Bao giờ mới có «Ngày Quốc tế Đàn ông?»

6

Mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 hằng năm với vai trò là tâm điểm trong phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ, thu hút sự chú ý đến các vấn đề như bình đẳng giới, quyền sinh sản, bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ.

Năm nay kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ là thứ 114. Ở Paris, một tổ chức phụ nữ mới xuất hiện và xin được tham gia biểu tình rầm rộ cùng với nhiều tổ chức phụ nữ khác: đó là « Tập thể Chúng tôi Sẽ Sống » (Le Collectif Nous Vivrons).

Hôm 25 tháng 11 năm rồi, nhiều tổ chức phụ nữ biểu tình chống phụ nữ bị bạo hành trong vụ Hamas bất ngờ tấn công Do thái ở Gaza, « Tập thể Chúng tôi Sẽ Sống » xin tham gia biểu tình để tưởng niệm những người phụ nữ do thái bất hạnh nhưng bị từ chối.

Ở Việt nam hôm nay, nhà cầm quyền vc dĩ nhiên kêu gọi dân chúng  biểu tình mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ trong ý nghĩa người Phụ nự được đảng cộng sản giải phóng khỏi sự kiềm kẹp của bọn Đế quốc tư bản và Mỹ-Ngụy.

Ngày Quốc tế Phụ nữ ra đời và hằng  năm được long trọng cử hành lễ ở khắp nơi từ hơn thế kỷ nay. Ngoài ra còn có nhiều Hội, Cơ quan bảo vệ, giúp đở người phụ nữ khi gặp phải chuyện rủi ro hay phiền phức. Trong lúc đó vẫn chưa có « Ngày Đàn ông ». Cũng hoàn toàn không có Hôi, Tổ chức bảo vệ giúp đở đàn ông khi sa cơ tuy có đầy rẩy hội bảo vệ súc vật.

Một chuyện thật đã xảy ra ở vùng Paris, năm 2022, lúc cao điểm của dịch vũ hán.

Nhiều người nghỉ làm việc hoặc làm việc ở nhà. Một thanh niên pháp trong tình trạng chẳng may đó, ở nhà, « chơi jeux » (trò chơi điện tử) cho qua ngày. Một hôm, chị vợ đi chợ, dặn anh chàng ở nhà sửa soạn dùm vài món để chị đi chợ về kịp làm bữa ăn trưa .

Lúc về, thấy hai đứa con có vẻ đói bụng mà cha của chúng vẫn không rời bấm máy .

Tức giận, chị ta tiến tới, vừa la lớn vừa giựt máy . Anh chồng chống lại và tát vợ một cái . Chị vợ bèn đi tới cảnh sát thưa. Chỉ chốc lác sau, cảnh sát tới và dẫn anh chồng về bót, lập biên bản. Tới tối, cảnh sát cho anh ta về nhưng về tới nhà, vợ không cho vô. Anh bèn quay trở lại cảnh sát xin giúp chỗ ngủ vì tình trạng  giói nghiêm. Cảnh sát không giúp được vì không biết gởi anh ta đi đâu. Cho phụ nữ thì có chỗ.

Mới thấy bình đẳng không phải chỉ riêng cho nữ giới là thành phần bị xã hội đối xử bất công vì tinh thần trọng nam khinh nữ.

Bất bình đẳng Nam/Nữ ngay từ trẻ con

Một nghiên cúu về quan hệ quyền lợi gữa trẻ con trai/gái vừa được Viện CSA (Consumer Science & Analytics) công bố kết quả theo đó, chỉ về món tiền túi, con trai được nhiều hơn con gái : 44 euros cho con trai, 38 euros cho con gái .

Một điều tra khác, cũng về chuyện tiền túi cho trẻ con trai/gái tuổi từ 10 tới 13, cho thấy không phải chỉ có số tiền cho con trai/con gái, nhiều ít khác chau, mà con gái vẫn bị thiệt thòi hơn con trai như nhận được tiền, đã ít hơn con trai, mà còn chậm hơn con trai.

Tờ báo chuyên điều tra về độc lập kinh tế và tài chánh phụ nữ, hôm tháng 6/2023, hỏi 1101 trẻ con tuổi từ 10 tới 15.

Kết quả: có phân nửa trong số này (50%) nhận được tiền túi. Con trai nhận được tiền trước con gái vì 48% con trai tuổi từ 10 tới 12 có tiền bỏ túi rồi trong lúc đó 40% con gái vẫn còn đang chờ tiền cho. Mà tiền cho con gái vẫn ít hơn cho con trai.

Theo Bà Angèle Janot, nghiên cứu ở Viện Quốc gia Nhơn chủng học ở Pháp (Ined), thì sự bất bình đẳng giữa trai/gái là tự nhiên và có ngay từ tuổi con nít (Luận án « S’investir et investir dans son enfant – Une sociologie ethnographique et statistique des budgets parentaux » ).

Có những khác nhau giữa trai và gái

Bà Angèle Janot lưu ý sự chênh lệch về tiền túi chỉ có ý nghĩa muốn nói lên trong quan hệ  giữa trai/gái chớ không phải với con em trong gia đình như cha mẹ chủ trương cho tiền con trai nhiều hơn con gái. Theo bà thì nhiều điều tra về tiền túi đều cho kết quả có những khác nhau giũa con trai và con gái.

Về cách xài tiền túi, giữa con trai và con gái, cũng có những khác nhau rất rõ. Phần đông con trai (56%) dùng tiền mua đồ chơi vidéo, băng nhạc, còn con gái đi mua xấm quần áo, đồ trang sức.

Nhiều người nghĩ con trai có những nhu cầu kinh tế không giống con gái nên đồng ý cho chúng nó nhiều tiền túi hơn con gái để đủ mua sắm. Cũng có người nghĩ cha mẹ cho rằng con gái không khéo giữ tiền bằng con trai mà lại xài lớn hơn con trai nên cho chúng nó ít hơn .

Chỉ nói về chuyện tiền túi giữa con nít trai và gái, tức nói về quyền lợi giữa nam/nữ, đã thấy có chênh lệch rồi thì thử nghĩ chuyện Nam/Nữ bình quyền thật sự sẽ bào giờ có được?

Nữ quyền và « backlash »

Hôm nay đúng Ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3. Paris rầm rộ phụ nữ, với nhiều đoàn thể có mặt, biểu tình. Hào hứng hơn vì vừa qua, luật phá thay, từ bao lâu nay qua nhiều vận động mà chưa thực hiện được, vừa được ghi vào Hiến pháp Đệ V Cộng hòa . Còn thắng lợi nào hơn cho phụ nữ? Nhưng ngay trong lúc này, một bóng ma xuất hiện và từ từ ám ảnh người phụ nữ. Đó là « backlash » trở về.

Ở Pháp, Bà Sandrine Rousseau, nữ Dân biểu của đảng « Sinh thái » (Écologiste), đã lên tiếng  cảnh giác đừng  coi thường hiện tượng « backlash » đang được Bà Susan Faludi, nhà báo và nhà tranh đấu nữ quyền, phổ biến mạnh để quần chúng hóa phong trào đó qua quyển sách của bà «Backlash: la guerre froide contre les femmes, xb 1991 » (chiến tranh lạnh chống phụ nữ . Tây lại dịch ra «Phản hồi của cây gậy ») .

«Chiến tranh lạnh chống phụ nữ » là một chiến thuật của những phong trào cực kỳ bảo thủ hay phản động chống lại đà tiến về nữ quyền của người phụ nữ .

Ngày nay, ý niệm về «chiến tranh lạnh» vẫn còn ám ảnh người phụ nữ ở Pháp ngay cả hôm nay họ đông đảo rầm rộ biểu tình ở Paris.

Theo Fondation Jean-Jaurès (Thinh tank), trong báo cáo «Nữ quyền: chiến đấu chống lại backlash », thì không một Nhà nước nào có thể tránh khỏi thứ chiến tranh lạnh này .

Susan Faludi, trong sách, mô tả những phong trào bảo thủ và phản động lên án những phụ nữtranh đấu nữ quyền đều là hiện thân của những tệ đoan xã hội hiện tại . Họ làm băng hoại kinh tế và tế bào gia đình .

Những phụ nữ tranh đấu nữ quyền cho rằng từ 20 năm nay, nhờ họ tranh đấu không ngừng nghỉ mà xã hội pháp tiến bộ . Ông Eric Zemmour, nhà báo, cụu ứng cử Tổng thống, lên tiếng bảo «Không đúng. Mà đó là một thảm họa cho xã hội khi những giá trị phụ nữ lên ngôi».

Trong năm 2022, backlash xuất hiện trở lại mạnh ở nhiều quốc gia Mỹ và Âu châu qua những quyết định chánh trị quan trọng của chánh phủ. Cùng lúc, ở khắp nơi, mọi vận động  cho nữ quyền đều thất bại dưới áp lực mạnh của những phong trào cực hữu, theo báo cáo thường niên năm 2023 về tình trạng giới tính ở Pháp của «Hội đồng Tối cao về Bình đẳng Nam/Nữ (HCE) .

Về quan hệ giới tính, Bà Simone de Beauvoir nói rõ «Các bạn đừng bao giờ quên khi có một khủng hoảng chánh trị, kinh tế hay tôn giáo là đủ để quyền lợi của người phụ nữ sẽ bị xét lại. Vì những nữ quyền đó chẳng bao giờ được thật sự thủ đắc hết cả. Các bạn hảy thận trọng suốt đời » (Deuxiềme Sexe) .

Vẫn theo Fondation Jean-Jaurès, hiên nay có nhiều phong trào chống nữ quyền kết họp nhiều thành phần trong chánh quyền, ngoài chánh quyền, trong chánh giới, kinh tế và cả tôn giáo nhưng dưới nhiều tên gọi khác nhau, như phong trào bảo thủ, phong trào chống giới tính,, chống nữ giới, được tài trợ mạnh (ở Mỹ, năm 2007 và 2018, có 280 triệu usd  giúp cho 12 tổ chức chống nữ quyền và LGBTQI+) cùng theo đuổi chung mục tiêu là gây áp lực để nhằm giới hạn tối đa nữ quyền.

Riêng về những tổ chức tôn giáo chống Nữ quyền, Fondation Jean Jaurès kể thêm Tổ chức hợp tác hồi giáo qui tụ 57 Quốc gia Bắc-Phi và Trung-Đông, Đại hội thế giới về Gia đình, ONG Family Watch Internatonal và cả Vatican nữa.

Còn Việt-nam thì sao?

Xưa nay, nhiều người hiểu lầm văn hóa Việt Nam và văn hóa tàu vốn là một. Hoàn toàn không đúng tuy Việt nam có bị ảnh hưởng văn hóa tàu nhưng Việt nam vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. Như trong  gia đình ở Tàu, bóng dáng người cha bao trùm trọn vẹn, cơ hồ như chỉ thấy có người cha mà thôi, trong lúc đó, ở Việt nam, người vợ, con cái, mỗi người đều có chỗ đứng riêng của mình. Người vợ ở nhà lo việc nhà, đời sống gia đình do người chồng trách nhiệm nhưng ai cũng chấp nhận nguyên lý «Của chồng công vợ». Khi nếu phải chia tài sản, con chó cũng  đem ra chặt làm hai: chia cho chồng một nửa, vợ một nửa. Một nguyên tắc bình đẳng rất cơ bản.

Nên ờ Việt Nam, từ ngàn xưa, không  có vần đề tranh chấp nữ quyền. Khi việt cộng tới mới nảy sanh vấn đề nữ quyền với « Hội phụ nữ giải phóng ». Mà đúng vì phụ nữ bị cộng sản bắt đi kéo cày thay trâu, gánh vác công việc nặng nhọc thay đàn ông vì đàn ông bị lùa đi lính xăm lăng Miền nam.

Ở Việt Nam, tới ngày Phụ nữ mùng 8 tháng 3, nhà cầm quyền, Hội Phụ nữ Giải phóng hô hào tổ chức ngày lễ, diển hành kỷ niệm trọng thể, quà biếu cho các bà vợ, bà mẹ . Và đặc biệt, để tỏ lòng kính trọng vai trò người Phụ nữ, nhiều đàn ông, vào ngày Phụ nữ, giành làm công việc gia đình hằng ngày của phụ nữ làm!

Nhà thơ Tú Sót, vào ngày trọng đại ấy, cũng hăng hái tham gia tích cực để tỏ tình cảm của mình xưa nay đối với vợ:

“Hôm nay mùng Tám tháng Ba
Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
Tôi dành bà nửa đĩa xôi
Sợ bà yếu bụng…tôi xơi hộ bà” .

Nguyễn thị Cỏ May (Ngày Quốc tế Phụ nữ 2024)

6 BÌNH LUẬN

  1. Không có ngày “đàn ông” vì từ xưa tới nay ngày nào cũng là ngày của đàn ông. Đàn ông là cột trụ của đất nước, nắm tất cả quyền lực ngoài xã hội và thậm chí cả trong gia đình.

    Người phụ nữ – như cái tên gọi – là “phụ” nên khi xã hội có sự giao tiếp rộng rãi và cởi mở hơn trong thế kỷ trước và cũng để làm thay đổi vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội tiến tới bình đẳng với nam giới nên nhiều nước đặt ra đủ loại ngày để đề cao người phụ nữ vì phụ nữ ngày nay cũng như nam giới có thể đảm trách mọi vai trò trong xã hội. Họ được ứng cử và bỏ phiếu như nam giới. Họ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm và thậm chí họ còn làm thêm một chức vụ mà nam giới không làm được là sinh ra người đàn ông.

    Không chỉ là ngày phụ nữ, ngày nhân quyền mà còn có Mother Day, Valentine Day… cũng là để vinh danh người phụ nữ. Còn việt cộng tôn vinh ngày phụ nữ chẳng phải vì văn minh hay công bằng khi vẫn còn cảnh chồng chúa vợ tôi, chồng đánh vợ, hay người đàn ông vẫn lấy vợ bé mà là vì cộng sản dùng người phụ trong vai trò củng cố quyền lực, đấu tố, nhất là trong chiến tranh.

    • Dmcs
      Rất đúng, dog csvn mặc kệ khi thằng chồng oánh vợ = hàng xóm qua can thì nó dm chuyện riêng nhà tao etc
      Dog phét đâu rồi = dog csvn không tôn trọng mẹ may, vợ mày, con gái mày = sao nhục vậy hả con?

      • Ừ thì cũng như bác thui . Xịt tinh lên mặt mẹ & con gái mình aint the way to show love. i mean mọi người có vẻ nhận ra thế giới này khá đa dạng, loại như bác aint the sickest Bison ever seen. Nhưng … oh, Phúc đạo đức đi là vừa gòi con ạ

        • Dmcs
          Dm mày thằng Tàu chệt không có ai giao lưu
          Kaka Kaka nhục nhã
          Tao không giao lưu với mày. Thằng Tàu chệt
          Tao chỉ giao cấu với mẹ may, vợ mày, con gái mày., rồi xịt vô miệng họ giống cái nhà mày.
          Tiểu lị lụ mụ hầm cấy xạch 
Làm Hán gian chó mà chẳng biết tiếng Hán cẩu 
 và tiếng Việt nữa vời 
Đm đi chết đi mày 
Ngu mà cứ đòi lên nói xàm

      • One mo reason để những người như bác Phúc đạo đức . Phạm Đamn Trang nói níu bỏ wa đạo đức thì cách chống Cộng kiểu Hồ Cương Quyết cũng OK lém lém lun

        Phúc Kđinh Triệu Thị Trinh in reverse

        • Dmcs
          Dm mày thằng Tàu chệt
          Nguyễn Độ 10/03/2024 at 4:34 pm
          Càng lộ mặt đểu
montaukmosquito ngày 10/03/2024 at 2:40 pm… viết:
Nguyên văn: “Nếu Tượng, lộn, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là kiểu mẫu thì nói Lý Thường Kiệt hỗn hoàn toàn chính xác”
          Bài của tác giả Vũ Thế Dũng không liên quan gì tới Võ Nguyên Giáp (càng không nói Võ Nguyên Giáp là “kiểu mẫu” hay “không kiểu mẫu”, mà chỉ hạch hỏi tên sàm tăng (Thích Chân Quang) khi nó hỗn với tướng Lý Thường Kiệt.
          Võ Nguyên Giáp không liên quan tới đề tài này.
Sao loài Muỗi cứ kéo Võ Nguyên Giáp vào chuyện này?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên