“Đàn ông Việt còn phải học nhiều”

6
Doanh nhân Phú bị chê trách khi 'thả thính' trên truyền hình: " "Anh chỉ mãi nhìn em nên chẳng thấy gì đặc biệt ở chiếc xe cả", "Anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm, mà đang quan tâm đến mỗi em thôi".
Tôi không xem truyền hình mà nhà cũng chỉ có một cái tivi ở phòng bác giúp việc nên không biết cụ thể việc này. Tuy nhiên, thấy FB dậy sóng về việc một shark nào đấy tán một CEO nữ nào đấy trên sóng truyền hình quốc gia thì cũng muốn chia sẻ bằng một câu chuyện nhiều năm trước khi tôi đi làm thông dịch viên ở Quảng Ninh.
Trong bữa ăn thì các phiên dịch vừa phải lo ăn, vừa phải dịch để sự giao tiếp của hai phía được liên tục. Trong bữa trưa hôm ấy, có một cán bộ ở Quảng Ninh cứ liên mồm khen một vị khách nữ người Mỹ nào là xinh, là đẹp, là hấp dẫn, rồi hỏi có chồng chưa, có thích đàn ông Việt Nam không?
Là một phiên dịch thì phải giữ thái độ vui vẻ, dịch dọt phải tận tình nhưng tôi biết anh cán bộ đã vượt quá cái gianh giới của sự tán thưởng lịch lãm mà thành một trò tán tỉnh thô thiển.
Lúc đầu tôi định biên tập cho nhẹ đi những câu chữ của anh cán bộ cho khỏi phiền phức nhưng lại nghĩ đấy không phải là chức năng của mình, dịch là dịch sao cho đúng, tại sao phải “kiểm duyệt” thông tin giúp cán bộ làm gì.
Y như rằng, sau khi trả lời mấy câu hỏi vô duyên của anh cán bộ thì vị khách nữ đã hỏi thẳng tôi: “Này, đàn ông Việt Nam các anh luôn có thái độ khiếm nhã như vậy với phụ nữ à?”
Tôi trả lời: “Không đâu, chỉ một số thôi! Có lẽ ông ấy là cán bộ nên tự tin một cách thái quá về văn hoá giao tiếp của mình đấy thôi. Tôi xin lỗi về việc này.”
Xong tôi quyết định nói thẳng luôn với anh cán bộ là với phụ nữ nước ngoài khi khen cũng phải tế nhị. Trong công việc họ không thích được khen à ơi nọ kia bởi như thế là không chuyên nghiệp, nhất là họ cực ghét khi hỏi về tuổi, đã có người yêu hay chồng chưa. Hơn nữa, họ cảm thấy bị xúc phạm khi bị nhận xét quá nhiều về hình thể của họ, cho dù đấy là những lời khen.
Anh cán bộ nghe xong thì gật gù, không cười nữa và lảng sang nói chuyện với người khác. Tôi cũng nhẹ người đỡ phải dịch mà tranh thủ tiếp nhiên liệu trước khi đi tiếp.
Anh shark kia thì rõ ràng là một người rất giỏi, thành đạt trong cuộc sống và đương nhiên là rất tự tin. Đàn ông tự tin quá đôi khi có những lỗi giao tiếp với phụ nữ. Buông vài câu tán tỉnh chỗ công cộng, thậm chí trên sóng truyền hình quốc gia thì nghĩ mình như thế là vui tính, hào hoa và có duyên.
Nhưng không phải như vậy. Nếu gặp phụ nữ sắc sảo, người đã đặt ra nguyên tắc, giới hạn trong giao tiếp họ sẽ đặt đàn ông vào đúng vị trí ngay nhưng đa phần phụ nữ Việt Nam Sự còn cả nể mà lờ đi cho xong việc.
Câu “xinh, xanh, sạch” thì hay về môi trường nhưng không hay khi bàn về nhân phẩm phụ nữ. Xinh mà khen không khéo đã là lỗi, còn “xanh, sạch” thì ám chỉ việc khác. Anh có được “dùng” đâu mà xanh với sạch?
Rồi nữa: “Anh chỉ mãi nhìn em nên chẳng thấy gì ở chiếc xe cả”.
Khi người ta đang trình bày về dự án thì cắt ngang: “Em không cần giải thích gì thêm về bussiness. Với anh chỉ cần liếc mắt là biết bussiness nào rồi. Anh không quan tâm đến bussiness, không quan tâm đến sản phẩm. Anh đang quan tâm đến mỗi em thôi”.
Chồng con, bạn bè người được “khen” sẽ cảm thấy thế nào?
Tán thưởng tế nhị, lịch lãm khác với mấy câu tán tỉnh thô thiển và vô duyên, nhất là chỗ đông người. Điều này đàn ông Việt còn phải học dài dài.
Với đàn ông phương Tây, hay nói chung là với những người được giáo dục chu đáo thì việc nhận xét về hình thể người khác phải rất cẩn thận. Giá trị của một con người không phải là ở hình thức của họ mà ở trí tuệ, con đường đi đến thành công của họ, trong trường hợp vụ Shark và CEO nữ hôm trước thì là chất lượng sản phẩm mà họ đã tạo ra, điều gì khiến sản phẩm của họ đáng được quan tâm? Người giao tiếp thông minh sẽ biết đưa ra những câu hỏi để cung cấp cho người xem những thông tin giá trị, thay vì biểu diễn cái điều tưởng là “duyên dáng” có tính “đàn ông” của mình.
Cái này tôi sẽ phải mang ra nói chuyện với trẻ con ở nhà. Có dạy có hơn, bởi cuộc sống là biển cả mênh mông, một người có thể giỏi, thành công rực rỡ ở một số lĩnh vực nhưng lại có thể là một kẻ thô thiển, vô duyên trong giao tiếp.
Tôi thì nhìn vấn đề theo một góc độ tích cực, tôi tin rằng các shark hay đàn ông nói chung sẽ có thái độ đúng mực hơn, chuyên nghiệp hơn trong những sự kiện tương tự sau phản ứng này của mạng xã hội.
Facebook Chau Doan

6 BÌNH LUẬN

  1. Cán bộ Bắc cộng có lối tấn công vũ bão, không ngại ngậm c..nuốt “phơn” miễn là đạt được mục đích. Nhờ vậy mà người dân mới hiểu được như thế nào là…hủi.

  2. Đàn ông ở đây là đàn ông VC.Kể bà con nghe những câu chuyên có thật về đà-ông-VC. Gần đây thôi,thằng con trai của tôi có đam một “người đan
    ông”ở VN mới qua học nghiên-cưu -sinh,tên nầy đang là giam đốc Cty quốc doanh ở VN.Khách đến nhà nhằm bưa ăn,nên vôi mời.Tôi chưa kip ngồi vào bàn ,thì tên nầy đả vào ngồi ngay ghế chính. Tôi bèn phải nói với câu sang ngồi ghế bên kia.Khách về,tôi có nói với con,tại sao lại đem “thằng” nầy về nhà.Thằng con bảo”đem về cho Ba chươi!! “. Một câu chuyên xa hơn.Năm đó tôi về Vn ,gặp người chị ở Pháp Nguyễn Khoa S.X
    2 chị em tay bt mặc mừng ,thì chị hỏi : Ở VN chủ tich Tỉnh lởn lắm phải không em? Tôi trả lời “vô-cùng-lớn”.Chị nói hèn chị có “Thằng” chủ tịch qua Pháp gặp Chị ,chở nó đi bằng xe hơi,lên ngồi xe nó nhảy lên ngồi phía sau,chị bèn bảo nó lên ngồi trước.Mới bước lên xe đả biến Chị thành tài xế liến,trong lúc mình là chủ “!

  3. Bọn cán ngố Vịt + ,,khi ra nước ngoài chúng luôn nổ là nhớ có đảng có bác Hù chúng thắng bao nhiêu đế quốc ,,nhưng chúng bao giờ chúng tự đặt câu hỏi xem người nghe có tin đấy là sự thực không ,.ăn tục nói phét là “thiên tài” chúng nó ,,,vì vậy khi gặp phụ nữ nước ngoài chúng cũng “xàm xở bốc phét” là chuyện đương nhiên ,….

Leave a Reply to Sơn N Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên