Khủng hoảng Phật giáo Việt Nam và sự suy tàn Đế chế chính trị

10

Hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng ở Việt Nam, dù không chính thức, nhưng đảng Cộng Sản đã coi Phật giáo như quốc giáo.  Đi theo những hiện tượng suy thoái của đạo Phật là văn hóa tôn giáo nặng về hình thức và lễ nghi, trong khi nội dung đạo học và tu chứng dần khô cạn. Tăng sĩ thì rất đông, chùa chiền lớn và nhiều, nhưng đời sống tinh thần theo giáo lý thì nông cạn và thoái hóa.

Đây không phải là lần đầu trong lịch sử nước nhà khi Phật giáo đi vào khủng hoảng. Cuối đời nhà Lý và Trần, hai triều đại mà Phật giáo là quốc giáo, cũng đã trải qua sự thoái trào như hiện nay. Có phải lịch sử Việt Nam đi song hành và chia chung số phận với đạo Phật?

Nhìn vào hiện tình chính trị công quyền và tôn giáo, ta phải hỏi, tại sao Phật giáo có vẻ như gần gũi với người Cộng sản và Chế độ nầy hơn là các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo chẳng hạn? Tạm gác qua các yếu tố lịch sử, ở đây chúng ta hãy thử cùng suy nghiệm về hiện trạng đạo Phật từ góc độ tôn giáo – nhấn mạnh về bản sắc giáo lý và phương cách tiếp cận trong bối cảnh văn hóa và con người Việt Nam đương đại – nhằm tìm hiểu bản sắc quan hệ nầy trong những thay đổi và chuyển tiếp của Phật giáo và của Đảng Cộng sản.

Cung nhịp thay đổi và chuyển hóa tôn giáo

Mọi tôn giáo đều phải được thay đổi theo thời tính và trình độ ý thức quần chúng. Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn phân hóa, cải cách, chuyển hướng. Phật giáo cũng thế. Mọi chân lý phải đi theo nhịp bước thời ý – và Chân lý, nhìn từ viễn cảnh xã hội và con người, chỉ là một bản sắc thực tại được nhận thức qua trình độ tiến hóa của Ngã thức (Ego-consciousness) và khung tham chiếu thời đại.

Ở nấc thang Tự-ý thức nào thì Chân lý sẽ hiện bày tương ứng với trình độ liên hệ. Và tôn giáo, từ hình thức đến tổ chức và nội dung giáo lý, cũng chỉ là hiện thân cho mối tương hệ giữa ngã thể với vũ trụ khách quan.

Tinh hoa của mọi tín điều tôn giáo nói lên được ý nghĩa tương hệ giữa ta với đại thể, giữa thực nghiệm với siêu nghiệm, giữa cái đang-là với mệnh lệnh đạo lý sẽ-phải-là.

Mọi biểu tượng Thần đế hay Chúa, Phật, đều là hiện thân cho một bản sắc Ngã thức. Tôn giáo, từ chiều sâu vốn là một mệnh lệnh đạo lý siêu hình, muốn truyền trao một nội dung thông điệp khế cơ -thích ứng. Nó như một công thức toán học cao cấp trình bày bằng những biến số thích hợp cho trình độ của khối quần chúng liên hệ.

Tôn giáo nào không chuyển hóa, thay đổi, cải cách theo đúng cung nhịp và trình tự chuyển hóa của con người và thời tính sẽ bị đào thải theo chiều dài lịch sử.

Ngoại trừ ở các quốc gia đang phát triển, Thiên Chúa giáo tồn tại cho đến cuối thế kỷ 20 và đang đi vào giai đoạn tàn lụi, nhất là ở các quốc gia Tây Âu tiên tiến. Ở Nam Mỹ, ví dụ Columbia, theo những khảo sát gần đây, quốc gia nầy đã mất đi một nửa số lượng tín đồ Công giáo theo hệ phái La Mã.

Phật giáo khắp Á Châu cũng đang đi vào một giai thời “Mạt pháp” trong các quốc gia mà quần chúng Phật tử đang chuyển hóa Ngã thức theo khung tham chiếu Tây phương thuần lý tính. Hàn quốc là một thí dụ điển hình. Cách đây 50 năm, ở quốc gia ấy, Phật giáo vốn là quốc giáo, nay thì hơn nửa tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo trong các hệ phái Tin lành.

Tuy nhiên, hiện tượng suy vong hay hưng thịnh của đạo Phật, ở Nam Hàn, Việt Nam hay trên thế giới, nhất là ở Á châu, vẫn còn dung chứa nhiều chiều hướng mâu thuẫn và đối nghịch lẫn nhau.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn, đạo Phật bị phân hóa làm hai ngã chính. Một đằng là sự bình dân hóa cho khối quần chúng mang trình độ tự ý thức thấp kém, một đằng kia thì nó trở nên một thể dạng trí thức hóa giáo lý nhà Phật thành một hệ thống triết học cao cấp dành cho tầng lớp trí thức ưu việt.

Theo nguyên lý Ấn giáo thì khối Phật giáo bình dân đi theo chiều hướng Tịnh độ, tức là Bhakti Yoga, nhấn mạnh đến cứu độ và sức mạnh huyền nhiệm ngoại thân.

Khối Phật giáo trí thức, trái lại, coi vấn đề nhận thức luận (epistemology) là điểm quan yếu. Họ xem đạo Phật chỉ như một triết lý sống, một con lộ trí tuệ cho cá nhân. Đây là con đường Jnana Yoga trong truyền thống Ấn giáo.

Cả hai khuynh hướng trên đang duy trì đạo Phật ớ hai bình diện: Một là từ góc độ xã hội và văn hóa bình dân; Hai là vế triết học cho sinh hoạt tri thức của giới trung lưu. Giới sau coi trọng việc hành Thiền như một công việc đối trọng với cuộc sống, như là phép chữa bệnh lý căng thẳng trong đời sống đô thị thời công nghệ kỹ thuật nhiều sức ép.

Phật giáo ngày nay, ở Á châu hay Việt Nam, do vậy, hiện diện trong xã hội và trong tâm tưởng con người một cách bàng bạc nhưng thiếu trật tự tổ chức cũng như là năng lực giáo lý. Nó là biểu dấu của một tôn giáo đang suy tàn, đang trở nên một nội dung văn hóa hơn là một tôn giáo như ở các tôn giáo khác. Khi trí thức, chuyên gia, giới trung lưu, không còn đến chùa; khi cơ sở chùa chiền, niệm Phật đường bị bình dân hóa với nhiều hình thức phong hóa mê tín, đạo Phật đã mất hết năng lực tinh hoa của nó để chỉ còn là những biến dạng nặng về lễ nghi và hình thức.

Đạo Phật ở Âu Mỹ: Nhược điểm cơ bản

Trong khi đó, ở các nước Âu Mỹ, nơi trình độ tự ý thức của quần chúng đã lên đến nấc thang khá cao, đức tin trong đạo Chúa đã bay dần hết hơi men, thì Phật giáo, nhất là phân nhánh Tây tạng, lại đang được một số đông tầng lớp trí thức gia nhập – nhất là trên bình diện học thuyết nhấn mạnh năng lực lý tính, kèm theo phương pháp hành Thiền, nhằm chuyển hướng đời sống nội tâm cho cá nhân.

Hai nhân vật Phật giáo  từng đóng vai trò quan yếu cho phong trào Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng mấy thập niên qua là vị Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Việt Nam. Sách vở và các buổi thuyết pháp của hai vị nầy được đón nhận đông đảo và nhiệt tình bởi khối quần chúng trí thức Âu Mỹ.

Tuy nhiên, nếu ta đọc Ken Wilber, một triết gia người Mỹ đương thời, sẽ thấy được một nhược điểm của phong trào Phật giáo ở Tây phương – nhất là ở Hoa Kỳ. Tóm tắt, Wilber lý giải rằng khối Phật tử Tây phương, trong phong trào học Phật và thực hành thiền định, đang bị nhiễm một tình trạng bất cập giữa bản sắc Ngã-thức khiêm tốn đối với một trình độ đạo học cao cấp.

Wilber gọi hiện tượng nầy là Boomeritis – sự trộn lẫn giữa tri thức cao cấp, khai phóng – the green meme and noble pluralism – với một năng lực Ngã thức và cảm xúc vị kỷ  thô lậu – low emotional narcissism.

Tức là năng lực tri thức của khối tân tòng Phật giáo Âu Mỹ nầy chỉ sử dụng giáo lý nhà Phật như một cơ năng tác động các tầng cảm xúc ngã mạn, vị kỷ, vốn chưa được khai mở và chuyển hóa đúng mức cho học thuyết đạo Phật.

Kết quả là khối tín đồ mới nầy, tự bản thân là những Ngã-thể rất nhạy cảm với những khuyết điểm của văn minh Tây phương, thành thật nhìn nhận khuyết điểm trong đời sống nội tâm cá nhân, ao ước muốn chuyển hóa chính mình, để rồi dự phóng khát vọng chuyển hóa của mình ra cho thế gian.  Họ mang tham vọng của một Ngã thức bị thổi phồng quá mức so với bản sắc tiến hóa của mình vốn chưa được nâng lên một trình độ cần thiết và tương xứng cho đạo lý nhà Phật.

Wilber gọi hiện tượng thổi phồng nầy the heroic self-inflation (hùng vĩ tự cao). Đây là vấn đề mà rất nhiều tín đồ Phật giáo khắp thế giới mắc phải – nhất là giới tăng sĩ, đặc biệt ở Việt Nam ngày nay. Khi Ngã thức vẫn còn non yếu, nhạy cảm, chưa trưởng thành thì khi họ tự trang bị cho mình một trình độ đạo học cao cấp, tín đồ nhà Phật thường lấy kiến thức tôn giáo làm vũ khí hay áo mão cho tự-Ngã (Ego-self).  Để rồi họ trở nên những cá nhân rất tự cao, đầy ngã mạn, và phần đông mang thái độ khinh người đối với tha nhân.

Chìa khóa tôn giáo nằm ở mức trưởng thành của Ngã thể cá nhân

Đối với một Ngã-thể (Ego-formation) còn non yếu, nhạy cảm, dễ thương tổn, thì tín lý “tự thắp đuốc lên mà đi” của nhà Phật trở nên con dao hai lưỡi. Cá nhân không thể lấy năng lực từ một Ngã thể non yếu để chuyển hóa chính mình – cũng như chúng ta không thể lấy một đòn tre để khiêng cả tòa nhà nặng ngàn tấn.

Câu hỏi và vấn nạn ở đây cần được nêu lên: Vậy thì cá nhân với một tầm mức Ngã-thể còn chưa trưởng thành, còn non yếu, thì phải dựa vào đâu để cho cái ta Ngã thức được lớn dậy theo cùng trình độ tri thức?

Chúng ta thử tìm câu trả lời trong khiêm tốn. Các sách vở tâm lý học chiều sâu hiện đại, hay các tác phẩm của các chuyên gia tâm lý và học giả uy tín Âu Mỹ, với những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khách quan, khoa học, đều đồng ý rằng phương pháp Thiền định – nếu được hướng dẫn và thực hành đúng cách – với thời gian, sẽ giúp Ngã-thể chuyển hóa nhanh hơn là qua sinh nghiệm đời sống. Điều này mang hiệu quả tốt đối với những cá nhân được trưởng thành và lớn lên trong một nền văn minh tiên tiến, với phong hóa cao cấp, với một trình độ quần chúng trí thức thích hợp, cộng với một đời sống thế tục trong sạch, đạo đức – đồng lúc họ cũng dấn thân tích cực và năng động vào sinh hoạt xã hội chính trị công dân.

Cần thiết hơn, họ phải mang đức tính khiêm tốn thực tình – chứ không phải khiêm tốn hình thức – và thực hành hạnh từ bi, bố thí, làm việc thiện nhằm giải hóa năng lực ngã mạn và vị kỷ.

Tại sao Phật giáo Việt Nam đang suy thoái

Tiến hóa cần thời gian và sinh nghiệm gian khổ. Mọi phương cách hành đạo nói trên vẫn chưa phải hoàn toàn hiệu năng – nếu cái ta Ngã-thể vẫn còn là hệ quả của một dòng nghiệp thức nặng nề và tiêu cực, từ một hệ di truyền sinh hóa thấp kém, lớn lên và trưởng thành trong một nền văn hóa non nớt, hoang dã, thiếu vắng yếu tố sinh hoạt tinh thần, trong một đế chế chính trị hư hỏng, một xã hội dân sự nhiễu nhương – như Việt Nam hiện nay.

Ở đất nước nầy, con người cầu Đạo như là một cán bộ chính thể. Với Ngã thức yếu đuối và hư hỏng, họ sẽ hiện thân như một bệnh lý. Dù có thật lòng cố gắng sửa sai, tu chỉnh họ càng vô tình mang lại những hệ quả càng tiêu cực và hư hoại hơn trước.

Đối với thể loại Ngã thức của đại đa số dân tộc Việt Nam rất non yếu ngày nay thì dòng đạo lý ngoại thân – tức là sự cứu độ đến từ bên ngoài – như Thiên Chúa giáo với hệ Công giáo, Hồi giáo, hay Phật Giáo Tịnh độ tông, sẽ thích hợp và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và giúp họ trưởng thành hơn.

Khi Ngã thức còn non nớt, thiếu bản lãnh nội tại, thì cá nhân không thể là ngọn đuốc để có thể thắp sáng chính mình, hay nói cách khác, tự mình bơi sang sông được.  Đây có thể là nhược điểm lớn nhất của đạo lý nhà Phật khi áp dụng vào con người Việt Nam hiện nay.  Cá nhân non yếu phải cần thiết được soi sáng bởi một ngọn đuốc khác, nhằm tiếp dẫn nguồn ánh sáng cứu độ khách quan, từ bên ngoài. Họ phải bám vào chiếc bè ngoại thân nhằm có thể đem họ sang bên kia bờ Bỉ ngạn (giác ngộ).

Hiện trạng mở cửa tu hành quá rộng, quá dễ, để cho hầu như bất cứ ai cũng có thể trở nên tăng sĩ Phật giáo, là cả một thảm họa. Bỏ qua các thành phần lợi dụng hay mưu đồ kinh tế, thì đối với các Phật tử, dù thành tâm bao nhiêu, khi đứng ra lập chùa, tự tin là chính mình không cần qua quy trình tuyển chọn và huấn luyện từ các học viện giáo lý, và không được hướng dẫn và chỉ dạy bởi tăng sĩ cao cấp hơn, thì họ sẽ trở thành nạn nhân của chính mình và hoàn cảnh thực tế. Trong bối cảnh đó, các tu sĩ non nớt, với số vốn văn hóa khiêm tốn, nhân cách chưa trưởng thành, không thể là những ngọn đuốc khai sáng cho mình và thế gian; trái lại, rất đông đã trở nên đầu mối hỏa hoạn cho làng xóm.

Nhìn về phía Công giáo

Con người Việt Nam cần phải được hướng dẫn, giáo dưỡng nghiêm mật thì mong có thể thoát bỏ bớt những căn gốc phong hóa làng xóm thô lậu và trẻ con. Phật giáo Việt Nam thiếu một truyền thống trật tự đẳng cấp, một giáo hội uy tín và hiệu năng để giáo huấn tu sĩ trong trật tự cưỡng chế với quy trình tu học nghiêm mật. Về phía Công giáo thì gần như ngược lại. Đây là nguyên do tại sao ở trong nước những tai tiếng về giới tu sĩ hầu hết đến từ phía Phật giáo mà rất ít nghe từ phía Công giáo.

Riêng về nhân cách, đối với tu sĩ Công giáo, nhờ vào trật tự đẳng cấp của Giáo hội, sự tuyển chọn và huấn luyện có quy trình nghiêm ngặt, cộng thêm vào tín lý dựa vào đức tin tới một thứ bậc cao hơn mình, nên chúng ta có thể thấy rằng – xin phép nói thẳng – các tu sĩ Công giáo nhìn chung có vẻ ít ngạo mạn, mang cung cách khiêm tốn hơn các tăng sĩ Phật giáo.

Chìa khóa Đạo học là ở chỗ nầy: Khi ngã thể cá nhân dâng hiến toàn diện chính mình với đức tin đến một khách thể siêu hình thì tâm chất ngã mạn sẽ có cơ hội được giải hóa. Ngoại trừ một số ít cá nhân ưu việt, không ai có thể tự mình giải thoát hay cứu độ cho chính mình. Con người vẫn không nhận thức rằng ta yếu đuối và dễ hư hỏng hơn là ta vẫn tưởng. Biết bao nhiêu người nghe và đi theo tiếng gọi của Đạo lý, nhưng rất ít người được chọn và đạt thành.

Mẫu số chung giữa số phận Cộng sản và Phật giáo

Trong khi nhân loại nói chung ngày càng trưởng thành hơn về năng lực Ngã thức – thì dân Việt, trái lại, càng đi thụt lùi về cá tánh và nhân cách. Về mặt quốc gia thì sự xuống cấp ở chất lượng con người, ít nhất là về bình diện đạo đức công dân, đang tạo ra khủng hoảng chính trị lớn cho Đảng cầm quyền. Rất có thể, lịch sử nước ta sẽ lập lại giai đoạn cuối của triều Lý cả ngàn năm trước. Sự suy tàn của Phật giáo đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản. Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi cán bộ Cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.

Nguyễn Hữu Liệm (Trích một phần từ “Phác thảo một triết học cho lịch sử thế giới” Chương 65. (Sài Gòn: Domino Books, 2019).

10 BÌNH LUẬN

  1. Nguyễn Hữu Liếm

    miếng giấy vệ-sinh của Việt Cộng,
    bị
    bọn nó chùi đít
    rồi
    bỏ vào bồn cầu và xả nước.

  2. Cứ tưởng tác giả Nguyễn Hữu Liêm viết bài để phân tích ,nói về
    sự “khủng hoảng” của Phật giáo Việt nam chính thống .

    Cái gọi là Phật giáo Việt Nam mà ông Liêm nói trong bài trên là
    cái Phật giáo do Đảng cộng sản nặn ra ,mà thiên hạ gọi là Phật
    giáo quốc doanh . Phật giáo chính thống đã bị chúng bắt bớ,bỏ tù,
    cô lập hết ráo rồi . Còn có đất để tự do hoạt động ,truyền bá và
    phát triển đâu mà đi vào “khủng hoảng” .

    Phật giáo hiện nay là do chúng tổ chức và hoạt động theo định
    hướng XHCN : “làm nhiều ăn nhiều,làm ít ăn ít,không làm không ăn”.
    Cúng nhiều,hưởng phước nhiều, cúng ít công đức ít, không cúng thì
    đi vào địa ngục . Phật giáo trở thành quốc doanh giáo ,theo đúng
    nghĩa như thế . Chúng kinh doanh Phật giáo như một món hàng .
    Chùa chiền trở thành cơ sở buôn thần ,bán thánh .Sư sãi trở thành
    các đầu nậu kinh doanh niềm tin .

    Chúng tạo ra một thứ Phật giáo như vậy theo đúng chủ trương của
    Đảng,đúng hướng như vậy thì làm sao bị “khủng hoảng” . Nếu có
    “Khủng hoảng” ,thì cũng là ý định của chúng muốn như vậy .

    Ông chỉ trí trá đánh lừa người đọc .

    • Khi niềm tin của dân đối với cái thuyết cộng sản thổ tả ,cái
      chính quyền thối nát kia bị phá vỡ . Chúng tạo ra cái tôn giáo gọi là
      Phật giáo quốc doanh , để kinh doanh thần thánh,mê tín ,đồng
      bóng dị đoan hòng bán lại cho dân chúng .

      Tiếc thay ,trình độ dân trí tại Việt nam còn quá kém,nên cứ tin
      như sấm . Quên hẳn cái Đảng thổ tả và bọn bán nước cai trị
      kia ,mới là nguyên nhân của đói nghèo và khốn khổ .

  3. Không chỉ riêng về Phật giáo , đối với bất kỳ đạo nào, Công giáo, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo,.. cộng sản vô thần luôn muốn xía vô để giám sát và gây ảnh hưởng.Riêng với đạo Phật , cộng sản hay mị bằng cách giải thích đạo Phật gắn liền với dân tộc chứ không phải ngoại lai như Công giáo và thậm chí kích động gây chia rẻ đối lập nhau mà chúng đã từng làm như thế dưới thời ông Ngô Đình Diệm .Một số Phật tử , kể cả Thượng tọa nghe theo thì được nâng đở bằng nhiều cách.Còn ngược lại thì sẽ bị chúng đàn áp khốc liệt mà điễn hình nhất là Hòa thượng Thích Quảng Độ .Nói chung mọi tôn giáo đều là cái gai trong mắt cộng sản bởi tôn giáo ngưỡng mộ thờ cúng sùng bái người sáng lập ra đạo và nghe theo người thừa kế đại diện như Chúa Giê Su đối với Công giáo( nay là Giáo Hoàng ), Đức Phật đối với đạo Phật, Mô Ha mét đối với đạo Hồi,…còn cộng sản bắt mọi tín đồ mọi đạo phải sùng bái ngưỡng mộ làm theo Mác , Lê Nin nay là Mao, Hồ ( xét kỹ một chút thì thấy mô hình cộng sản chỉ là bắt chước Công giáo mà ra .Do vậy chúng đối đầu khốc liệt với Công giáo !). Đây chính là điều lố bịch quái đản của cộng sản

  4. Ở Việt Nam ,Chùa quốc doanh còn đem Hồ chí Minh vào thờ .
    Hồ được bọn chúng cấp bằng “chứng quả bồ tát”, hệ tu nghiệp
    tại chỗ,khỏi cần qua trường lớp nào ,được chứng nhận bởi bè
    lũ cán bộ trong cái Đảng thổ tả kia.

    Như vậy Nguyễn hữu Liêm kết luận :”mỗi cán bộ Cộng sản VN là
    một phật tử bình dân” cũng không có điều gì sai sót .
    Nhưng Nguyễn hữu Liêm phải nói rõ ra ” Mỗi cán bộ Cộng sản,khởi
    đi là một phật tử quốc doanh ” mới chính xác .

    Cứ mập mờ đánh lận con đen hoài ,coi kỳ thấy mẹ .
    Thảo nào chúng nó “còi hụ” rước ông về VN .
    Chúng nó có trao bằng cấp Tiến sĩ ,Giáo sư Triết gia gì
    không nhỉ? nhớ bảo chúng ghi rõ ràng là :Tiến sĩ Triết gia quốc doanh ,
    để thiên hạ khỏi nhầm lẫn .

  5. Ừ hén, thèng VIET GIAN CONG HOA ăn ở mần răng mà thèng nào củng ghét , tôn giáo nào củng ghét. Từ Thien chúa giáo CATO cho tói Phật giáo Ấn Quang cho tói Hòa Hảo đều ghét thèng NGUY SAIGON VIET GIAN CONG HÒA là thé nào hả hả.

    Linh Mục Thien chúa giáo đạo CATO thì có Chân Tín, Nguyen Ngoc Lan, Phan Khác Từ, Phật giáo thì có Thich Trí Quang, Thích Nhat Hạnh, Thich Thien Minh, Thích Huyen quang và ngay cả Thich Quảng Độ , bên tròi TÂY MẼO thì có Mục Sư Martin LutherKing phối hợp nhịp nhàng vói TS THICH NHAT HẠNH , những tu si này đả đóng góp mot phần KHÔNG NHỎ vào việc CỎI ÁO TUOT QUẦN , QUANG SÚNG LIỆNG ĐẠN của hơn 1 triệu thèng NGỤY mạc dủ súng đạn đuọc trang bị tận răng.

    Câu hỏi đuọc đặt ra là đám NGỤY VIET GIAN CONG HÒA ni ăn ở mần răNg mà ai củng ghét. Phải chăNg bản chất TAY SAI- GỌI DẠ BÃO VÂNG của đám này khiến cho công đồng thé giói phỉ nhổ và kết liểu chúng mot cách dứt khoát khong khoan nhuọng.

    • He he he ….

      Những “thèng” sư, “thèng” cha (mà Phét nêu tên) chỉ dám quạy phá thời VNCH vì chúng biết rằng luật pháp VNCH bảo vệ chúng; nhưng khi bị “phỏng giái” ….thì đám này nhũn như con …”chi chi” vì sợ luật rừng của VC; dù biết thân, biết phận, nhưng đám này cũng không được VC cho yên thân, mà phải âm thầm, tứ tán khắp nơi.

      Riêng “thèng” thiền sư Thích Nhất Hột ngu si, tưởng rằng “có công với cách mạng”, lại được đám thiên tả ở Mỹ bốc thơm nên nghĩ chắc được VC đãi ngộ, không ngờ, vừa ti toe há mõm đòi “đảng cho Phật Giáo được tách khỏi chính quyền” thì liền bị “đảng…nó” cho côn an, côn đồ phá nát “tu việt Bát Nhã”, đánh đập tàn nhẫn đám con nhang đệ tử của Nhất Hột….Còn Nhất Hột phải chạy sang Làng Mai Thái Lan …tu (hú) mà không dám “ẳng” một tiếng.

      Nhờ có “uy tín” ở quốc tế và do đám thiên tả Mỹ …bảo trợ, nên Nhất Hột được VC cho về lại VN để….chết, với điều kiện cấm không được….”ẳng” dù một tiếng….”ẳng” nho nhỏ.

      Chuyện là thế đấy Pét ạ. Tội nghiệp Pét!

  6. Hồ giáo mới là quốc giáo

    Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân!….tổ Mác của Hồ bả Chó đã dạy thế!

    Ngoài chính sách “ngu dân để trị”, Việt cộng còn biến nhân dân thành những con nghiện để dễ cai trị và dễ sai khiến.

    Hai thứ “thuốc phiện” là ma túy thuần nghĩa (morphine, heroin…) và ma túy ….tôn giáo được Việt cộng sử dụng tối đa:

    1/ VC mắt nhắm, mắt mở cho “nhân dân” được thoải mái ngáo các loại ma tùy tổng hợp ….như thế nào thì mọi người đều đã rõ.

    2/ Riêng về “thuốc phiện…tôn giáo” thì Việt cộng đã thẳng tay triệt hạ hoàn toàn “Giáo Hội PHật Giáo VN Thống Nhất” có từ thời VNCH (sau khi đã lợi dụng để phá hoại VNCH) để chúng lập ra cái gọi là “giáo hội PGVN” (Phật giáo quốc doanh) do các cán bộ (đa phần là công an) đóng vai sư để trụ trì….

    Cái GHPGVN của đảng đã cố tình trộn lẫn (Mix) Phật Giáo thuần túy – vốn không cho phép thờ : Thánh, Thần, Quỷ, Vật (*) – với những “giáo phái” chuyên thờ Thánh, Thần, Quỷ, Vật….nhằm mục đích mê tín hóa, cuồng tín hóa các tín đồ của hai “hệ” tôn giáo này.(*), và lợi dụng đám đông mê muội này để làm thành một “lực lượng xã hội” …hoan hỉ chấp nhận sự lãnh đạo của đảng và làm mọi người lầm tưởng rằng nước CHXHCNVN có “tự do tôn giáo”.(*)

    Dù Thiên Chúa Giáo (TCG) cũng là “thuốc phiện”, nhưng VC không thể lũng đoạn được, vì TCG có tổ chức rất chặt chẽ, chứ không lỏng lẻo như bên PG.

    Và do các “sư'” bên “Giáo hội PGVN” đều là CÁN BỘ của nhà nước nên “các vị” này luôn tỏ vẻ kiêu ngạo, hợm hĩnh, hủ bại, và …xấc xược….đúng với bản chất của các “cán bộ” “đảng….chúng nó”

    Tóm lại, Việt cộng kết hợp ba “món” Ngu Dân Để Trị + Ma Túy tổng hợp + Ma Túy tôn giáo để nắm gọn trong tay quyền lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt …đúng với “nguyên tắc của đảng”.

    (*)Phát Nguyện Quy Y của người Phật Tử (thuần thành):

    “Nguyện quy y Phật – quy y Pháp – Quy y Tăng; không quy y Thánh – Thần – Quỷ – Vật!”.

    Cho nên các Tăng Ni thuần thành thuộc GHPGVNTH thời VNCH không làm thày cúng gọi hồn, vẽ bùa chú hay làm bói toán…v.v, như các “Sư Liếm Bùa (Sư Búa Liềm)” của giáo hội PGVN quốc doanh do Việt cộng…..rặn ra.

  7. Trích “Sự suy tàn của Phật giáo đang đi song hành với sự suy đồi của đế chế Cộng sản. Vì tự bản sắc, nói cho cùng, thì mỗi cán bộ Cộng sản Việt Nam khởi đi là một Phật tử bình dân.” hết trích
    Cái này ông Nguyễn Hữu Liêm nói đúng, chỉ có phật tử mới theo việt cộng mà thôi và bằng chứng thì đầy rẫy.

Leave a Reply to Trần Tưởng Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên