Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức

1

Kính gửi:
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội

Kính thưa quý vị,

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là các học giả, các giáo sư và nhà nghiên cứu, những người đã dành phần lớn sự nghiệp và cuộc sống của chúng tôi cho việc nghiên cứu Việt Nam. Đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp thế giới, chúng tôi thường đi đầu trong việc thúc đẩy sự hiểu biết về Việt Nam, cũng như việc học tiếng Việt và hợp tác giáo dục quốc tế. Là một phần của công việc này, chúng tôi thường xuyên tìm kiếm nguồn tài trợ và các cơ hội khác cho sinh viên và học giả Việt Nam đến thăm, học tập và làm việc tại các trường đại học, các khoa và các viện nơi chúng tôi nghiên cứu và giảng dạy.

Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng ý và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10.

Công việc chính của ông Chu Hảo tại Nhà xuất bản Tri Thức là giúp các sinh viên và học giả Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các công trình học thuật lớn của các nước khác bằng cách dịch chúng sang tiếng Việt. Sáng kiến này là một tầm nhìn xa và rất quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học. Các công trình học thuật lớn đó là nền tảng của nghiên cứu và tư duy hiện đại trong ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở các trường trung học và đại học trên khắp thế giới, chúng nằm trong giáo trình cơ bản của nhiều ngành học và môn học khác nhau mà sinh viên phải đọc và nắm bắt được. Rất đáng tiếc rằng, rào cản ngôn ngữ mà các học giả Việt Nam và đặc biệt là các sinh viên phải đối mặt khi cố gắng tiếp cận các công trình này đã đặt họ vào một thế bất lợi đáng kể khi cạnh tranh để vào các trường đại học, để được nhận học bổng và tài trợ nghiên cứu.

Là các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi bác bỏ bất kỳ khẳng định nào cho rằng những tác phẩm này là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định hoặc hòa bình của Việt Nam. Giáo dục hiện đại đã được thành lập dựa trên nền tảng là khả năng thảo luận và kết hợp rộng rãi các ý tưởng và các đề xuất lý thuyết. Hạn chế hoặc từ chối việc tiếp cận của mọi người với những tư tưởng này sẽ chỉ làm giảm các công cụ phân tích có sẵn cho họ và cản trở sự phát triển tri thức của họ. Ngay cả các công trình gây tranh cãi cũng phải được đọc và phân tích trước khi chúng có thể bị chỉ trích hoặc bác bỏ một cách đáng tin cậy.

Vào thời điểm mà Việt Nam nỗ lực để cạnh tranh trên trường quốc tế trong giáo dục đại học và học bổng học thuật, chúng tôi thấy những lời buộc tội bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương là vô căn cứ và đáng lo ngại. Vì lợi ích của hợp tác quốc tế và phát triển giáo dục cho Việt Nam, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Ủy ban sửa đổi các đánh giá về công việc quan trọng mà ông Chu Hảo đang dẫn dắt tại Nhà xuất bản Tri Thức. Chúng tôi cũng ủng hộ mạnh mẽ bức thư ngỏ ủng hộ ông Chu Hảo được ký bởi các thành viên cũ của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và hơn 200 người ủng hộ có tên tuổi

Đồng thời, chúng tôi khuyến nghị rằng chính phủ nên khuyến khích việc thảo luận tri thức rộng rãi về tất cả các chủ đề ở Việt Nam, và chúng tôi mạnh mẽ thúc giục chính phủ từ bỏ mọi nỗ lực quấy rối, đe doạ hoặc trừng phạt những người đã thể hiện quan điểm hoặc ý kiến của họ một cách ôn hòa.

Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của quý vị đối với vấn đề này và chúng tôi tin tưởng rằng sự phản hồi của quý vị sẽ phản ánh sự văn minh, phẩm giá và tham vọng giáo dục của Việt Nam.

Ngày 11 tháng 11 năm 2018

Những người ký:

STT Họ Tên Chức vụ và Tổ chức Hiện tại Nơi chốn

1 Pierre ASSELIN Giáo sư khoa Sử, San Diego State University USA
2 Margaret B. BODEMER Chủ tịch, Nhóm Nghiên cứu Việt Nam
Giáo sư khoa Sử và Nghiên cứu châu Á, California Polytechnic State University USA
3 Pascal BOURDEAUX Phó Giáo sư, École Pratique des Hautes Études France
4 Mark Philip BRADLEY Giáo sư khoa Sử, University of Chicago USA
5 Pierre BROCHEUX Giáo sư (nghỉ hưu), Université Paris – Denis Diderot France
6 Joe BUCKLEY Nghiên cứu sinh, SOAS University of London United Kingdom
7 BÙI Xuân Quang Biên tập, Viet Nam Infos,
Nhà Nghiên cứu độc lập France
8 Jim COBBE Giáo sư Hưu trí khoa Kinh tế, Florida State University USA
9 Nguyet DANG Nghiên cứu sinh, Erasmus University Rotterdam Netherlands
10 ĐỖ Đăng Giu Giám đốc Nghiên cứu CNRS (nghỉ hưu), University Paris–Sud, France France
11 ĐOÀN Cầm Thi Phó Giáo sư, Inalco France
12 George DUTTON Giáo sư khoa Sử, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, University of California – Los Angeles (UCLA) USA
13 Dominique FOULON Carnets du Viet Nam,
Nhà Nghiên cứu độc lập France
14 Laurent GEDEON Phó Giáo sư, ENS de Lyon France
15 Francis GENDREAU Chuyên gia Nhân khẩu học (nghỉ hưu), Institute of Research for Development (IRDn), Paris France
16 Christoph GIEBEL Giáo sư khoa Sử, University of Washington USA
17 Christopher GOSCHA Giáo sư khoa Sử, Université du Québec à Montréal
18 François GUILLEMOT Kỹ sư Nghiên cứu CNRS, ENS de Lyon, Lyon Institute of East Asian Studies France
19 HÀ Dương Tường Giáo sư Toàn (nghỉ hưu), University of Technology of Compiègne France
20 Erik HARMS Phó Giáo sư khoa Nhân học và Nghiên cứu Đông Nam Á, Yale University USA
21 Bill HAYTON Nhà Nghiên cứu độc lập United Kingdom
22 Judith HENCHY Giảng viên Liên kết, Jackson School of International Studies, University of Washington USA
23 HERBELIN Caroline Phó Giáo sư, University of Toulouse Jean Jaurès France
24 Carina HOANG Tác giả/Nhà xuất bản, School of Humanities, Curtin University Australia
25 Hue-Tam HO TAI Giáo sư Hưu trí, Harvard University USA
26 Rob HURLE Giảng viên (nghỉ hưu), Australian National University Australia
27 Charles KEITH Phó Giáo sư, Department of History, Michigan State University USA
28 Ben KERKVLIET Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia
29 John KLEINEN Phó Giáo sư Hưu trí,
Amsterdam Institute for Social Science Research (AISSR) Netherlands
30 Gary KULIK Nhà văn
Cựu Chiến binh Việt Nam USA
31 Scott LADERMAN Giáo sư khoa Sử, University of Minnesota USA
32 LÊ Minh Hằng Nhà thuỷ văn học (nghỉ hưu), Vietnam Hydro-Meteorological Services Vietnam
33 LÊ Trung Tĩnh Kỹ sư United Kingdom
34 Christian C. LENTZ Phó Giáo sư khoa Sử, University of North Carolina USA
35 Ann Marie LESHKOWICH Giáo sư Nhân chủng học, College of the Holy Cross USA
36 David MARR Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia
37 André MENRAS (Hồ Cương Quyết) Nhà Làm phim ài liệu và Nghiên cứu độc lập France
38 Pamela MCELWEE Phó Giáo sư, Department of Human Ecology, Rutgers University USA
39 Edward MILLER Giáo sư khoa Sử, Dartmouth College USA
40 Dominique De MISCAULT Họa sĩ France
41 Anthony MORREALE Nghiên cứu sinh, University of California – Berkeley USA
42 Jason MORRIS-JUNG Giảng viên cao cấp, Singapore University of Social Sciences Singapore
43 NGÔ Như Bình Harvard University USA
44 Lam NGO Chuyên gia Thông tin học, Special Collection Services, Leiden University Netherlands
45 NGÔ Vĩnh Long Giáo sư khoa Sử, University of Maine USA
46 NGUYỄN Thế Anh Giáo sư Hưu trí, École Pratique des Hautes Études France
47 NGUYỄN Điền Nhà Nghiên cứu độc lập Australia
48 NGUYỄN Ngọc Giao Giảng viên (nghỉ hưu), Université Paris – Denis Diderot France
49 NGUYỄN Trọng Hiền Nhà Vật lý học, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena USA
50 NGUYỄN Đức Hiệp Nhà Khoa học Khí quyển, Office of
Environment & Heritage, NSW Australia
51 Huong NGUYEN Biên tập, The 88 Project USA
52 NGUYỄN Thanh Lam California Institute of Technology USA
53 Lien-Hang T. NGUYEN Giáo sư khoa Sử, Columbia University USA
54 Viet Thanh NGUYEN Nhà văn, Giáo sư, University of Southern California USA
55 Le Anh Tu PACKARD Nhà Kinh tế học cao cấp (nghỉ hưu), Moody’s Analytics USA
56 Natasha PAIRADEAU Bye Fellow, Murray Edwards College, University of Cambridge United Kingdom
57 PHẠM Xuân Yêm Nhà Vật lý học, Giám đốc Nghiên cứu CNRS (nghỉ hưu), Université Paris–Sorbonne France
58 Chloé PHAN-LABAYS Giảng viên, University of Lyon 3 France
59 Emmanuel POISSON Phó Giáo sư, Centre de Recherches sur les Civilisations de l’Asie Orientale (CRCAO) France
60 John PRADOS Nghiên cứu viên Cao cấp, Intelligence Documentation and Vietnam Projects, National Security Archive USA
61 Benoit QUENNEDEY Tác giả nhiều sách và bài viết về Đông Á France
62 Sophie QUINN-JUDGE Phó Giáo sư (nghỉ hưu) USA
63 Frédéric ROUSTAN Nhà Nghiên cứu liên kết, Institut de Recherche Asiatique (IrAsia) France
64 Christina SCHWENKEL Phó Giáo sư, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, University of California, Riverside USA
65 Mark SIDEL Giáo sư khoa Luật và các Vấn đề Công, Hàm vị Doyle-Bascom, University of Wisconsin-Madison USA
66 Balazs SZALONTAI Phó Giáo sư, Korea University Korea
67 Tai Van TA Nguyên Giảng viên và Nghiên cứu viên, Harvard Law School USA
68 Philip TAYLOR Giáo sư Hưu trí, Australian National University Australia
69 THÁI Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian USA
70 TRẦN Hải Hạc Phó Giáo sư (nghỉ hưu), Université Paris XII France
71 TRẦN Hữu Dũng Giáo sư Hưu trí, Wright State University USA
72 Nhung Tuyet TRAN Phó Giáo sư, University of Toronto Canada
73 Qui-Phiet TRAN Giáo sư Hưu trí, Schreiner University USA
74 Richard TRAN Phó Giáo sư, Ca’Foscari University of Venice Italy
75 TRỊNH Văn Thảo Giáo sư Hưu trí, Aix-Marseille University France
76 TRỊNH Xuân Thuận Giáo sư, University of Virginia USA
77 William TURLEY Giáo sư Hưu trí, Southern Illinois University Carbondale USA
78 Kieu-Linh Caroline VALVERDE Phó Giáo sư, University of California – Davis USA
79 VŨ Quang Việt Nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia, Cục Thống kê, Liên Hợp Quốc USA
80 VŨ ĐỨC Vượng Biên tập, Trồng Người, A Clearinghouse on Education in Vietnam, San Francisco – Sai Gon USA
81 Peter ZINOMAN Giáo sư khoa Sử, University of California – Berkeley USA

1 BÌNH LUẬN

  1. Đáng tiếc cho không biết bao nhiêu là học giả, trí thức xuất chúng đã mất công soạn thảo rồi đạt bút ký tên vào bức tâm thư nói trên!
    Nếu ước vọng của gần một trăm triệu dân VN trong nước và hải ngọai thét lên từ hàng bao năm nay vẫn chưa ăn thua gì, thì lá thư đầy tâm huyết của chư vị nay chắc chắn cũng bị Lú cho sang ngang vào sọt rác!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên