Hoàng Đức Truật: Nền giáo dục quỳ lạy

2
Trường tiểu học Bình Chánh, nới cô giáo phải quỳ 40 phút. Ảnh báo Lao Động

 

Cộng đồng xã hội đang sục sôi trước hành vi của một phụ huynh buộc cô giáo phải quỳ lạy để trả đũa sự trừng phạt của cô giáo đối với sai phạm của con mình. Cũng không ít người trách cô giáo, nhà trường, hội phụ huynh sao lại để xảy ra chuyện ấy, để tâm thế người thầy xuống tận đáy của cái gọi là lòng tự trọng! Riêng tôi, tôi không trách cô giáo, tôi chỉ thương cô ấy phải cúi đầu phụng sự cái nền giáo dục đang quỳ lạy trước những điều tai ngược…

Tôi có khá nhiều bạn bè, anh em, cháu chắt làm trong ngành giáo dục, có người đã nghĩ hưu, có người đang đương chức; có người làm quản lý, có người đứng lớp.

Điều tôi dễ dàng nhận thấy là giờ đây rất ít, quá ít những người trong số đó thực sự tâm huyết, đam mê, cháy hết mình cho cái nghề được xã hội tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cái quý”, là “những kỹ sư tâm hồn”….

Nghề giáo hiện nay cũng không khác mấy những nghề kiếm cơm khác, sự cao quý chỉ là điều xa xỉ và tồn tại trong sách vở hay nằm ở các văn bản giáo điều. Làm sao có sự “tôn sư trọng đạo” khi tất cả mọi giá trị kể cả giá trị đạo đức đều đặt trong hệ quy chiếu của đồng tiền?

Cao quý ở đâu, khi để có một chân hợp đồng (chưa phải là biên chế chính thức) vào dạy học ở một trường nào đó, thầy cô phải “chạy”, nói trắng ra là phải tốn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để “mua” việc? Còn khi muốn vào biên chế chính thức thì phải tốn kém khủng khiếp hơn.

Rồi khi muốn về một trường đồng bằng để hợp lý hoá gia đình sau bao nhiêu năm “bám bản” cũng phải chạy. Đó là chưa nói muốn lên làm quản lý, muốn về những trường trung tâm, trường điểm “mỡ màng” hơn thì phải chạy, tất cả đều có giá! (Điều này ai cũng biết, chỉ có điều khó bắt được tay day tận trán và chính ông Chủ nhiệm UBKT thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực nói ra trước đông đảo đại biểu và báo chí tại kỳ họp HĐND Tp từ năm 2012).

Và khi đã chạy để có việc làm, có chỗ làm thơm tho thì cái mà người thầy, người cô (xin lỗi các thầy cô chân chính, tâm huyết với nghề, tôi không nói tất cả) mong muốn không phải là danh dự mà là thu nhập, là cái cần câu cơm, cái sự bình yên để nuôi gia đình, để sánh ngang với bạn bè đồng trang lứa… thì còn đâu chỗ đứng cho lòng tự trọng nghề nghiệp?

Cao quý chỗ nào khi thầy cô phải dạy cho học sinh chính những điều mình không tin là có thật hoặc biết rất rõ đó là những điều hết sức vô bổ, mà không thể nào làm khác được vì nếu làm khác, nói khác bị quy chụp là vi phạm quy chế chuyên môn, là lập trường tư tưởng không vững vàng, là đi ngược với đường lối chủ trương, là phản động, là tự chuyển hoá…

Trong một môi trường giáo dục khép kín, không tranh biện khoa học, không được phản biện, học trò chỉ là đám chuột bạch cho những í tưởng thử nghiệm điên rồ, là những con vẹt, thầy đọc trò chép thì làm sao có cơ hội cho tư duy khoa học nảy nở, để người thầy là người hướng dẫn, là người dẫn dắt học sinh đi vào thế giới tư duy đầy cảm xúc và sáng tạo?

Cao quý sao được khi thang giá trị đánh giá về người thầy không phải là trình độ chuyên môn, là kỹ năng sư phạm, là sự tôn kính của học sinh và phụ huynh mà là thái độ thuần phục, biết vâng lời, là kiên định lập trường tư tưởng, dù biết sai vẫn phải giữ thái độ im lặng (hài hước hơn có nhiều nơi còn cấm giáo viên không được tham gia bình luận hoặc biểu lộ thái độ cá nhân trên mạng xã hội).

Khuôn mẫu đạo đức người thầy truyền thống (mô phạm) đang bị áp đặt trong một thước đo giá trị mới không giống ai. Vì lẽ đó, niềm tự hào của người thầy không phải là các thế hệ học sinh thành người mà là có giữ được chức này tước nọ hay không, có được vào đảng hay không. Còn cán bộ quản lý giáo dục được đánh giá là có năng lực khi cho rằng việc đưa các cô giáo đi tiếp khách là “thực hiện nhiệm vui chính trị”! Sẽ là quá dài nếu liệt kê những căn bệnh trầm kha của nền giáo dục nước nhà.

Bao giờ có một nền giáo dục ngẩng cao đầu?

Chỉ khi những người thầy không còn phải “chạy” để có việc làm, không còn sợ mất việc vì những lý do ngoài chuyên môn, không còn bị ám ảnh với bệnh thành tích; không còn sợ hãi những điều tai ngược mà kiêu hãnh đứng trên bục giảng giáo dục lòng trung thực, ngay thẳng cho học sinh và coi đó là đạo đức sư phạm là lòng tự trọng nghề nghiệp… Hỏi tức là đã trả lời!

Bao giờ cho đến bao giờ?

Theo Facebook Hoàng Đức Truật

(Tác giả là cựu nhà báo, làm việc tại báo Quảng Trị)

2 BÌNH LUẬN

  1. Chuyện Đáng Kinh Ngạc Nhứt Thế Giới

    Chuyện dài tại nước ta
    Tôi không định nói ra
    Vì ngày càng tồi tệ
    Càng thối tha xấu xa!

    Chuyện xảy ra vừa qua
    Phá lỷ lục thế giới
    Chỉ có ở nước ta
    Phạt cô giáo quỳ gối!

    Chuyện nghe quá xót xa!

    Vượt ngoài sức tưởng tượng
    Của con người bình thường
    Nhà mô phạm quỳ gối
    Trong khuôn viên nhà trường!

    Dù sự thể thế nào
    Thầy Hiệu Trưởng ở đâu?
    Danh dự một nhà giáo
    Không cho phép cúi đầu!

    Nông Dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

  2. Bài viết không phản ảnh đúng nhứng gì thực tế đã đang xảy ra. Điêu ai cung biết .Chuyện ai cũng hay.Nó đầy dẩy trên báo chi trang mạng và người ta nói tới rất nhiều
    Và gần đậy ,một thăng thư ký (chỉ lkaf thư ký thôi dù là của hộ luật gia)đa bênh vc con minh quá đáng . Cửa quyền. Và tỏ ra uy vủ chưng nào thì người nghe người coi người đọc ngườ trong cuộc hay kẻ ở ngoài cung nhìn thấy một thằng người mệnh danh xa hội chủ nghĩa 43 năm ăn cướp miền Nam vẫn không có 01 chút văn minh ,hứng tỏ có giáo dục ,được thuần hóa thành con ngươi thực sự đi bằng 2 chân: một lũ cẩu trẹ ,súc sinh vẫn còn hiện hữu và vẫn tỏ ra vô giáo dục bô đạo đức ,phi nhân tính.
    Đề nghị phải phạt nặng hay đuổi ra khỏi chức “thu ký hội luật gia”.bắt xin lổi nhà trường ,cô giáo và bồi thường danh dư (như bọn mấy nử sinh bắt hiếp một bạn học nũ bắt quỳ ,liếm giày và đánh dầu cô nx sinh đó). Còn lổi cô giáo sẻ đẻ nhà trường và ty giáo dục xử lý…Riêng hiệu trưởng và thấy cô giáo cũng phải thấy xấu hổ với
    Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. (đô chiểu)
    của ngươi miền Nam “giữa đàng thấy chuyện bất bằng chẳng tha” và gương của một Luc văn tiên….
    Theo thiển ý thì bài này nhân vụ thằng thư ký hội luật gia “du côn” có lẻ tác giả muốn nói gì đó trong chủ đâe nay nhưng có lẻ lạc qua phần phê bình giáo viên và qui chế XHCN về giáo dục và có vẻ sách vở nhiều hơn ,lý thuyết nhiều hơn .
    Hãy nói về vụ thằng thư ký quèn xử phạt cô giáo .Ý kiến thế nào ?

Leave a Reply to Thanh Phạm Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên