Dân Ngã ba Ông Tạ nhớ về Bà Thiệu

15
Ông bà Thiệu và hai người con lớn (Ảnh tư liệu, từ Internet)

Phu nhân của cố Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu, bà Christine Nguyễn Thị Mai Anh, mới qua đời ngày 15/10/2021 tại miền Nam California, hưởng thọ 91 tuổi. Bà mất đúng 20 năm sau khi ông Thiệu qua đời tại Boston, Hoa Kỳ năm 2001.

Hai mươi năm của chính thể Việt Nam Cộng hoà đã có bốn tổng thống: Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương và Dương Văn Minh.

Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm có bà Ngô Đình Nhu được cho là “Đệ Nhất Phu nhân” không chính thức, vì bà là vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng thống độc thân Ngô Đình Diệm. Thực sự bà Nhu là con người với tham vọng chính trị vì bà là dân biểu quốc hội và đã khuấy động chính trường trong những năm dưới thời Ngô tổng thống.

Sau đảo chánh 1/11/1963, trước khi khai sinh Đệ Nhị Cộng hoà, những năm 1965-67 có bà Đặng Tuyết Mai cũng sôi nổi vì là tình nhân, rồi trở thành phu nhân của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, khi đó là Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương, là chức vụ như thủ tướng, cùng với Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, như một quốc trưởng.

Ngoài ông Kỳ, ông Thiệu thì những ngày tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà còn có Tổng Thống Trần Văn Hương, lãnh đạo một tuần, và Tổng thống Dương Văn Minh lãnh đạo đất nước hai ngày nên người dân không nghe biết đến các vị phu nhân. Ngay cả Tướng Minh, sau đảo chánh 1/11/1963 đã làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng và quốc trưởng nhưng người dân cũng ít nghe nói đến phu nhân.

Bà Nguyễn Văn Thiệu là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà từ 1967 đến 1975, nhưng bà không phô trương ồn ào, không can dự vào công việc của chồng mà chỉ làm công tác xã hội, uỷ lạo chiến sĩ, giúp người nghèo.

Trong quá khứ, giới truyền thông chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà thường đưa ra cáo buộc những phu nhân của lãnh đạo miền Nam, như bà Nguyễn Văn Thiệu, bà Trần Thiện Khiêm, bà Đặng Văn Quang với những vụ mua quan bán chức hay buôn lậu mà không đưa bằng chứng, chỉ là những lời đồn, như vụ buôn lậu ở Long An với còi hụ xe nhà binh với đồn đãi là bà Thiệu tổ chức. Khi đó vụ việc đổ bể và nhiều thùng rượu mạnh được vội vã đổ hàng ngay trong khu vực Ngã ba Ông Tạ. 

Khu vực Ngã ba Ông Tạ từ năm 1974 cũng là bản doanh của Phong trào Nhân dân Chống tham nhũng, do linh mục Trần Hữu Thanh đứng đầu, đặt tại giáo xứ Tân Chí Linh. Phong trào đã đưa ra những bản cáo trạng nhắm vào Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phu nhân.

Khi hay tin Bà Thiệu qua đời, nhiều cư dân vùng Ông Tạ đã nhắc lại những ký ức về bà.

Theo phóng viên báo Tuổi Trẻ Cù Mai Công, một người được sinh ra và sống ở Ngã ba Ông Tạ, viết trên Facebook thì trước 1963 ông bà Thiệu sống trong cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo, trên đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), gần Bộ Tổng tham mưu và bà Thiệu cùng với bà Trần Thiện Khiêm thường đi chợ Ông Tạ bằng xích lô đạp, ngang qua nhà ông.

Khi ông Thiệu làm tổng thống, bà Thiệu muốn xây một bệnh viện cho người nghèo thì địa điểm cho Bệnh viện Vì Dân được chọn nằm tại một góc của Ngã tư Bảy Hiền, trên phần đất mà địa dư nằm trong quần thể Ngã ba Ông Tạ.

Bệnh viện Vì Dân được khánh thành năm 1971. Nhiều cư dân trong khu vực đã được chữa trị miễn phí nên dân quanh vùng gọi đó là “Bệnh viện Bà Thiệu” hay “Nhà thương Bà Thiệu”. Đó là một cơ sở y tế rộng lớn, hiện đại với 400 giường bệnh. Tôi đã đi qua nơi này mỗi ngày trong những năm học cấp ba ở trường Nguyễn Bá Tòng Gia Định.

Vùng Sài Gòn – Gia Định khi đó đã có các bệnh viện Bình Dân, Chợ Rẫy, Nguyễn Văn Học, Nhi Đồng nằm ở nhiều vị trí. Khi bệnh viện Vì Dân hoạt động thì phục vụ dân chúng trong một vùng rộng lớn, có thể nói là từ Hoà Hưng, Ngã ba Ông Tạ ra đến Hóc Môn, Trung Chánh theo đường Lê Văn Duyệt nối dài (nay là CMT8). Còn theo đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt) nối dài Võ Tánh là từ cư xá Lữ Gia qua Ngã tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, tới Ngã tư Phú Nhuận.

Một người dân đã hồi tưởng về nơi này:

“Tôi cũng dân gốc Ông Tạ, hồi nhỏ sống và đi học ở Ông Tạ, lớn lên lấy vợ cũng đem về Ông Tạ và có con cũng ở Ông Tạ. Khi Bệnh viện Vì Dân đang xây, tôi 13 tuổi, chỉ nghe người ta nói nên biết đó là ‘bệnh viện của bà Thiệu’, nhưng nhiều lần đi học trường Nghĩa Hòa về ngang, ngó lên mấy chữ VÌ DÂN to đùng trên nóc bệnh viện, tôi không hiểu, cứ tự nghĩ trong đầu: ‘Tên nghe kỳ!’

Sáng Mùng 2 Tết năm 1973 bố tôi xuất hành lấy hên đầu năm, khi về đến nhà thì than nhức đầu và ngả mình lên chiếc ghế bố, miệng tự dưng á khẩu. Đến chiều chúng tôi nhờ xe Lam đưa bố tôi vào Bệnh viện Vì Dân. Hóa ra bố tôi bị đứt mạch máu não. May mà các bác sĩ tận tình chạy chữa, nên bố tôi vẫn giữ được tánh mạng, nhưng cũng bị liệt nửa người, chỉ chống gậy đi đi lại lại trong nhà, chín năm sau thì mất.

Những ngày vào thăm bố trong bệnh viện, vào cổng phụ trên đường Lê Văn Duyệt, bây giờ là CMT8, có cảnh sát áo trắng mũ lưỡi trai đứng gác, tôi mới hiểu ý nghĩa của hai chữ ‘vì dân’, nghĩa là ‘vì người nghèo’. Nhưng cũng chỉ là hiểu nghĩa đen vậy thôi, rồi quên mất. Hôm nay, nghe tin bà Mai Anh mất, tôi nhớ lại chuyện xưa, rồi nghĩ đến chuyện nay, tự dưng thấu suốt được cái nhân ái to lớn ẩn trong hai chữ ‘Vì Dân’ đơn giản và cụt lủn mà ngày xưa tôi đã chỉ thấy kỳ!

 

Xin cúi đầu tạ ơn người Phụ nữ có gương mặt phúc hậu và một trái tim nhân ái. Cầu mong Bà được an nghỉ đời đời nơi nước Chúa.”

Trên trang Facebook của Hội Đồng Hương Ông Tạ nhiều người nhắc đến bà Thiệu và công trình của bà.

Hà Trần nhớ lại: “Tôi sanh con đầu lòng tại Bệnh Viện Vì Dân. Tôi là giáo viên nên cũng được không tốn lệ phí, cũng được cho tiền sữa, được chăm sóc chu đáo, 3 bữa ăn một ngày. Mong Bà ra đi thanh thản và nguyện xin Chúa đón nhận trên đường Bà về Quê Trời.”

Khánh Vũ không quên một kỷ niệm: “Em gái út của tôi được hạ sinh hồi đầu năm 1974 tại bệnh viện Vì Dân, lúc đó tôi chỉ là chú nhóc 7 tuổi, được ba đưa vào bệnh viện thăm má, thăm em bé mấy ngày liền. Tôi đã phóng cẳng thả giàn chạy chơi trong bệnh viện. Lần đầu tiên trong đời tôi được đi thang máy là ở bệnh viện Vì Dân này đây. Viết ra đây một thoáng kỷ niệm về một nơi bà Mai Anh đặt dấu ấn, đã và sẽ được người đời trân trọng nhắc nhở mãi về sau…”

Chung Nguyen: “Bệnh viện Vì Dân tôi biết khi còn rất trẻ vì gia đình tôi ở khu Ông Tạ. Tôi có bà chị họ sinh đẻ ở đó, chị là vợ một quân nhân thường thôi chứ không phải cấp uý hay tướng tá gì hết. Sau một tuần lễ ở bệnh viện quay trở về nhà, chị không phải đóng một đồng tiền lệ phí nào cho bệnh viện, chị còn được cho tiền và 10 mét vải may tã cho em bé, 10 hộp sữa bò và thuốc men cho cả hai mẹ con…”

Còn Thien Nguyen, một học sinh nghèo, nhớ lại ngày nhận học bổng: “Bà đã trao tiền học bổng học sinh nghèo, học giỏi cho tôi cả năm lớp 9. Mẹ đã dắt tôi đi nhận tại hội trường Viện Quốc gia Âm nhạc…”

Nhà thơ Bùi Chí Vinh là cư dân quận 3 Sài Gòn thời trước 1975, khi hay tin bà Thiệu qua đời đã làm bài thơ, với những câu:

Cô Bảy Mỹ Tho cùng tuổi với má tôi

Má tôi chết trước cô 3 năm ở một xứ sở buồn như địa ngục

Cô chết lưu vong nhưng cũng có những tháng ngày hạnh phúc

Thượng thọ 90 còn gì nữa để ngậm ngùi 

“Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời” 

Cô đã thuộc lòng lời ca thánh yêu thương khi ngồi trong lớp học

Khi trở thành Đệ Nhất Phu Nhân cô càng biết rơi nước mắt

Xây bệnh viện Vì Dân miễn phí giúp người nghèo 

Là phụ nữ miền Tây cô không thích nói nhiều 

Công, dung, ngôn, hạnh như Kiều Nguyệt Nga trong thơ Đồ Chiểu

Cô đi không hậu ủng tiền hô, cô đến không slogan khẩu hiệu 

Thăm viện dưỡng lão, trại cô nhi như thăm viếng người nhà 

Cô Bảy Mỹ Tho ơi, làm sao không nén nổi xót xa 

Bệnh viện Vì Dân của cô ngày xưa bây giờ “Vì Quan” mà phục vụ 

Dân còn không có ăn thì lấy gì mà thuốc men, mà giường nằm, mà lót tay đủ thứ…

 

Cách bệnh viện Vì Dân vài trăm mét là trường trung học Quốc Gia Nghĩa Tử, nơi dành cho học sinh là con em của tử sĩ và thương phế binh Việt Nam Cộng hoà. Tuy bà Thiệu không phải là người khai sinh ngôi trường, nhưng bà luôn quan tâm giúp đỡ cho trường và các em học sinh.

Bà Tranh Nguyễn, người cùng xóm với tôi ở Ngã ba Ông Tạ và là cựu học sinh nội trú của trường Quốc Gia Nghĩa Tử, hiện ở tiểu bang Texas, chia sẻ: “Bà Thiệu là người đã dành rất nhiều tâm huyết cho trường. Khi xây xong bệnh viện Vì Dân bà đã đưa mấy chục học sinh Quốc Gia Nghĩa Tử đi học điều dưỡng để về làm cho bệnh viện. Bà còn có nhiều gắn bó dành cho thương binh, cô nhi, quả phụ. Học sinh của trường luôn coi bà là nghĩa mẫu.”

Khi hay tin bà Thiệu từ giã cõi đời, bà Tranh viết mấy vần thơ tưởng nhớ:

Chúng con là đám trẻ sớm mồ côi 

Từ bốn phương lòng đang hướng về Cội 

Cùng chung tay thắp một nén nhang trầm 

Quyện theo gió bay về bên Nghĩa Mẫu

Muốn nói nhiều nhưng bây giờ không thể 

Vì chúng con lòng thổn thức bi thương…

Quốc Gia Nghĩa Tử một ngôi trường 

Không sáng lập nhưng Mẹ đã dày công vun đắp 

Cho chúng con những đứa trẻ mồ côi 

Những đứa trẻ còn cha không lành lặn 

Một tương lai, một cuộc sống no đầy…

Bệnh viện Vì Dân một điều còn hiện hữu 

Dù hôm nay đã đổi chủ thay tên 

Nhưng trái tim của nhiều người đất Việt 

Vẫn ghi lòng công của Mẹ… Mẹ ơi 

Mẹ ra đi để lại luống ngậm ngùi 

Lòng thương nhớ bao giờ nguôi hả Mẹ.!!?

(19/10/21)

Bà Thiệu quê quán ở Mỹ Tho, sinh năm 1931 trong một gia đình công giáo có mười chị em và bà là người con thứ 7 nên có tên “Cô Bảy Mỹ Tho”. Cô Bảy kết hôn với trung uý Nguyễn Văn Thiệu năm 1951 và có ba người con là Nguyễn Thị Tuấn Anh, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long.

Cuối tháng 4/1975, trong lúc tình hình quân sự và chính trị tại Việt Nam trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và vài ngày sau ông rời Việt Nam qua Đài Loan, rồi sang Anh quốc sống ở London gần 20 năm trước khi qua Mỹ định cư ở vùng Boston. Sau khi ông Thiệu mất, bà dọn về nam California sống với con trai cho đến khi lìa trần.

Xin chia buồn cùng tang quyến. Nguyện xin cho linh hồn Christine được an nghỉ bên Chúa Kitô trên Thiên Đàng.

Bùi Văn Phú

15 BÌNH LUẬN

  1. Ngã Ba Ông Tạ có nhiều người tài ngụ cư trước năm 1975,bây giờ tàn lụi bởi bọn Việt gian,còn một nhân vật khá nổi tiếng tên ông là Trần văn Hùng.một điệp viên được chính quyền Ngô đình Diệm gửi ra Hà nội hoạt động.Bị bắt tù từ năm 1963 cho tới sau ngày bị thống nhất.Ông mới về quê Trời,ông để lại cho hậu thế một tác phẩm đồ sộ:Thép Đen (bút danh Đặng Chí Bình).

  2. Bài viết này nên gởi cho ông Trương Huy San và hỏi xem có Con Mẹ “Phu Nhân” nào của bọn chó đẻ VC xây được cái gì để phục vụ cho người nghèo như bà Thiệu không???

  3. Nhớ tói thím THẸO thì phải nhớ………Bệnh Viện Vì Tiền nửa chớ sao lại khong chịu nhớ. Rồi còn chuyện CÒI HỤ LONG AN nửa.

    Các thiếm nhà ta từ mẩu nghi Đinh Thúy Yến vọ của ĐAI TUÓNG ĐẢO CHÁNH Trân Thiện Khĩm và Thiém THẸO toa rập vói thiếm Quang Đỗ thị Năm (vọ của cồ vấn buon lậu ĐĂNG VAN QUANG ). Cả 3 thiém đó tổ chức mot vụ buon lậu nổi đình nổi đám lắm. Ruọu Mẽo, Thuóc lá Mẽo , đồng hồ đeo tay, nuoc hoa, xà bông mà chở cả đoàn xe GMC bị hố hàng đổ bể ra hỏng biét bao nhieu em bị đì ra măt trận phoi xác hen.

    Nói là phải nói cho hết nghe chưa. NGUY COCK cừ che đậy hoài , thòi đại 4 gờ rồi mà cứ tuỏng ai củng NGU như NGỤY hay sao há hả.

  4. Bệnh viện “Vì Dân” bà Thiệu xây, được dân biết ơn trong lòng.

    Sau 1975, nó biến thành bv “Thống Nhất”, dành cho quan Cộng, hết “vì dân”, bố của Nguyễn Thiện Nhân làm giám đốc, tên là Nguyễn Thiện Thành, hình như tháng 4 vừa qua (2021) được đặt tên cho một con đường ở Thủ Thiêm. Cướp công lại được vinh danh!

  5. Thời VNCH thua vì cài đờ éo gì cũng Vì Dân.

    Còn Cộng sản thắng vì cái đờ éo gì cũng Vì Đảng quên mình, chỉ biết còn đảng còn mình, nên Bệnh Viện Vì Dân phải chuyển thành Bệnh Viện Vì Quan

    Ngày xưa dân nghèo được chữa miễn phí ở Bệnh Viện Vì Dân,

    Ngày nay cả họ nhà Phét mà sớ rớ đến gần cổng bệnh viện – chưa kịp há mõm hỏi – thì đã liên bị bảo vệ quát “Cút ngay, đây không phải là chỗ của chúng mày!” He he he ….

    • Noi ngu bỏ mẹ nghe Hồ hụi. Néu vì dân thực sự thì làm chó gì mà NGUY COCK SAI GON cói áo tuot quân, quăng súng liệng đạn , quen cha bỏ mẹ , chạy làng như thế.

      Néu mà vỉ dân thực sư thì đả khong có hàng trăm ngàn quân du kich kháp miên đi theo Viet Công chúng anh.

      NGUY COCK vỉ dân bằng mồm cho nên cứ 4 giò chiều là phải chui vào thành phố khong thì dân miền nam nó mần thịt, hahhahah. Đúng khong hồ hụi. Thoi mà dân miên nam voi nhau cả mà cứ vờ vịt làm chó gì. Noi thiet đi.

      • He he he

        Phét viết: “Néu mà vỉ dân thực sư thì đả khong có hàng trăm ngàn quân du kich kháp miên đi theo Viet Công chúng anh.”(*)

        Dân số VNCH là 16,275,000 (theo Wikipedia), mà chỉ có “hàng trăm ngàn” (?), nếu cứ cho con số tròn của “hàng trăm ngàn là ….”mười”….trăm ngàn – tức một triệu thằng theo Việt cộng thì tỷ lệ 1/16 là vừa đúng với tỷ lệ người mù chữ + thất học + thiểu năng + tâm thần + ngu xuẩn ….dưới chế độ VNCH

        (*) He he he …Phét ước tình hàng trăm ngàn thằng theo VC, nhưng “bố mày” hào phóng cho luôn một triệu đấy.

        • tell me why did you guys NGUY COCK fucking run away ? what’s the fuck, hehehehhe . did you guys scare of ghosts? or đid you guys scare of Viet Cong chung anh ? the latter is cơrrect . you guys were so fucking coward that tơok of your fucking military uniforms and ran, is that right ?, heheheheh

          • He he he …

            Tội nghiệp Phét.

            Nếu nhà Phét theo Việt cộng thì chắc chắn là “nó” phải nằm trong tỷ số 1/16 người dân dưới thời VNCH.

            Vậy những thàng nhà Phét mà theo VC ấy thuộc “diện” nào trong số những người bị thất học + thiểu năng + tâm thần + ngu xuẩn… hả Phét?

            Đa số những “thèng” theo Việt cộng mà nằm trong số loại 1/16 kể trên đều rất hung ác, chúng nó Đờ …éo biết sợ chết là gì, chúng nó như chó điên, cứ hùng hùng thí mạng “cho Liên sô và Trung quốc” nên các “bố” mày đành phải ôm quần chạy vì ….sợ mất giái..

            He he he ngu sao không chạy để cả nhà Phét chúng nó túm lại….đớp mất…giái à?

            Tội nghiệp Phét!

          • Hèn nhát thì nói mẹ nó đi chớ ngương nghịu làm đéo gì nửa em. Đả sọ chết mà còn đi lính thì đi làm đéo gi thé. Néu mà đả sợ chết cho nên quăng súng chạy thì bay giò phải chịu NHỤC nghe chưa. Đả chạy làng mà còn muón đuọc thien hạ ca tụng là QUAN LƯC VIET NAM CONG HÒA ANH HÙNG nửa seo , hehehhhhehe. Phải đổi là QUAN NHỤC VIET GIAN ANH KHÙNG nghe chưa.

            Đánh đấm như KĂC mà hể gập mặt là xin tièn. Anh Phét hình dung ra mot đám tuóng NGỤY bao gồm NGO QUANG TRUONG , ĐĂNG VAN QUANG, NGUYEN VAN TOÀN , TRAN VAN MINH và một sô’ thềng đại tá quèn khác khi bị thèng MẼO trên đảo GUAM bắt buộc cỏi bó quan phục và lon lá. Cả đám van xin đuoc đeo lon tiep tục “CANNOT We keep our stars on our shoulders? một đám bại tuóng khẩn khoản. NO, you gúy cannot. You guys have no army, you guys have no country any more, thèng MẼO trả lòi.

            Em tháy chưa ho hui. Nó nhục nhả cực kỳ đó em. Anh Phét hình dung ra mot đam bại tuóng mặt mày tỉu nghỉu bí xị đứng giuong mắt ếch ra sau khi nghe thèng MẼO connit đó phán . Nghỉ tói đieu đó , anh Phét tháy bị xáu lây vì mang tieng nguoi Viet Nam.

            Rồi những con cháu và tuỏi trẻ MẼO nó đọc những câu chuyện trên nó nghỉ gì về nguoi Viet Nam hả em Hụi , nhục lắm nghen. Ra đuòng tình cờ nó tháy mot nguoi Viet Nam nó sẻ khinh chớ , khinh vì thiéu tự trọng , khinh vì thiéu liem sĩ, khinh vì thói hám danh ,vv..v.v.v..v.v ngàn cái nhục…..

          • Phét ơi! Tiền bạc mất còn kiếm lại được chứ “dái” mà bị đớp mất thì làm sao?

            Nếu Phét gọi hành động “bụm dái” bỏ chạy trước bọn chó điên, Phét điên, “phỏng dái” điên…. là “hèn” thì…he he he .

            Ừ thì….”Bố mày” hèn thế đấy! Mất gì cũng được chứ “mất dái” là không được; Chạy để giữ dái thì có gì là xấu hả Phét?

  6. Sau này thì cộng sản đã đổi tên bệnh viện Vì Dân thành bệnh viện Thống Nhất. Nó được dành cho tầng lớp cán bộ.
    Xin được cúi đầu trước vong linh bà, một tâm hồn nhân ái bao la đã để lại muôn vàn tiếc thương cho hậu thế.

  7. Cái chết không là Mất!
    Có cái chết nào của những người CS
    Để lại hương thơm
    ngoài những lời oán trách thù hận!
    HCM-Trường Chinh-Vỏ nguyên giáp…
    Chính ngững người đả khóc chúng
    Nay đả nói:
    Những Thằng-chó-đẻ!
    Kẻ oan khiên-những người đả mất
    Một trời oán hân!
    Nay một người đàn -bà,vừa mới mất,
    Của Miền Nam ruột thịt.
    Chẳng phải ,đồng chí -đồng bọn
    Mà sao vạn người thương nhớ
    Thì té ra ,
    Thương nước, yêu nòi,
    không phải từ khẩu hiệu!
    mà lòng tin, từ con tim
    Từ máu thịt !!

  8. “Cô Bảy Mỹ Tho” được vinh danh!

    Có một bịnh viện dành cho dân
    Thật khang trang quy mô tối tân
    Không thu phí – hoàn toàn miễn phí
    Đó chính là Bịnh Viện Vì Dân!

    Xây dựng do Đệ Nhứt Phu Nhân
    Bịnh Viện Vì Dân – dành cho dân
    Bịnh viện văn minh tân tiến nhứt
    Một việc làm đầy tính nhân văn!

    Phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
    Nhũ danh Nguyễn Thị Mai Anh
    Một con người đầy lòng từ thiện
    “Cô Bảy Mỹ Tho” được vinh danh!

    Nông Dân Nam Bộ

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên