chức ra “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Nhưng để lừa bịp thế giới, đảng đã tuyên truyền đó là tổ chức do nhân dân Miền Nam tự phát dựng lên. Thêm nữa, sau Hiệp định Paris tháng 1/1973 thì quân Mỹ rút hết về nước, miền Nam đâu còn quân Mỹ nữa, thế mà cộng sản miền Bắc vẫn cứ tiếp tục xâm lăng miền Nam. Tài liệu chứng minh rõ, không có Mỹ hay có Mỹ cộng sản miền Bắc vẫn xâm lăng miền Nam, như vậy gọi là nội chiến là chính xác. Và nếu muốn chính xác nữa thì phải gọi là “cuộc nội chiến do cộng sản miền Bắc phát động.”

C-“Cuộc chiến giải phóng miền Nam.”

Đi kèm với chiêu bài chống Mỹ là chiêu bài giải phóng miền Nam. Hai danh xưng này cộng sản miền Bắc gán cho cuộc nội chiến do họ phát động là không thể tách rời. 

Ngày nay, có lẽ những người mù quáng nhất cũng không còn tin chiêu bài giải phóng miền Nam. Bởi vì sau khi cướp được miền Nam, chính những thành viên của “đoàn quân chiến thắng” cũng nhận thấy trong chiến tranh, miền Bắc đói khổ, đời sống chỉ bằng một phần ngàn đời sống của người dân miền Nam trên mọi phương diện, kể cả phương diện văn hóa. Nếu ai còn chưa tin hãy vào trang “Hà Nội Tri Thức để biết tâm sự thật của những người miền Bắc, trước kia cũng là những con người u mê, bị đảng nhồi sọ; nhưng nay là những trí thức thấm nhuần kiến thức phương tây. Thêm nữa, muốn biết rõ Saigon trước “giải phóng” tốt đẹp sung túc như thế nào xin mời đọc Ái Vân Tự Truyện. Còn nữa, năm 1975 nhà văn Nguyễn Quang Lập người miền Bắc, 19 tuổi, đang là sinh viên Đại học Hà Nội. Vào Saigon một năm sau đó ông đã viết bài ký “Saigon giải phóng tôi.”. Nhà thơ bộ đội giải phóng miền Nam Trần Mạnh Hảo, hiện nay là người có kiến thức đông tây uyên thâm hơn tất cả các tiến sĩ, giáo sư được nhà nước phong cấp đã xác nhận với tôi trên facebook, “tất cả kiến thức của ông đều được thu thập từ sách báo miền Nam sau khi ông vào miền Nam.” Hay ngắn gọn và đầy đủ như nhà văn Dương Thu Hương, một nữ bộ đội tình nguyện vượt Trường Sơn đi “giải phóng miền Nam”, trong bài trả lời  phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đăng trên Việt Tide 242: “Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”

Như vậy chiến tranh chống Mỹ không phải, chiến tranh giải phóng miền Nam cũng không phải; chỉ còn một danh xưng cho cuộc chiến 1954-75 là “Nội chiến”, một danh xưng cấm kỵ đối với chế độ. Nhưng, Khánh Ly, không biết vô tình hay cố ý, khi trình bày ca khúc Gia tài của mẹ đã công khai xác định giữa lòng chế độ một sự thật mà không ai dám nói, hay được nói.

Nguyễn Tường Tâm

37 BÌNH LUẬN

  1. Trích :Nếu ai còn chưa tin hãy vào trang “Hà Nội Tri Thức” để biết tâm sự thật của những người miền Bắc, trước kia cũng là những con người u mê, bị đảng nhồi sọ; nhưng nay là những trí thức thấm nhuần kiến thức phương tây. Thêm nữa, muốn biết rõ Saigon trước “giải phóng” tốt đẹp sung túc như thế nào xin mời đọc Ái Vân Tự Truyện. Còn nữa, năm 1975 nhà văn Nguyễn Quang Lập người miền Bắc, 19 tuổi, đang là sinh viên Đại học Hà Nội. Vào Saigon một năm sau đó ông đã viết bài ký “Saigon giải phóng tôi.”. Nhà thơ bộ đội giải phóng miền Nam Trần Mạnh Hảo, hiện nay là người có kiến thức đông tây uyên thâm hơn tất cả các tiến sĩ, giáo sư được nhà nước phong cấp đã xác nhận với tôi trên facebook, “tất cả kiến thức của ông đều được thu thập từ sách báo miền Nam sau khi ông vào miền Nam.” Hay ngắn gọn và đầy đủ như nhà văn Dương Thu Hương, một nữ bộ đội tình nguyện vượt Trường Sơn đi “giải phóng miền Nam”, trong bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái đăng trên Việt Tide 242: “Khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. ”

    Phản biện :

    Có một điều mà NGỤY TUÒNG TAM và các “trí thưc’ Ha Nọi” không biét hoạc giả NGU đó là TẤT CẢ SƯ GIÀU SANG PHÚ QUÝ ĐÓ KHÔNG PHAI DO NGUY SAI GON làm ra mà là do MẼO túa vào. Hay nói mot cách khác đó là “CÁO MƯỢN OAI HÙM”.

    Duói cái nhín kinh té thì NGUY SAI GÒN sống nhò vào của cải cua MẼO túa vào trong thòi chiến và ảo tuỏng cho đó là do mình tạo ra. Tói lúc MẼO khong còn cho nửa thì chuyện gì xáy ra hả NGỤY TUONG TAM? Có phải là TOANG hay không.

    Néu NGUY SAIGON giàu có thực sự thì hà cớ chi mà NGUYEN VAN THẸO trong nhưg ngày cuoi cùng sai NGUYEN TIEN HƯNG sang MẼO lạy lục giải ngân 300 triệu USD để sống còn trong vài tuần vói mong mỏi một PHÉP MẨU đó là thuong thảo vói VIET CONG để sống còn.

    MỘt miền NAM khoe là giàu có mà khong có nổi 300 TRIỆU DOLLARS dê? giai/ quyet tinh trạng khẩn cấp thì có ai tin rằng đát nuoc đó thực sự giàu có hay không?

  2. Cả bài đọc như con cá sặc . Chỉ có điều này đúng, Khánh Ly về Việt Nam không hát nhạc Đỏ . Bả về mà hát nhạc Đỏ thì đek bán được vé lun . Mà chỉ hát mấy bài vừa sến, lai căng hoặc đọc như thơ Tố Hữu, toàn ngôn ngữ cổ động rổn rảng . Khán giả là những người muốn tìm lại 1 hương xưa của Saigon, muốn trong 1 khoảnh khắc quên đi cái thực tại mình đang sống trong Thành phố Hồ Chí Minh hay ở đâu đó dưới sự lãnh đạo của Đảng . Và cái khoảnh khắc escapism đó cost beaucoup de bucks, gấp đôi giá OZZY! can command ngoài này, và gấp 10 lần giá trị thật của Khánh Ly ở ngoài này . Cầu tới cỡ đó thì người ta sẽ làm mọi cách để tạo ra tiêu, & Khánh Ly trở thành the ultimate toilet của cái mong ước này

    Nói lên nhiều điều, nhưng rõ rệt nhứt, văn hóa cách mạng/cộng sản pretty much in the toilet, chỉ chờ giật bồn cầu . Tất nhiên, các “trí thức” hải ngoại vẫn mong nó trường tồn & sẽ có ngày hội nhập góp phần vào nó để phát triển . Các vị muốn tự hoạn mình để về với Đảng, be my guests. Like we need ya. Thế hệ của các bác nếu không đóng góp được gì về ký ức tập thể của 1 thời, cứ việc cúp đuôi về với Đảng . We will spit on your graves. i prefer pee tho.

    Thế hệ sau sẽ rebuild cái ID của một thời mà chính các vị đang chà đạp vì cái danh áo gấm về làng, thế hệ sau sẽ tạo ra 1 nền văn hóa VNCH as it could & should have been, but not yet become, vì thế hệ các bác chỉ chăm chăm lo về Việt Nam, lo đàn đúm bù khú với “những người anh em bên kia chiến tuyến”, lo kính trọng vì sao Khuê của văn hóa Việt Cộng, cũng chỉ là 1 hạt cát lấp lánh do ánh sáng của Đảng chiếu vào .

    We will rebuild it whether you like it or not, & with or without your help. Oh, và nếu các vị muốn giúp đỡ, you gonna have to choose side. Like i said, we will do it with or without your help. Chỉ nói thía lày, những người đi về phía bên kia, you cant lay yer Phúc Kđinh claim on it, coz you aint done jack.

  3. “có lẽ những người mù quáng nhất cũng không còn tin chiêu bài giải phóng miền Nam”

    Nhưng tác giả vẫn còn tin “Nhà thơ bộ đội giải phóng miền Nam

  4. “chỉ còn một danh xưng cho cuộc chiến 1954-75 là “Nội chiến”

    Kính thưa tác giả, khá là bô (full of) xít . Tác giả có thể gọi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine hiện giờ là Nội Chiến được không ? Until tác giả dám viết Nga-Ukraine là Nội Chiến then we can all call you stoopide Phúc . How about cuộc chiến 54-75 đ/v người miền Nam là cuộc chiến chống xâm lược Cộng Sản từ miền Bắc, và tác giả cứ việc mong muốn hòa giải hòa hợp với Đảng Cộng Sản & coi đó là Nội Chiến

    Tới giờ này vẫn còn trò đâm sau lưng chiến sĩ sao vậy Trời!

  5. Sự giao lưu văn hóa, cũng như lời kêu gọi hòa hợp và hòa giải mà cộng sản luôn tuyên truyền, khác nhau căn bản vẫn là sự xung khắc tự do và mất tự do. Đây chính là cốt lõi của vấn đề và là sự khác biệt của xã hội tự do và độc tài cộng sản VN.

    Kinh doanh là lợi nhuận nhưng với cộng sản quan trọng hơn nữa là phải kiểm soát tư tưởng của người dân, đặc biệt là về chính trị, không chỉ là hành động mà ngay cả mọi lời nói, hoặc qua âm nhạc hay sách báo.

    Các ca sĩ trong nước ra hải ngoại hát hoàn toàn được tự do lựa chọn mọi ca khúc, khác với ca sĩ về nước hát phải xin và được cho. Cho thấy là quyền tự do ngôn luận ở VN hoàn toàn bị cộng sản cấm. Sự trở về ca hát của Khánh Ly cũng như mọi ca sĩ hải ngoại khác, vẫn phải bị kiểm duyệt, chẳng có gì khác cả. Vẫn cho thấy cộng sản cấm mọi tự do ngôn luận!
    nv

    • Viet Cộng cấm gắt gao thé mà sao bọn ca sĩ hải ngoại cứ nuòm nuop khăn gói bị gậy quả muóp đua về VIET NAM kiếm ăn mặc cho đám Tàn Dư Ngụy Cock gào rú chửi rũa , kakakakakakakak.

      Viet Cộng tạo ra đuoc mot môi trường ỏn định ngon ăn quá mà đúa nào hỏng thèm.

      thòi buỏi này thì ca sĩ trong nuoc ra hải ngoại làm đếch gì nửa. Một cộng đồng chết đói te tua toàn là dân mất sức lao dộng làm gi có tiên bạc mà đi nghe hát.

      Tàn Dư Ngụy Cock Bolsa thấy đám ca sĩ hải ngoại về quỵ lụy xin phép Viet Công để đuọc………”CÔNG’ HIẾN” mà lòng cay cú , tức hộc máu mủi à nghen.

      Ai biẻu Hèn quá để bay gìo cay cú kiếp luu vong.

      • Thử phân tích nếu cái đám việt gian đang cầm quyền ở Hà Nội cấm không cho người Việt về thăm quê hương thì chuyện gì sẽ xảy ra về mặt chính trị?
        nv

        • Viet Cộng chúng anh KHÔNG CẤM bất cứ ai về Viet Nam. Viet Cộng chúng anh khuyên những ai muon về thăm quê huong , nguọc lại nếu có ai đó chăng hạn như đám Tan Dư về gây rôi’ thì VC chúng anh KHÔNG WELCOME những kẻ đó và VC chúng anh khuyên nhũng kẻ đó ĐỪNG NÊN VỀ.

          Viet Cộng chung anh luon luon mở rộng vòng tay thân ái vói nhửng nguòi chân thành yeu que huong và Viet Cộng chúgn anh củng săn sàng ra tay TRỪNG TRỊ những kẻ CHONG CONG CƯC ĐOAN. Nhó như vậy.

          • Nói như vậy là Phét cũng thừa nhận bọn việt cộng đang nắm quyền cai trị là việt gian và cấm cũng chẳng khác gì cho về vì về cũng bị cấm nhưng thà cho về mà còn kiếm ăn và còn tuyên truyền được chứ cấm không cho về thì sẽ bị chống lại và chế độ càng lo sợ dễ bị lật đổ.

            Phét không đủ trình độ để nhận định nói về chính trị ngoài những hiểu biết giới hạn nhưng lại thích phô trương, nó có hại hơn là lợi cho chế độ của Phét.
            nv

          • Thế tại sao Việt Cộng các bác lại đóng cửa biên giới, ngăn cấm những kẻ hoàn toàn không chống lại các bác ? Tại sao Việt Cộng lại ngăn những kẻ cùng màu da, cùng giòng máu đỏ & cùng chính kiến luôn ?

  6. Nước nào cũng cần có giấy phép.
    Vấn-đề là:
    Mục Đích Của Tờ Giấy Phép Muốn Gì.
    Bọn heo cái
    chẵng bao giờ chịu tìm-hiểu
    mục-đích cấp phép.
    Vì vậy,
    bọn nó vẫn là lợn cái.

  7. “Tại nước ngoài, tất cả các chương trình ca nhạc hay giải trí đều được tự do, không phải xin phép; và chương trình không phải đưa cơ quan nào kiểm duyệt để chấp thuận.” (trích NTT)

    Nước ngoài nào, Kampuchia?

    Thật ra, ở Mỹ cũng cần có giấy phép trong việc trình diễn ca nhạc. Tùy theo, việc tổ chức là xem miễn phí hay có bán vé. Bao nhiêu người, sân khấu có an toàn, có bán rượu bia không, có đốt pháo bông hay không. Nói chung là vấn đề liên quan tới tài chính và an toàn cho công chúng.

    Dĩ nhiên, VC có luật lệ của VC. Quý vị về VN bắt buộc phải tuân theo VC. Thế thôi.

    “Whether you’ll need a business permit depends on the concert’s purpose.
    Is it free or ticketed?
    Or, are you raising money for a cause?
    Free events or those that raise money towards a non-profit cause do not need licensing.
    However, ticketed concerts are considered business ventures. And like for every economic establishment or activity, they require business permits. You can apply for these licenses from local trade departments.” (trích, Top 10 Permits Required for Planning a Concert, source:Purplepass)

    • bạn Thiến Heo viết ” ở Mỹ cũng cần có giấy phép trong việc trình diễn ca nhạc”1- thưa bạn, chúng tôi (cùng mấy bầu sô) tại San Jose, quận hạt Santa Clara thường xuyên tổ chức ca nhạc trong rạp hay ngoài trời, bán vé hay ko bán vé, có quyên tiền cho non-profit organization … không bao giờ phải xin phép ạ! 2-cái permits mà bạn đề cập là những business permits (giấy phép kinh doanh) thi ko nằm trong loại giấy phép tổ chức ca nhạc do CS áp dụng mà bài chủ đang bàn. (giải thích bên lề: cái busines permits của Mỹ chỉ nhằm bảo đàm an toàn cho người dân: ví dụ mở dịch vụ rửa xe phải có giấy phép về địa điểm để bảo đàm nước rửa xe (có hóa chất) ko chẩy vào đường cống nước mưa), nghề móc cống (plumber) cũng phải xin giấy phép kinh doanh (business permit) nhưng ko có điều kiền gì cả, cứ nạp đơn lên là county cấp giấy…) TÓM LẠI, Ở MỸ TỔ CHỨC CA NHẠC DÙ THU TIỀN HAY KHÔNG, TRONG RẠP HAY NGOÀI TRƠI ĐỀU KHÔNG PHẢI XIN PHÉP!

      • “cái permits mà bạn đề cập là những business permits (giấy phép kinh doanh) thi ko nằm trong loại giấy phép tổ chức ca nhạc do CS áp dụng mà bài chủ đang bàn.”(NTT)

        Đoạn ngắn bằng Anh Ngữ mà Thiến Heo tôi trích dẫn bên trên đã nói rõ: 1- Nếu tổ chức ca nhạc miễn phí cho công chúng xem hoặc có thu tiền để gây quỷ cho tổ chức không lợi nhuận thì không cần xin phép – Free events or those that raise money towards a non-profit cause do not need licensing. 2- Tuy nhiên tổ chức ca nhạc bán vé cũng có thể là hình thức kinh doanh. Và như là một hoạt động liên quan tới kinh tế, chúng phải được cấp giấy phép kinh doanh – However, ticketed concerts are considered business ventures. And like for every economic establishment or activity, they require business permits.

        Thật ra, giữa tổ chức ca nhạc – Planning a Concert và kinh doanh buôn bán – Bussiness, chúng có sự liên quan với nhau rất nhiều. Như: rạp hát, sân khấu, sức chứa, ăn uống, đốt pháo bông, số người tham gia, sự gây ồn ào của âm thanh v.v. Quý vị search: “Top 10 Permits Required for Planning a Concert” sẽ đọc bài dài đầy đủ hơn về các loại giấy phép liên quan đến tố chức ca nhạc của Mỹ.

        Ngoài ra, bài chủ này nói về việc KL trình diễn tour ca nhạc TCS ở VN. Và các vụ lùm xùm liên quan tới chính trị gì đó thôi. Tôi thật sự cũng chẳng rõ ngoài “chính trị” thì các chi tiết khác như: có bán vé hay không? Nếu có thì tiền vé đó để làm gì (bỏ túi hay cho từ thiện)?

        Nhưng mà, đó là chuyện ở VN. Theo luật lệ của VC. Dĩ nhiên nó sẽ KHÁC BIỆT nhiều thứ so với hoạt động ca nhạc và kinh doanh cũng như từ thiện ở Mỹ.

        • mình cùng nhau thảo luận dựa trên dữ kiện để độc giả hiểu thêm. 1-tổ chức cá nhạc dù trong phòng hay ngoài trời,dù bán vé hay ko đều ko phải xin phép bạn ui. Tui và mấy bầu sô ở San Jose tổ chức thường xuyên mà bạn. Bạn đã bao giờ tổ chức sô diên ở Mỹ chưa. 2-giáy phép kinh doanh khác ko phải là đề tài của bài này.

          • Giấy phép của Mỷ
            dùng để
            kiễm-soát và bảo-vệ an-toàn cho công-chúng và xả-hội.
            Giấy phép của Mỷ
            không
            kiễm-soát tư-tưỡng và ngôn-luận.
            Có nghỉa là,
            Anh hát gì thì cứ hát,
            nói gì thì cứ nói,
            Cãnh Sát không quan-tâm.
            Cãnh Sát
            chỉ quan-tâm
            việc
            anh có gây nguy-hiễm
            cho
            công-chúng và xả-hội hay không.

          • Giấy phép của Mỷ
            dùng để
            kiễm-soát và bảo-vệ an-toàn cho công-chúng và xả-hội.
            Giấy phép của Mỷ
            không
            kiễm-soát tư-tưỡng và ngôn-luận.
            ***
            Không phân-biệt được
            điễm sơ-đẵng này
            thì đúng là
            ngu hơn lợn.

          • Giấy phép của Mỷ
            dùng để
            kiễm-soát và bảo-vệ an-toàn cho công-chúng và xả-hội.
            Giấy phép của Mỷ
            không
            kiễm-soát tư-tưỡng và ngôn-luận.
            Có nghỉa là,
            Anh hát gì thì cứ hát,
            nói gì thì cứ nói,
            Cãnh Sát không quan-tâm.
            Cãnh Sát
            chỉ quan-tâm
            việc
            anh có gây nguy-hiễm
            cho
            công-chúng và xả-hội hay không

          • Giấy phép của Việt Cộng
            dùng để
            kiễm-soát tư-tưỡng và ngôn-luận.
            Giấy phép của Việt Cộng
            không
            kiễm-soát và bảo-vệ an-toàn
            cho
            công-chúng và xả-hội.
            ***
            Không nhìn thấy điễm này
            thì
            đúng là mù-lòa

            ngu hơn lợn cái.

          • Xin hỏi anh Tâm là mỗi khi anh tổ chức như thế thì anh có cần “Event permits” hay không? Nếu không thì do luật của thành phố ấn định là không cần, hay là do sự “quen biết” với hội đồng thành phố?
            Theo tôi biết thì khi chúng ta tổ chức một sự kiện với “một lượng người tham gia nhất định” đều phải xin permit. Tôi không đề cập đến vấn đề kinh doanh hay không. Cảm ơn.

          • Ở Mỷ,
            Cãnh Sát
            hay
            bất-cứ Quan Chức nào

            hành-sử việc kiễm-soát
            Tư Tưỡng và Ngôn Luận,
            theo hướng một chiều
            giống như kiểu Việt Cộng
            đả làm
            với
            các buổi trình-diễn của KL,
            thì
            chắc-chắn là đi tù 100%.
            Ai
            muốn cược bao nhiêu tiền,
            tôi cũng bắt hết.

    • Giấy phép để tổ chức một buổi ca nhạc khác xa với Giấy phép để hát nhạc gì, của ai. Lập lờ chữ nghĩa là không tốt.

    • Cả hai ông Nguyễn Tường Tâm và Thiến Heo cùng đúng một chút. Có 2 vấn đề

      (1)

      Tùy chỗ, tùy thành phố, mà có cần permit hay không.

      Thí dụ, Ông Tâm mướn một auditorium hay stadium ngoài trời nào đó để hát hỏng, ông sẽ chẳng cần xin phép công quyền để tổ chức, vì những chỗ đó khi được xây lên, người chủ đã được permit để xây cho những buổi hát hỏng, chỉ cần trả tiền cho chủ chỗ cho mướn.

      Nhưng nếu ông Tâm nổi hứng đem giàn âm thanh ra bất cứ công viên ở San Jose chơi nhạc (free hay lấy tiền) mà không xin phép, cảnh sát sẽ tới dẹp ngay, và còn cho ông ticket hẹn ngày ra tòa nữa. Vì chắc chắn thành phố có luật sử dụng công viên. Không những thành phố cần kiểm soát vấn đề an toàn, mà còn vấn đề đàng hoàng (decency) nữa. Thí dụ, ở công viên ông không được hát nhạc tục tĩu hay khích động bạo lực như kiểu fuck da police của ban nhạc NWA. (ban nhạc không thể kiện thành phố vì thành phố không cấm họ vào thính đường bán vé mà hát nhạc tục tĩu)

      Nếu ông Thiến Heo tới thành phố Los Angeles, đem đàn ra bất cứ đường nào hay công viên nào mà hò hát, ông chẳng cần xin phép vì Los Angeles cho phép như thế. Tuy nhiên, thành phố Los Angeles có luật âm thanh. Ông hát không amplifier, speaker thì không sao, nhưng nếu dùng speaker và âm thanh lớn hơn bao nhiêu decibel chi đó thì phải xin phép trước. Thành phố Santa Monica ngay kế bên lại không dễ dàng như LA. Trên phố đi bộ ở Santa Monica Promenade, muốn trình diễn phải xin phép (vì nội dung trình diễn cần có good taste, du khách kẻo gia đình đi chơi mà thành phố lại để mấy tên du thủ du thực hát nhạc tục tĩu thì du khách kiện thành phố vỡ mặt).

      (2) Nói tóm lại trong luật Mỹ có term of art là “Time, place, manner regulation”. Luật của chính quyền (từ liên bang tới thành phố) chỉ có thể regulate ” time, place and manner”, nghĩa là kiểm soát giờ giấc, âm thanh lớn nhỏ, số lượng người tham dự vân vân mà thôi. Luật của chính quyền mọi cấp không kiểm soát nội dung. (Còn có chuyện khác nữa, là có sự phân biệt giữa protected speech và unprotected speech (như child pornography, dạy cách lừa đảo, đều bị cấm)

      • bạn Lại Ngứa Mắt nói “có vẻ” đúng (vì tôi ko đi vào chi tiết như bạn. Nhưng chúng ta cần phân biệt: giấy phép ở Mỹ chỉ áp dụng trong 1 số trường hợp nhằm bảo vệ tác quyền, quyền công dân (ở khu xung quanh). Còn giấy phép của CS nhằm mục đích kiểm soát chính trị. Trong bài khi tôi viết thì nghĩ rằng người đọc hiểu về cái giấy phép kiểm soát chính trị rồi. Bài chủ ko nhằm trình bày luật pháp Mỹ. Nhưng nhờ các bạn bổ sung thì độc giả ở trong nước cũng hiểu thêm về tự do và hạn chế nơi xứ Mỹ khác sự hạn chế tự do của CS.

  8. Đánh giá là cái gì?

    Người VN thời VC thích dùng từ “đánh giá”. Thật ra, động từ đánh giá – evaluate hoặc danh từ evaluation – bảng đánh giá, chỉ dành cho người có thẩm quyền. Thầy cô đánh giá học sinh. Ông xếp đánh giá công nhân hay thuộc cấp. Chuyên gia đánh giá viên kim cương v.v.

    Người không có thẩm quyền (chuyên môn hay pháp lý) chỉ có thể dùng những từ khác nhau để nói về người dân nói chung. Trở lại chuyện “đánh giá” thời VC, VC cai trị dân VN bằng nhiều cách, xỏ mũi, bợp tai, đá đíc là biện pháp mạnh, nhưng dụ ngọt, bôm hơi, bánh vẽ cũng có. Dân ngu khu đen khi được VC bôm CẠCH CẠCH như được “làm chủ”, được “phản biện” được “đánh giá” bla bla bla thì sướng tê người.

    Nói nào ngay, KL có quyền tự do đi lại. Chẳng có ai có thể “đánh giá” bà ta về chuyện này. Người có quyền đánh giá KL chỉ có thể là… má của bả á ! Ha ha ha !

    • Giá là cái vá, cái muôi để múc canh.
      Tác-giả đả dùng cái vá múc canh để đánh Khý Lanh.
      Tây có câu:
      Không đánh đàn-bà bằng hoa, mà phải dùng củi tạ.
      Dỉ-nhiên là tôi chỉ đùa thôi.

  9. He he he …

    Đảng Việt cộng nó ghét nhất những ai dám gọi “Trung Quốc” là ….Tàu …nhất là lại còn dùng cái “cụm từ” nô lệ giặc Tàu thì càng “phạm húy” một cách “chầm chọng”, không thể “thứ tha”.

    Cũng may bà Khánh Ly là người có tiếng tăm – không chỉ với người VN, mà còn (trong chừng mực nào đó)…ở cả quốc tế.

    Vì lẽ đó mà – dù rất …hận Khánh Ly khi bà ta ngang nhiên réo tên “giặc Tàu” ngay trong lòng chế độ “phò Tàu” điên cuồng như chế độ Việt cộng – mà chúng cũng chỉ “lừ mắt” với đám tổ chức, đồng thời cho bọn bò đỏ thất học tấn công, tảy chay bà…chứ không (dám) trực tiếp “đụng” đến bà.

    Chỉ có điều là bọn Việt cộng cũng chỉ xử dụng bà Khánh Ly “một lần rồi bỏ” … cho nên việc chúng “tuýt còi” bà Khánh Ly cũng đủ để có thể …yên tâm “giải thích” với “Ngài” (đặc mệnh) Toàn Quyền Trung Quốc tại Hà Nội rồi.

  10. Bài viết hay,
    tác-giả có tâm-huyết,
    nhưng con người là loài động-vật kỳ-lạ,
    tính bầy-đàn của nó vô-cùng mạnh-mẻ.
    Giống như đàn bò hay đàn cừu,
    những con sau cứ nhìn vào đít những con trước mà tiến bước.
    Chỉ những con ở hàng đầu mới nhìn thấy mọi thứ,
    nhưng cây gậy của kẻ chăn không cho nó lựa-chọn.
    Trước tiên phải tước cây gậy của kẻ chăn,
    thì bò-cừu mới được tự-do.
    Cây gậy của Việt Cộng quá lớn

    bọn nó giử rất chặt.

  11. Điều quan trọng của nội vụ là điều này, mong giới luât pháp và người dân trong nước quan tâm để đặt vấn đề với đại diện của mình trong quốc hội: II-Về phương diện pháp lý (lập pháp), nghị định áp dụng cho nội vụ, “Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn”, hoàn toàn bất hợp hiến bởi vì có “Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn”.

  12. Kỳ cục thật .Miền Nam đang sống yên bình, phồn vinh, sung túc .Đâu có ai mượn hay nhờ giải phóng đâu mà nhất định đòi giải phóng với lý do thống nhất đất nước hoặc ngụy tạo ra dân miền Nam đang sống trong áp bức, khổ sở( khổ gì mà vào khoảng 1968, hầu như nhà nào trong miền Nam cũng có tivi, tủ lạnh, xe gắn máy , còn miền Bắc là ” cường quốc xe đạp!”).Làm chuyện không ai cần là “Giải phóng ,đánh đuổi đế quốc ” rồi lại bắt dân miền Nam mang ơn ! Rốt cuộc là bây giờ cộng sản nhất định xài đồ” đế quốc”,qua” đế quốc “du học, lấy “đế quốc” ,định cư, lấy quốc tịch ! Cái tánh quái đản lỳ lợm ba trợn bị dân chửi rủa té chúi nhủi này của cộng sản như do bị quỷ nhập hay bị thế lực siêu nhiên nào nguyền rủa mà thành nên không có tính hổ thẹn của con người !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên