Con mèo tam thể trong gia đình nghệ sĩ Đặng Thái Sơn

14
NSND Đặng Thái Sơn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

ĐCV: Bài phỏng vấn dưới đây đăng trên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề “Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần cây đàn”, đã gây nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội. Đọc qua thì có vẻ rất nhẹ nhàng, nhưng nó chứa đựng tâm tư, trăn trở của cả một giai đoạn, của một đời người. Bài có nhiều chi tiết rất độc và đắt như nhận xét của nhà báo Đào Tuấn:

“Năm 1980, khi Đặng Thái Sơn gây chấn động khi giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ X ở Warszawa (Ba Lan), Báo Nhân Dân đưa tin bài trong ba ngày liên tiếp. Trang nhất hẳn hoi. Nhưng đến bây giờ Đặng Thái Sơn vẫn nhớ đó là “Những bài báo rất chi tiết về tiểu sử, cuộc sống của tôi, đến cả con mèo tam thể trong nhà cũng được nhắc đến, nhưng tuyệt nhiên không có một chữ nào về bố tôi.

Cha Piano Đặng Thái Sơn là Đặng Đình Hưng, một nạn nhân trong vụ Nhân văn giai phẩm. Đi chăn bò mấy năm ở nông trường Chí Linh, không được in bất cứ gì trong suốt 30 năm. Và đến cái ngày con trai chơi piano trong chung kết cuộc thi thì ông nhập viện lao vì u phổi “coi như chờ chết”.
Năm 1990, khi nhà thơ Đặng Đình Hưng mất, Đặng Thái Sơn nói ông còn “không dám về” trước dư luận “Đặng Thái Sơn di tản kiểu mới”.
Năm 1993 khi Đặng Thái Sơn về lần đầu, vẫn hãi.
“Lần đó tôi diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội. Vừa diễn xong, đi ra cánh gà tôi đã thấy đầy nhà báo. Tôi cứ tưởng họ đợi đó để chúc mừng buổi diễn của tôi nhưng không phải, câu hỏi đầu tiên mà tôi nhận được là: “Hiện nay ông đang mang quốc tịch gì?”.
Chủ nghĩa lý lịch vẫn là cái gì đó như một định kiến rất nặng nề. Một người như họ Đặng, tự nhận lựa chọn sống tự do nhưng “không được ảnh hưởng đến ai”, “không thích xung đột, chiến tranh” và không bao giờ phản bội đất nước…cuối cùng mưu cầu hạnh phúc nơi xứ người.
Hôm qua, vang trên hội trường là mấy chữ “nguồn nhân lực”, là trọng dụng nhân tài… như một đột phá.
Nhưng làm sao chúng ta giữ được nhân tài nếu cách đối xử khiến 40 năm sau họ vẫn không thể quên được “đến cả con mèo tam thể trong nhà cũng được nhắc đến, nhưng tuyệt nhiên không có một chữ nào về bố”.
Làm sao giữ được nếu Olympia về nước thì cũng chỉ pha trà vì đồng chí này không phải là con đồng chí nào.”
Tiêu đề bài phỏng vấn được chúng tôi đặt lại theo lời dẫn kể trên.
————————-
“Bố đã đi tong cả đời bố rồi, đời con phải khác”

Chuyến trở về Việt Nam lần này đối với ông chắc hẳn rất đặc biệt, nhất là sau một năm phải ngồi yên ở Canada?

– Nó rất đặc biệt. Tôi đã đi trên chuyến bay giải cứu công dân về nước. Chuyến trở về này là một cuộc báo hiếu, cả với má và bố tôi. Má tôi tết này đã 104 tuổi ta, như ngọn đèn sắp cạn dầu. Tôi cố gắng về lúc này khi má còn nhận ra mình.

Với bố tôi, tháng 12 vừa rồi là tròn 30 năm ông ra đi. Cho tới lúc này, bố tôi vẫn là một người nghệ sĩ chìm trong bóng tối. Bố mới có hai cuốn thơ in riêng vào đầu những năm 1990, đây là lần đầu tiên ra mắt một cuốn tuyển tập thơ – họa đầy đủ của ông. Tròn 30 năm bố tôi ra đi, cuốn sách ra đời khiến tôi có cảm tưởng như ông được tái sinh.

* 30 năm sau khi bố ra đi ông mới làm tuyển tập có phải là hơi muộn?

– Tôi cũng thận trọng. Ai cũng biết quá khứ của cụ, cái đẹp một phần, nhưng cái số đúng là bi thương cả đời. Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm tốt, vậy mà khi làm cuốn sách này tôi vẫn thận trọng, lo lắng.

Chỉ khi cầm được giấy phép phát hành thì tôi mới thở phào. Có lẽ là vì tôi thừa hưởng ở bố tính đa nghi (cười lớn). Bố tôi đi đứng đàng hoàng oai vệ như một ông quan võ, nhưng bên trong rất nhiều cái sợ. Cái sợ ám ảnh cả đời bố.

Năm 1990, bố mất mà tôi không dám về. Lúc đó tôi biết ông ốm rất nặng, nhưng ông dứt khoát cản tôi về vì sợ tôi về sẽ không đi được nữa. Ông bảo: “Bố đã đi tong cả đời bố rồi, đời con phải khác. Thương nhớ thì ở bên trong!”.

Hồi đó giới văn nghệ trong nước nói “Đặng Thái Sơn di tản kiểu mới”. Những năm 1990-1992 đất nước mới mở cửa vẫn còn chặt chẽ lắm. Đến năm 1993 thì tôi mới dám về lần đầu, vẫn hãi. Tôi phải lấy cớ về diễn với dàn nhạc và tôi phải lôi một ông chỉ huy nước ngoài sang cùng để có bề gì ông ấy còn “ứng cứu”.

Lần đó tôi diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội. Vừa diễn xong, đi ra cánh gà tôi đã thấy đầy nhà báo. Tôi cứ tưởng họ đợi đó để chúc mừng buổi diễn của tôi nhưng không phải, câu hỏi đầu tiên mà tôi nhận được là: “Hiện nay ông đang mang quốc tịch gì?”

Gia đình tôi mang ơn Thủ tướng Phạm Văn Đồng

* Vậy ông đã trả lời thế nào? Lúc đó và bây giờ ông mang quốc tịch gì?

– Tôi trả lời là tôi vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Lúc đó và bây giờ tôi đều mang hai quốc tịch, tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Bây giờ có nhiều người Việt có hai quốc tịch, chứ lúc đó rất hiếm. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó đã giúp đỡ tôi rất nhiều.

Tôi mang ơn cụ Đồng từ nhiều thập niên, bắt đầu từ năm 1976 cụ đã giúp khi mà Nhà nước còn băn khoăn có nên cho tôi đi học nhạc bên Liên Xô không. Nhờ cụ mà tôi đã được đi du học. Tôi là con một người thuộc nhóm Nhân văn Giai phẩm đầu tiên được đi du học, từ đó cũng tạo tiền lệ mới trong chính sách.

Rồi sau khi tôi giành giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ X năm 1980 ở Warszawa (Ba Lan), cụ Đồng lại là người đầu tiên cho phép tôi đi biểu diễn ở các nước, bao gồm cả các nước Tây Âu, mà thời điểm đó chỉ có những cán bộ “chín chắn” lắm mới được đi.

Lúc mới được giải Chopin, tôi nhận được rất nhiều lời mời biểu diễn nhưng tôi nghĩ đó chỉ là chuyện hoang tưởng, không thể đi được. Đến lúc được bật đèn xanh thì cảm xúc của tôi lạ lắm, cái cảm giác thấy có tương lai. Cả giới văn nghệ sĩ lúc ấy nhìn vào những gì đang xảy ra với tôi mà cùng thấy có một tương lai.

Rồi cũng chính cụ Phạm Văn Đồng quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên cho tôi vào năm 1984, trước sự bàng hoàng của nhiều người. Lúc đó tôi mới 26 tuổi. Tôi nhớ sự kiện này là cú sốc trong dư luận.

* Hình như Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó còn giúp đỡ gia đình ông cả đời sống vật chất nữa?

– Đó là câu chuyện dài, bắt đầu từ giải Chopin năm 1980. Tôi vẫn nghĩ giải thưởng đó đối với tôi như là định mệnh, nhờ nó mà bố tôi được mổ, sống thêm được 10 năm đủ đầy hơn trước về cả vật chất và tinh thần. Bố tôi được cái hậu vận.

Hồi đó, khi tôi đang đánh chung kết cuộc thi ấy thì ông nhập viện lao vì có u trong phổi. Coi như bố tôi chờ chết thôi. Rồi bất ngờ tôi giành giải nhất. Một số người nghe tin tức từ đài phát thanh nước ngoài đã báo tin cho bố và má tôi sớm.

Báo Nhân Dân đưa tin bài trong ba ngày liên tiếp trên trang nhất. Những bài báo rất chi tiết về tiểu sử, cuộc sống của tôi, đến cả con mèo tam thể trong nhà cũng được nhắc đến trong bài báo, nhưng tuyệt nhiên không có một chữ nào về bố tôi.

Tôi về nước và được đưa thẳng từ sân bay đến Phủ Thủ tướng. Cụ Đồng ra tận ngoài đưa tôi vào. Trong cuộc gặp, tôi xin hai nguyện vọng: “Cho phép cháu được đưa bố cháu ra nước ngoài chữa bệnh và cho mẹ cháu sang sống cùng với cháu bên Liên Xô”.

Cụ Đồng đồng ý luôn nguyện vọng thứ hai, nhưng nguyện vọng thứ nhất thì cụ nói không đưa bố ra nước ngoài chữa bệnh nhưng sẽ được chữa bệnh ở trong nước với những bác sĩ giỏi nhất bấy giờ. Lập tức bác sĩ mổ phổi số 1 lúc đó là Hoàng Đình Cầu và bác sĩ Tôn Thất Tùng cùng mổ cho bố tôi.

Cụ Đồng còn giúp tôi, mà thực ra là giúp cho bố tôi, một căn hộ nữa. Lúc đó ông đang sống tại một căn gác lửng chật chội ở cầu thang một căn hộ phố Triệu Việt Vương, các ông nhìn vào chắc thấy cũng chướng nên ngay ngày hôm sau tôi về nước thì có người mang chìa khóa một căn hộ lắp ghép ở tập thể Giảng Võ đưa cho tôi. Nhờ thế mà bố tôi được sống 10 năm cuối đời tương đối thoải mái.

Kể những chuyện này để hiểu bối cảnh mà những vần thơ, bức họa rất mới mẻ ra đời trong thời đại của bố tôi rất khó khăn, nhưng tôi không bao giờ nhìn một cách đen tối. Đó chỉ là thời kỳ quá độ. Và ngay cả trong thời kỳ kham khổ ấy thì cũng vẫn có rất nhiều những ân tình đẹp đẽ.

Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, nhiều người bắt đầu lảng dần với bố tôi nhưng cũng có những người vẫn giữ quan hệ với ông, không chỉ nhóm bạn chí cốt cùng hoạn nạn như Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần… mà cả những bạn văn nghệ vốn đang có chức vị to lúc bấy giờ như nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Văn Ký, nhà văn Tô Hoài hay nhạc sĩ Lê Yên. Họ vẫn qua lại thân tình và giúp đỡ bố tôi như bạn bè chí cốt.

* Vậy cũng có thể coi ông đã báo hiếu được cho bố mình?

– Nên tôi mới nói giải thưởng Chopin của tôi lúc đó như là một định mệnh. Và lần này thì ra được cuốn sách cho bố tôi. Ở đâu đó bây giờ chắc bố tôi thấy và mỉm cười. Bố tôi không ham giải thưởng, tôi biết bố tôi thích gì, ngay cả nấm mộ của bố tôi cũng nhỏ bé giản dị.

Tôi cô đơn toàn phần

* Ông có thể chia sẻ thêm về gia đình bên ngoại của ông, một gia đình từng rất lừng lẫy ở Sài Gòn?

– Ông ngoại tôi là người Việt đầu tiên có bằng kỹ sư ở Pháp. Gia đình của ông ngoại tôi có quốc tịch Pháp. Má và dì tôi là hai người Việt Nam đầu tiên học piano chuyên nghiệp. Tôi không phải là người biểu diễn concert piano quốc tế đầu tiên mà là dì tôi. Dì tôi học âm nhạc ở Paris và những năm 1950 đã đi biểu diễn ở rất nhiều nước, cũng sáng tác âm nhạc nữa. Cho nên tôi mới có dịp tiếp xúc với cây đàn từ rất sớm.

Má tôi và anh trai của má là bác Thái Văn Lung theo Việt Minh. Một ông cậu của tôi thì lại chết trong một trại tập trung thời Đại chiến thế giới thứ 2 vì là sinh viên ở Pháp tham gia chống phát xít.

* Giữa bố và má thì ai là người ảnh hưởng nhiều hơn đến con đường âm nhạc của ông?

– Má tôi trao cho tôi nghề chơi đàn và nuôi tôi, chuyện tài chính là má tôi lo hết từ lúc tôi sinh ra. Lại nói chuyện tài chính, tôi nghĩ nếu là một người phụ nữ khác thì má tôi đã phải lu loa rằng chồng tôi không ra làm sao, nát rượu, không nuôi vợ con.

Nhưng má tôi không nói một câu nào. Sau này lớn lên tôi mới cảm nhận được sự bao dung và hiểu biết của má dành cho bố.

Bố tôi không nuôi được tôi, không truyền nghề chơi đàn cho tôi như má nhưng bố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách cũng như tư tưởng nghệ thuật của tôi. Về mặt con người, cái tâm là bố dạy cho tôi. Có những bài học của ông theo tôi suốt cuộc đời. Ví dụ như ông dặn tôi: “Nghiệp của con là nghiệp đánh đàn, không dính đến chính trị” thì tôi vâng lời bố cả đời.

Bố tôi còn cho tôi thẩm mỹ trong âm nhạc, đó là sự mộc mạc giản dị đi thẳng vào vấn đề, không hoa hòe hoa sói, là tính biểu hiện. Điều này có rất nhiều trong thơ của ông và âm nhạc của tôi cũng vậy.

* Điều gì đã kết thành một Đặng Thái Sơn khiến cả thế giới phải kinh ngạc về tài năng biểu diễn âm nhạc nảy nở trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thời đó như vậy, theo ông?

– Nghệ thuật mà cứ êm đẹp thì lại không thành công, nó cứ phải gai góc, gập ghềnh. Tôi sống trong một gia đình không phải là hạnh phúc vẹn tròn, bố tôi và má tôi là rổ rá cạp lại…

Nhưng ông trời bao giờ cũng rất công bằng, nếu cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng thì nghệ thuật nhạt. Mấy ông nhạc sĩ thiên tài như Beethoven, Chopin… có ai tròn trịa đâu, chủ đề cô đơn khủng khiếp bao phủ âm nhạc của họ. Như bố tôi bảo sự cô đơn phải toàn phần thì mới sinh năng lượng, cô đơn cho người ta sự tập trung làm một điều gì đấy.

* “Ông trời” cho ông một sự nghiệp âm nhạc đáng ngưỡng mộ ở tầm thế giới, vậy “ông ấy” đã lấy đi của ông thứ gì?

– Cái giá đầu tiên phải trả với tôi có lẽ là sự đau khổ của bố tôi. Ngày tôi mang giải Chopin về, tôi lao vào ôm ông khi ông đang gần chết vì ốm mà không được chữa bệnh. 10 năm sau thì tôi không thể về khi bố tôi mất.

Cái giá thứ hai có lẽ là sự cô đơn toàn phần. Nhưng khổ nỗi là tôi lại không hề đau khổ, dằn vặt, tìm cách trốn thoát khỏi hoàn cảnh ấy. Mọi người chắc rất khó chịu nếu phải đưa đi cách ly hai tuần khi nhập cảnh về nước vừa qua, nhưng tôi lại thấy cực kỳ sung sướng.

Tôi chỉ cần có cây đàn bên cạnh, và WiFi nữa, chứ bây giờ mà không có WiFi thì chết đấy nhở (cười lớn), và đều được đáp ứng. Ở khách sạn cách ly, tôi được ưu ái cho lên tầng trên cùng, một phòng rộng rãi, có bancông, với hai cây đàn cho ban ngày và ban đêm. Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần mỗi cây đàn.

Theo Tuổi Trẻ

 

14 BÌNH LUẬN

  1. VC có 2 danh từ cho nghệ thuật: NS nhân dan và NS ưu tú. Cái có”Nhân dân” là ĐvCS. Cái “ưu tú” là dân thương .Như NS Hoài Linh chẳng hạn .Nhưng dù sao ĐTS củng có tài ! Anh nhận giải nhất thi Piano ở Balan thời
    còn CS Liên xô! Anh có qua Mỹ trình diễn một vài nới,trong đó có nhạc viên số 1 ở Nửu Ước. Nhạc sĩ Cung Tiến,đả theo anh trong 3 lần biểu diễn và nhận xét (tạp chí Thế Kỷ) “…ngón đàn của Sơn còn mang màu sắc XHCN !!!..”Tôi không biết nhạc ,nhưng cảm nhận đươc ,khi nghe Cung Tiến phân tích trên những ngón tay của Sơn “nhảy nhót”trên phím đàn …!Ừ mà ,thật không riêng gì DTS ,rất nhiều ca sĩ Miền Bắc ,trình diễn rất nhiều bản nhạc trử tình trông rất “dữ dằn”!! Hình như ở người CS ,họ không có sự “dịu dàng” chăng ???

  2. “Một ông cậu của tôi thì lại chết trong một trại tập trung thời Đại chiến thế giới thứ 2 vì là sinh viên ở Pháp tham gia chống phát xít.”
    * Một dấu ?
    Trại tập trung Đức quốc xã lập tại Pháp thời chiếm đóng năm 1940 là Drancy, không xa Paris, dùng chỉ để nhốt tù binh chiến tranh người Anh, Pháp thôi. (Lính Tập, còn gọi theo đồng phục là lính khố xanh, khố đỏ…là lính Việt phục vụ hổ trợ đội quân thực dân ngay tại bản xứ, đâu có lưu lạc qua Pháp làm gì mà bị bắt làm tù binh).
    Trại Drancy dùng nhốt người Do Thái kể từ 1941, không có bóng dáng người Việt tại đây, sao lại có ông cậu ở đây vì kháng chiến cho thực dân Pháp?
    Khai báo vu vơ vô tội vạ “kể công với cách mạng”?

    “Ngày tôi mang giải Chopin về, tôi lao vào ôm ông khi ông đang gần chết vì ốm mà không được chữa bệnh.”

    * ”đang gần chết vì ốm” tất nhiên phải đang ở tư thế nằm, thoi thóp.
    Sao có thể “lao vào ôm ông” được nhỉ. Đã bay vào, a la xô vào, hay plonger vào từ độ cao 1,5met?
    Ông sẽ xẹp lép dưới sức nặng hơn nửa tạ của khôi nguyên Chopin?
    Diễn hơi sâu hay nổ hơi to?

    * Kể lể khai báo quan hệ danh giá hơi bị nhiều…từ hàng lãnh tụ như Phạm Văn Đồng đến danh y số 1 Hoàng Đình Cầu, Tôn Thất Tùng; Chứng nhân lịch sử vụ Nhân Văn – Giai Phẩm nổi tiếng thì có Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần…
    nhạc sĩ loại sừng sỏ có Đỗ Nhuận, Văn Ký, Lê Yên
    nhà văn thì kiếm được mỗi Tô Hoài…
    dám bóng gió liên hệ số phần mình cả với cuộc đời của Beethoven, Chopin…
    Ố là là danh gia vọng tộc kiêu sa sang chảnh quá…thế mà lại nỡ lòng vong quốc!
    Ông nầy thuộc cá nhân chủ nghĩa rất nặng, kể cả rất yêu bản thân,
    Không cần đàn ông, không cần đàn bà, chỉ cần đàn piano chưa phải là tuyên ngôn khả tín
    Xét lại, thấy rằng pianist Đặng được đời ưu đãi quá sá cỡ, mắc nợ chế độ nhiều quá, nhưng lạnh lùng phủi nợ cũng nhiều đấy!

    Việc gì phải trốn ra nước ngoài ở khi bản thân không hề bị đe doạ?
    Việc gì phải mang thêm quốc tịch Canada?

    • !/Pháp khi có chiến tranh vói Đức ,đã tuyển linh là thanh niên các xứ thuộc địa (lish lê dương) Khi Pháp thua thì bị vào tù và đông qua nên gọi là trai tù.Cũng như lính VNCH tập trung thì có kẻ chết vì nhiều lý do (thân thằng tù mà)cho nên ĐTS ,có lẻ nghe Mẹ kể lại ,biết cậu chét vì chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh Pháp Đức .,đúng chó có gì sai ? Linh khố xanh khố đỏ là lính VN .Phân biệt vậy vì lính khố xanh giử an ninh còn lính khố đỏ thì gác dinh quan lớn ,gác các cơ sở ,náu ăn ,bồi ,kéo xe ,làm vườn cho các cụ LỚN ….(lLính khố xanh cung được đưa một số qua Pháp theo toan quân tủyẽn mộ đánh Đức .Sau này khi hét chiến tranh ,một số về nước và một số khác ở lại Pháp .giải ngủ và hính thành CĐVN tại Pháp lâu đời và có khuynh hướng theo Hồ (như anh thọ máy giỏi trong chuyen kể năm 2,000 của BNT)…
      2/ĐTS có người mẹ là gs Piano ,con nhà thuộc thương lưu xã hội .Cha là nha fvawn dính trong vụ NVGP nên bị bắt ,cải tạo và sống rất cực khổ (không ai được thăm nuôi giúp đở (như các người chống đối ở VN bây giờ ,không cho phép ai iusp đở GĐ,ngay cả đi thuê nhà cũng khó.) Đó là bây giờ .Thử nghỉ về thập niên 50 để biết ,gđ ĐTS sẻ như thế nào ? Nên ĐTS từ nhỏ được Mẹ nuôi dưởng ,và dạy cho Sơn Piano. Sơn học ,đi Nga đi thi đều nhờ sự giúp đở nhờ gs âm nhạc người Nga,nên không trách anh ta được khi mà anh ta đoạt giải ,VC lam rùm beng kể công và hảnh diện vì ĐTS mà trước đó họ chẳng làm gì cho Sơn,ngay cả một lời khuyên khích…
      Do đó cũng chẳng trách Sơn vì đó là sự thật . Anh ta có cảm ơn PVĐ vì sự giúp dở CHA anh ta là chuyên thường tình của một người có học ,biet ơn và cảm ơn vậy thôi

  3. Đặng Thái Sơn nổi tiếng như núi Thái Sơn khi dành được “top” của cuộc thi Piano quốc tế. Cuộc đời cuẩ anh ta được csvn ưu ái từ đó .Nhưng vói anh thì anh không thể nào không nhớ những có khổ phấn đấu ,tự mình để có danh vọng này .Nó vinh dự cho anh cho mẹ anh và cho cả cha anh,một tên tù “phản động ‘ trong nhón NVGP phản kháng chsnh quyền “chuyên chính vô sản ” đòi tự do trong sáng tác.
    Có danh vọng ấy là nhờ vào khiếu âm nhạc ,bằng khổ luyện cách dạy của bà mẹ và bằng vào sự giúp đở của một nghệ sỉ ,thầy giáo người Nga,chỉ nghe thoáng tiếng đàn của họ Đặng đã giúp đở cho DTS đi Nga học và THI. Dù là Nga có quan hệ vói cs Việt ,cung không được chính phủ CSViệt cấp giấy phép và yểm trợ cho học Piano ở Nga.Và người nghê sỉ Nga tận tâm và có long lân tài đó phải v/đ hết sức 2 nước ,ĐTS lên đường qua Nga mà KHÔNG CÓ SỰ TRỢ GIÚP NÀO CỦA CHÍNH PHỦ VIÊT CÔNG.
    Ngày anh đi thi VN cung không cấp tiền ,cấp hộ chiếu chính thức là con dân VN đi thi.,nên vói sự giúp đở hạn hjp của vị giáo sư Nga ,anh chỉ đủ tiền mua vễ lửa ,và tằn tiện ,trong gió rét đẻ tới chổ thi và ghi sanh THí SINH TỰ DO (không phải VN đưa đi) và cuối cung ,vói ý ch,tài năng ,và cả khiếu về âm nhạc anh ta đã đổ đầu !(không vinh danh là con dấn VC ‘ ,không chào cờ cs nhưcác thí sinh khác). Tóm tắt vây (ĐCV) đẻ biết tai sao anh ta không về VN ,không sống tại VN và chọ nước khác cung quốc tịch nước đó và đó là sự hiển nhiên rồi.
    1/thứ âm nhạc cổ điển mà anh ta quán quân thi ở. VN chẳng ai biệt thưởng thức ,
    2/Abh ta đem vinh quang về cho cha cho mẹ nhưng nhà nước cs dành cái vinh quang đó.Họ làm như chính họ phát hiện ra ĐTS ,đầu tư vào đó đẻ có hành tựu như hôm nay,mà thật ra họ đối vói anh ta rất phân biệt vì nằm trong diện ccon cái của phản động .
    3/Anh tathan phiền là không ai nhắc đến ba anh ta và đó cũng là diều đắng buồn khi không chia sẻ cái thành công của minh vói CHA,,nghỉa là cái giải khôi nguyên piano không cứu được cha anh ta.
    Và nếu không có PVĐ (PVĐ giúp gia đình chút ít đẻ khỏi bị làm khó dể hơn).và PVĐ đã chấp thuân yêu cầu của anh là đưa cha vào bệnh viện ,cấp 01 cái nhà cho cha anh sống thoải mái vao cuối đời.Và đs cung là sự trả hiếu cho cha mẹ của Anh và hôm nay qua bài này ta biết thêm về PVĐ đã giúp gđ anh đẻ anh phải tỏ lòng biết ơn PVĐ…
    Điều này không có chi lạ vì mang ơn và tạ ơn là giáo dục của người VN. Bát cơm Phiếu Mẫu cho Hàn Tín là điển tích nhớ ơn của người khi công thành danh toại đó sao? Và đây không thể coi là ĐTS nhớ ơn CSVN .Anh ta chỉ kể vè 01 người cs giúp anh ta và gđ trong hoàn cảnh ngặt nghèo….dù người ây là cs ,là ác ôn côn đò đi nữa ,cũng it nhất .có một khoảng sáng của trai tim người đối vói người.
    Nói tóm lại anh ta KHONG được CSVN cho đi học như NGÔ BC (Pháp) hay ngheo qua ,vượt biên học được T/SToán rồi về VN phục vụ,quên mất những ngày sống kiếp đời cần lao cực khổ Ở VNAnh ta ở Mỹ có tiền cũng chẳng gởi về giúp gđ…
    Cho nên vói cái gíaodục và chính sách của VNCS,thì trí thức cao mấy cung thua thằng học từ Trương sơn !

  4. Về ĐT Sơn:
    Anh ta có tài thực sự, đáng ngưỡng mộ về tài, nhưng nhân cách con người VN không xứng với tài năng.
    Đừng lấy cớ người cha là nạn nhân của sự thù hằn chính trị đê tiện của chế độ.
    Chế độ chỉ là nhất thời. Tổ quốc là vĩnh viễn.
    Người có kỹ năng tài ba trước hết phải có tâm hồn đủ lớn và cao thượng.
    Không dám về viếng tang cha là vì anh ta “vượt biên” nhân một chuyến lưu diễn, tức phạm hình sự, chứ không phải lo sợ vì đối kháng chính trị.
    Chế độ bấy giờ xem ĐTSon như “báu vật” quốc gia ở chừng mực nào đó, bởi csVN vốn thuộc loại háo danh, luôn muốn khoe khoang với thế giới khi có thể. ĐTSon là niềm hãnh diện chính đáng, và không ai trong chính quyền cs lại muốn bức hại anh.
    Chỉ vì tên cha không được nhắc đến mà ĐT Sơn nở lòng ruồng bỏ tổ quốc, chứng tỏ anh ta thuộc loại ích kỷ ham sướng cho bản thân, chỉ mượn cớ để chuồn khỏi đất nước trong lúc toàn dân đang nghèo khổ thiếu thốn trăm bề.
    ĐT Sơn không hề bất mãn ý thức hệ với chế độ, không vì ý thức phản kháng chính trị ấp ủ từ lâu, bởi mẹ anh ta thuộc giai cấp ưu đãi của xã hội đương thời.
    Thập niên anh ta thành công sau giải Chopin cũng là thời kỳ vượt biên là ước mơ của hàng triệu người nếu có thể! ĐTSon cũng đang tâm trạng đó, và anh ta có thể: đi công diễn bằng ngân sách nhà nước, cơ hội vàng phải tận dụng, và không ngần ngại phạm pháp chống lại chế độ đã cho anh ăn học thành tài. Chỉ thế. Không bất đồng chính kiến, không phản kháng vì lương tâm lương tri gì ráo!

    Chuyện định cư ở Canada tạm cho là hiểu được. Nhưng chuyện từ bỏ quốc tịch VN là một hành vi quá tệ, khi anh ta đã được cả tổ quốc ngưỡng mộ quý trọng, chứ không riêng gì chính quyền đã cưu mang anh. Có thể xem đây là một sự phản bội không thể bào chữa!
    Dù có tài bao nhiêu, cách cư xử nầy chỉ làm ĐTSon giảm đi giá trị nhân cách của một tài năng hiếm có. Tài lớn chí hèn là bi kịch đời ĐTSon; một thoáng buồn cho dân tộc!

      • Tỉnh táo đi. Nói gì chẳng hiểu. Đừng nóng vội, từ từ sẽ hiểu tôi chống ai, theo ai.
        Với tôi, kẻ có tài mà vong bội với dân tộc là đồ bỏ.
        Tôi chỉ cảm phục, ủng hộ người yêu nước, vì nước, hữu ích cho VN, làm cho dân giàu nước mạnh, hạnh phúc dân chủ tự do… bất kể họ là ai, bất kể đảng phái, quốc tịch, khuynh hướng chính trị, tôn giáo…
        Tôi là sâu nhạc cổ điển Tây phương thế kỷ 18, 19. Nhưng Đặng TS chẳng là gì với tôi, chỉ vì anh ta bỏ nước, bỏ quốc tịch, vong quốc, và khẩu khí nặng về cái tôi tầm thường. Thế thôi.
        Đừng loá mắt với giải Piano-Chopin của Đặng. Hãy vào YouTube xem…hàng vài tá pianists Hàn, Nhật tài hoa…chẳng thua kém Đặng.
        Có gì mà quá sùng bái, thần tượng, quên mất cốt lõi giá trị con người là đạo đức tri ân đền đáp đối với cội nguồn sinh ra mình, Tổ Quốc và Dân Tộc, từ đó tri ân và gìn giữ Gia Đình để Đất nước trường tồn. Vậy nhé Con Bò. Bye.

        • @ Huệ Phản / hUế Phân. Rồi từ từ hiểu: Coi thằng Đại biểu Cuốc hội PHẠM PHÚ QUỐC có quốc tịch SÍP vẫn giữ quốc tịch Đông Lào rồi ghi nhớ cốt lõi giá trị con người là đạo đức tri ân đền đáp đối với cội nguồn sinh ra mình, Tổ Quốc và Dân Tộc. Chỉ có những thằng vô liêm sỉ ăn trên ngồi đầu Dân Việt mới giữ chân trong chân ngoài để bòn rút, hút máu Tổ quốc – Dân tộc; Lúc nào cũng lớn tiếng chứi Đế quốc – chửi Mỹ – Kiên định với chủ nghĩa Mác Lê – Bảo vệ 4 tốt, 16 chữ vàng. Nhưng thủ sẵn một chân ở các nước Đế quốc khi có biến là chuồn.
          Cân nhắc thiệt kỹ trước khi bình luận- Đừng tự khoe cái Nguỵ biện Dốt nát của cá nhân.

          • CB tự mình ghi chú là Con Bò Của Bác, thì người trả lời có quyền dùng lại để xưng, gọi, không hề cố ý xúc phạm, bóp méo, sửa đổi kiểu mất dạy vô học.
            Đã là Bò thì của ai cũng là bò, có gì khác lạ. Là bò tất phải 4 chân, ăn cỏ không chịu đánh răng nên răng không trắng, nhai lại nên hay ợ, và kéo xe không kéo cày. Đó là bò dân nuôi.
            CB nhất định đòi là Bò Của Bác kia. Thì khó lòng biết nó là giống thế nào. Chắc là nó không phải lao động, ăn thức ăn công nghiệp nên phân rất khó ngửi, và không ai dám ăn thịt nó. Nó chết già, cuối một cuộc đời vô dụng…vì thế tôi tự ý bỏ 2 chữ cuối đi là để “tôn trọng“ CB.
            Vả lại, muốn là Con Bò của Bác thì yêu cầu CB phải viết đủ CBCB, đừng tự ái nhảm vì mất bác, rồi dùng ngôn ngữ thô tục đối đáp với người khác nhé!

            Một lần nữa cậu lại nói bậy bạ những gì tôi chẳng hiểu. Xem như trẻ con dễ giận nói càn, tôi bỏ qua, và sẽ không mất thì giờ hồi đáp nữa kể từ lúc nầy nhé!

  5. Đặng Thái Sơn cho biết anh mang ơn Phạm Văn Đồng là điều đúng và phải và là lẽ tự nhiên. Nhưng chúng ta là người ngoài cuộc, nhìn thấy rõ CS VỪA ĐÁNH VỪA XOA (khi cần thiết). CS đã buộc vợ chồng ông Đặng Đình Hưng phải li dị thì mới cho bà vợ ông tiếp tục có việc làm nuôi con. Ông Đặng Đình Hưng bị đánh bầm dập cho chết mà ko chết, phải ngủ vô gia cư dưới gầm cầu thang 1 cơ quan. Tới khi Đặng thái Sơn có danh, bọn CS mới mua chuộc cho Đặng Thái Sơn 1 căn nhà để bố anh có nơi trú ngụ và chấp thuận cứu chữa bệnh nan y cho cha anh. Thế là được 1 số người dưới chế độ cho rằng đó là đảng đã nhân đạo. Cái trò vô nhân đạo này của CS vẫn còn đánh lừa được nhiêu người.

    • “Cái trò vô nhân đạo này của CS vẫn còn đánh lừa được nhiều
      người” — trong đó có cả Đặng Thái Sơn ,cho tới giờ này vẫn
      nhớ ơn và tuyên dương cái công đức của trùm Vi xi là Phạm văn
      Đồng . Xem ra Đặng Thái Sơn này cũng hám cái danh hão là
      Nghệ sĩ nhân dân lắm .

      Không biết trong nước VN hiện nay ,có mấy ai nghe và thưởng
      thức được tiếng đàn của Đặng Thái Sơn .Người ta chỉ hiểu được
      tiếng nói của Đặng Thái Sơn ,tiếc thay Đặng Thái Sơn không có
      một lời nào cho tương lai của đất nước đang phải oằn vai cõng
      cái chế độ thối nát cộng sản .

  6. Không ai sống mà không có 01 tổ quốc .01 quốc tịch:người VN thì qtVN là lẻ đương nhiên . Họ đi tỵ nạn thì họ có quốc tịch ở nước cho họ trú ngụ ,nhưng họ vẫn là người vn và quốc tịch VN.
    Nói về việc các cô gái lấy Tàu cộng ,Đại Han ,Đài loan thì họ sẻ có quốc tịch của các nước đó (QT ăn theo chông ,nếu quả họ “lấy chồng thật ” và con họ đẻ ra đã có quốc tịch (ăn theo) của người cha. Ở Mỹ cũng vậy….)
    Ngày nay có nhiều nước mang danh tư bản rất dể vào quốc tịch như các cán bộ cs ,hối lộ ,tham nhủng ,ăn cắp ăn cướp của công ,của dân trở nên giàu sụ ,ra nước ngoai “mua” qt đẻ sống ngay cả khi bị tố ,săp ra tòa hay về hưu như cán bộ tham nhủng ở Pháp ở Canada ,ở Mỹ mà vợ con đã qua đó trước (băng “bảo lảnh” của con rể hay con dâu ở nước ngoài ) và sau đó tới phien chông .ở VN tiếp tục kiêm tiền băng chức vụ quyền lực của mình,nếu chưa bị ‘động ” và dọt lẹ néu “động ” và chính thức đoàn tụ gđ tại một xứ tư bản như Canada ,Mỹ ,Úc ,Đức….Nghe nói chủ tịch QH cung thủ sẳn hộ chiêu nước ngoài .Bùi Hiền ở VN làm cho xong dự ắn “cải cách tiếng Việt ” theo Trung công chỉ thị (và VC) đẻ lảnh tiền làm việc cho chúng ,rồi sau đó đoàn tụ vói vợ con ở Ba lan …vài năm sau lại mò qua Mỹ như LD Đ và nhiều người khác ,kể cả các nhà dân chủ mang danh chống cộng,được các trang mạng qua bạn bè thổi phòng và vc cho vào tù vói bản án nặng …để Mỹ rước .Việc này cũng có thể VC lợi dụng đem người chúng qua.(những người tranh đấu thạt sự ,có chút tiếng tăm ,vẫn ở tù mút mùa lệ thủy ),Oái oăm là các tô chức chống cộng hải ngoại nếu hoạt động tại quốc nội thì dựa vào họ một phần ,cố nhiên phải trả giá bằng cái hộ chiếu qua Mỹ. Và đó là lý do có nhiều thằng ,con cs qàn đây hợp tác vói bọn phản thùng ,bọn cs đẻ phá hoại sự đoàn kết của CĐHN ,của cờ vàng ,của đảng phái chống cộng …

  7. Đời cũng tréo ngoe, có người có tới 2 hoặc hơn nữa quốc tịch, có người lại chẳng có quốc tịch nào – Vô quốc tịch, stateless: (of a person) not recognized as a citizen of any country. (Oxford).

    Hiện nay một số người Việt đang sống ở VN cũng trong hoàn cảnh này – vô quốc tịch – vì không có giấy tờ gì hết, đến cả khai sinh cũng không có. Phải chăng họ đã đi tới bước cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trước thiên hạ: thế giới đại đồng – không còn biên giới quốc gia?

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên