Đặng Thái Sơn và mặt sau tấm huy chương Chopin

22

Mình đang nghe André Rieu thì chợt nhớ tới Đặng Thái Sơn, nhớ tới ngày báo chí đất nước thi nhau uôm oạp chuyện anh vợt được cái giải âm nhạc ở Ba Lan, về nước “vinh quy” ở Nhà hát lớn Hà Nội, ngày mà “các cụ” đi xem đều …ngủ cả.

Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về “báo công” cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ; đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt; người Việt sẽ làm cho TG thăng hoa…

Và rồi nền âm nhạc, toán học ở VN vẫn vậy; vẫn những nốt lặng trầm hùng dai dẳng, vẫn những dấu trừ đều tăm tắp lan tỏa về chân trời…

Và đây, xin mời các bạn xem qua về một quá trình “dấm quả” của người Việt:

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1956 tại miền Bắc Việt Nam; nhiều nhà văn, nghệ sĩ đã đứng lên tham gia một phong trào văn học có tên là Trăm hoa đua nở, là chữ dịch từ “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng”, thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của mao xủ xí.

Ngày đó, rất đông văn nghệ sĩ đã tham gia phong trào này. Nổi tiếng nhất có các ông Phan Khôi – Chủ nhiệm tạp chí Nhân Văn, Trần Duy – Thư ký tòa soạn, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Tuân, bà Thụy An. Có nhiều nhà trí thức, không phải văn nghệ sĩ, như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu cũng tham gia phong trào này và mọi người biết đến nó dưới cái tên là nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”.

Trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm có một nhà thơ tên là Đặng Đình Hưng. Ông chính thức làm thơ từ cuối những năm 1950 cho đến khi qua đời, hoạt động nghệ thuật của Đặng Đình Hưng về chữ nghĩa gồm 6 tập thơ, với những vần thơ khó hiểu, rất khác người. Ông còn đuợc biết đến như một kiến trúc sư, nhạc sĩ, hoạ sĩ.

Năm 1957 Đặng Đình Hưng lấy bà Thái thị Liên, một nhạc sĩ dương cầm (piano) nổi tiếng đương thời. Bà Thái thị Liên đã có hai đời chồng trước – khi bà ở hải ngoại (Pháp, Tiệp Khắc) và đã có ba người con. Năm 1958, vợ chồng họ Đặng và họ Thái sinh được một cậu con trai, họ đặt tên là Đặng Thái Sơn.

Niềm vui vầy con cái chẳng được bao lâu thì tai họa ập đến. Chính quyền Cộng Sản, dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, Đặng xuân Khu, Võ nguyên Giáp đã ra tay dẹp phong trào Trăm Hoa Đua Nở và nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhiều văn nghệ sĩ bị đưa đi nông trường, nặng hơn nữa thì bị khép án, tù tội. Bị xử nặng nhất là bà Thụy An và ông Nguyễn Hữu Đang – quả chanh mọng nước trước và sau cái gọi là cách mạng tháng 8.

Về người quyết định “đánh” Nhân Văn Giai Phẩm, chính thức được nêu danh thì là Xuân Khu và Tố Hữu. Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Đang, người rất thân cận và là quả chanh bị Hồ chí Minh vắt cho kiệt nước trong thời kỳ cộng sản mới cướp được chính quyền thì cho rằng nếu không có sự đồng ý hay cho phép của Hồ chí Minh thì Nhân văn Giai Phẩm không thể bị dẹp.

Với một ông chồng là một nhân vật trong Nhân Văn Giai Phẩm, bị coi là một tay phản động chống đảng, bà Thái Thị Liên bị sức ép, phải chia tay với Đặng Đình Hưng. Và thế là bà Liên cùng với 3 người con riêng-chung, trong đó có cậu quý tử Đặng Thái Sơn phải ra ở riêng, dạy nhạc kiếm sống; chấp nhận, chịu đựng một cuộc đời cực nhọc vất vả.

Cũng từ đó, kể cả nhiều năm tháng đi sơ tán ở các vùng quê xa Hà Nội, Đặng Thái Sơn học âm nhạc, học chơi dương cầm với mẹ. Cuộc đời khốn khó, nhưng bà là một nhà sư phạm nghiêm khắc, khó tính và ít khi đưa ra lời khen, thậm chí Đặng Thái Sơn còn bị “đối xử” rất khắt khe nữa.

Năm 1974, một chuyện bất ngờ đã xẩy ra làm cho cuộc đời của Đặng Thái Sơn bước sang một khúc ngoặt: Một vị giáo sư âm nhạc người Nga, gốc Do Thái tên là Isaac Katz, sang dạy cho Trường Âm nhạc Hà Nội đã tình cờ phát hiện ra Đặng Thái Sơn.

Chuyện kể rằng một buổi chiều nọ, ông Katz đang tản bộ trên con đường gần nhà bà Thái Thị Liên, ông nghe thấy một tiếng đàn dương cầm rất hay, rất đáng chú ý. Lần hồi ông Katz đã tìm được đến nhà bà Thái Thị Liên và gặp cậu con trai Đặng Thái Sơn, một học sinh Trường Âm nhạc Hà Nội, năm nào cũng đứng đầu lớp.

Sau vài lần chứng nghiệm khả năng của người học sinh này, giáo sư Isaac Katz chính thức yêu cầu Trường Âm nhạc Hà Nội cho ông được đích thân truyền dạy cho người học sinh xuất sắc đó; mặc dù trên nguyên tắc ông Issac Katz chỉ dạy những học sinh năm cuối trước khi thi tốt nghiệp, và Đặng Thái Sơn, phải một năm sau mới hội đủ điều kiện này.

Năm 1975 giáo sư Isaac Katz về nước.

Trước khi về ông đã đề nghị cho Đặng Thái Sơn được theo học dương cầm tại Liên Xô. Lời đề nghị này không được chấp thuận, bởi vì chính quyền đã thấy Sơn là con của một người dính vào Nhân văn Giai phẩm, bị coi là một loại phản động nguy hiểm cho nhà nước.
Lời đề nghị không có phản hồi; giáo sư Isaac Katz đã phải yêu cầu lần thứ hai, kèm theo lời đề nghị này là thái độ khó khăn với những du học sinh con ông cháu cha, thiếu khả năng thật sự. Ông tạo một sức ép đủ mạnh để người học trò ông chọn phải được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Thế là năm 1976, Đặng Thái Sơn được phép đi học âm nhạc tại Liên Xô. Anh tạo thành tích ngay lập tức là thi đậu vào Học viện Âm nhạc Tchaikovsky. Trước anh chưa có một người nào vào được học viện này mà không qua một năm dự bị. Năm đó anh mới 18 tuổi.

Khi vào học tại Học viện Âm nhạc Tchaikovsky, Đặng Thái Sơn gặp một vị danh sư khác. Đó là giáo sư Natanson. Nếu như Isaac Katz là người khám phá ra tiếng đàn Đặng Thái Sơn, tìm mọi cách mang anh về Liên Xô để có thể tìm đúng thầy, thì Natanson chính là ông thầy này, một thầy dạy tận tâm và rất giỏi.

Sơn được cấp học bổng 60 rúp một tháng. Số tiền này chẳng nhiều nhặn gì, nếu tính theo hối đoái thời đó thì chỉ tương đương với khoảng 20 USD. Sơn có hai người bạn thân trong thời gian này, cả ba góp gạo thổi cơm chung, dè sẻn từng đồng mới có thể tạm đủ ăn và thỉnh thoảng vẫn phải đi làm thêm để kiếm tiền chi dụng hàng ngày.

Năm 1980, Sơn tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Tchaikovsky với hạng tối ưu. Tòa Đại sứ Việt Nam tại Moskva chắc được chỉ thị của Hà Nội nên đã coi như không biết, không để tâm đến thành tích của người đồng hương này mà còn có ý muốn truy nã, gây khó khăn cho Sơn chỉ vì anh có lý lịch xấu – bố anh thuộc “thành phần phản động Nhân Văn Giai Phẩm”!

Tốt nghiệp xong phải làm gì? Giáo sư Natanson thúc đẩy anh phải nộp đơn và hoàn tất thủ tục xin dự thi, nhân kỷ niệm Chopin hàng năm tại Ba Lan. Đặng Thái Sơn bèn làm đơn với tòa Đại sứ Việt Nam xin được giới thiệu là một ứng viên Việt Nam đi thi Chopin và xin cấp ít tiền lộ phí vì đường từ Moskva đến Warszawa, thủ đô Ba Lan quá xa, mà anh làm gì có tiền. Đơn của anh bị bác.

Khi ấy Liên Xô cũng chuẩn bị cử một số nhạc sĩ đi Warszawa. Họ tổ chức một kỳ thi tuyển lựa cả trăm người để tìm ra mươi người đại diện cho Liên Xô. Những người này sẽ được chính phủ Liên Xô giúp đỡ. Đặng Thái Sơn cũng thi “ké” vào đó. Anh được chấm điểm cao nhất, nhưng anh không ở trong danh sách đại diện Liên Xô để đi thi được. Anh phải dự thi với tư cách tự do, vô tổ quốc và không được chính quyền Liên Xô giúp đỡ.

Không những thế ban tổ chức kỳ thi ở Ba Lan đã toan bác đơn xin dự thi của Đặng Thái Sơn, vì đơn dự thi của anh không một lời giới thiệu, chẳng biết anh là ai, nhưng rồi họ cũng thông qua, vì Sơn là người Việt Nam đầu tiên xin dự thi từ trước đến giờ. Vả lại anh có sau lưng cả một Học viện Âm nhạc Tchaikovsky làm chứng cho khả năng của mình, một khả năng hạng tối ưu khi ra trường.

Giáo sư Natanson thấy vậy lại phải ra tay giúp đỡ vì ông biết người trò cưng đầy tiềm năng của ông rất có hy vọng thắng giải. Ông phải bỏ tiền ra cho Đặng Thái Sơn mua vé xe lửa đi Warszawa, thuê nhà trọ, thuê cả dàn nhạc đệm cho anh ta đánh đàn – Một số tiền không nhỏ.

Không có tiền mua vé máy bay, và chỉ đủ tiền mua vé xe lửa hạng nhì, Sơn không có một người thân nào ra tiễn tại sân ga Moskva, cũng chẳng có một người bạn nào đến đón khi tới Warszawa. Hành lý của anh thì thật nhẹ, vài bộ quần áo tạm lành lặn. Anh không có cả một bộ đuôi tôm để lúc hữu sự dùng đến… Buồn quá, Sơn đã phải dốc bầu tâm sự với ông bố Đặng Đình Hưng.

Trong thư gửi cho cha mình, Đặng Thái Sơn viết:
“Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vác-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-tan-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp được Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”

Và hình như thế, Sơn đã được Chopin chọn, anh qua được vòng loại một cách dễ dàng, loại hầu hết 149 đối thủ thuộc 37 quốc gia trên toàn thế giới, rồi tiến lên vào vòng chung kết. Để vào vòng chung kết Sơn bị kẹt một điều là thí sinh phải mặc áo đuôi tôm. Anh có hai ngày chuẩn bị cho buổi chung kết; nhưng làm sao có áo đuôi tôm bây giờ? Người gỡ rối cho anh lại là giáo sư Natanson.

Ông thầy phải lôi anh đến một cái tiệm, sắm cho anh một bộ, nhưng tìm cả nửa ngày không có một chiếc nào vừa với thân thể nhỏ thó của anh. Thế là đành may một chiếc, lấy trong vòng 24 giờ. Anh bước vào phòng thi với cái áo còn chưa được nhặt sạch chỉ.

Kết quả anh đã thắng giải đầu là giải quan trọng nhất; anh còn đoạt thêm 11 giải phụ nữa, trong đó có một giải của hãng truyền hình NHK Nhật Bản; chính hãng NHK sau này mở cho anh một con đường ra khỏi nước!

Tin Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin ở Warszawa đã như một làn sóng chấn động giới âm nhạc cổ điển thế giới.

Khi tin này về tới Việt Nam thì báo Nhân Dân của nhà nước Việt Nam – những người đã từng không muốn anh ra khỏi nước, không muốn anh học dương cầm tại Liên Xô, lại còn tìm cách cản trở anh đi Warszawa tham dự khì thi Chopin – đã đăng tin này lên trang Nhất trong 3 ngày liền, với những lời sẽ ca tụng quá lố đến nỗi cả tháng sau, khi về nước thăm ông cụ thân sinh, anh hơi ngượng khi đọc những dòng chữ này.

Cuộc sống sau “Nhân văn Giai phẩm”, nhà thơ Đặng Đình Hưng bị ung thư phổi. Khi Đặng Thái Sơn tham dự cuộc thi âm nhạc năm 1980 tại Ba Lan, Đặng Đình Hưng đang phải sống trong cảnh ở gầm cầu thang nhà ông bạn, không nhà không cửa, chỉ nằm chờ chết.

Đặng Thái Sơn về nước kịp thời. Cha anh bị bệnh đã khá lâu và không được điều trị một cách đúng mức. Cha anh cần phải mổ ngay, một cái bướu trong phổi. Anh về nhà hôm trước, vài ngày sau cha anh nhập viện, một bệnh viện dành cho các cán bộ cấp cao cỡ thứ trưởng trở lên. Cha anh được bác sĩ Tôn Thất Tùng, người bác sĩ số một của y khoa Hà Nội khám bệnh và được giải phẫu bởi một bác sĩ lừng danh về phẫu thuật. Nhờ vậy mà anh cứu ông cụ sống thêm được mười năm nữa.

Năm tháng qua đi, dù cả cuộc đời sau “sau Chopin” Đặng Thái Sơn chỉ ở Nhật và du diễn khắp thế giới rồi định cư ở Canada, nhưng anh vẫn được nhà nước “lôi” về gắn lên ve áo danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân – cho dù phần lớn nhân dân chẳng biết anh là ai, và cũng chẳng bao giờ nghe-hiểu nổi thứ âm nhạc mà anh đánh ra…!

Nhưng có lẽ chính người nhạc sĩ đã không để tâm đến danh hiệu này, vì ngay sau đó ông ta cùng với người mẹ, bà Thái Thị Liên đã định cư tại Montreal và xin nhập quốc tịch Canada.

Son Nguyen, Bùi Phi Hùng

(Facebook)

22 BÌNH LUẬN

  1. …Tôi ở phố Sinh Từ

    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

    Tôi bước đi

    Không thấy phố
       
    không thấy nhà
    
Chỉ thấy mưa sa

    trên màu cờ đỏ.

    Gặp em trong mưa
    Em đi tìm việc
    Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
    – Anh ạ.
          Họ vẫn bảo chờ…
    Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
    Trời mưa, trời mưa
    Ba tháng rồi
    Em đợi
    Sống bằng tương lai
    Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
    Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã…
    Em đi
       trong mưa
             cúi đầu
                   nghiêng vai
    Người con gái mới mười chín tuổi
    Em ơi!
    Em có biết đâu
    Ta khổ thế này
    Vì sao?
    Em biết đâu
    Mỹ Miếc, Ngô Nghê gì?
    Khổ thân em mưa nắng đi về
                       lủi thủi
    Bóng chúng
           đè lên
              số phận
                    từng người
    Em cúi đầu đi, mưa rơi…

    TRẦN DẦN

  2. Nổi buồn của một con người
    bị
    lủ súc-vật hành-hạ…
    Nhưng
    con người vẫn luôn là con người,

    súc-vật vẫn cứ là súc-vật.

  3. […] Son Nguyen & Bùi Phi Hùng: “Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về ‘báo công’ cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ; đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt; người Việt sẽ làm cho TG thăng hoa…” […]

  4. […] Son Nguyen & Bùi Phi Hùng: “Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về ‘báo công’ cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ; đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt; người Việt sẽ làm cho TG thăng hoa…” […]

  5. Có phải Bac sỉ TON THAT TÙNG , nhà phẩu thuật đại tài đả cúu song ông ĐANG ĐINH HUNG là do NGỤY SAI GON đào tạo phải hông máy bác NGỤY TAN DƯ 3/// Bolsa Cali Phọt? Hình nhu NGỤY SAI GON 3/// củng dào tạo ra NGO BAO CHÂU luôn thì phải , hhehehhehehe.

    Cả truóc cả sau vị chi là gần 2 triệu MỶ vang-thế mà không chịu đoat giải FIELDS(giai toán) mà phãi chờ VIET CỘNG NGO BAO CHÂU ra lấy , giò này còn to mồm. hehehheheheh

    Té ra NGỤY TAN DƯ 3/// chỉ có giỏi về ÔM CHĂN MỶ ĐEN thôi sao. Nghe noi là có hơn 65 ngàn tiệm NEO do NGỤY TAn DƯ 3/// và con cháu tối ngày LAU CHÂN MỸ ĐEN , CHÙI TAY MỸ TRẮNG, LAU ĐÍT MỶ LATINO và rat là hảnh diện về cong viec này cho nên khong có ai như NGO BAO CHAU, ĐANG THAI SON, TON THAT TÙNG.

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!(tt)

      4- Năm 1945 Cộng sản Việt Nam chủ trương cướp gạo cứu đói do chính phủ Trần Trọng Kim chuyên chở ra miền Bắc, hành động nầy khiến trên 2.000.000 người chết vì đói:

      “Thứ nhất, Việt Minh xúi dân chúng chống đối việc trưng mua lúa gạo, xúi dân đánh phá các kho lúa. Trong cơn nghèo đói túng quẫn, có người bày cho phương cách kiếm gạo để ăn, nên dân chúng hưởng ứng khá đông.

      Thứ nhì, lợi dụng việc chính phủ tiếp tế để cứu đói ở miền Bắc, Việt Minh âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi Việt Minh đem tiếp tế cho những mật khu của họ (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power [Việt Nam 1945, đi tìm quyền lực], University of California Press, Berkeley, 1995

      Trong cơn đói, có người đành phải lên mật khu gia nhập Việt Minh để được chia phần gạo cướp được cho qua nạn đói. Hành động của Việt Minh làm cho việc tiếp tế gạo từ Nam ra Bắc càng trở nên khó khăn. Từ đó, nạn đói càng trầm trọng và Việt Minh càng dễ hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng.

      Đặc biệt hơn nữa, sau ngày 2-9-1945, Việt Minh tịch thu toàn bộ tiền bạc của các quỹ cứu đói trên toàn quốc (Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài “Từ Ất Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới cây cầu Cần Thơ – 2005”, đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 & 3 năm 2000. tr. 173), nghĩa là cướp lấy tài sản của những người đang đói, do những người hằng tâm khắp nước giúp đỡ.”

    • 10 tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam!(tt)

      5- Cộng sản Việt Nam từ 1955-1956 thi hành chỉ thị của Trung Cộng thực hiện Cải Cách Ruộng Đất khiến 200.000 người bị thảm sát:

      … Cuộc đấu tố “ Cải cách Ruộng Đất theo chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông từ năm 1953 đến 1957 đã cướp đi sinh mạng của gần 200.000 người Việt và hậu quả không những về người mà còn làm băng hoại đạo đức và văn hóa Dân Tộc.

      … Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan).

    • 5327 XÁC NGƯỜI TẠI THỪA THIÊN HUẾ MẬU THÂN 1968 LÀ XÁC CỦA AI? “CỦA TA?” CỦA ĐỊCH?” – BÁC SĨ NHA KHOA CHU MỸ DUNG(1)

      Mậu Thân, một trận chiến bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh Quốc Cộng mà dòng chữ “Huế địa ngục trần gian có thật” là sự diễn tả chính xác nhất.
      Mậu Thân Huế 1968 là gì? Mậu Thân Huế 1968 là các hố chôn tập thể mà:

      “Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên thịt xương đã rã. Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô xuống hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…”

      Đó là lời tường thuật của ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân, trả lời phỏng vấn của đài RFA năm 2008. Ông hiện đang sống tại California Hoa Kỳ.

    • Lác ơi, sao em cứ mang nhân tài , hạt giống được đào tạo bởi bọn đế quốc ra i vô mặt đảng hoài vậy? Anh thấy bà con bên Vnexpress chửi vang trời về cái việc đội bô nhận công trạng của hội búa liềm muốn ná thở luôn!

    • Nguy Tan Du Phet Lac , không cần cải lý hay giải thích với mầy, thôi thì tao chỉ nói một câu:” ĐM thằng bò đỏ, mọi rợ vô liêm sỉ” như vậy được chưa mậy?

  6. Cám ơn ông Katz va Natanson đã cho VN một tài năng. Cách nay 1 năm Đặng Thái Sơn có đến trình diễn ở Furlleton college, mà tôi không có dịp đến dự, thật tiếc.

  7. “Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vác-sa-va quá dài…”
    Có lá thư này thiệt không, được cho là Sơn viết gởi bố?
    Lần đầu tiên tôi thấy “thư” này trong một truyện ngắn của Thế Giang viết về Đặng Đình Hưng, có tựa đề Cây Đắng Nở Hoa. Truyện ngắn này dĩ nhiên là lẫn lộn hư cấu cộng với chuyện có thật. Lá thư này có “thiệt” không hay chỉ là sáng tác hư cấu của Thế Giang?
    Nếu ai cho tôi biết sự thật thì hay lắm

  8. Cảm ơn tác giả bài viết….qua bài viết này mọi người mới biết SỰ THẬT….Tại sao những người cs không bao giờ Dám nói lên những điều THẬT…TẤT CẢ NHỮNG THÔNG TIN TRÊN báo nhà nước không hề đăng ….,và còn nữa Chỉ có NHỮNG KẺ THIẾU THỐN mói Vơ Vét tất cả về mình…….

  9. Trích:”Năm tháng qua đi, dù cả cuộc đời sau “sau Chopin” Đặng Thái Sơn chỉ ở Nhật và du diễn khắp thế giới rồi định cư ở Canada, nhưng anh vẫn được nhà nước “lôi” về gắn lên ve áo danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân – cho dù phần lớn nhân dân chẳng biết anh là ai, và cũng chẳng bao giờ nghe-hiểu nổi thứ âm nhạc mà anh đánh ra…!

    Nhưng có lẽ chính người nhạc sĩ đã không để tâm đến danh hiệu này, vì ngay sau đó ông ta cùng với người mẹ, bà Thái Thị Liên đã định cư tại Montreal và xin nhập quốc tịch Canada.“

    Má ơi! Cái danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” nó vàng khè như cái cục…củ nghệ vậy mà Đặng Thái Sơn hỏng thèm!
    Thế thì bớ Lác, cháu bảo thủ Niểng bay qua Canada coi mấy cái “cột đèn có chân” không?
    Chứ ai cũng thấy toàn chân cột…việt cộng chúng chạy đủ kiểu qua ôm cột đèn Mỹ đầy đường đuổi cũng không chịu về.
    Khổ quá Lác ơi, đồng chí Cờ Lờ Mờ Mờ hễ buông câu nào ra là…Niễng câu đó.

  10. Để cho thấy sự bỉ ổi và trơ trẽn của bọn cầm quyền cộng sản là vô giới hạn,nhớ hồi ĐTS mới về nước,báo, đài thi nhau tâng bốc anh ta tận mây xanh,rồi kết luận rằng ĐTS được như vậy là nhờ ơn đảng ! Anh Đồng vẩu trang trọng đón tiếp ĐTS trong phủ Chủ Tịt,nhe răng cười…ban ơn cho cậu ta,trong khi báo viết rằng tiếng đàn của ĐTS hồi đó át cả tiếng bom B52 hồi Đế Cuốc Mĩ cả gan đánh Hà Nội…

  11. Cám ơn 2 Tác giả đả cho mọi người biết về cuộc đời của NS ĐTS. Thật vậy CS luôn luôn xửa dụng chiêu bài ” Sống -Chết mặc bay” Miễn làm sao còn-Đảng-còn Mình là được! Bởi thế chúng ta không lạ gì ,nông dân VN có câu : Được Mùa là do công Đảng.Mất mùa là do Thiên tai .ĐM CS xạo hết chổ
    nói.Nhân đây, tôi xin nói thêm cuộc đời của GS Ngô Bảo Châu. Bố của NBC là chuyên viên làm tại Viện Cơ Học Hà nội.Nghe thì có vẻ “to chuyện” viện nầy-viện nọ.Nhưng thưc chất chỉ là’Bó rau muốn” !Năm đó NBC vừa được giải Toán ở Hungari(thời nầy còn Liên xô ),mới về nước.Đại học Paris 7 có cử một GS qua làm việc với Viện Cơ Học VN.Ông Bố NBC,nhờ Vị GS người Pháp giúp đở.Ông GS nầy tạn tình và đưa đươc NBC sang Pháp.Từ đó danh thành -công toại! Xem ra tất cả đều “tư lực cánh sinh” .Nhưng khi thành công thí Đảng nhảy vô ăn ké=cướp công. Một câu chuyện khác GS
    Toán học Hoàng hửu Đường-người Quảng Trị -bà con với NS HTT. GS Đường không được nhà nước CS cho đi Liên Xô học.Nhưng vì tài năng nổi bậc ,nên Sứ quán Nga ở HN cho GS Đường một Tour du Lịch qua Nga.Ở đó Viện Toán Học Liên Xô đả cấp bằng TS Toán cho GS Đường! Về nước CS làm khó khăn Ông.Nghe đâu GS chết ở tuổi không quá 60!Rất nhiều Tinh khí Dân tộc bị CS “dìm hàng”để còn lại bọn con -ông -cháu-cha ,đi đến đâu chỉ phá hoại Đất nước.!Đất nước hôm nay:”những thằng Mù dẩn giắt chúng ta đi” .Làm sao khá nổi ??

  12. Đặng thái Sơn tôi đã biết tên nhờ báo Sài Gòn : “ PHÃI GIÓNG “ . Hoan Hô Đảng cộng sản Việt Nam Quang vinh muôn năm đã làm một việc TÀO LAO ,LU XA BU tự nhiên phong NGHỆ SĨ NHĂN RĂNG cho thế lực phản động của “4 TỐT , 16 CHỬ VÀNG “ . Cả một HỘI ĐỒNG NỊNH QUỐC GIA đả cấp tốc lo cho ông bố vì ông con GIỐNG NHƯ ĐÃ LO CHO GIÒNG HỌ THẰNG GIÀ. PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên