Vợ và phu nhân

5
Cắt băng khánh thành bệnh viện Vì Dân- công trình được bà Nguyễn Thị Mai Anh đưng ra quyên góp

Trương Huy San đưa ra 2 dẫn chứng cộng sản Việt Nam không có “phu nhân” nhưng vợ của lãnh tụ đã thực sự đóng góp ở hậu trường chính trị còn quan trọng hơn cả phu nhân Việt Nam Cộng Hòa, chỉ phục vụ xã hội.

Ví dụ bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vừa qua đời ở tuổi 90 tại Mỹ, sau chồng đúng 20 năm, đã quyên góp xây dựng được bệnh viện Vì Dân năm 1971, có 400 giường. Là bệnh viên tư hiện đại nhất thời bấy giờ, từ thiết kế, dụng cụ y khoa, phương pháp điều trị, đến thành phần bác sĩ, y tá, nhân viên phục vụ được tuyển chọn nhưng chữa trị hoàn toàn miễn phí, đúng với nghĩa vì dân. Thế nhưng sau 1975 Vì Dân trở thành Vì Quan. Cộng sản Việt Nam chiếm giữ bệnh viện làm của riêng, chỉ chữa trị cho quan chức cao cấp.

Cũng cần phải nói là khu đất xây bệnh viện Vì Dân là bộ chỉ huy binh chủng Nhảy Dù, nằm ở góc ngã tư Lê Văn Duyệt (Cách mạng Tháng 8) và Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt) Thế nhưng vì phục vụ dân, binh chủng Nhảy Dù giao lại cho xã hội, dời lên hướng Bà Quẹo (Lê Văn Duyệt nối dài (Trường Chinh) khoảng 4 km. Trong khi đó “quân đội nhân dân” lấy đất phi trường Tân Sơn Nhất làm của riêng, xây nhà, lập sân golf đưa đến cống nghẹt, mưa lớn máy bay không thể hoạt động… mà cả chục năm qua trung ương không thể thu hồi.

Trước hết là 2 chữ “phu nhân”.

Với thể chế Tự do Dân chủ, vợ của tổng thống, thủ tướng được gọi là phu nhân. Tổng thống, thủ tướng lãnh lương để lo việc nước. Còn phu nhân không có lương nhưng nhờ ảnh hưởng của chồng, đa số đều trực tiếp lo về phục vụ xã hội. Các bà thường tháp tùng chồng đi công tác và được tôn trọng.

Cộng sản khác hẳn. Các bà là đồng chí vợ, công tác cho đảng. Thường dân ít biết ngoại trừ đảng viên và gần như không xuất hiện trước dân. Đã thế nếu chồng công du nước ngoài cũng không được phép tháp tùng (có lẽ) đảng muốn “giữ làm con tin” để tránh tình trạng đào thoát. Chỉ khoảng 20, 25 năm trở lại đây vợ vài lãnh tụ mới được tháp tùng chồng, xuất hiện rất hiếm hoi nơi công cộng nhưng không hề gây được chút ấn tượng nào.

Thế nhưng, theo Trương Huy San, thì vai trò các bà ở hậu trường rất quan trọng. 

Với bà Bảy Ngô Thị Huệ, vợ TBT Nguyễn Văn Linh, “Vai trò của bà là đứng sau, hóa giải các xung đột giữa những đồng chí của mình với chồng. Bà cũng là người giúp cho các mâu thuẫn chính trị giữa các nhà lãnh đạo miền Nam với chồng (một người gốc Bắc) không trở thành xung đột [bà sinh 1918].”

Câu, chữ như thế cho thấy ông Nguyễn Văn Linh lãnh đạo về mặt nổi, bà Bảy mặt chìm. Hiện bà đã hơn trăm tuổi nhưng, cho đến lúc nầy, dù có “công trạng lớn” mà dân cũng ít ai biết. Chỉ biết Hội nghị Thành Đô, do chồng bà dẫn đầu nhóm chóp bu sang Tứ Xuyên gặp Giang Trạch Dân ký kết, liệu bà đã cố vấn gì?

Với bà Nguyễn Thị Sáu, vợ TT Phan Văn Khải, “Ông Khải, con đầu, mà luôn được gọi là “Anh Sáu, Chú Sáu”, đủ thấy ảnh hưởng của “bà Sáu” lớn như thế nào. Khi hai người lấy nhau, bà Nguyễn Thị Sáu đang giữ vị trí quan trọng hơn ông Phan Văn Khải. Việc ông Phan Văn Khải về Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có vai trò rất lớn của bà. Nhưng, cũng như bà Bảy Huệ, bà Sáu khép mình ở vị trí phó giám đốc sở. Bà là một phu nhân đứng sau, lịch lãm.

Nếu gọi ông Phan Văn Khải là “Anh Sáu, Chú Sáu” là do ảnh hưởng của bà Sáu, thì các bí danh Mười Cúc, anh Ba, Bảy Phúc, Sáu Dân… là do đâu? Sự thật lãnh đạo cộng sản dùng mật danh để ra lệnh miệng, né tránh pháp luật, nên hậu quả có gây họa cỡ nào cũng vô tội vạ. Vì thế câu “thi hành lệnh trên” trở thành “khuôn mẫu” làm việc.

Với “bà Kha Ngọc Chi thời đi học không thua kém gì ông Lý Quang Diệu, nhưng trọn đời bà đứng sau làm phu nhân. Bởi, bà biết, chỉ có cách ấy bà mới đóng góp được nhiều nhất cho đất nước Singapore của bà.

Bà Kha Ngọc Chi khác hẳn hai bà nêu trên. Du học ở Anh rồi kết hôn với ông Lý Quang Diệu, họ đều xuất sắc. Còn các bà Huệ, bà Sáu học ở đâu? Đất nước Singapore được như hiện tại người Singapore ghi nhận công trạng của ông bà Lý Quang Diệu. Còn Việt Nam độc tài đảng trị, đất nước đang đứng chênh vênh bên bờ vực thẳm về mọi mặt thì hai cặp vợ chồng nêu trên có công hay tội?

Quay lại với chuyện phu nhân.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua. Lẽ ra những gì thuộc về Việt Nam Cộng Hòa đã là dĩ vãng. Thế nhưng truyền thông mạng xã hội vẫn rất nhạy bén những gì thuộc nó. Vì thế có thể nói là Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó. Vẫn hiện diện trong lòng người.

Phu nhân của vị tổng thống có liên quan trực tiếp đến việc miền Nam bị mất mà không bị người dân căm hận, là chuyện lạ. Đã thế còn chia sẻ nhau và tưởng niệm. Còn lãnh đạo đương thời chết, chứ chưa nói đến “phu nhân”, lại có vô số chỉ dấu “chia vui”!

Vậy thì câu nói của con một nhà ngoại giao kỳ cựu, là “ông anh” của Trương Huy San, Sau 1975 làm quái gì có ‘phu nhân..’ toàn chân đất, mắt toét đeo hột xoàn” là cay nghiệt hay đúng sự thật?

Người dân đã trả lời cụ thể.

(20/10/2021)

Kông Kông

5 BÌNH LUẬN

  1. Cô ca sĩ mỹ linh đòi phải xây nhà hát ở Thủ Thiêm để giới qúy tộc đi nghe . Tôi nghĩ là những hàng ghế trong nhà hát ở Thủ Thiêm ( nếu xây ) , phía sau ghế nên có chỗ để đuôi cho giới qúy tộc của cô mỹ linh .

  2. Chuyện hôn nhân của đảng viên đảng CS cũng phải do đảng cơ cấu (đặc biệt là trước 1975)….có nghĩa là chúng chỉ được lấy nhau hay …..ấy nhau với sự cho phép của đảng và do đó thường thì chúng là đồng chí của nhau, phải cùng giai cấp công nhân hay nông dân anh…(k)hùng như nhau.

    Vì thế, các đồng chí “đực” thường sẽ tìm các đồng chí “cái” trong cùng cơ quan hay đơn vị của minh để “quan hệ” cho….tiện.

    Có những trường hợp là các đồng chí “đực/cái” sẽ được/bị đảng ghép cho một “đối tượng” do đảng chọn để làm vợ hay chồng, và các đồng chí vợ hày chồng này sẽ vừa làm nhiệm vụ “giải quyết sinh ní” vừa làm tai mắt cho đảng để canh chừng, theo dõi đối tượng mà đảng cần phải để mắt.

    Cho nên, các “phu nhân” của các cán bộ đảng CS thường là mật vụ được huấn luyện, và nhiệm vụ chính của chúng là theo dõi, giám sát…và phải báo cáo ngay nếu thấy “đội tượng” đó có biểu hiệu hay có mùi…”phản động”.

    Vì vậy mà (tuyệt đại) đa số các “phu nhân” Việt cộng đều thất học nhưng có ưu điểm là trung thành với đảng và có “nghiệp vụ chuyên môn” cao trong công tác nằm mùng – à quên – trong công tác Nằm Vùng.

    Cũng vì thế mà các “phu nhân” Việt cộng rất có uy lực đối với đồng chí ….chồng.

    Sau năm 1975, các “phu nhân” này được đổi đời để trở thành những trưởng giả mới, vàng bạc đầy nhà, hột xoàn đầy người, nhưng mắt thì vẫn toét, mồm vẫn thối và chân thì vẫn chưa hết phèn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên