Âu châu trước làn sóng dân túy

3

Âu châu thay đổi bộ mặt sau kết quả bầu cử hôm 26/5 vừa qua. Nhiều người còn đặt câu hỏi “Cải tổ hay phân hóa?”. Điều nổi bật là các đảng phái lớn trên chánh trường pháp từ nhiều thập niên nay gần như không còn đất cầm dùi. Các đảng xưa nay ồn ào nhứt, tự cho là cấp tiến, phục vụ nhơn dân lao động như các đảng cánh tả, cả cực tả như cộng sản, đều về chót trong bầu cử. Phe hũu cũng thua nặng. Ngày nay, Pháp sẽ không còn cặp đôi Tả/Hũu nữa. Một đặt sản chánh trị pháp đã có từ thời cách mạng 1789.

Sự phá sản này do áp lực của làn sóng dân túy vừa xuất hiện.

Vài nét về cuộc bầu cử âu châu

Đảng Rassemblement National (RN- Tập hợp Dân tộc), tên gọi củ là Mặt Trận Dân tộc (Front National), bị dư luận, nhứt là cánh tả, lên án là bài ngoại, một thứ «Tân Quốc xã», nay là «Dân túy» (Populiste), chiếm đa số phiếu, dẫn đầu kết quả bầu cử Âu châu, với số phiếu 23, 3% . Đảng cầm quyền về nhì với 22, 4% phiếu. Đảng Xanh đứng hạng 3 với 13, 5% phiếu. Đảng cánh Hữu có nguồn gốc từ De Gaulle, chiếm 8, 5% phiếu. Và các đảng cánh tả, cả cộng sản họp lại, chiếm được 6, 3% phiếu.
Điều đáng để ý là Đảng Xanh bổng vượt lên. Không riêng gì ở Pháp mà ở cả Phần lan, Đức, Ai-len, Bồ-đào-nha, … đưa vào Quốc hội Âu châu 70 Nghị viên (rfi, 29/5/19), khoát cho Âu châu một chiếc áo choàng mới màu xanh. Cử tri Xanh gồm phần lớn tuổi trẻ từ 18 – 34 tuổi, ý thức lo sợ ngày mai của chúng nó trước hiểm họa môi trường, trong lúc đó, các đảng phái chuyên nghiệp chỉ nặng lòng hơn với lá phiếu .

Sau cuộc bầu cử hôm 26/5, Nghị Viện Âu châu bị phân hóa nhiều mảnh nhưng thuận lợi cho phong trào Xanh và sức khỏe trái đất .
Âu châu có bị thay đổi nhưng Âu châu vẫn còn Âu châu . Trước bầu cử, nhiều tổ chức chống Âu châu, chủ trương rút nước mình ra khỏi Âu châu . Phong trào bài Âu châu khá ồn ào nhưng vẫn chưa đủ sức phá vở Âu châu . Và cũng chưa có nước nào khác đòi rút ra khỏi Âu châu tiếp theo Anh .
Chiến thắng của Phong trào Xanh và tuổi trẻ là điều đáng mừng cho tương lai hành tinh .

Chọn lãnh đạo Âu châu đang tranh cải
Đó là 4 chức vụ điều hành Liên Hiệp Âu châu : Chủ tịch Hội Đồng Âu châu, Chủ tịch Ủy Ban Âu châu, Chủ tịch Nghị Viện và Ngoại trưởng . Việc chọn lựa 4 chức vụ lãnh đạo gặp khó khăn do sự bất đồng ý kiến cơ bản của 2 nước lớn là Đức và Pháp.

Đức muốn giữ nguyên tắc ứng cử viên do đảng về đầu trong cuộc bầu cử đề cử, còn Pháp thì muốn đề nghị các nhơn vật uy tín và cũng để ý tới vấn đề nam/nữ bình đẳng.

28 thành viên có 3 tuần lễ để suy nghĩ chọn mặt gởi vàng, giải quyết sự bất đồng ý kiến hiện nay.

Cải tổ hay phân hóa?

Sau ngày 26/5, Âu châu trước mắt chỉ còn 5 tới 10 năm nữa để cải tổ, vượt qua tụt hậu, bắt lại nhịp phát triển để trở thành một đại cường .

Sau hơn 60 năm thành lập, Liên Hiệp Âu châu (UE – Union Européenne) ngày nay đối đầu với khủng hoảng nội tại : phát triển chậm, di dân ồ ạc làm xáo trộn sâu xa xã hội, vấn đề môi trường, cách mạng số, an ninh,…

Liệu Âu châu sẽ thay đổi trong lúc thế giới cũng đang di chuyển trọng tâm?

Tuy nhiên Âu châu vẫn giữ được vị thế hùng cường của mình . Với 500 triêu dân là một lực lượng tiêu thụ lớn, khả năng cao, Âu châu vẫn chiếm vị thế một thị trường lớn thế giới. Cùng với nền văn minh sáng chói, Âu châu có một nền luật pháp hoàn hảo . Đồng euro bảo đảm hệ thống tài chánh ổn định và lần lần tạo được ít nhiều tự túc đối với đồng đô-la, như giữ được độc lập với lãi xuất của đô-la .

Kỷ nghệ làm máy bay, đóng tàu biển, xe lửa, …vẫn giữ Âu châu một địa vị quan trọng trên thế giới . Sau cùng, Âu châu tránh được khủng hoảng kinh tế nhờ Đức và những nước Bắc âu phát triển.

Sau kinh nghiệm Anh rút ra khỏi Âu châu, dân chúng các nước còn lại sẽ ý thức rỏ hơn về tầm quan trọng của sự hội nhập để bảo vệ hòa biình, đồng tiền chung ổn định, thị trường mở rộng, chế độ pháp trị, tự do đi lại.

Ngoài ra Âu châu còn là nền tảng dân chủ tự do. Kinh tế âu châu còn giữ được khá nhiều bản sắc đạo đức.
Phải chăng vì vậy mà trước bâu cử, có nhiều tổ chức bài Âu châu, vận động rầm rộ nhưng không thắng cử được?

Âu châu trước làn sóng dân túy

Bầu cử Âu châu năm nay được dân chúng tham gia trên ước tính (trên 50%), đông đảo là tuổi trẻ vì chúng ưu tư cho tương lai. Xưa nay, bầu cử Âu châu vẫn là cơ hội để cử tri phê phán chánh quyền hoặc những người cầm quyền của mình.

Phong trào dân túy âu châu thắng cử lớn bất ngờ. Trước bầu cử, những người lãnh đạo phong trào dân túy có gặp nhau, bàn kế hoạch tranh cử và thế kết hợp với nhau vào Nghị viện Âu châu để tranh đấu cho đường lối dân túy nhưng thấy dự tính khó thành bởi họ chỉ mới có chung cái « dân túy » là «bảo vệ chủ quyền quốc gia» và «duy trì bản sắc dân tộc » mà hai điểm này lại khó thể hiện khác hơn điều đã có như quốc gia độc lập và tinh thần yêu nước . Ngày nay, các nước đều chủ trương độc lập và liên lập, khác hơn độc lập và cô lập.

Nhưng qua cuộc bầu cử vừa qua, Âu châu thật sự đang đứng trước một thử thách lớn là sự trỗi dậy của phong trào dân túy.

Ở Pháp đảng RN – bị cho là cực hũu, là dân túy – đã dẩn đầu trong cuộc bầu cử . Ở Đức, Áo, Hòa lan, Hung, Bắc Âu, Anh, Bỉ, Ý, Hi lạp, các nước cộng sản cũ,… phong trào này đang trên đà lớn mạnh, mặc dầu ở đâu cũng đều bị công kích, bị tẩy chay.

Theo nhà nghiên-cứu Anaïs Voy-Gillis, điều này có thể được giải-thích qua ba yếu-tố: sự khủng-hoảng về tính- cách đại-diện, làn sóng di-dân với hằng triệu người tới đòi hỏi đủ thứ và phá phách làm xáo trộn đời sống xã hội nơi tiếp cư, hồi giáo khủng bố, muốn hồi giáo hóa Âu châu mà các đảng phái và chánh quyền không có biện pháp hũu hiệu vì sợ mất phiếu, và sau cùng, dân chúng các nước trong Liên-Âu thấy như bị Liên-Âu lấy mất chủ quyền…

Khuynh-hướng quốc-gia dân-túy không phải chỉ thấy ở Âu-châu mà còn thấy ở nước Mỹ: «Làm cho nước Mỹ lớn mạnh lên» hay «nước Mỹ trước đã» là những khẩu hiệu đề cao tinh thần quốc-gia. Xem chừng đây là một trào lưu chung để chống lại quyền-lợi của một nhóm, một tập-đoàn. Trong diễn văn tranh cử, ông Trump đã nêu lên mục tiêu của ông không phải là những điều có thể mà là nước Mỹ mạnh hơn, tự hào hơn,an toàn hơn và lớn hơn. Đó không còn là thoả mãn cá nhân mà là vị thế của nước Mỹ phải vượt trội lên. Đây chính là sự khích động tinh thần quốc gia.

Tại Trung -hoa, Tập Cận Bình cũng đã khích động tinh thần quốc-gia của dân Tàu để cùng ôm ấp giấc mơ làm chủ cả thế giới, với « Một vành đai, một con đường».

Dân túy, dân tộc, cực hũu, có khác nhau không?

Từ bầu cử Âu châu 2014, phong trào dân túy đã bắt đầu phát triển. Năm 2017, bầu cử Tổng thống pháp, Mặt Trận Dân tộc (Front National) bị cho là đảng cực hũu hay Dân túy của bà Marine Le Pen vào vòng chung kết nhưng không thắng cử.

Tuy cùng Dân túy nhưng không phải đều giống nhau. Có lẽ vì vậy mà họ khó liên kết làm một khối mạnh ảnh hưởng Âu châu. Tập hợp Dân tộc (RN) ở Pháp có thể bắt tay với tổ chức của Nigel Farage ở Anh trong lúc đó Dân túy đan-mạch lại liên kết với phe tả. Trong Quốc Hội Âu châu, các phe Dân túy hay Cực hũu chỉ đứng chung được trên quan điểm cùng chống Âu châu, còn lại thì đèn nhà ai nấy sáng.

Đặc tính chánh của các đảng Dân túy không phải theo cùng một ý hệ từ cực hũu. Dân túy chủ yếu là chối bỏ giới ưu tú nắm chánh quyền và chánh sách của chánh phủ thật sự dân chủ . Dân túy là «vì dân » nhưng đó là một nhóm dân chúng nào đó, chớ không phải toàn dân của một quốc gia.

Nhà nghiên cứu người pháp, ông Jean-Yves Camus, cho rằng không thể định nghĩa rỏ ràng về mặt chánh trị học «Dân túy là gì ?» nên mới đưa ra 3 loại dân túy: «dân túy gốc cực hữu, dân túy gốc cực tả và dân túy gốc nông dân ».

Dân túy buộc tội thành phần uu tú hay những nhóm ích lợi trong xã hội. Vì những nhóm này nắm quyền nên dân túy qui trách nhiệm ở họ gây ra những thất bại cho đất nước, những tệ nạn xã hội, phản lại toàn dân.

Những người dân túy đề nghị lấy lại chánh quyền để phục vụ nhơn dân tốt hơn .

Nhưng nhơn dân của những người dân túy là nhơn dân nào? Có giống nhơn dân của người cộng sản không?

Nhơn dân

Thử tìm hiểu chữ «nhơn dân» của cộng sản ở Việt nam để coi nó có giống như «nhơn dân» của người dân túy hay không?

Nếu hiểu đơn giản thì từ ngữ «dân túy» là « chỉ vì dân » thì cộng sản và dân túy giống nhau lắm . Không ai vì « nhơn dân », nói «nhơn dân» hơn người cộng sản! Chánh quyền nhơn dân, Tòa án nhơn dân, Công an nhơn dân, báo Nhơn dân, ….

Nhưng hiểu chữ «nhơn dân» lại đòi hỏi một trình độ đặc biệt. Nhơn dân không có nghĩa là « người trong một nước » như Từ điển cắt nghĩa . Nếu như vậy thì ai chẳng phải là nhơn dân?

Ở Việt nam, nhơn dân có nghĩa khác hẳn, bí ẩn lắm.

Nhơn dân thật ra không phải là người mà là một vị thần linh có quyền lực tuyệt đối, làm chủ tất cả và cao hơn tất cả, mọi người phải phục tùng không điều kiện.

Nhơn dân là một thứ như Ông Trời. Người xưa chẳng nói «ý dân là ý trời»? Nhà nước phải là của dân, do dân và vì dân. Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, dân muốn làm gì cũng được. Việt Nam hiện nay là một nhà nước dân chủ. Nhà nước nhơn dân là chủ nên có mọi quyền, nhưng vì dân là một vị thần linh nên không ai thấy được, người ta chỉ tiếp cận được với dân qua Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng là người «đại diện chân chính» của toàn dân, tức của nhơn dân nên có mọi quyền, ở ngoài và ở trên tất cả, kể cả hiến pháp và luật pháp. Chính vì không hiểu nghĩa của chữ «nhơn dân» mà “những nhà dân chủ” thường tranh cãi nhau ỏm tỏi, đòi đảng phải tôn trọng quyền tự do này, quyền tự do nọ để rồi bị ở tù, bị đánh đập lãng xẹt.

Còn đảng cộng sản làm «Đại diện chơn chánh của nhơn dân » cũng có ý nghĩa khác nữa. Nó đặc biệt lắm bởi nó không phải là thứ đại diện như mọi người bình thường hiểu. «Đại diện chơn chánh» là tự áp đặt tư cách đại diện cho mình và có đầy đủ quyền nghĩ thay cho người mình đại diện, cả quyền quyết định thay. Nói cho dễ hiểu «tôi là người đại diện chơn chánh cho anh» có nghĩa là dầu anh không nhờ tôi đại diện, tôi vẫn đại diện cho anh, nói ra ý của anh theo ý của tôi và tôi trừng trị anh nếu anh tỏ ra không hài lòng.

Cái tư cách đại diện đó là vai trò đại diện nhơn dân việt nam của cái đảng cộng sản đang cai trị ở đó.

Vậy đảng cộng sản có phải là đảng dân túy vĩ đại và khủng khiếp hay không? Thứ dân túy có nguồn gốc cực tả!

Nguyễn thị Cỏ May

3 BÌNH LUẬN

  1. “Dân Túy” thật ra cũng chỉ là một cái nhãn mới cho bình rượu cũ “Mỵ Dân” mà các nguyên nhân phát sinh ra nó đã được nói tới trong bài này rồi. Từ khi thành lập EU cho tới khi sụp đổ của đế quốc Liên Sô, EU qua những căng thẳng tu từ trên các diễn đàn hay giấy tờ ngày nay đang đứng trước những vấn đề thực tế nóng bỏng mà nó không hề tiên liệu nổi.

    Lấy ví dụ của nước Đức, trong nhiều thập niên trước, chỉ có hai đảng SPD (Xã hội) và CDU (Dân chủ Thiên chúa giáo) thay nhau cầm quyền như Tả và Hữu bên Pháp vậy. Qua kỳ bầu cử Quổc hội Âu châu vừa qua, hai đàng này xuống còn thua cả đảng Xanh. Sau khi thống nhất Tây Đức và Đông Đức (1990), Thủ tướng Kohl hứa hẹn Solidaritätszuschlag, gọi là thuế đoàn kết, xây dựng cho Đông Đức cũ sẽ chỉ đóng trong 9 năm thôi nhưng sau đó, đã 20 năm nay, dân Tây Đức cũ vẫn phải tiếp tục è cổ ra đóng 5% của thuế lợi tức cho thiên đàng XHCN Đông Đức cũ. Ta thán thì cũng có nhưng dân Đức vốn kỷ luật, thượng tôn pháp luật, không như kiểu Pháp, mạnh ai nấy lo, cá nhân chủ nghiã số một, phe ta đầy đủ quyền lợi là xong, cộng đồng thì mặc kệ.

    Đảng của bà M. Le Pen dưới thời ông bố của bà trong kỳ tranh cử Tổng thống đã vảo hạng ba, mới đây với Macron, bà vào hạng nhì, lần tới (lỡ) bà vào hạng nhất thì nước Pháp và EU chỉ có nước… loạn to ! Cũng may là với bài học Brexit của Anh, dù có chống đối gì chăng nữa, chẩng nước nào trong EU lúc này dám đòi ra cả.

    Trong tương lai gần thỉ còn nhiều biến chuyển thay đổi bất ngở, tha hồ mà lạm bàn như câu ngạn ngữ cũng chẳng ai biết bắt nguồn từ đâu: Rất khó để mà tiên đoán, nhất là về tương lai.

  2. Tụi tôi làm ở thuế vụ , có 10,000 một tháng , thêm một chứng vhỉ thì thêm một trăm , cứ làm một năm thì thêm một trăm , mà cái ghế tỉnh trưởng là 10 triệu !! Cho nên lúc đó tôi có thằng bạn ông già nó được giải thưởng đi nhảy với điệu mambo !! Dù mình chính hiệu dân Hà nội mà nó có vẻ trên chân mình vì nó tự do ăn nói ngoải đường cũng như trong nhà . Đến khi sang Mỹ nó chọn Las Vegas, Nevada ; thành phố ăn chơi của Mỹ và thế giới !! Ở Mỹ thì nó có ball Room dancing để nhảy biểu diễn về nghệ thuật ; điệu Mambo rất thịnh hành trong giới Mễ Tây Cơ !! Nhìn hình chụp 3 đứa con gái mập ứng ra , second generation !! Trong lho nhìn lại mấy đứa cháu của mình , đứa nào cũng gầy , mảnh khảnh ; tôi mới hỏi : “ cháu diet phải không ? “ – nó mới hỏi lại : “ chú nói gì hở chú ? “ ; vì tôi không đúng giọng tiếng anh , thành ra nó nghe không ra . Cháu mình mà nói với nó , một câu , một chữ làm chạm tự ái của nó thì có cho yến cho vây , nó ăn cũng không dzô !!

  3. Cái prefix “ dem “ có nghĩa là “ people “ tức là nhân dân từ đó democracy mới có nghiã là dân chủ , tức là dân làm chủ mọi vấn đề . Như đảng cộng sản nói chung và đảng cộng sản Việt nam nói riêng thì nó lý luận là đất nước nào thì cũng phải có những người đứng lên để lãnh đạo , cho nên đảng cộng sản nó mới “ lãnh đạo “ nhân dân !! Nhưng mà trước khi mà thi hành cái quyền “ lãnh đạo “ đó thì cần phải có cuộc bầu cử “ tự do “ ; nhưng mà đảng cộng sản nó chiếm cái quyền “ lãnh đạo “ đó bằng những thủ đoạn dã man , khát máu ; hoàn toàn không có cuộc bầu cử tự do nào cả dù là các cuộc bầu cử tự do một phần như đệ nhất và đệ nhị cộng hoà VN . Tôi đi làm ở ty thuế ở Bà rịa , mà nó gởi tôi đi gác thùng phiếu ở Thạnh Mộc , ở gần chiến khu Đ của Việt cộng tôi cũng chẳng bỏ phiếu . Mãi đến tận gần 12 giờ đêm nó mới mang GMC đến đón tôi với Nguyễn Đăng Khoa ; nó còn bắn hỏa châu lên để dọa tụi tôi ; nhưng mà tụi tôi thấy lạ , còn đứng ngắm như ngắm pháo bông !! Qua ngày hôm sau , nói chuyện với mấy thằng bạn bên thuế dinh điền , thuộc bộ nội vụ , là tối qua , mệt quá tao tính ngủ luôn ở đó !! Tụi nó mới nói nếu mày mà ngủ luôn ở đó , thì sáng ra đầu mày lăn long lóc ở dưới đất ! Nguyễn Đăng Khoa có cậu là gs Ngô tử Hùng dạy tôi kế toán ở Minh Đức và cũng làm Công cán Uỷ viên cho bộ trưởng bộ Tài chính ( báo các trực tiếp cho tổng trưởng ) , và một ông cậu khác của nó Ngô tử Hoàng lấy Ph.D cũng ở bên Mỹ này hồi đó .

Leave a Reply to Ba bia Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên