Ông Tập, ông Biden và những mong đợi từ APEC 2023

5
Biểu tình phản đối APEC ở San Francisco (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Hội nghị APEC 2023 – Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương – đang diễn ra tại thành phố San Francisco, California.

Từ nhiều tháng qua, đã có những chuẩn bị từ các cấp trong chính quyền Mỹ cho APEC. Theo ban tổ chức, sẽ có hai vạn khách đến từ nhiều nơi trên thế giới, cùng với hai nghìn phóng viên có mặt để tường thuật cuộc họp thượng đỉnh. Khu vực tài chánh và quanh toà thị chính cuối tuần qua trông sạch sẽ, không còn thấy những người không nhà nằm bên lề đường.

Nhiều bộ trưởng kinh tế, tài chánh các nước đã có mặt từ tuần trước để họp sơ bộ với giới chức Hoa Kỳ.

APEC gồm 21 thành viên ven biển Thái Bình Dương, có các cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật cùng Canada, Úc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mexico, Brunei, Chile, New Zealand, Papua New Guinea, Peru. Đài Loan và Hong Kong không phải là hai quốc gia nhưng có nền kinh tế độc lập và phát triển nên cũng được mời tham dự.

Giới quan sát chú ý nhất đến gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày thứ Tư 15/11. Lãnh đạo hai nước sẽ có đạt được sự đồng thuận quan trọng nào để làm tan băng và đưa quan hệ trở lại bình thường hay không?

Quan hệ Mỹ-Trung trong những năm gần đây đã đóng băng, bắt đầu từ 2017 khi Donald Trump lên làm tổng thống với chính sách quân bình cán cân thương mại, thay đổi mức xuất nhập cảng giữa Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là “chiến tranh kinh tế mậu dịch” giữa Bắc Kinh và Washington. Cùng lúc có nhiều căng thẳng trên không và trên biển Đông Á mà Tập Cận Bình xem đó như ao nhà.

Hơn một năm qua, Trung Quốc đã không nhận điện thoại của lãnh đạo quân sự Mỹ, từ khi Tổng thống Joe Biden có những phát biểu liên quan đến việc bảo vệ Đài Loan, mà Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh thuộc về Trung Quốc.

Hai năm qua, đã có quan chức cao cấp Mỹ sang Đài Bắc gồm nhiều bộ trưởng, dân biểu và nghị sĩ, có cả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, là một loạt những chuyến đi liên tục chưa từng thấy trước đây trong quan hệ dù không chính thức có giữa Mỹ và Đài Loan, khiến Bắc Kinh bực bội.

Trung tâm của cuộc biểu tình phản đối APEC (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Hình các lãnh tụ cộng sản trong biểu tình hôm 12-11 ở San Francisco (Ảnh Bùi Văn Phú)

Trước thềm APEC, thứ Năm tuần qua có một buổi nói chuyện về tương lai quan hệ Mỹ-Trung tại Đại học U.C. Berkeley với các diễn giả:

  • Orville Schell, giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung của Asia Society
  • Zongyuan Zoe Liu, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Council for Foreign Relations
  • Andy Rothman, cựu nhân viên ngoại giao Mỹ hiện là nhà chiến lược đầu tư của Matthews Asia
  • Victor Shih, giám đốc 21st Century China Center.
  • Ker Gibbs, giám đốc điều hành Center for Business Studies and Innovation in Asia-Pacific của Đại học San Francisco là người điều hợp chương trình

Các phân tích, nhận định được diễn giả đưa đều có một điểm chung là không thể tách Trung Quốc ra được – decoupling, vì hai nước đã có những quan hệ từ giáo dục, kỹ thuật, mậu dịch đan kết với nhau trong nửa thế kỷ qua.

Andy Rothman với 20 năm kinh nghiệm ngoại giao, từng làm việc tại Trung Quốc đưa ra quan sát là nhờ nhân công Trung Quốc mà người dân Mỹ có mức sống cao với tiện nghi vật chất. Ngược lại nhờ Mỹ và phương Tây mà lợi tức đầu người của dân Trung Quốc đã tăng gấp 148 lần trong nửa thế kỷ qua, trong khi chỉ tăng 5 lần cho người Mỹ.

Ông nói, hãy thử tưởng tượng nếu không có bàn tay của công nhân Trung Quốc làm ra các mặt hàng từ tivi, tủ lạnh, điện thoại cầm tay cho đến dược phẩm để người Mỹ tiêu dùng với giá rẻ thì mức sống ở Mỹ sẽ đắt đỏ hơn bây giờ rất nhiều.

Tuy nhiên có người đặt câu hỏi, như thế là các công ty Mỹ bóc lột sức lao động của dân Trung Quốc?

Bà Zoe Liu, sinh ra và lớn lên ở đó cho biết là không bao giờ nghe nói đến hai chữ “bóc lột” mà rất nhiều công nhân lại thích làm cho hãng Mỹ, cảm thấy hãnh diện là công nhân của các công ty đa quốc gia. Theo Liu, dân Trung Quốc nói chung rất thích Mỹ. Ông nội của bà từng là lính tham dự ba cuộc chiến, trong đó có chiến tranh Triều Tiên chống lại “đế quốc Mỹ”, bà kể, nhưng từ khi hai nước mở ra quan hệ, ông nội khuyên bà nếu có cơ hội nên đến Mỹ học hỏi.

Nhận định về Chủ tịch Tập Cận Bình, Victor Shih nói ông là một người có khả năng lãnh đạo, nhất là trong những lúc khó khăn. Các chính sách nghiêm ngặt liên quan đến Covid-19 được ban hành đã kiểm soát được sự lây lan, giữ cho số tử vong ở Trung Quốc rất thấp. Tuy nhiên, Tập là một nhà độc tài, gần đây ông đã loại bỏ những “nhà kỹ trị” – technocrats – ra khỏi thành phần lãnh đạo vào đưa vào guồng máy những ai chỉ biết phục tùng Tập. Trong lãnh vực tài chánh thương mại nay không còn những lãnh đạo có sáng kiến, theo quan sát của Shih, và sự việc này làm thế giới quan ngại. Cũng như Tập Cận Bình đang có những bước mang tính chiến lược trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), thách thức Hoa Kỳ vì hiện nay khối lượng tàu chiến của Bắc Kinh hiện diện ở đó nhiều hơn Mỹ.

Giáo sư Orville Schell nguyên là hiệu trưởng Trường Báo Chí của Đại học Berkeley, tác giả của hơn chục sách về Trung Quốc trong đó có tác phẩm “Silicon Triangle” phân tích về quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan. Nhận định về chiến tranh liên quan đến Đài Loan có thể xảy ra, Schell nói vì chất bán dẫn và micro-chip ngày nay có trong mọi sản phẩm, từ đơn sơ cho đến tinh vi, đang được sử dụng khắp thế giới mà Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ là những trung tâm sản xuất nên các bên sẽ không để xung đột xảy ra, vì thiếu micro-chip thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng.

Victor Shih cho biết Trung Quốc là nước hỗ trợ tài chánh cho việc sản xuất panô chuyển năng lượng mặt trời thành điện và đang được bán khắp thế giới, đây là một điều tích cực trong việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch và là điểm thuận lợi cho hai quốc gia khi bàn thảo về biến đổi khí hậu.

Điều hợp viên Ker Gibbs nhắc lại lời Tổng thống Richard Nixon khi mở đường giao thương với Trung Quốc cách đây nửa thế kỷ: “Về viễn cảnh, đơn giản mà nói chúng ta không thể để Trung Quốc mãi mãi sống bên ngoài đại gia đình những quốc gia để họ ôm ấp những ước mơ, cùng thù ghét và đe doạ các nước láng giềng. Vì không có nơi nào trên địa cầu bé nhỏ này để cho 1 tỷ người tràn đầy năng lực phải sống trong tức giận và cô lập.”

Gibbs phân tích, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay căng thẳng vì lãnh đạo Hoa Kỳ có người cho rằng Trung Quốc đã lớn mạnh, sẽ vượt qua Mỹ trong tương lai gần và đe doạ đến an ninh nước Mỹ cũng như thế giới. Còn Bắc Kinh nhìn Hoa Kỳ như đang tìm cách bao vây Trung Quốc, không chỉ ở biển Đông Á mà còn bao vây kinh tế, kỹ thuật và chính trị để Trung Quốc không thể vươn lên thành cường quốc vượt qua Hoa Kỳ.

Làm sao để tương lai quan hệ hai nước được tốt hơn? Theo Schell là khó và ông bi quan, vì hai quốc gia có hai thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau. Làm sao chúng ta không quan tâm khi nhà nước Trung Quốc có thể bắt bỏ tù bất cứ ai, bất cứ lúc nào, ông nói.

Quan tâm đến tự do của người dân Trung Quốc nên tháng 9 vừa qua, cũng tại Đại học Berkeley ông đã có buổi đàm luận với nghệ sĩ Ngải Vị Vị, nhà bất đồng chính kiến với Bắc Kinh nổi tiếng nhất hiện nay và đang phải sống lưu vong

Năm ngoái, trong một buổi thảo luận do Asia Society tổ chức, với diễn giả là một cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ đặc trách châu Á, tôi có đặt câu hỏi là nếu chẳng may Biden hay Tập bất thình lình qua đời thì quan hệ Mỹ-Trung có sẽ khá hơn lên không? Nhà ngoại giao trả lời rằng cũng sẽ không có gì thay đổi.

Cuộc gặp giữa Biden và Tập tại APEC, theo tôi rồi cũng không mang lại những tiến bộ quan trọng nào vì hai bên như đang trở lại với những quan điểm chính trị và địa chính trị thời thập niên 1960, khác chăng nay Trung Quốc đã tiến bộ với các phát minh bắt kịp với phương Tây, từ xe ôtô, xe chạy điện, hệ thống tàu hoả, vệ tinh, máy bay, tàu chiến, hàng không mẫu hạm và có thể thách thức Hoa Kỳ ở nhiều nơi.

Biden và Tập gặp nhau chỉ là để mở lại những cổng liên lạc giữa lãnh đạo hai nước đã bị đóng lại từ mấy năm qua. Nếu có thay đổi chính sách cụ thể, phải chờ đến sau bầu cử Mỹ vào cuối năm tới.

Hôm Chủ Nhật vừa qua, ở trung tâm thành phố San Francisco đã có hàng nghìn người xuống đường biểu tình phản đối APEC, đòi dẹp bỏ tổ chức này vì cho đó là nơi tập trung của tư bản để bóc lột dân nghèo khắp thế giới.

Những lời hô vang được người biểu tình lập đi lập lại: “Biden Biden lie. He don’t care if people die.” Hay “Xi Jinping lies. He don’t care if people die” – Biden, Tập nói dối. Không quan tâm nếu dân có chết.

Trong khi đó có người biểu tình diễu hành giơ cao hình Marx, Lenin, Stalin, Mao. Giơ cao biểu ngữ đòi chấm dứt khai thác dầu hoả. Chấm dứt việc coi phụ nữ Philippines như những món hàng. Có người đứng phát báo “Red Star – Sao Đỏ”, có quầy bán sách báo cách mạng tán dương xã hội chủ nghĩa.

Người biểu tình với biểu ngữ phản đối APEC (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Nhìn đoàn người tuần hành gồm đủ mọi thành phần dân chúng, quan điểm chính trị, tôi biết mình đang sống trong một đất nước tự do. Rất khác với Việt Nam hay Trung Quốc là những quốc gia đã đăng cai APEC mà dân không được phép xuống đường biểu tình.

Bùi Văn Phú

 

5 BÌNH LUẬN

  1. Bài viet chẳng ra gì của một tên KHOÁI ăn phở có (cờ ) máu tháng và tên quỷ Hồ mạt người bên cạnh đẻ tăng thêm khẩu vị …Bài viết không cứ đưa 5-6 tên gs học giả Mỹ là coi như “chu” vì chứng minh được tác giả chẳng có suy nghĩ… Có nhiều t/s VN nhận bằng My KHÔNG BIẾT tiéng MỸ nên tác giả ở Mỹ ,KHÁC họ chăng ?
    Viết vè Apec năm nay cuối nhiệm kỳ ,họp tại Mỹ có biểu tình Bọn tảu Tập ,kẻ thù vn kẻ thù Mỹ ,kẻ thù TG tự do dân chủ .và biểu tình phản đối Tập ,phản đối Apec có VNCH/TNCS /CC tham dự (Nam Bắc Cali).
    Vậy mà Phú KHÔNG Viết một lời nào ,dù là tường thuật …mà chỉ chú ý vào đám biểu tình phản dối Apec của công nhậncho là Apec “bóc lột” (chữ VC dùng cho bọn gọi là tư bản bóc lộtt công nhân).Nhưng nào phải bây giờ mới xảy ra mà ở các hội nghi doo các nước khác tổ chức cũng có biểu tình của đám này vậy ! Ngoài ra không nói các đám biểu tinh khác ngoài VNTNCS là Tây tạng (toàn đám trẻ ,nói tiếng My hầu như họ sinh ở Mỹ phản đối Tập Cẫm Bình nghiêm chinh ,khí thế ,bài bản. Một số khác phản dối TC (như Pháp Luan Công ,Đài Loan ,Hương Cảng ,và các dân tọc bị áp bức ở Tàu…NVP có thẻ nói là có những người Tàu ủng hộ TCB ,đã đảo Biden,nhưng vói Phú phải biết là TC phái đoàn Tập qua Mỹ (chủ đích gặp TT Mỹ/như ta biết/ hai vị nguyên thủ qg ,hai nền kinh té lớnn đã có cuộc họp chính thức riềng xa S.Francisco 30 dặm ,có biểu tình (nhưng cũng chẳng biết có vn không ?).
    Biden đọc diễn văn ,trao cờ ho Peru niệm kỳ sau của Apec.
    Riêng cuôc họp vói Tập Biden và tập thoả thuận nhiều điều (như b/c Q Đ đẻ tránh hieru lầm gây chiến tranh giữa hai nước. Biden y/c Tập tránh hợp tác vói Nga ,tránh nhúng mũi vào Iran và tấn công Đai Loan.
    khác vói tên 45 tung hô Putin ,ca ngơi tập ,yêu mến kim ủn (nhưng vẫn tuyen bố vung vít nhiều lần là giải quyet Ukraine trong 24 h. không lý đến Đai Loan vì xa Mỹ 4000 dặm tức giao U. cho Nga Putin ,giao Đai Loan cho Tập. Chống CS là “yêu,ưu ái CS” chống độc tài thì “ôm “Hitler”( trích câu văn của Hitler trong cuộc mít-ting của MAGA ,chống Mỹ dân chủ tự do,chưởi TT Mỹ vô căn cứ ,xúi bọn MAGA Hạ Viện làm bậy ,mất tưcách trang nghiêm của Hạ Viện Mỹ vì 45 coi la bọn bù nhìn (như QH VN hay Tàu) ,bãi bỏ tư Pháp đọc lập…và uy quyền TT tuyệt đói >mệnh lênh ra văn bản không cần thông qua AI ,TT ký là đủ…) Vậy mà Phú chỉ có trích câu“Biden Biden lie. He don’t care if people die.” Hay “Xi Jinping lies. He don’t care if people die” Có không ,không nghe truyền thông Mỹ Việt nói tới…
    Ngoài ra dân tư bản là chạy theo lợi nhuận (như Trump hiện vẫn còn làm ăn vói Tập (có thể cả vói Kim Ủn) cô gái rượu mà Trump “yêu…” vẫn còn làm ăn vói TC ,giữ 36 trade marks tới bây giờ (được cấp khi Trump vẫn hùng hổ chống kinh tế Tàu (một mặt khác năn nỉ tàu mua nông sản Mỹ (bắp ,đậu nành) vì nông dân Mỹthua lỗ khi Tập “trả đũa” Không MUA nữa.My phải trợ giá (3 tỷ?) Hàng hoá dưới thời 45 lên vùn vụt vì không những chống Tàu chống luôn ĐM và các cơ chế do Mỹ lập ra .Ghét,kỳ thị da den Obama nên bỏ những gì Obama làm ,Mơi lên làm TT đã bỏ PTT (tàu vội thành lập PTT Châu Á thay thế Mỹ)
    “Trong khi đó có người biểu tình diễu hành giơ cao hình Marx, Lenin, Stalin, Mao. Giơ cao biểu ngữ đòi chấm dứt khai thác dầu hoả. Chấm dứt việc coi phụ nữ Philippines như những món hàng. Có người đứng phát báo “Red Star – Sao Đỏ”, có quầy bán sách báo cách mạng tán dương xã hội chủ nghĩa.” (trích)là do TCB đưa một sô TC qua phối hợp vói Tàu cọng ở Mỹ bieru tinh ,không có gì lạ , VC có thẻ copy tàu V/đ này lần sau vì VC ở Mỹ cũng khá nhiều ,ngươi Qg theo cộng cũng không ít…
    ” Rất khác với Việt Nam hay Trung Quốc là những quốc gia đã đăng cai APEC mà dân không được phép xuống đường biểu tình”(trich)
    Tại saoVN va TC cung dã mở HN APec mà dân chúng KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XUỐNG DƯỜNG BIỂU TÌNH hả đồng chí PHú?

  2. Bài viết không công bằng với cái nhìn của một người quan sát một sự kiện lớn trên đất Mỹ mà không một lời đề cập tới cộng đồng người Mỹ gốc Việt cầm cờ vàng ba sọc đỏ biểu tình chống chủ tịch VC Võ Văn Thưởng và chủ tịch Tập Cận Bình của nước cộng sản Tàu.

    Nếu không có công nhân nước Tàu thì sẽ có công nhân những nước khác thay thế và điều này đang xảy ra khi đầu tư của tư bản vào nước Tàu đang suy giảm để đầu tư vào những nước khác. Như vậy Tàu Phải mang ơn Mỹ hay Mỹ phải mang ơn Tàu? Và nếu nói bóc lột công nhân thì chế độ cộng sản còn bóc lột gấp ngàn lần khi so sánh đồng lương công nhân của Mỹ và công nhân của hai nước cộng sản Tàu và Việt. Tác giả nói về Covid-19 mà chỉ khen ngợi Tập mà không đề cập ai và nước nào gây ra. Tác giả cũng nói chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Tàu mà không nói nguyên do vì sao có chiến tranh, cũng như nói căng thẳng ở Biển Đông nhưng cũng không nói là tại sao khi vùng này không hề có vấn đề gì khi còn thuộc ảnh hưởng của Mỹ ở thế kỷ trước.

    Tác giả chỉ nói tới phần ngọn mà không nói tới cái gốc của vấn đề. Nhìn nhận được sống ở nước Mỹ tự do và dân chủ nên chỉ viết cái gì mình muốn viết, đúng, nhưng thiếu khách quan nếu không muốn nói là che đậy.

    • -Hello!
      -Phú hả?
      -Vâng, Phú đây.
      -Bài viết về biểu tình APEC hay vì có…chất lượng.
      -Cảm ơn!
      -Nhưng có người thắc mắc sao không có hình ảnh Cờ Vàng chống Tập văn Thưởng ?
      -Bởi..vì..bởi..vì…
      -Vì sao?
      -Vì…vì..trong đơn đặt hàng không có mục đó.

      • Tôi đã từng gọi hắn là PHÚ BUỒI. Trong những ảnh mà hắn post, tìm đỏ mắt, cũng không thấy 1 lá cờ vàng, ba sọc đỏ nào mà rất đông ĐỒNG BÀO YÊU NƯỚC đang sống tại Mỹ, tham gia biểu tình, chống thằng CON HOANG ở San Francisco.

        Rõ ràng, không thể chối cãi, hắn đích thị là tên VC NẰM VÙNG. Cho nên, thấy bài viết của hắn, tôi chả có thích thú gì, để viết bình luận trực tiếp.

        LCL.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên