Cây diêm quẹt và cánh đồng

2
Ảnh BBC

Ông Tổng thống Emmanuel Macron xác nhận rõ ” Ông không hề lầm lẫn những người đập phá với những công dân Pháp của ông là những người biểu tình vì muốn gởi đi một thông diệp” .

Chánh phủ đã có nhượng bộ: đóng băng giá nhiên liệu trong 6 tháng. Nếu không tìm được giải pháp nào khác tốt hơn thì lúc đó sẽ nghĩ có trở lại đề nghị tăng giá hay không . Dân chúng nghe tuyên bố của chánh phủ nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng . Ngày hẹn biểu tình mạnh vào thứ bảy 8/12 vẫn chưa hủy bỏ .

Ngoài Áo vàng, dân hưu trí, nông dân, thợ thuyền, …còn có thêm khá nhiều trường Trung học đóng cửa, học sinh xuống đường tham gia biểu tình phản đối cải tổ chương trình giáo dục.

Vấn đề ngày nay không còn chỉ đơn thuần là chống xăng dầu tăng giá mà đòi hỏi Ông Tổng thống «Macron đi chỗ khác chơi».

Vấn đề từ những yêu sách xã hội đã biến thành chánh trị. Có thể dẫn tới chánh biến không nếu chánh phủ không sớm có giải pháp thỏa đáng?

Hiện nay, người dân như lên cơn sốt . Cả nước nín thở để chờ coi ngày thứ bảy 8/12 tới đây, kỳ biểu tình thứ 4 của Áo vàng, sẽ như thế nào . Tổng thống Phủ vừa gởi những tín hiệu lo sợ «Chúng tôi lo sợ vì rất có thể một cuộc bạo loạn lớn sẽ khó tránh khỏi» (AFP) .

Theo đài Franceinfo, một tập họp gồm nhiều ngàn người hung hăng dử tợn sẽ kéo về Paris để sẳng sàng «đập phá và chém giết» .

Một thông tin giờ chót từ Phủ Tổng thống loan báo «Về tăng thuế xăng dầu, sẽ không phải tăng mà sẽ hủy bỏ» nhưng ông Tổng thống Macron vẫn chưa xuất hiện và chánh thức nói chuyện với quần chúng . Ông đợi tới đầu tuần sẽ tuyên bố những quyết định mới và quan trọng . Ông chờ để dựa theo tình hình mà liệu tuyên bố ?

Chỉ mới 3 thứ bảy

Thử nhìn lại tình hình 3 tuần qua của nước Pháp, câu chuyện khởi đầu từ sự bất mãn của giới hưu trí, giới nông dân, giới thợ thuyền, rồi tới công chức, …tới tăng giá xăng dầu .

Áo vàng nắm tay nhau biến những bất mản làm bùng nổ xã hội thành bạo loạn chánh trị . Trên truyền thông, trong dân chúng, người ta bỗng nhắc lại phong trào Tháng 5/68 . Cũng từ một câu chuyện ngăn cấm nam/nữ ở khu vực ký túc xá mà biến thành một cuộc bạo loạn xã hội trên khắp nước Pháp, nhiều thành phần dân chúng tham gia, kéo dài cả tháng, làm tê liệt xã hội, tổn thất khủng khiếp .

Thật vậy đúng là một cuộc bạo loạn chưa thấy lại từ tháng 5/68 . Paris qua những bước chân của Áo vàng trở thành một biển lửa . Cảnh sát bắt giữ 378 người đập phá, đốt xe, đốt cửa hàng, đập phá cả Khải Hoàn môn, di tích lịch sử của Paris trong đó có 11 phụ nữ, 33 vị thành niên và hơn 300 người ở độ tuổi ba mươi. Tất cả đều chưa có tiền án. Người ta cho rằng đây không phải là những người lợi dụng biểu tình đập phá chuyên nghiệp, mà chỉ là người thật lòng tham gia biểu tình rồi biến thành kẻ đập phá lúc tức giận nổi lên .

Tất cả đều trả lời với cảnh sát họ biểu tình theo Áo vàng làm cảnh sát vô cùng kinh ngạc . Vậy hành động của họ nhằm biểu hiện sự bất mãn nặng nề do đời sống xã hội gây ra . Và họ chấp nhận mọi hình phạt, cũng không hối tiếc những hành động cực đoan đã làm .

Hôm 1/12 qui tụ được 136 000 người cùng biểu tình trên cả nước . Thứ bảy đầu tiên ngày 17/11 cớ 282 000 người, thú bảy thứ nhì 24/11 có 106 000 người, có 8000 người ở Paris (theo Bộ Nội vụ) . Thiệt hại vật chất, ước tính của báo chí, phải lên tới 10 tỷ euros .

Nhiều Dân biểu của đảng cầm quyền ở các địa phương xa bị dân chúng hăm dọa an ninh .

Nhưng đâu là sự thật?

Biểu tình vì dân chúng muốn lớn tiếng bày tỏ sự bất mản của mình để nhà cầm quyền phải lắng tai nghe . Mà sự bất mản đó là chánh sách kinh tế của ông Tổng thống Macron đã hạ thắp đời sống của họ .

Theo nhà báo Marc Vignaud (Le Point 4/12/2018) thì có điều gì mâu thuẫn trong việc Áo vàng xuống đường, hung hăng phản đối chánh phủ, cụ thể là nhắm thẳng vào ông Macron, kêu ông xuống khỏi ghế Tổng thống trong lúc tình trạng tài chánh của dân Pháp đang được cải thiện. Giá xăng dầu là ngòi nổ của biểu tình và bạo loạn từ 3 tuần nay trên khắp nước Pháp, thật sự tăng hay hạ? Các món thuế khác có thật sự ác nghiệp không?

Về giá xăng dầu có hạ chớ không phải tăng . Từ 1,57 €/lít (xăng không chì) trung bình trong tuần từ 5/10, hạ xuống còn 1,43€ trong tuần lễ từ 30/11 . Gazole cũng hạ : từ 1,53€/lít vào giữa tháng 10, xuống còn 1,42€/lít . Trong lúc đó giá dầu thô cũng hạ 22 us$ thùng, giá thấp nhứt trong 10 năm qua . Như vậy từ tháng 10, xăng dầu đã hạ 30% .

Đồng thời, cuối tháng 10, công nhơn nhận phiếu lương đầu tiên không còn khoảng đống góp bảo hiểm sức khỏe và thất nghiệp nữa . Vậy mà 15 ngày sau, phong trào Áo vàng bùng nổ ! Vào đúng lúc đời sống phải được cải thiện, như chánh phủ hứa, bắt đầu trở thành hiện thực . Trên phiếu lương của mức lương tối thiểu, thì lương tháng 10/2018 thêm được 42€ so với lương cuối cùng của năm 2017, tức tăng 7, 43% . Sau cùng còn 8€ phụ cấp thêm cho công nhơn một mình làm việc 35 giờ/tuần .

Theo kinh tế gia Artus (của Ngân hàng Natixis, Paris) thì thuế gia cư đã giảm 30% cho 80% dân chúng đang trả thuế, ngoại trừ 20% là thành phần khá giả. Vẫn biết trong lúc đó 6000 Thị xã có tăng thuế nhưng mức tăng rất thắp (0, 49 điểm) .

Nhung những cải thiên này bị mờ đi khi xăng dầu lên giá, 60% dân hưu trí phải bị trừ lương 10%, lái xe bị qui định 80km/giờ, trong lúc những đóng góp của công nhơn được giảm, không áp dụng liền, mà lại dời qua tháng 10 để chánh phủ có điều kiện cải tổ sắc thuế khác, như đổi thuế đánh trên tài sản lớn thành một thứ thuế đánh trên bất động sản, trỏ thành ngòi nổ cho những cuộc biểu tình chống chánh phủ . Ông Macron đang cải tổ thuế có lợi cho dân có lợi tức khiêm tốn, nhưt là những xí nghiiệp nhỏ và trung bình, bị phe tả và cả hũu lên án ông chỉ biết làm giàu cho những kẻ giàu . Macron là ông Tổng thống của nhà giàu, bóc lột dân nghèo đem cho thêm nhà giàu .

Về sức mua của dân chúng tiêu thụ, theo nhà báo kinh tế Delhommais trên Le Point, phong trào Áo vàng bằng những cuộc biểu tình bạo loạn liên tục gần cả tháng nay vô tình đánh mất sự tăng trưởng mới vừa bắt đầu. Họ không biết chính họ là người đầu tiên gánh chịu hệ quả trực tiếp việc làm của họ . Vào đúng lúc mãi lực sẽ tăng lên 1, 7% sau thời gian giảm mất 0, 4% vừa chấm dứt .

Áo vàng qua tới Bỉ, Hòa lan và Bun-gari

Cùng ngày 1/12, trong lúc Áo vàng biểu tình trên khắp nước Pháp, thì ở Bỉ, ở La Haye, Maastricht và Bun-gari, Áo vàng cũng tuần hành trên đường phố . Ngọn lửa xứ Tây cháy bén qua các nước láng giềng . Ỏ Bỉ nhiều bồn chứa xăng, nhà máy lọc dầu bị phong tỏa, cả xa lộ cũng bị đấp mô làm gián đọạn lưu thông. Lập tức có 1/3 trạm xăng ngưng hoạt động vì thiếu xăng .

Cũng giống như ở bên Pháp, nhiều phần tử phá hoại chen váo hàng ngũ Áo vàng để đập phá. Họ dùng chất nổ cho nổ gây những đám cháy.

Ở Bun-gari, mạng lưới xã hội đã tổ chức phong trào Áo vàng và những cuộc biểu tình. Từ ngày 16/11, người biểu tình bắt đầu mặc áo vàng. Họ đòi hủy bỏ toàn bộ hệ thống cầm quyyền. Dân chúng tập trung trước Quốc Hội, đưa lên khẫu hiệu « Occupation » để đòi hỏi chánh phủ giải tán.

Bắt chước Pháp, hàng ngàn dân Bun-gari xuống đường, chặn các trục lộ làm giao thông từ Thổ và Hi lạp dẫn vào Bun-gari tắt nghẻn . Vừa phản đối giá xăng dầu tăng.

Nhưng nếu thấy người biểu tình cùng mặc Áo vàng giống như ở Pháp, nhưng hoàn cảnh ở hai xứ lại khác nhau . Bun-gari là xứ nghèo nhứt Âu châu. Ngoài chuyện xăng dầu lên giá và thuế xe cũ, dân chúng biểu tình còn phản đối mức sống cả xứ quá thấp. Từ nhiều ngày nay, dân chúng biểu tình tố cáo trước Quốc hội « mafia » và đời chánh phủ giải tán. Mức sống của dân chúng ở Bun-gari chỉ bằng ½ của Âu châu.
Để hình dung mức sanh hoạt của dân Bun-gari, người ta có thể so sánh giá xăng dầu của mỗi nước của Âu châu . Ở Bun-gari, người dân phải mất 21% trên lương để mua 1 ga-lông (gallon) xăng .

Trước dư luận

Theo kết quả thăm dó dư luận của hãng Odoxa thì có 59% dân chúng tỏ ra lo ngại phong trào Áo vàng, 47% cho rằng Áo vàng quá bạo động trong lúc đó có 54% dân chúng thấy sự tranh đấu của Áo vàng là có hiệu quả .

Đối với 2 nhà lãnh đạo, có 84% dân chúng chê ông Tổng thống Macron xử lý kém đối với phong trào xuống đường và ông Thủ tướng Philippe bị 77% dân chúng phê phán .Tuy vậy, phía đối lập lại không thủ đắc được gì hết cả. Dân chúng có 81% không cảm tình ông Wauquiez, Chủ tịch đảng «Những người Cộng hòa». Còn 2 nhơn vật cực tả và cực hũu, Mélenchon bị 74% và Marine Le Pen lảnh 69% dư luận không cảm tình.

Trở lại Mùa Xuân 68?

Người xưa nói «Một đóm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh đồng lớn” (Tinh tinh chi hỏa, khả dĩ liệu nguyên). Mùa Xuân 68, một cuộc nổi dậy của sinh viên Paris dẫn đến một cuộc xung đột gay gắt với cảnh sát, lan tràn khắp nước Pháp khi sinh viên các Đại học tham gia, cả nghiệp đoàn thợ thuyền, nông dân cũng nhâp cuộc. Bạo động kéo dài hơn cả tháng làm cho nước Pháp như đang trong một cuộc nội chiến.

Năm mươi năm sau, người ta vẫn còn tự hỏi tại sao có thể một cuộc bạo loạn như vậy xảy ra một cách dễ dàng? Nhiều phân tách, nhận định nhưng vẫn chưa có kết luận dứt khoát ngoài điều cụ thể là xã hội pháp biến chuyển tận gốc rể còn để lại vết tích tận ngày nay.

Bạo loạn được châm ngòi ngày 22/03 năm 68 ở Đại học Nanterre, ngoại ô Tây-Bắc Paris. Người xách động là thanh niên 22 tuổi Daniel Cohn-Bendit, sinh viên người Đức theo học xã hội học, cùng với 142 sinh viên khác chiếm đóng khu hành chánh của trường . Họ yêu cầu cảnh sát thả những sinh viên bị bắt vì biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, đập phá trụ sở American Express . Đây là những sinh viên của tổ chức cộng sản phản chiến Ủy hội Quốc gia Việt nam, gốc Staline, Mao, Castro, …Họ kêu gọi sinh viên Nanterre bắt tay với họ . Họ hô khẩu hiệu “trả tự do bạn chúng tôi”.

Nhưng vụ bắt giữ nhóm sinh viên biểu tình chỉ là một giọt nước làm tràn li .

Trước đó, một số nam sinh viên tới khu vực nữ sinh viên bị ngăn cản vì nội qui cấm từ 22 giờ . Chính đìều này đã làm họ bất mãn tràn ngập . Tuổi trẻ cảm thấy bực bội cái xã hội Pháp còn nặng bảo thủ những nếp cũ. Về chánh trị, họ chống lại “tư bản, tư sản, Đế quốc Mỹ, sự kiểm duyệt, sự đàn áp của chánh phủ De Gaulle cai trị độc đoán tuy nước Pháp đang phát triển đem lại đời sống vật chất khá sung mãn .Trong lúc đó, họ nhìn thấy ở Anh, thanh niên không bị ràng buộc, sống phóng túng, phong trào nhạc trẻ Beatles đang có sức thu hút như một làn sóng mới, đẩy tuổi trẻ sống thác loạn, đắm mình trong cần sa, ma túy, tình dục,…

Tuổi trẻ Pháp cảm thấy bị ngột ngạt, muốn đập phá để tự giải phóng, tự mình quyết định cuộc sống của mình: “Sống không bị ràng buộc. Hưởng thụ không bị ngăn cản” như một khẩu hiệu trên tường Đại học Sorbonne.

Những người của 50 năm trước ngày nay nhớ lại không khỏi cười “Tháng 5/68 là mùa xuân của bạo loạn và không tưởng ”.

Mà đúng vậy. Tuổi trẻ Pháp lúc bấy giờ chỉ muốn thay đổi xã hội, hoàn toàn không nghĩ gì đền quyền lực. Vì đó là một cuộc nổi loạn . Không ai đặt vấn đề chánh trị như thay đổi Hìến pháp . Vì nổi loạn, phong trào tháng 5/68 đã phá nát nề nếp cũ, từ học đường, gia đình ra xã hội . Theo cựu TT Sarkozy, người ta có thể qui cho “tháng 5/68 tất cả những tệ nạn xã hội pháp ngày nay . Nó áp đặt cho chúng ta tính tương đối về trí thức và đạo đức. Họ khẳng định rằng mọi thứ đều có giá trị bằng nhau, không có sự khác biệt giữa thiện và ác, giữa đúng và sai, giữa cái đẹp và cái xấu, …”. Thậm chí những người làm bạo loạn 5/68 còn kêu gọi thầy giáo ngưng chấm điểm học sinh, nhà trường ngưng xếp hạng học sinh để tránh cho học sinh học dở không bị sợ hãi, không thấy xấu hổ.

Sự khủng hoảng này ngày nay còn đang tác hại xã hôi và trường học Pháp . Nhưng những người xách động phong trào 5/68, ai đứng ra nhận trách nhiệm? Nhiều lãnh đạo hoặc tham gia phong trào sau này lại tham gia chánh phủ, nhứt là chánh phủ Tả phái. Daniel Cohn-Bendit nhờ thành tích 5/68 đắc cử Dân biểu Âu châu. Ngày nay, hỏi ông chuyện 5/68, ông cưới “Chuyện đã qua, chỉ đáng quên đi. Nhắc lại, chán lắm …”. Cohn–Bendit không phải cộng sản mà vẫn theo nề nếp cộng sản “Nhỏ xách động, phá phách, lớn lên làm Dân biểu”(Cộng sản, nhỏ không học, lớn lên vào Bộ chánh trị).

Trước những hệ quả của tháng 5/68 làm biến chuyển sâu xa văn hóa và xã hội pháp trên cả nước, các chánh phủ sau này kêu gọi tái lập nền đạo đức xã hội nhưng lúng túng không biết thứ đạo đức nào đây? Trong chương trình giáo dục, lập lại môn Công dân giáo dục, nghĩa vụ quân sự, …nhưng chưa thấy thấm vào đâu hết cả!

Sau cùng, tháng 5/68 không chỉ biểu hiện khủng hoảng xã hội, mà còn mang sắc thái của một hiện tượng toàn cầu về sự thức tỉnh của các nước đệ tam, về phong trào cộng sản làm chiến tranh đại lý ở Việt nam.

Nhưng phong trào Áo vàng ngày nay có giống Tháng 5/68 chỉ về hình thức phần nào như người ta thấy được. Còn lại rất khác. Về khu vực biểu tình, 5/68 chọn khu La-tinh là trung tâm văn hóa của Pháp chớ không Champs-Elysée và Quận VIII, nơi giàu có sang trọng . 58 chiếc xe bị đốt đều là xe của nhà giàu. Cửa hàng bị đập phá là những cửa hàng sang trọng và đập phá để cướp của. Sự bất mãn là động cơ biểu tình cũng khác. Tháng 5/68, thanh niên muốn cởi bỏ 2 vòng kim cô: vòng giáo điều của Giáo hội công giáo và vòng chuyên quyền của chủ nghĩa gaullisme . Còn động cơ của phong trào Áo vàng 11/18 chỉ đọng ở tầng sinh lý, đòi hỏi cái ăn, cái mặc .

Nhưng chánh quyền đang thật sự lo sợ cuộc diện sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đưa tới kết thúc nền Đệ V Cộng hòa. Quân đội sẽ đứng lên làm lịch sử. Các đảng phái già nua sẽ tự hủy diệt. Nước Pháp trở về trong vòng tay người dân Pháp .

Nguyễn thị Cỏ May

2 BÌNH LUẬN

  1. “Bạo loạn được châm ngòi ngày 22/03 năm 68 ở Đại học Nanterre, ngoại ô Tây-Bắc Paris. Người xách động là thanh niên 22 tuổi Daniel Cohn-Bendit, sinh viên người Đức theo học xã hội học, cùng với 142 sinh viên khác chiếm đóng khu hành chánh của trường . Họ yêu cầu cảnh sát thả những sinh viên bị bắt vì biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, đập phá trụ sở American Express . Đây là những sinh viên của tổ chức cộng sản phản chiến Ủy hội Quốc gia Việt nam, gốc Staline, Mao, Castro, …Họ kêu gọi sinh viên Nanterre bắt tay với họ . Họ hô khẩu hiệu “trả tự do bạn chúng tôi”. (Trích)

    Trước hết xin cám ơn Nguyễn thị Cỏ May đã quay lại cuốn phim rất chi tiết sống động hình ảnh nước Pháp từ hơn nữa thế kỷ trước cho đến Paris hôm nay!

    À thì ra anh chàng Daniel 22 tuổi này được ranh nhân Hồ Chí Minh chỉ dạy cách nổi dậy bạo loạn hồi đầu năm 68 Tết Mậu Thân ở VN.
    Công nhận lão “sinh viên” ở đại học… Pắc Pó này giỏi thiệt, chẳng những hắn xúi dân ngu khu đen nổi loạn từ sông Bến Hải cho tới mũi Cà Mau trong mấy ngày Tết linh thiêng ở VN mà còn giựt dây tới tụi dân ngu khu…trắng ở tận bên Tây.
    Bỡi vậy rút nghiệm máu lửa đó, đám cháu…Trọng Lú, thảo khấu rừng Tô Lâm ra tay dập tắt ngay lập tức bất cứ “Cây diêm quẹt” nào hiện nay ở VN định nấu cơm hay nấu cháo!

    Nếu ai nghĩ tui nói theo tụi “phản động” thì cứ hỏi Công an…tốt huyện Sọc Dưa hay chuyên gia phân tích bạo loạn Austin Phạm sẽ giải…mã cho nghe ?

  2. Bài viết rất hay thứ hai, ngay sau bài viết cuả tác giả Từ Thức, về cái gọi là “Phong trào Áo (khoác) vàng” (Gillets jaunes; Yellow Vest; Gele Hesjes).
    Xin cám ơn thật nhiều và xin bái phục tác giả Nguyễn Thị Cỏ May 🙂 !

Leave a Reply to Tudo.com Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên