Từ chuyện anh Thức, hiểu thêm về đặc thù của nhà nước CS

4

 

Trong hồi ký chính trị nổi tiếng “Đêm giữa ban ngày”, nhà văn Vũ Thư Hiên có một câu ngắn gọn mà đúc kết chính xác một trong các “phẩm chất” đặc thù của cộng sản: “Tính bí mật, tính âm mưu là đặc thù của mọi nhà nước xã hội chủ nghĩa”.

Tính bí mật, mưu mô cũng là điều làm nên sức mạnh của cộng sản nói chung và bộ máy an ninh, quân đội bảo vệ nhà sản nói riêng. Hãy nhìn, và bạn sẽ thấy:

CỘNG SẢN RẤT SỢ VĂN BẢN. Rất nhiều hành động tàn bạo đều theo lệnh miệng hoặc theo những mệnh lệnh mơ hồ, dùng mật khẩu, ám hiệu, tên giả v.v. Từ cướp đất, cướp nhà của dân, cho đến ám sát hoặc gài bẫy “mua bán dâm/ ma túy” để bôi nhọ người bất đồng chính kiến – đối thủ chính trị tiềm năng, cho đến những việc nhẹ hơn như dùng côn đồ đánh người, rình rập theo dõi dân… Không một hành động nào có thể để lại văn bản đúng quy cách thủ tục, với thứ ngôn ngữ mà công chúng có thể hiểu khi tài liệu được bạch hóa. Ví dụ, bám sát theo dõi, rình mò, có thể được gọi chệch đi bằng ngôn ngữ an ninh là “làm công tác ngoại tuyến”, hoặc thậm chí dùng những từ bóng gió hơn nữa mà chỉ có một/một số đơn vị an ninh hiểu với nhau.

Năm 1983, chiến dịch Z30 ra đời nhằm tịch thu tài sản, nhà cửa của những hộ dân sở hữu nhà từ hai tầng trở lên. Chiến dịch đã diễn ra ít nhất là tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…, gieo rắc những nỗi kinh hoàng trong nhân dân. Ấy thế nhưng nó lại chỉ xuất phát từ lệnh miệng, hay nói đúng hơn là từ một câu chém gió của cựu hoạn lợn – Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trường Đỗ Mười, đại ý là cái đám tư sản bóc lột nhân dân mới có được nhà cao hai tầng như thế, không thu thì để làm gì. Về sau, ông Đoàn Duy Thành – Bí thư thành ủy Hải Phòng, người được cho là đã phản ứng chống lại chủ trương trên – có kể với phóng viên báo Pháp luật TP.HCM (năm 2008) rằng: “Nguy hại nhất là có người coi Chỉ thị Z30 như là biện pháp trong đấu tranh giai cấp chống bọn tham nhũng”.

(Hóa ra từ năm 1983, trong đảng đã có người có tư duy “chống tham nhũng” rồi đấy ạ, đi trước đương kim đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng khá xa! Hồi đó thì chống bằng cách cướp nhà dân, bất thình lình đuổi cổ cả lô vợ chồng con cái người ta ra đường. Hơn 30 năm sau thì chống bằng cách chọn kỹ phe, xác định phe nào đánh được thì đánh, cần thiết thì tung tiền ra để sang tận trời Tây bắt cóc).

CỘNG SẢN RẤT SỢ BẰNG CHỨNG. Cùng với nỗi sợ văn bản, cộng sản nói chung và lực lượng phò đảng nói riêng rất sợ, rất ghét bằng chứng dưới bất kỳ hình thức nào. Không phải ngẫu nhiên mà chúng căm thù YouTube, Facebook, là nơi lưu lại các bằng chứng bằng hình ảnh, âm thanh và văn bản. Trong mọi cuộc tuần hành, biểu tình của dân, mọi cuộc chống cưỡng chế, người đầu tiên chúng tấn công là những người quay phim, chụp ảnh. Việc đầu tiên chúng làm khi bắt được người ta là phải cướp ngay điện thoại chụp hình, máy quay phim, thẻ nhớ… và sau đó là phá hủy bằng chứng. Đồng thời với đó thì chúng lại luôn rống lên hỏi “bằng chứng đâu” mỗi khi bị người ta tố cáo những tội ác trong bóng tối của chúng.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà chúng kiểm soát báo chí-xuất bản-phim ảnh chặt chẽ (ngôn ngữ tuyên giáo gọi “kiểm soát” là “quản lý”). Vì lẽ, báo chí, xuất bản, phim ảnh lưu lại bằng chứng. Chắc chắn những cuốn sách ghi lại lịch sử phong trào đấu tranh dân chủ (như cuốn Anh Ba Sàm, Từ Facebook xuống đường…), những bộ phim ghi lại thứ lịch sử mà đảng cộng sản không muốn thấy và không muốn ai biết đến (như Mẹ vắng nhà) sẽ là đối tượng “tìm và diệt”, là mối căm thù không nguôi của tuyên giáo và an ninh nhà sản.

CỘNG SẢN RẤT SỢ MINH BẠCH, CÔNG KHAI, LỘ THÔNG TIN. Đây là nỗi sợ lớn nhất của mọi cấp đảng, của toàn bộ cỗ máy an ninh, quân đội. Nguyên tắc cao nhất của chúng luôn là “biết tất cả về dân”, đồng thời “giấu tất cả về mình”.

Để thực hiện nguyên tắc đó, chúng tung quân rình rập ở ngoài đời, tung dư luận viên lần mò trên mạng, canh từng bước đi, từng lời nói, hành động, thái độ của những người bất đồng chính kiến và thân nhân, bạn bè họ. Cùng với đó, chúng giấu triệt để từng thông tin nhỏ nhất về bộ máy, hoạt động, chiến lược, các kế sách đàn áp… của chúng. Chúng cũng sống chết giấu cho bằng được thông tin về tình trạng của những tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)…

Giữa hàng rào công an, quản giáo, khi bà Tuyết Lan buộc phải nói chuyện với Như Quỳnh bằng tiếng Anh, chúng hậm hực ngay: “Không được nói tiếng nước ngoài ở đây”. Khi Quỳnh kể với mẹ: “Họ tưởng là con lục đồ ăn đó hả, không có đâu. Con chỉ sắp xếp lại đồ đạc thôi. Tưởng đặt máy quay, quay lén con mà ngon”. Bị bóc mẽ, đám quản giáo cay cú hét lên: “Không được nói những điều ấy ở đây”.

Với gia đình Trần Huỳnh Duy Thức cũng vậy. Công an, quản giáo yêu cầu anh Thức và gia đình chỉ được hỏi thăm nhau, mà không nói chuyện liên quan đến “tình hình bên ngoài”.

Hơn ai hết, chúng hiểu thông tin từ bên ngoài vào với anh Thức sẽ có hại cho chúng như thế nào, bởi sẽ động viên tinh thần anh Thức nhiều hơn nữa. Và hơn ai hết, chúng sợ và ghét điều ấy. Chúng muốn anh Thức, Mẹ Nấm, cũng như mọi tù nhân lương tâm khác, phải sống trong tình trạng bị biệt lập, cô lập hoàn toàn về thông tin, không biết bên ngoài tình hình đang diễn tiến ra sao, có phải mọi người đang bỏ rơi hoặc đã quên lãng mình không, v.v.

Từng mẩu thông tin, từng “bit” thông tin đều vô cùng quan trọng đối với an ninh nhà sản, nên chúng phải moi bằng được từ dân, nhưng lại phải giấu triệt để khỏi dân. Dân vốn dĩ là kẻ thù của chúng mà; đối xử với kẻ thù thì phải như thế. Đối với quan thầy Bắc Kinh thì khác, sẽ có cơ chế báo cáo, cung cấp thông tin riêng, định kỳ và tuyệt mật, không để lại dấu vết nào cho lũ dân đen có cơ hội biết.

* * *

Đối phó với cái nhà nước đầy bí mật, mưu mô ấy, người dân có thể làm gì? Không có gì bằng cách sử dụng chính cái mà chúng sợ nhất và ghét nhất: thông tin, thông tin và thông tin.

Facebook Phạm Đoan Trang

4 BÌNH LUẬN

  1. “Đối phó với cái nhà nước đầy bí mật, mưu mô ấy, người dân có thể làm gì? Không có gì bằng cách sử dụng chính cái mà chúng sợ nhất và ghét nhất: thông tin, thông tin và thông tin.“

    Đối với chế độ như vậy thì phải vùng lên tiêu diệt nó, tử hình hết bọn đảng viên ca cầm quyền ! Chúng sợ nhất không phải là thông tin mà là bị nhân dân hành quyết!

  2. Lâu không đọc bài của tg, vì có cái gì đó không thành thực. Bài nầy hiện ra ngay mắt, cho nên đọc, và xin có một ý kiến :
    VN theo chế độ cs độc tài, mọi quyền hành tập trung trong tay đảng.
    Khi mà quyền hành tập trung thì những gì tg kể: đương nhiên là như thế.   
    Muốn có những quyền tự do của con người thì phải sống trong chế độ tự do tam quyền phân lập, bầu bán tử tế, như Việt Nam Cộng Hoà.
    Một chế độ cs nhưng dân chủ đa nguyên: NẰM MƠ GIỮA BAN NGÀY.

  3. 1 chế độ tồn tại được bằng khủng bố nhân dân của nó thì dĩ nhiên là nó phải sợ văn bản, chứng cứ, sợ sự công khai, minh bạch. Càng hùng hổ gian ác càng chứng tỏ bọn cầm quyền luôn sống trong sợ hãi !

  4. Tháng 9 năm 1990 , bọn Nguyễn Văn Linh , Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng qua dự hội nghị Thành Đô ( tỉnh Tứ Xuyên). Nội dung cuộc họp được chúng giữ bí mật tuyệt đối . Kết quả của cuộc hội nghị không đưa ra trước Quốc hội .

    Năm 2014, khoảng 20 cựu tướng lãnh và sĩ quan, trong đó có cựu trung tướng Lê Hữu Ðức, các cựu thiếu tướng Trần Minh Ðức, Huỳnh Ðắc Hương, Lê Duy Mật, Bùi Văn Quỳ, và Nguyễn Trọng Vĩnh, viết kiến nghị ngày 2-9-2014 cho Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công khai mật ước Thành Đô nhưng cho đến nay, chúng nó vẫn ngậm miêng…im như thóc.

Leave a Reply to Nguyễn Kim Nên Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên