Sơ lược Nam-Bắc Triều Tiên
Năm 1944 Cộng Sản Nga nhân cơ hội đánh Đức quốc xã chiếm luôn nhiều nước Đông Âu như Ba...
Chị Phương Anh (nhà xuất bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng...
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Tên gọi nghe đến lạ!! Nghe như thế là gốc Tàu hay gốc Việt đã thuần hóa? Thật...
Ngủ trưa dậy, đang phê thuốc lào xều cả dãi, chợt ngọc hoàng nghe lao xao ngoài cổng triều đình. Vừa lúc Nam Tào...
Ngày thổ tả, ngày chết tiệt, vì bị “giải phóng”. Bùng binh Bến Thành giờ chắc cũng bị “giải phóng” luôn, nên biến mất?
Như… Đéo M… Đéo M…
Mười giờ sáng một cuối tuần. Tại bến xe buýt Bến Thành, bên kia bùng binh là chợ Bến Thành.
“Xe số… tiến lên phía trước. Xe số… cặp sát vào trong, đừng dừng xe ở ngoài. Xe số…” Tiếng từ loa phóng thanh oang oang liên tục điều khiển các xe buýt ra vào bến rước khách.
“Tin, tin… toe, toe… t…in …in” Còi xe buýt liên tục. Hành khách ngóng cổ trông chừng coi xem chuyến xe buýt của mình tới chưa. Trời nắng và nóng. Thỉnh thoảng có vài “tây ba lô” đi qua, liếc nhìn những người đợi xe, rồi tiếp tục đi tiếp không tỏ vẻ ngạc nhiên hay tò mò.
Vài ba người bán hàng rong để quang gánh trước quầy bán vé. Họ bán hàng. Xe cộ chen lấn nhau xoay quanh bùng binh. Tiếng ồn liên tục của các loại xe.
Một chị bán hàng rong hồn nhiên nói chuyện với một chị bán hàng rong khác: “Đéo M… cái thằng… Đéo M… cái con… Đéo M…” Chị ngừng lại để bán hàng. Rồi, điệp khúc “Đéo M…” lại tiếp tục.
Trông qua phía bên kia bùng binh, thấp thoáng dưới ánh nắng chói chang hình như có ai thì phải. Ồ! Bác chứ ai. Có tiếng từ đâu đó vang lên “Như có Bác…”
Tin, tin…
Xe số… tiến lên phía trước. Xe số… cặp sát vào trong.
Như có Bác… Đéo M…
Xoay quanh, xoay nhanh
Tiếng ồn giờ tăng cao
Như có Bác Hồ… Đéo M…
Tiếng ồn liên tục của các loại xe,
và
mọi âm thanh kết hợp lạ lùng.
Tin, tin… toe, toe… t…in …in
Xe số… tiến lên phía trước. Xe số… cặp sát vào trong.
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng… Đéo M… Đéo M…
Chuyến xe buýt đợi đang tới. Phải đi thôi. Xin chào.
Xin lỗi, phần “Như… Đéo M… Đéo M…” là chép lại từ “Tiếu Lâm Hồ, XoaThanTuong”.