Bữa ăn tối: Lệnh “hưu chiến” có hiệu lực

7

Hưu chiến

Bữa ăn tối giữa Trump và Tập kéo dài 2.5 giờ vừa kết thúc.

Đoàn Mỹ ra thẳng phi trường về lại Washington để chuẩn bị cho đám tang cố Tổng thống thứ 41, George H.W. Bush.

Nhà Trắng thông báo: Có bốn thỏa thuận với TQ gồm: Ngừng đòi hỏi chuyển giao kỹ thuật; Ngừng đánh cắp sở hữu trí tuệ; Ngừng đánh cắp tài liệu qua mạng; Ngừng đánh thuế nông sản.

Bốn yêu cầu này phải hoàn tất trong vòng 90 ngày nếu không Mỹ sẽ đánh thuế thêm 25% vào hàng nhập khẩu TQ.

Không khí trong đoàn Trung Quốc rất lạc quan. Truyền thông TQ loan tin chiến thắng. Không có món thuế quan nào bị Mỹ áp đặt thêm. Lệnh “ngừng bắn” có hiệu lực ngay.

Phía TQ cho rằng họ đã đạt được mục tiêu “hoãn binh”, “câu giờ” loại bỏ lệnh áp thuế 265 tỷ Mỹ kim từ ngày 1/1/2019.

Trong suốt bữa ăn Tập ngồi đối diện với Trum. Tập dạy bảo Trump “Chỉ có hợp tác thì Mỹ và TQ mới có được hòa bình, thịnh vượng và an ninh cho vùng châu Á – Thái Bình Dương.”

Trump bảo với Tập rằng Trump rất lo lắng TQ trở thành thiên đường sản xuất bạch phiến tổng hợp (fentanyl) rẻ tiền, độc hại rồi tuồn vào thị trường Bắc Mỹ giết rất nhiều người. TQ phải kiểm soát ngay, vì đây là tội phạm.

WTO bị lôi ra làm thịt

Điều đáng quan tâm ở G-20 lần này là Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) bị mang ra làm thịt.

Mỹ từ nhiều năm nay tố cáo WTO thiên vị, vô tác dụng, bị thao túng, quá lỗi thời. Mỹ đòi xóa bỏ, đạp đổ nó xuống hoặc phải cải tổ tận gốc. Những đòi hỏi của Mỹ bị lên án là “phá bĩnh”, “bảo hộ”, “chủ nghĩa quốc gia”.

Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ thể chế này kể từ ngày TQ ra nhập WTO năm 2001. TQ dẫn đầu vài quốc gia khác đả phá Mỹ và muốn giữ nguyên trạng WTO.

Mỹ gay gắt tố cáo WTO không làm gì cả, mà làm ngơ, bao che cho TQ không chịu mở cửa thị trường công bằng cho các công ty ngoại quốc.

Giờ đây, châu Âu cũng đã nhận ra vấn đề. WTO không còn khách quan công bằng như những ngày thành lập.

Kể từ năm 2001, khi TQ ra nhập tổ chức này, thì nó đã bị thao túng theo hướng có lợi cho TQ mà thiệt hại cho các quốc gia khác. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử G-20 đồng ý phải cải tổ WTO.

Chuyện Putin tay bắt mặt mừng với Hoảng tử Mohammed bin Salman người đang bị thế giới lên án tội giết người cũng được nhiều tờ báo khai thác.

Thứ Bảy 1/12/2018

Ngu Phan

7 BÌNH LUẬN

  1. Thưa anh Tudo.com: Cám ơn anh đã ghé mắt đọc những ý kiến của tôi. Tôi cũng hay đọc những gì anh viết . Do vậy chúng ta có dịp trau giồi thêm sự hiểu biết.

    *** Ý kiến của anh gợi nhớ lại hồi bầu cử tổng thống năm 2016 , không ít người đã cho rằng hệ thống bầu cử tổng thống phải nên được cải cách, và rằng cơ chế bỏ phiếu đại cử tri cần phải bị xóa bỏ. Cuộc tranh luận này dấy lên sau khi Hillary Clinton mặc dù giành được hơn 60,4 triệu phiếu bầu phổ thông, trong khi Trump chỉ giành hơn 60 triệu phiếu, tuy nhiên,vì Trump có được 290 lá phiếu đại cử tri, còn Clinton chỉ có 232 phiếu – thấp hơn mức tối thiểu 270 phiếu – nên đành chào thua.

    Vì cớ sao mà Đại cử tri ra đời? Lý do là vì các nhà lập quốc Mỹ không tin vào mô hình dân chủ trực tiếp, vì chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông, và đa số cử tri không phải khi nào cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Sự độc tài của số đông (the tyranny of the majority) là thứ họ muốn tránh.
    Do đó, họ muốn trao quyền quyết định chiếc ghế tổng thống cho một nhóm người được lựa chọn, với niềm tin rằng những người này sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn là số đông dân chúng, vốn dễ bị cảm xúc và tâm lý đám đông chi phối.

    Chú thích :Mô hình dân chủ trực tiếp là toàn bộ cử tri đi bầu, ai nhiều phiếu phổ thông hơn thì thắng .

    ***Trước khi có Liên Hiệp Quốc thì trong quá khứ đã có Hội Quốc Liên. Hội Quốc Liên là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 1920 theo sau Hội nghị hòa bình Paris nhằm kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến. Đây là tổ chức quốc tế có nhiệm vụ là duy trì hòa bình thế giới .

    Trong giai đoạn mở rộng nhất từ ngày 28 tháng 9 năm 1934 đến ngày 23 tháng 2 năm 1935, Hội Quốc Liên có 58 thành viên. Liên Xô trở thành một thành viên vào ngày 18 tháng 9 năm 1934, và bị trục xuất vào ngày 14 tháng 12 năm 1939 vì xâm lược Phần Lan.

    Hội Quốc Liên cuối cùng chứng tỏ rằng mình không có khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Phe Trục trong thập niên 1930. Đức rút khỏi Hội Quốc Liên, rồi đến Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và những thành viên khác. Sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ rằng mục đích chủ yếu của Hội Quốc Liên là ngăn ngừa Thế Chiến đã thất bại. Hội Quốc Liên tồn tại trong 26 năm .

    Các cơ quan chính của Hội Quốc Liên là Đại hội đồng, Hội chính vụ, và ban thư ký trường trực.
    Hội chính vụ ban đầu gồm bốn thành viên thường trực – Anh , Pháp, Ý, Nhật Bản . Sau này, tăng lên 15 thành viên.

    • (Vì cớ sao mà Đại cử tri ra đời? Lý do là vì các nhà lập quốc Mỹ không tin vào mô hình dân chủ trực tiếp, vì chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông, và đa số cử tri không phải khi nào cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Sự độc tài của số đông (the tyranny of the majority) là thứ họ muốn tránh.)

      Phải công nhận, và phải nói họ rất thông minh, thưa anh Van!

      Để tránh sự phản ứng “bầy đàn” và giao việc cho nhóm ưu tú, nhưng nhóm ưu tú đó vẫn bị sai lầm: Hai bằng cớ rỏ nhất là cuộc chiến chống cs ở VN và khủng bố ở Iraq. Bởi sự can thiệp của họ là quá đúng, quá chính nghĩa nhưng chính sách can thiệp thì ai cũng thấy họ vô cùng sai lầm. Thay vì nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, tôn giáo, tâm lý phong tục của địa phương, và đặc biệt là bộ mặt thật của cuộc chiến để tìm cách giúp đở xứ sở đó thì họ lại ôm đồm quyết định tất cả cho đến khi thất bại, đổ vở thì hơi muộn.
      Đây là một bất toàn trong sự bất toàn trong thế giới tự do mà Mỹ là đại diện muốn làm cho thế giới trở nên toàn hảo hơn.
      Trong khi chờ đợi sự góp ý của các vị cao minh để được học hỏi thêm.
      Xin cám ơn anh Van đã cho những sử liệu rất hữu ít!

  2. (Mỹ gay gắt tố cáo WTO không làm gì cả, mà làm ngơ, bao che cho TQ không chịu mở cửa thị trường công bằng cho các công ty ngoại quốc.)

    Nhiều khi chú… Chệt nhét bánh bao, xíu mại vô họng rồi không làm ngơ sao được.

    Vậy sau khi dẹp WTO xong, nhân tiện, bác Trump làm ơn dẹp luôn cái hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (Permanent members of the United Nations Security Council). Bỡi vì trên nguyên tắc, thế giới có tất cả là 193 thành viên, trong khi hội đồng an ninh chỉ có năm thành viên Anh, Pháp, Nga, Tàu, Mỹ lấy quyết định là sao? Vậy ý nghĩa của tự do,dân chủ, công bằng trong hiến chương Liên Hiệp quốc là cái con khỉ gì?
    Hơn nữa, chỉ cần một trong năm thành viên phủ quyết là dự luật không thành, đặc biệt Nga, Tàu chỉ thông qua khi nào có lợi cho họ mà thôi còn các nước khác họ không quan tâm. Chơi vậy là không công bằng với hơn một trăm nước còn lại, thí dụ: nước VNCH bị cs bắc Việt xâm chiếm năm 1975 mà cả trăm nước trên thế giới muốn lên án mà không có “tư cách”.

    Xin hỏi và xin đề nghị các ông Tran Van, Trần Tưởng, Lý Chính Luận…cho thêm bình luận về việc nên, phải cải tổ cái cơ quan đầu não này.

    • Anh Tudo.com : Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc : Hiện tại, thành viên thường trực chỉ gồm Hoa kỳ, Anh, Pháp, Nga, và Trung cộng. Mọi nghị quyết của Hội Đồng Bảo An chỉ được thông qua với sự đồng thuận của 5 nước thành viên thường trực này , chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua.

      Trước kia, Việt Nam Cộng Hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc, và đã được Tổng Thư Ký LHQ là ông Tryge Lye chấp nhận . Nhưng sau cùng bị Liên Xô dùng quyền phủ quyết, nên không được vào LHQ. Tuy không được vào LHQ nhưng Việt Nam vẫn được mời gia nhập các Tổ Chức của LHQ như Y Tế Quốc Tế, Lương Nông Quốc Tế…

      Các thành viên thường trực nguyên thủy là Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh và Mỹ được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng năm 1971, Trung cộng được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân Quốc theo nghị quyết 2758 của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

      Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội Đồng Bảo An nay đang đứng trước yêu cầu phải thay đổi số thành viên. Theo một kế hoạch cải tổ được đề nghị gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và một quốc gia thuộc châu Phi -có thể là Nam Phi hoặc Nigeria. Tuy nhiên, lại có một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới này sẽ không được ban quyền phủ quyết.

      Nhật Bản có mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của Liên Hiệp Quốc. Số tiền nước Nhật chi cho ngân sách Liên Hiệp Quốc lớn hơn tổng số đóng góp của Anh, Pháp, Trung cộng và Nga . Đức đóng góp nhiều thứ ba .

      *** Năm 1970, Nixon quyết định tiếp xúc với Trung cộng Năm 1971, Mao trạch Đông sau khi biết được ý định của Hoa Kỳ, bắt đầu tiến hành ngoại giao bóng bàn, quan hệ hai bên nhanh chóng phát triển. Và rồi Hoa Kỳ nhượng bộ trước yêu cầu của Trung cộng , chấp nhận quyền đại biểu tại Liên Hiệp Quốc của Trung cộng .

      Năm 1971, đại hội đồng LHQ bàn vể vấn đề chọn ra một quốc gia- giữa Trung cộng và Trung Hoa Dân Quốc – để đại diện cho Trung Hoa . Nhận thức rằng Trung Hoa Dân Quốc sẽ thất thế , Tưởng Giới Thạch ra thông báo rút chân ra khỏi LHQ.

      Vào ngày 25 tháng 10 năm 1971, đề nghị của nước Albania để công nhận Trung cộng hợp pháp duy nhất tại LHQ được thông qua với Nghị quyết Đại hội 2758. Nghị quyết này không chỉ được hỗ trợ bởi hầu hết các quốc gia cộng sản , các nước không liên kết (như Ấn Độ), mà còn bởi đồng minh của Mỹ như Anh và Pháp. Sau khi Trung cộng ngồi vào LHQ ngày 15 tháng 11 năm 1971, Nixon sau đó đến thăm Trung cộng vào năm sau đó, bắt đầu bình thường hóa quan hệ Trung- Mỹ.

      • Thưa anh Tran Van,
        Rất cám ơn anh đã bỏ công vả thời gian tra cứu tài liệu cũng như trình bày các dữ kiện một cách hết sức súc tích như một sử gia. Đây không phải là lời nói lấy lòng, mà tôi thật sự cảm nhận qua nhiều dẫn chứng sử liệu khi anh đã đưa ra trong những bài viết trước.
        Xin trở lại vấn đề: sự đóng góp tài chánh vượt trội của Nhật và Đức cho LHQ cho thấy họ chứng tỏ chuộc lỗi lầm đã gây ra trong đệ nhị thế chiến là điều đáng ngưỡng mộ. Ngược lại cộng sản Nga, Tàu đã gây tang thương cho hằng trăm triệu người thì lại tiếp tục hung hăng gian dối để mưu đồ giành ngôi báo thống trị thế giới mới thật là xấu hổ cho họ!
        Viết tới đây, bỗng dưng tôi nghĩ có lẽ có người sẽ cười, và cho rằng chúng ta chỉ là những người vô danh chỉ viết vài hàng còm cho…vui thôi mà dám bàn chuyện vĩ đại của LHQ thì có ai nghe? Nhưng tôi quan niệm đã là con người, thì tại sao chúng không được quyền bày tỏ quan điểm của mình khi thấy sự bất hợp lý, dù sự bất hợp lý đó ở một tô chức cao nhất như LHQ?
        Vậy giả sử, nếu có nhiều trăm triệu hay một tỷ người trên thế giới đều lên tiếng về việc tổ chức LHQ không đếm xỉa đến các nước nhỏ là điều bất công, là điều vô lý thì tổ chức ấy thấy cần phải xét lại.
        Vì thế, tôi vẫn giữ lập trường là tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải có tiếng nói, phải có được một lá phiếu để cùng quyết định trước khi một nghị quyết của LHQ được thông qua.
        Một lần nữa xin cám ơn anh rất nhiều!

    • @Tudo.com: cám ơn quan bác đã vấn ý. Bản thân tôi cũng thấy từ lâu là có một cái gì đó không ổn khi thấy lá phiếu phủ quyết ở LHQ lại chỉ nằm trong tay 5 tên sen-đầm quốc tế Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Tàu.
      Tôi vẫn ngờ ngợ đây là chủ ý của Anh và Mỹ ngay từ khi cả hai tên này có “sáng kiến” thành lập LHQ sau đệ nhị thế chiến. Quả vậy, qua những gì mà tôi nhân xét về những điều mà năm tên sen đầm này đã làm từ hồi có LHQ đến nay, tôi có thể nói mà không sợ lầm rằng, HÒA BÌNH VÀ CHIẾN TRANH Ở BẤT KỲ NƠI NÀO TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU DO ÍT NHẤT LÀ MỘT TRONG NĂM TÊN SEN-ĐẦM NÀY ĐỊNH ĐOẠT. Năm tên này có cá tính chỏi nhau rất rõ rệt: Nga thương biểu hiện là một tên côn đồ, hay phô trường, khoác lác; Tàu láu cá, khôn vặt và chuyện nghề đánh lén, đi cửa hậu, Mỹ “anh hùng, hào hiệp” nhưng thực chất là gian hùng thấu trời, Anh, Pháp có tư chất như người Mỹ, nhưng kín đáo và thâm hiếm không kém gì Mỹ, nuớc Anh lại có thêm một khối cưụ thuộc địa khổng lồ mà chính sách của những nước này không ít thì nhiều cũng có sự đồng thuận, hoặc không chống đối lập truờng của Anh (như Ân độ, Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan, Mã Lai vv …)!
      Tuy gian hùng, thâm hiểm, côn đồ và láu cá đến đâu, cả năm tên sen đầm đều thoả thuận ngầm là không trực tiếp đối đầu nhau mà cứ ủy nhiệm cho bọn đàn em so găng đánh đấm nhau. Năm tên chỉ cần cung cấp “cố vấn”, đi kèm theo những thỏa thuận bán phuơng tiện, kỹ thuật và võ khí dài hạn cho bọn đàn em, thỉnh thoảng lại to tiếng “binh vực” đàn em trên những diễn đàn quốc tế, là đủ. Làm như thế vừa đỡ mang tiếng ác, vừa đỡ tổn thất nhân mạng, vừa tạo công ăn việc làm cho nguời dân, có lợi hơn nhiều!
      Những trò ra dự luật, biểu quyết, đồng thuận hay phủ quyết tại những “phiên họp khoáng đại” của đại hội đồng LHQ, thảy đều là những trò dàn cảnh cho nó có danh chính ngôn thuận thế thôi!
      Nói ra sợ các quan bác cười, cho nên xin các bác nghĩ lại: xã hội nào cũng PHẢI CÓ Tệ ĐOAN và NHU CẦU CÔNG CỘNG thì mới có việc làm cho hai ngành TƯ PHÁP VÀ HÀNH CHÁNH (tức là cảnh sát và các ban ngành kinh tế).
      Thế giới này cũng thế, năm tên sen đầm không ít thì nhiều đều có sắp xếp nơi nào cần có hoà bình, nơi nào phải có xung đột (=chiến tranh) để phục vụ quyền lợi cho mấy “ảnh”! Nếu những xung đột xảy ra trùng chỗ do hai, hay hơn hai “ảnh” dấy động thì quyền lợi mấy “ảnh” sẽ đụng chạm nhau. Trong trường hợp này, mấy ảnh sẽ triệu tập những “phiên họp khẩn của đại hội đổng LHQ”, lên án, ra những nghị quyết mà mấy “ảnh” đã biết trước là sẽ không thông qua, để làm chi? Dể mấy tên đàn em thấy là được mấy ảnh “bênh vực” nên tiếp tục mua võ khí của mấy “ảnh”. Dàn em đổ máu cho đàn anh thủ lợi đã là một thực tế không thể chối cãi trên thế giới hiện nay.
      Từ sau TC II, những xung đột có nguòi Mỹ trực tiếp tham chiến đều giúp Mỹ đạt được mục đích lâu dài, mà khi nó diễn ra trước mắt thì chẳng mấy ai biết. Thí dụ: khi tham chiến ở VN, Mỹ đã dùng “khổ nhục kế”, gởi 500 ngàn quân qua VN, hy sinh 58 ngàn tử sĩ con em họ rồi cuối cùng là “tháo chạy”. Nhưng nhờ vậy, Liên Xô đã bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, rồi ồ ạt “xuất cảng” cách mạng, nuôi dưỡng những chính phủ lâm thời, thường chỉ toàn là một bọn giá áo túi cơm, cho đến khi LX phá sản, chế độ CS phải bị giải thể. Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq mà Mỹ đã viện cớ là tiêu diệt khủng bố, thực chất là tạo thêm khủng bố để chúng quay sung bắn vào nhau thay vì khủng bố nước Mỹ. Nói chung là Mỹ “đánh đâu thua đó”, nhưng đó là những biểu hiện thường tình, những đánh giá về những mục đích lâu dài mà Mỹ đã đạt được đều không ai hoặc ít ai đề cập đến.
      Bởi vậy, cải cách cơ chế LHQ do năm tên sen đầm quốc tế điều động và chi phối là một chuyện hoàn toàn “BẤT KHẢ THI”! Nhưng đó cũng chỉ là thiển ý của tôi thôi. Lời rằng: “Lời quê chắp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một vài trống canh”, dẫu có loạn ngôn thì cũng mong các quan bác thứ lỗi.

      • Cám ơn sự bình giảng của bác Luận!
        Tôi đồng ý với bác và cũng đã từng nghĩ đến sự “BẤT KHẢ THI”, nhưng khi nghe ông Trump lên tiếng vụ WTO là nhớ tới 20 năm hy sinh của dân quân miền Nam cho thế giới tự do hưởng đề rồi VNCH bị bức tử một cách oan khiên mà không ai lên tiếng, là uất nghẹn trong lòng.
        Một lần nữa xin cám ơn bác!

Leave a Reply to Tudo.com Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên