Thách thức mới cho quyền lực Mỹ: Chủ nghĩa biệt lệ Trung Quốc

5
Các thành viên của một đội bảo vệ danh dự Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Hình: Mark Schiefelbein/AP

Tác giả: Te-Ping Chen và Josh Chin

Người dịch: Huỳnh Việt Lang.

Một khi những công dân thầm lặng nhìn thấy đất nước của họ đang uy thế – và Hoa Kỳ đang suy thoái.

 

BEIJING- Li Xiaopeng đã từng thần tượng phương Tây. Khi còn là một sinh viên, anh đã vượt tường lửa Internet Trung Quốc để đọc tin tức từ nước ngoài, tôn sùng Hiến pháp Hoa Kỳ và nhìn thấy rằng chính phủ độc tài Trung Quốc như phận số phải suy tàn.

Bây giờ nhà tư vấn đô thị 34 tuổi, từng học ở cả Cambridge và Harvard nghĩ rằng, Trung Quốc đang vươn lên trong khi Hoa Kỳ đang suy yếu bởi sự bất bình đẳng về thu nhập, chính phủ chia rẽ và xã hội phân cực. Anh liên tục bình luận như vậy với hơn 80.000 người đang theo dõi trên tài khoản cuả anh ta trên mạng xã hội.

Cuối cùng, Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ để trở thành nước mạnh nhất thế giới“, anh viết trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.

Trong lúc này, Chủ tịch Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc trở thành thế lực toàn cầu trong khi lãnh đạo Hoa Kỳ đang ở tình thế bất ổn. Thú vị hơn, chính phủ của ông Tập dựa trên niềm tự hào dân tộc đang dâng trào từ các thần dân.

Một thế hệ sau khi nhà lãnh đạo cải cách Trung Quốc Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) hô hào người dân về “ẩn mình và chờ thời” (1) chủ nghĩa biệt lệ Trung Quốc đang nổi lên. Trong khi một số người Trung Quốc vẫn tin rằng đất nước sẽ cần phải có dân chủ để phát huy hết tiềm năng quốc gia; nhiều người khác bị thuyết phục rằng đất nước đã đạt được điều này, mặc dù chính quyền đã nghiền nát các cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ dân chủ vào năm 1989.

Các cuộc điều tra hàng năm của Trung tâm Nghiên cứu Pew từ năm 2010 cho thấy hơn 80% người Trung Quốc hài lòng với đường lối phát triển của đất nước họ. ¾ người Trung Quốc theo khảo sát của Pew năm ngoái nhìn nhận Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu hơn 10 năm trước, và 60% cho rằng sự tham gia của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu là tích cực.

Trên blog của anh Li, giữa những nhập nhằng của chính sách kinh tế thời Socrates và triều đại nhà Minh [đề cập giữa chính sách kinh tế tư bản phương Tây -Socrates, và kinh tế kiểu phong kiến phương Đông – nhà Minh], anh Li mô tả dài dòng về tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Không giống như Hoa Kỳ, nơi anh cho rằng uy tín được đánh giá dựa trên tính chuyên nghiệp và tiền bạc là cần thiết để giành chức vụ, anh lập luận rằng Trung Quốc thăng cấp các quan chức dựa trên năng lực của họ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quản lý các thành phố lớn và bộ máy hành chính.

Trong số những người trong thế hệ của tôi, không có nhiều người nghĩ rằng chúng tôi nên hoàn toàn học tập phương Tây“, anh Li nói. “Với họ, Trung Quốc đã là một đất nước tuyệt vời.

Ý thức rằng Trung Quốc đang đi đúng hướng thách thức chính sách đối ngoại cốt lõi hàng thập kỷ của Hoa Kỳ, một trong những lập luận cho rằng việc tiếp xúc với phương Tây sẽ dẫn Trung Quốc đi theo các giá trị phương Tây.

Sau vụ ồn ào Brexit và bầu cử Donald Trump, và giữa những nỗi lo ngại toàn cầu về chủ nghĩa khủng bố, một thế hệ những người yêu nước Trung Quốc như anh Li đang dự đoán chắc chắn về Trung Quốc như là một ngọn hải đăng về sức mạnh và sự ổn định trong một thế giới bất ổn.

Khẩu hiệu của Chủ tịch Tập, “Giấc mơ Trung Quốc“, lôi cuốn người Trung Quốc khao khát một lối sống trung lưu và cổ vũ cho sự trở lại của Trung Quốc trên tầm cao quốc tế. Trên bình diện toàn cầu, ông Tập đã miêu tả Trung Quốc như là một phương án thay thế phương Tây, với một hệ thống chính trị và văn hoá độc đáo; và như một quốc gia dẫn dắt trong các lĩnh vực thương mại, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu.

Những gì mọi người bắt đầu cảm thấy là niềm tự hào. Đó là niềm tự hào của việc được lắng nghe, hoặc buộc mọi người lắng nghe bạn“, Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc tại Hiệp hội Châu Á nói. “Ý tưởng về sự vĩ đại của Trung Quốc – vì từng trải qua tình trạng yếu kém – lôi cuốn quanh khái niệm sức mạnh“.

Chính phủ Trung Quốc thực thi gần như tuyệt đối thẩm quyền về giáo dục, truyền thông và Internet. Bên cạnh, các chiến dịch trấn áp khốc liệt bất đồng chính kiến, mang lại cho đảng Cộng sản quyền lực vô song nhằm áp đặt công luận. Kết quả là quan điểm yêu nước và quan điểm thân chính phủ được khuếch đại. Những lời phản biện có xu hướng bị nhấn chìm.

Sau những thông tin về giáo sư Deng Xiangchao (Đặng Tương Siêu) gửi thông điệp lên mạng xã hội Weibo vào tháng Mười hai tỏ ra xót xa cho hàng triệu người đã chết trong các chiến dịch chính trị của Mao Trạch Đông, ông đã bị sẵn lùng trên mạng như một “kẻ thù của nhân dân“, tài khoản bị xóa và ông ấy bị sa thải khỏi Đại học Kiến trúc Sơn Đông vì “những nhận xét sai lầm.

Trong các bài viết trên mạng, nhà văn Lu Yang (Lỗ Dương) đã phản đối sự ngược đãi với giáo sư Đặng trong tay “một băng đảng những kẻ ngu ngốc trên Internet“. Tài khoản Weibo của ông này cũng bị xóa. Ông Lỗ nói: “Không gian cho tự do ngôn luận ở Trung Quốc ngày càng nhỏ đi“.

Một phát ngôn viên của Weibo cho biết ông không rõ về hoàn cảnh xung quanh việc đóng tài khoản của Đặng Tương Siêu và Lỗ Dương.

Các hình thức hung hăng hơn của chủ nghĩa dân tộc nhắm vào các quốc gia khác được xem như cách Trung Quốc thường làm. Sau khi Hàn Quốc đồng ý triển khai hệ thống chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ như là cách phòng vệ đối phó với Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh lên án hành động này là gây nguy hiểm cho an ninh Trung Quốc. Chẳng bao lâu một số người Trung Quốc bắt đầu đăng video trực tuyến cho thấy họ khinh miệt các hàng hoá từ các cửa hàng Hàn Quốc ở Trung Quốc. Một cửa hàng bún bò ở Bắc Kinh đã quảng cáo rằng họ sẽ không phục vụ người Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc, sinh viên và khách du lịch lan tỏa khắp nơi trên thế giới với số lượng kỷ lục, và là các tin tức quốc tế nổi bật trên các phương tiện truyền thông. Hơn bất cứ điều gì, người Trung Quốc nói, lòng yêu nước hiện nay của họ được xây dựng trên niềm tự hào về mức độ phát triển nhanh chóng của đất nước xuất phát từ đói nghèo và tình trạng phồn vinh của nền kinh tế so với các nước khác.

Sự tăng trưởng thịnh vượng nhanh chóng đã ăn sâu vào niềm tin nhiều người Trung Quốc, đặc biệt giới trẻ, những người chỉ trải qua thời kỳ tốt đẹp. Hình: Gilles Sabrie/Wall Street Journal

Theo số liệu công bố trong tháng Bảy, bảy trong số 10 quốc gia châu Âu theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, bao gồm Anh và Đức, Trung Quốc hiện được coi là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Khoảng cách nhận diện toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây; theo Pew, với 47% người hiện đang thể hiện một cái nhìn tích cực về Trung Quốc, so với 49% đối với Hoa Kỳ.

Một con số kỷ lục gồm 328.547 sinh viên Trung Quốc ghi danh vào Hoa Kỳ trong năm học 2015-2016, tăng 160% so với sáu năm trước, thu hút bởi chất lượng của hệ thống giáo dục đại học và háo hức thoát khỏi các kỳ thi vất vả vào đại học của Trung Quốc. Trong quá khứ, hầu hết du học sinh Trung Quốc sẽ ở lại sau khi tốt nghiệp. Bây giờ khoảng 80% chọn trở về nhà, nhiều người nói, nơi có triển vọng việc làm tốt hơn đang chờ đợi.

Một cuộc khảo sát nhỏ gồm 131 sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ, Âu châu, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Nghiên cứu Thanh niên Trung Quốc cho thấy, trong khi hầu hết sinh viên đều không ấn tượng nhiều về lòng yêu nước trước khi rời Trung Quốc, nhưng gần 80% cho biết cảm thấy yêu nước hơn sau khi ra nước ngoài. Chừng 2/3 cho biết họ đã đồng ý với ông Tập về “Giấc mơ Trung Quốc”.

Chen Hesheng, một sinh viên 22 tuổi mới tốt nghiệp đại học, đã trải qua một tháng trong chương trình học hè tại Đại học Nam California ở Los Angeles vào năm 2014. Với việc hai sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp bị bắn chết trong khi ngồi trong một chiếc BMW gần trường vào năm 2012. Anh cảm thấy sợ đi ra ngoài vào ban đêm và bị sốc vì sự kém an toàn nơi công cộng ở Hoa Kỳ.

Anh Chen cũng phản đối luận điệu từ Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây về dân chủ và nhân quyền: “Giới trẻ không bị thuyết phục rằng phương Tây là tốt hơn. Bạn là ai mà đòi thuyết giảng cho chúng tôi về những điều kia [về dân chủ và nhân quyền]? “

Những ngày này, anh Chen là một phần của thế hệ các nhà hoạt động trực tuyến yêu nước gọi là “Tiểu Hồng” – tên đặt cho màu nền của một trang web được biết đến với các cuộc thảo luận chính trị yêu nước nồng nàn.

Giống như những người khác trong nhóm ở thế kỷ 21 này, anh Chen nói rằng Internet và du lịch cho phép họ nhìn thấy Trung Quốc chính xác hơn. Anh đã vượt qua các rào cản internet chủ yếu để xem các video không bị kiểm duyệt trên YouTube và đôi khi để phản đối những gì anh ta xem là quan điểm không chính xác về Trung Quốc trên Facebook.

Vào năm 2016, anh đã hai lần tham gia vào nhóm dư luận viên đại lục để đăng tải hàng chục ngàn ý kiến ​​ủng hộ Trung Quốc trên trang Facebook của Tổng thống và các cơ quan truyền thông của Đài Loan được coi như là sự ủng hộ cho sự độc lập chính thức của hòn đảo được cai trị một cách dân chủ – từ Trung Quốc – một vấn đề nóng bỏng đối với phong trào yêu nước Trung Quốc.

Đối với sinh viên Trung Quốc ở phương Tây, những người xúc phạm đến đồng bào của họ, thì việc trả đũa có thể diễn ra nhanh chóng. Vào tháng Năm, một sinh viên Trung Quốc tại Đại học Maryland đã khơi dậy một sự một cuộc tranh cãi trực tuyến sau khi cô ca ngợi tự do ngôn luận và chất lượng không khí của Hoa Kỳ trong một bài diễn văn ở lễ phát bằng. Ngay cả Bộ Ngoại giao nước này thậm chí đã can dự đến cuộc tranh cãi, tuyên bố rằng “bất kỳ công dân Trung Quốc nào cũng phải có trách nhiệm về những lời nhận xét của mình.” Sinh viên này sau đó đã xin lỗi công khai, nói rằng cô ấy không có ý làm giảm giá trị quê hương mình.

Đối với anh Li, chuyên gia tư vấn đô thị, kinh nghiệm ở nước ngoài đã ảnh hưởng nhiều đến anh ấy.

Một tấm hình hồi còn bé của blogger Li Xiaopeng với cha mình, một giáo viên vùng nông thôn Tứ Xuyên. Hình: Gia đình Li

Là một đứa trẻ ở vùng nông thôn Tứ Xuyên, anh sống trong một ngôi nhà không có nước sạch. Gạo được phân phối. Trường bị đóng cửa để học sinh có thể đi giúp đỡ những vụ thu hoạch nông nghiệp. Việc đi thăm người thân có nghĩa là đi bộ hàng giờ qua các cánh đồng.

Tuy nhiên, anh được nuôi dạy trong sự biết ơn đảng Cộng sản. Bố mẹ anh, một giáo viên và một nhân viên cửa hàng, đã cho anh ta những bài viết Mao tuyển để truyền cảm hứng cho anh.

Sau khi đạt điểm cao về môn chính trị trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh đã học luật tại một trong những trường hàng đầu của quốc gia, Đại học Nhân Dân (Renmin) ở Bắc Kinh, quan điểm thế giới của anh ấy bắt đầu thay đổi.

Các giảng viên phóng khoáng đã đưa những ý tưởng của họ vào các cuộc thảo luận trong lớp. “Họ nói rằng Trung Quốc không có luật pháp, không có nhân quyền,” anh nhớ lại. Anh đã truy cập Internet trong phòng ký túc xá của mình và sử dụng phần mềm vượt tường lửa để tiếp cận các trang web bên ngoài Trung Quốc để đọc tin tức và bình luận không bị kiểm duyệt. “Họ nói rằng Mao Trạch Đông là một kẻ cai trị tàn bạo, và lịch sử cổ đại của Trung Quốc là một trong những nền thống trị độc tài,” anh nói.

Anh Li càng đọc nhiều, anh càng tin chắc về sự sụp đổ của xã hội của anh ấy, và càng ngưỡng mộ phương Tây với sự giàu có, sự tôn trọng quyền tự do dân sự, khả năng kiểm soát và cân bằng chính trị. Anh đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm về hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ. Vụ tai tiếng Watergate lật đổ Richard Nixon gây ấn tượng với anh.

Chúng tôi nghĩ rằng hệ thống chính trị của phương Tây thực sự tốt, và chúng tôi nên sử dụng nó để thay đổi Trung Quốc“. Sự thay đổi đó chắc chắn sẽ đến, anh nói: “Chúng tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề thời gian“.

Những nghi ngờ về phương Tây đã leo thang khi anh ấy mất nửa năm tại Đại học Cambridge như một học phần của văn bằng Tiến sĩ kinh tế. So với cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới của Trung Quốc, các toà nhà ở hầu hết các thành phố Anh quốc trông cũ kỹ. Lấy thẻ ngân hàng phải mất nhiều ngày.

Bắt đầu vào năm 2010, một năm tại Trường Kennedy của Đại học Harvard với tư cách là một nghiên cứu sinh trao đổi (visiting fellow) đã đẩy nhanh thay đổi suy nghĩ của anh. Anh ấy kinh hoàng trước số người ăn mày trong ga tàu điện ngầm và cảm thấy không an toàn.

Li Xiaopeng ở Đại học Cambridge năm 2009. Hình: Li Xiaopeng

Hoa Kỳ vừa mới gượng dậy từ một cuộc khủng hoảng tài chính mà phần lớn Trung Quốc không bị tổn thương. “Khúc chiến ca của mẹ Hổ” của Amy Chua, tán dương những lợi ích việc nuôi dạy con cái cứng rắn của người Trung Quốc, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Anh Li nghĩ, “Nếu người Mỹ ngưỡng mộ Trung Quốc nhiều, có lẽ cách mà chúng ta chứng kiến Trung Quốc trước đây đã không chính xác lắm,“.

Anh ấy đã sàng lọc qua dữ liệu trực tuyến về điều tra dân số của Hoa Kỳ và kết luận sự bất bình đẳng đang làm suy yếu Hoa Kỳ. Anh đã nhìn thấy hệ thống chính trị chia rẽ của nó như là quá phục tùng những lợi ích đặc biệt để phục vụ công chúng rộng lớn hơn.

Trong nhiều thập kỷ, chính trị gia Hoa Kỳ đã đến và đi, và đưa ra các khẩu hiệu dễ nghe về cách họ sẽ thúc đẩy tầng lớp trung lưu và bình đẳng xã hội. Nhưng về cơ bản, nó là một phép thử tệ hại, ” anh Li đã viết trên blog của mình vào tháng Mười Hai. Trong một bài đăng riêng biệt, anh ca ngợi những thành tựu khoa học của Trung Quốc, bao gồm cả vị trí số 1 về siêu máy tính, như một bằng chứng về sức mạnh đang phát triển của đất nước. Anh Li viết, “Nó đáng ngạc nhiên trên thế giới!”.

Được chứng kiến phương Tây rất gần, anh Li nói, là một kinh nghiệm rõ ràng cho chính anh. Anh ấy thích trích dẫn một câu thành ngữ phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc: Khi bạn rời khỏi đất nước của bạn, bạn yêu đất nước của bạn. “Nếu bạn không đi ra nước ngoài, bạn không thực sự biết là Trung Quốc vĩ đại như thế nào”, anh Li nói.

 

Nguồn: Wall Street Journal 26/7/2017

http://www.viet-studies.net/kinhte/ChineseExceptionalism_WSJ.pdf

 

———————————-

Chú thích:

1/ Chủ trương “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình, nghĩa là che giấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối, giấu kín thực lực

 

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Các vấn đề mà bài báo của 2 anh Tàu Te-Ping Chen và Josh Chin không biết nói đến là:
    – Tàu cộng thành công về kinh tế không phải là kết quả của chủ nghĩa cộng sản Mác-Mao ưu việt mà là do chiến lược của Tàu xu nịnh, lấy lòng Mỹ suốt 30 năm (từ 1960-1990), trong đó có trận chiến Xô-Trung ở bờ sông Hắc Long Giang năm 1967, và trận Việt-Trung ở Bắc VN 1979, kể cả tuyên bố Trung cộng không phải là 1 nưỚc cộng sản từ năm 1978 (để cho quốc hội Mỹ nghe chứ không phải cho dân tàu nghe), … để rồi được Mỹ gõ cây đủa thần 1: “ưu tiên thương mại” (gạt bỏ tất cả rào cản cạnh tranh cho hàng hóa Tàu vào Mỹ) và cây đủa thần 2: xuất cảng hàng triệu nhà máy, kỹ thuật, hàng chục triệu công việc vào nước Tàu.
    – Để thành công về kinh tế đảng “cộng sản” Tàu phải dẹp bỏ hết các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản, chỉ còn giữ lại 1 “nguyên tắc”: làm tất cả để giữ quyền lực, nhất là áp bức, bịt miệng dân chúng, lừa gạt dân chúng.
    – Nhà cầm quyền Trung cộng chẳng có sáng tạo gì trong kinh tế, thương mại, kỹ nghệ. Điều duy nhất giúp Trung cộng chiếm ưu thế cạnh tranh là khối nhân công đông đảo rẻ tiền.

    Vài chục triệu thằng Li Xaopeng sẽ sáng mắt ra khi:
    – ưu thế cạnh tranh của Tàu sẽ hết khi người dân Tàu đòi hỏi tăng lương, cải thiện đời sống. Hiện giờ còn hằng trăm triệu người Tàu sống khốn khổ vô cùng, làm sao so sánh được với dân chúng các nước phát triễn
    – nhận ra 1 chính quyền dùng sự thịnh vượng nhất thời để đoàn kết 1 giống dân tự ti, ảo tưởng rồi đi gây hấn với toàn thể 10 nước lân bang của mình là 1 chính quyền dẫn dân tộc đến chỗ tự diệt vong. (Không khác gì Phát xít Nhật và Đức thời trước Thế chiến 2)
    – nhận ra thân phận nô lệ của mình vì nhà cầm quyền Trung cộng vẫn áp bức dân tộc Tàu bằng cách cấm các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do ứng cử bầu cử, tự do sáng tác, tự do thành lập và tham gia các hội đoàn, …

  2. 2 tác giả Te-Ping Chen và Josh Chin chỉ tường thuật, không đưa ra được 1 lời nhận xét, bình luận nào trong bài này. Không lẽ 2 tác giả cũng mụ mị như thằng nhóc Li Xaopeng à? Không lẽ tác giả cũng dùng thằng Li Xaopeng để hù dọa nước Mỹ, hù dọa thế giới ?

    Và theo ý tôi, dù bài dịch rất công phu, rất hay nhưng dịch giả Huỳnh Việt Lang có 1 lỗi nhỏ khi dịch “Chinese exceptionalism” là “chủ nghĩa biệt lệ Trung Quốc”. Lẽ ra phải dịch là “trường hợp đặc biệt Trung Quốc” (chứ còn chủ nghĩa biệt lệ TQ thì chẳng ai hiểu nghĩa là gì cả). Người ta cũng đã nói American exceptionalism từ lâu rồi . Có nghĩa là trường hợp đặc biệt về nước Mỹ (tại sao quá thành công, quá giàu có, quá ưu tú, quá tự do dân chủ)

    • Tôi nghĩ ông Huỳnh Việt Lang đã suy nghĩ kỷ trước khi dịch từ Exceptionalism thành “chủ nghĩa biệt lệ”. Exception ngoại lệ là so với khối Cộng Sản sụp đổ đã chuyển hướng kinh tế chính trị theo tư bản tự do, trong khi đó thì Tàu cộng chỉ làm kinh tế theo tư bản nhưng vẫn giữ hệ thống cai trị kềm kẹp người dân như chủ nghĩa CS. Vậy có thể hiểu Biệt là đặt biệt, Lệ là ngoại lệ.

  3. Trích:…”Khi bạn rời khỏi đất nước của bạn, bạn yêu đất nước của bạn. “Nếu bạn không đi ra nước ngoài, bạn không thực sự biết là Trung Quốc vĩ đại như thế nào”…(ngưng trích).

    Không biết có bao nhiêu phần trăm ngươì TQ đồng ý với phát biểu trên. Có điều, nước nào có người TQ mò đến, người nước đó ắt không thể không nhận xét: “Nếu bạn chưa tiếp xúc với người TQ, bạn sẽ không thể tưởng tượng người TQ bần tiện, phản trắc, léo lận và bẩn thỉu (vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai) như thế nào”!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên