Nguyễn Quang Duy: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- Người của thời cuộc

20
Nhân 30-4 năm nay tôi xin được chia sẻ đôi điều suy ngẫm về tổng thống Nguyễn văn Thiệu và thời cuộc 1963-75.
 
Khởi nghiệp từ Việt Minh…
 
Ít ai biết được, năm 1945, ông Nguyễn Văn Thiệu gia nhập lực lượng Việt Minh và nhanh chóng được bổ nhiệm vai trò Huyện Ủy.
 
Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng 1 năm, ông nhận ra: “Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”, nên ông rời bỏ cộng sản.
 
Một chỉ huy quân đội dũng cảm.
 
Ông Thiệu gia nhập Quân đội Quốc gia, tháng 6-1949, ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Huế với cấp bậc Thiếu úy. Ra trận ông nổi tiếng dũng cảm và có năng lực chỉ huy, đến năm 1954 ông đã được thăng tới cấp Thiếu tá chỉ huy Liên đoàn 11 Bộ binh.
 
Trong một cuộc hành quân tại quê nhà, Việt Minh cho rút vào căn nhà gia đình ông, họ tin rằng ông sẽ không dám tấn công. Họ đã lầm ông cho nổ tung căn nhà, đánh bật Việt Minh ra khỏi khu vực.
 
Sang thời Đệ nhất Cộng hòa ông chứng tỏ là một sỹ quan trẻ có tầm nhìn chiến lược. Ông tham dự nhiều khóa đào tạo sỹ quan cao cấp do Hoa Kỳ tổ chức.
 
Năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt và sau đó Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu.
 
Năm 1959, ông được thăng cấp Đại tá làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và sau đó Sư đoàn 5 Bộ binh.
 
1-11-1963 : Ông Thiệu bước vào chính trường…
 
Khi trở thành nguyên thủ quốc gia ông Thiệu giữ thái độ cứng rắn với cộng sản, với lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.
 
Có lẽ tin đồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn đối thoại với Bắc Việt đã dẫn ông Thiệu đến quyết định tham gia đảo chánh 1-11-1963.
 
Nhiều bằng chứng cho thấy ông rất kính mến ông Diệm và khi cầm quyền ông ngầm ủng hộ việc vinh danh ông Diệm.
 
Sau đảo chánh miền Nam bước vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị: Phật giáo liên tục biểu tình, các chính phủ dân sự bất lực, phía quân đội liên tục đảo chánh và người Mỹ cho đổ quân vào Việt Nam.
 
Ông Thiệu là mẫu người trung dung và ôn hòa nên luôn được đa số các phe cánh ủng hộ. Ông được thăng Thiếu tướng và nhận vai trò Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thứ trưởng Quốc phòng.
 
Đầu năm 1965 ông được thăng Trung tướng và khi Thủ Tướng Trần văn Hương cải tổ nội các ông được mời giữ chức Đệ Nhị Phó Thủ tướng đặc trách Quốc Phòng.
 
Khi Thủ Tướng Phan Huy Quát lập nội các, ông Thiệu được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quân lực, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực.
 
Ngày 8/3/1965, Hoa Kỳ đột ngột cho đổ quân vào cảng Đà Nẵng. Nhiều tài liệu cho rằng Thủ Tướng Phan Huy Quát chỉ được phía Hoa Kỳ báo cho biết khi họ đã đổ quân.
 
Khi làm việc với người Mỹ, ông Thiệu tỏ ra cộng tác và ôn hòa hơn các tướng lãnh khác nên được người Mỹ ủng hộ.
 
Ngày 14-6-1966, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực.
 
Ngày 19-6-1966, Hội đồng Quân lực bầu Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.
 
Ngay khi cầm quyền ông Thiệu tuyên bố cho mở cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quyết định của ông được tất cả mọi phe cánh nhiệt tình ủng hộ, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chánh 1-11-1963 gây ra.
 
Ngày 3-9-1966 một Quốc Hội Lập Hiến hình thành với 118 dân biểu đắc cử và đến 1-4-1967 bản Hiến pháp được công bố làm cơ sở pháp lý cho Đệ Nhị Cộng hòa.
 
Trở thành Tổng thống…
 
Ngày 3-9-1967, với tổng cộng 11 liên danh tranh cử Tổng thống và có trên năm triệu cử tri, chiếm tỷ lệ 80% tổng số cử tri đi bầu, Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu và Liên danh về nhì của luật sư Trương Đình Dzu với 17%.
 
Tình hình chính trị được ổn định nhưng tình hình quân sự thì ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Người Mỹ đã không thể nhanh chóng đẩy lùi được cộng quân, số binh sỹ thương vong ngày một cao làm giảm tinh thần chiến đấu quân đội, giảm sự ủng hộ quốc hội và của dân Mỹ.
Cộng sản tuyên truyền “Mỹ xâm lược” nên Thanh niên miền Bắc và ở thôn quê miền Nam gia nhập bộ đội với quyết tâm “giải phóng miền Nam”. Cộng sản Nga, Trung Hoa và Đông Âu lại gia tăng viện trợ cả quân sự lẫn và kinh tế cho Bắc Việt.
 
Đúng ngày Tết Mậu Thân 1968 cộng sản cho phát động “tổng tấn công và nổi dậy” tại thủ đô Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam. Trong năm 1968 lại thêm hai lần tổng tấn công. Cả ba cuộc tấn công đều thất bại số thương vong, bị bắt, ra hàng lên đến cả trăm ngàn người.
 
Biến cố Mậu Thân đã được ông Thiệu tận tình khai thác qua chiến dịch Phụng Hoàng nhằm vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng cộng sản tại nông thôn và bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố của du kích cộng sản.
 
Chiến dịch đã mang lại kết quả tốt đẹp cho đến cuối năm 1971, chiến dịch đã bắn hạ trên 20 ngàn cán binh cộng sản, 30 ngàn bị bắt và đặc biệt là trên 20 ngàn người ra hồi chánh. Cán bộ còn sống sót phải rút về Bắc, lên núi, sang Cam Bốt hay sang Lào ẩn trốn.
 
Để tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản tại Cam Bốt, ngày 28-4-1970, với sự hỗ trợ của Mỹ vàCam Bốt, ông Thiệu cho quân đội tấn công vào các căn cứ cộng sản tại miền Đông Cam Bốt.
 
Chỉ trong vòng 2 tháng chiến dịch mang lại nhiều thành quả tốt đẹp: Trung ương Cục miền Nam bị phá tan, hằng ngàn cán binh cộng sản bị loại khỏi vòng chiến, hằng ngàn vũ khí cá nhân, súng cối, rốc két, xe tải, nhiều đạn dược, gạo và lương thực bị tịch thu hay phá hủy.
Đến ngày 8-2-1971, ông Thiệu tuyên bố mở chiến dịch đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.
 
Ông Thiệu biết rõ thế mạnh của quân đội Bắc Việt là rừng núi nên chiến thuật cơ bản vẫn là đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút về. Ông cần sự yểm trợ hùng hậu của không quân và nhất là trực thăng Hoa Kỳ.
 
Điều đáng tiếc quốc hội Hoa Kỳ không đồng ý quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Lào. Chiến dịch không đạt được kế hoạch đã đề ra, hai binh chủng chính quy là Dù và Biệt Động Quân thiệt hại nặng nề về nhân lực.
 
Nhiệm kỳ 2…
 
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống lần thứ hai, các liên danh tranh cử lần hồi rút hết, vì thế chỉ còn liên danh ông Thiệu và Phó Tổng Thống Trần văn Hương.
 
Sang mùa hè 1972, quân đội Bắc Việt từ Lào và Cam Bốt tấn công Tây Nguyên, đánh chiếm Lộc Ninh, bao vây An Lộc, và vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị. Theo lệnh ông Thiệu quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại cổ thành Quảng Trị trong đổ nát.
 
Ông thiệu là hình ảnh của một vị tổng thống dân cử thời chiến. Đến nay, nhiều người vẫn nhớ hình ảnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đáp trực thăng xuống An Lộc ngay khi quân đội cộng sản rút lui, hay dùng xe Jeep Quân Đội chạy quanh vùng Quảng Trị khi thành phố này vừa được chiếm lại.
 
Ngày vui sướng nhất của đời tôi…
 
Nói về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thể quên được ngày 26-3-1970, Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR). Tại Cần Thơ ông tuyên bố: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi…”.
 
Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình NCCR coi như đã hòan tất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.
 
Mặc dù chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, ngay cả khi quân đôi Mỹ đã rút đi và Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế cho miền Nam, đời sống của dân miền Nam vẫn khá xung túc.
 
Hiệp định Paris mở đường cho cộng sản chiếm miền Nam
 
Trận Mậu Thân 1968 về quân sự cộng sản đã hoàn toàn thất bại, nhưng dân Mỹ mất niềm tin vào chính phủ nên đòi hỏi Quân đội phải rút khỏi miền Nam.
 
Nhìn một cách tổng quát, các chiến lược ông Thiệu đưa ra như Bình Định Nông Thôn, Người Cày Có Ruộng đã vô hiệu hóa chiến tranh du kích. Bắc Việt phải dùng quân đội chính quy từ miền Bắc đánh rồi rút về phía bên kia Vĩ Tuyến 17, hay sang Cam Bốt, Lào.
 
Trong khi người Mỹ không đồng ý để miền Nam đánh ra Bắc. Các trận đánh sang Cam Bốt và Lào chỉ giúp tiêu hao lực lượng đối phương giải quyết tạm thời thế bị bao vây.
 
Để rút khỏi Việt Nam trong danh dự và đảm bảo việc trao trả tù binh, người Mỹ đi đêm với phía cộng sản sửa soạn Hiệp Định Paris 1973.
 
Hiệp Định không đòi hỏi quân đội Bắc Việt phải rút về Bắc vì thế lúc đầu ông Thiệu không đồng ý ký.
 
Bằng văn bản chính thức Tổng thống Nixon phải hứa Hoa Kỳ bảo đảm có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để miền Nam chống lại quân đội Bắc Việt và sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.
 
Ông Nixon còn cho biết nếu miền Nam không ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký hiệp định Paris.
 
Thậm chí ông Nixon còn hăm dọa sẽ lật đổ và giết ông Thiệu như họ đã từng làm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.
 
Khi ấy miền Nam đã không còn được xem là vị trí chiến lược của Hoa Kỳ, Mỹ cũng đã đổi chính sách với Đài Loan sau khi tổng thống Nixon sang thăm Trung cộng năm 1972.
Chiến tranh Việt Nam bước sang một giai đoạn mới khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 19/1/1974. Ông Thiệu ra lệnh tấn công trước và công khai lên án Trung cộng trước Quốc Tế.
 
Phần người Mỹ không ủng hộ, phần phải lo tập trung tài lực chống lại cộng sản bảo vệ miền Nam, ông Thiệu hoãn quyết định tấn công tái chiếm Hoàng Sa.
 
Miền Nam sụp đổ
 
Sang năm 1974, Tổng thống Nixon phải đối đầu với vụ Watergate nên không thể giúp miền Nam như lời ông đã hứa.
 
Hoa Kỳ cắt giảm cả viện trợ quân sự lẫn kinh tế. Đạn dược, nhiên liệu, quân trang, quân cụ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa càng ngày càng thiếu hụt.
 
Miền Bắc thì được phe cộng sản tăng cường viện trợ quân sự. Đường mòn Hồ chí Minh được mở rộng, ngày đêm đưa cán binh, quân trang, quân cụ vào chiến trường miền Nam.
Tháng 3-1975, quân đội Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công. Ông Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên. Dân chúng vì sợ cộng sản nên chạy theo quân đội gây náo loạn khi bị cộng sản tấn công. Cuộc rút quân thất bại.
 
Quân đội Bắc Việt lần nữa vượt vĩ tuyến 17, họ nhanh chóng chiếm được miền Trung. Người Mỹ vừa không viện trợ cho miền Nam vừa ép ông Thiệu phải từ chức, bàn giao chính phủ cho ông Trần văn Hương, và thu xếp để ông Thiệu rời Việt Nam.
 
Cộng sản lúc này đã làm chủ được cả tình hình quân sự lẫn chính trị. Họ ép ông Hương phải nhường chức cho Tướng Dương Văn Minh.
 
Khi ông Minh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng Hòa buông súng thì cộng sản quay ra buộc ông Minh phải đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.
 
Kết
 
Việt Nam Cộng Hòa là 1 nước nhỏ phải chống trả cả một khối cộng sản nên không có lựa chọn khác hơn phải làm đồng minh và nhận viện trợ của Mỹ.
 
Đáng tiếc chính phủ Mỹ đã đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi đổ quân vào Việt Nam.
 
Trong hoàn cảnh lúc đó các phe cánh tại miền Nam cần một mẫu người vừa giỏi quân sự, vừa biết chính trị, lại phải vừa được lòng người Mỹ. Nhân vật này không ai khác hơn ông Thiệu.
 
Khi được giao phó quyền hành ông Thiệu đã chính danh bằng cách xây dựng một hiến pháp và hai lần ra tranh cử Tổng Thống.
 
Trong thời gian ông cầm quyền ông đã xây dựng được một nền dân chủ nghị trường non trẻ, một xã hội dân sự có tổ chức, một nền kinh tế thời chiến phát triển, một đất nước nông nghiệp người cày có ruộng và một tầng lớp trí thức được đào tạo cho công cuộc kiến thiết đất nước hậu cộng sản.
 
Với lập trường chống cộng dứt khoát, ông nhiều lần đẩy lui được các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt. Nhưng cuối cùng chính phủ Mỹ đã bắt tay với Trung cộng, cắt viện trợ, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.
 
Xét cho cùng thời cuộc đã đưa ông Thiệu từ một lãnh đạo quân sự trở thành một lãnh đạo chính trị thời chiến, một vai trò xét ra thời ấy không có người có thể làm tốt hơn ông.
Thời cuộc cũng đã đẩy ông trở thành một tị nạn cộng sản. Đến chết ông trăn trối mong ước Việt Nam sớm có tự do, để hài cốt ông được mang về yên nghỉ nơi quê cha đất tổ.
 
Nhân 30-4 xin trân thành ghi ân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những bậc đã bảo vệ miền Nam tự do. Lịch sử rồi sẽ công bằng đánh giá lại vai trò của Việt Nam Cộng Hòa.
 
Nguyễn Quang Duy
 
Melbourne, Úc Đại Lợi
 
30/4/2017

20 BÌNH LUẬN

  1. Con cá sểnh là con cá to. Nếu chế độ VNCH do NVT cầm đầu không tham nhũng, thối nát bị nhân dân miền Nam coi khinh, chố đối thì đến “bố VC” cũng chẳng thắng VNCH.
    Lịch sử đã ghi: NVT là tên tội đồ của nước VN cũng như anh em NĐD là kẻ độc tài gia đình trị.
    Thương tiếc đống cái xác chết thối rữa làm gì. Hãy tìm cách lật đổ cộng sản.

  2. Ông Thiệu cũng làm được một số việc tốt nhưng chính phủ Thiệu tham nhũng thối nát quá, thối nát nhất tại miền nam trước 1975

    • Theo bạn thì chính phủ ông Thiệu và chính phủ Đảng cộng sản Việt nam hiện giờ ai tham nhũng hơn ai? Nếu phải chọn 1 thì bạn chọn cái nào?
      Chọn ông Thiệu hoặc (chọn cộng sản) bạn được:
      – Ông Thiệu: Biểu tình chống ông Thiệu hợp pháp, viết báo, viết văn chửi ông Thiệu thoải mái, phê phán, vẽ hình chế giễu ông Thiệu (CS: bị bắt ngay như Ba Sàm, Mẹ Nấm..). Tất cả những điều đã diễn ra hàng ngày trước 75. (CS: bị đánh như “Nhân văn giai phẩm”). Muốn hát nhạc gì cũng được, không bị cấm dù là nhạc của người cộng sản như Lưu Hữu Phước..(CS: hiện giờ còn rất nhiều nhạc và sách bị cấm..)
      – Ông Thiệu: Tư do làm ăn buôn bán, không bị tịch thu tài sản ( CS: rất nhiều người bị tán gia bại sản bằng các cuộc đánh tư sản, đổi tiền).
      – Ông Thiệu: “Người cày có ruộng”: Ruộng đất là của bạn. Không ai được chiếm đoạt. (CS: ruộng đất của “toàn dân” cho nên có nhiều thế lực nhà nước dùng danh nghĩa “toàn dân” tước đoạt hoặc mua rẻ)
      – Ông Thiệu: Tự do bầu cử , bỏ phiếu bầu quốc hội thật sự. Ban có cả quyền ứng cử thật sự. Chính tôi đã đi cổ động cho ba tôi chỉ là 1 giáo sư ra ứng cử, ông ít phiếu nên thất cử (CS: quốc hội đã được sắp đặt, phiếu bầu của bạn chỉ là cho vui, vô giá trị. Những người đắc cử do Đảng để ra bạn chẳng biết là ai)
      – Ông Thiệu: Người chính phủ không được có mặt trong quốc hội, Hành pháp độc lập với quốc hội. Nhiều khi quốc hội biểu quyết trái ngược với chính phủ . quốc hội thật sự có quyền bãi chức chính phủ kể cả tổng thống.(CS: Thủ tướng , bộ trưởng, ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên trung ương cũng là dân biểu quốc hội. quốc hội CS không bao giờ làm điều gì trái với chính phủ và đảng.
      Đây mới là cái mà gia đình bạn thích:
      -Ông Thiệu: nền giáo dục tuyệt vời : học sinh kính trọng thầy, thầy rất giỏi và có tư cách, hs được giáo dục đầy đủ khả năng làm công dân có trình độ học vấn cao, có đạo đức. (CS: học sinh đánh thầy, thấy hiếp dâm học sinh, công dân xhch chỉ yêu quý bác Hồ, xem thường cả cha mẹ , ông bà, công dân xhch còn đánh cả phụ nữ vì cho là phản động…)
      -Ông Thiệu: đất nước phát triển, được các nước châu Á như Singapore, Lào, Campuchia, Hàn quốc kính nể, chỉ muốn nước họ được như VN Công Hòa. (CS: đất nước nghèo khổ, bị các nước Á châu khinh thường vì sanh nước họ ăn cắp, làm gái.)
      …..CHế độ ông Thiệu, Mỹ, Âu châu, vẫn còn tham nhũng và 1 số khuyết điểm..đúng nhưng theo cái tôi kể trên thì tôi vẫn chọn ông Thiệu. Bạn chọn ai ?

      • Bổ sung: Ông Thiệu thành thạo tiếng Anh, Pháp, trả lời phỏng vấn trực tiếp với phóng viên nước ngoài trong các cuộc họp báo thường xuyên. Tất cả thành viên chính phủ Ông Thiệu đều là Đại học, trên Đại học, GS, Tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài.
        CS; Hầu hết Lãnh đạo Trường Chinh, Lê Duẩn, VV Kiệt, Đổ Mười,…đều có trình độ học vấn lớp 3, lớp 4, Ng van Linh hình như lớp 9. Ông Hồ chưa có bằng Tú Tài, nói tiếng Pháp bồi trọ trẹ sai ngữ pháp (xem youtube) . Thủ tướng Phúc học vấn Đại học nhưng đọc “ma- dê – in Việt nam” “cờ lờ mờ vờ”. Tổng Lú thì chỉ biết mớ lý thuyết CS, dốt đặc ngoại ngữ.

    • Những thập niên 60-70 các nước đông nam á có nước nào không tham nhũng???
      Nhưng bọn tham nhũng của VNCH chỉ tham tiền của Mỹ thôi… còn hiện nay tụi nó toàn hành Dân và hành khủng lắm…
      …đi đâu minh hay để ít tiền trong ví thôi vì khi bị chỉ gậy( CSGT chận) chỉ cần mở ví nó tự động thò tay vào lấy… kinh chưa ???!!!!!
      Thời mình còn chạy xe tốc hành mỗi khi qua trạm kiểm soát đều phải vào ” CÚNG” có hôm hợp đồng đi sớm vào trạm nó còn nói là mình “MỞ HÀNG” mẹ thật khủng khiêp….nó xem như đó là cái quán cua nó… chắc là nó cũng phải SANG LẠI của ai đó…

  3. Ông Thiệu rất mưu mô thâm hơn ông Kỳ câu nói làm chính trị phải lỳ. Ông dẹp phe đảng ông Kỳ ,làm ông Kỳ khg còn que càng như con Cua ,tiếc rằng ông nghe lời My dẹp quỷ tiết kiệm Quân nhân ,của bộ trưởng quốc phòng Vỷ ,chứ khg chúng ta có thể tự lực khg dựa vào viện trợ Mỹ nhiều ,người của Mỹ thì khg thể làm trái ý Đàn anh được ,ông củng có bản lảnh khi họp ở Midway dám lấy ghế ngồi ngang hàng với TT MỸ ,nếu ông khg bỏ vùng 1 và 2 đánh tháo cáy ra Bắc ,thì mọi chuyện đả khác. Hay tướng Trưởng cải lệnh đổ bộ ra Vinh đánh thẳng ra Hà nội ,thì có gì để chê trách ông Thiệu ông Thiệu trả lời báo Chí rất khôn khéo. Tôi hảnh diện có ông Tổng tư lệnh như vậy. NgườI Mỹ họ dùng thân xác người Việt để chơi trò Chiến tranh. Họ khg dùng những người cầm quyền khg theo ý họ ,họ nói ai chi Tiền người đó chỉ huy. Đừng tranh cải làm gì cách duy nhất làm sao đánh gục bọn chăn bò vc để cứu nguy Đất nước tụi nó tàn phá Quê hương nhiều rồi ,khg biết nó nhập vào Tàu lúc nào ? Nhìn cái mặt thằng Trọng lú và thằng du côn Trần đại Quang và thằng Phúc nghển là biết đất nước ta hết người Tài /

  4. Tôi đã có trong tay toàn bộ bang DVD về cuộc họp báo đó. Ông Thiệu đã đối mặt và trả lời tất cả các câu hỏi. Tô không hề thấy cảnh ông ta nao núng gì cả. Thời gian có ấn định, ông ta đã trả lời them hai câu hỏi ngoài giờ. Có thể ông/bà thấy cái cảnh rượt đuổi mà tôi không thấy, cứ coi là như vậy. Tôi không hề thấy ông ta có ý định làm tổng thống của hai mien trong cuộc họp báo này ở cái lứa tuổi chuẩn bị xuống mien dưới dùng cháo với Mạnh bà. Tôi không tranh cãi với ông/bà về nhận định của mỗi cá nhân về ông Thiệu, ông/bà có thể biết những cái mà tôi không biết, hoặc ngược lại. Tôi chỉ thắc mắc về chi tiết mà ông/bà và tôi nhận thấy khác nhau trong cuộc họp báo này. Tôi cảm ơn ông ta đã xuất hiện và trả lời, thay cho sự im lặng tới hết cuộc đời. Và rõ rang khi ông ta chọn một trong hai options đó thì cuối cùng đoạn kết cũng là: “ông Thiệu bị quân dân VNCH rượt đuổi chạy thảm hại nhục nhã” hoặc: ” ông Thiệu đã im lặng thảm hại nhục nhã” mà thôi. Bản thân tôi không trách cứ gì ông Thiệu, nước mất nhà tan không phải do ông ta mà ra. Còn việc tại sao ông Thiệu ra đi thì ông ta đã trả lời trong cuộc hop báo.

  5. Ông Thiệu là người thức thời trốn nhanh thật mà vẫn to miệng tử thủ để lại phía sau một triệu gia đình bộ đội Việt nam cộng hòa. Thật đúng con người của thời cuộc phản bội.

  6. Nói cho đúng NVT là người của “Cơ hội” chứ không phải là người của “thời cuộc”.Ông mang tính” xảo tá” hơn là “lương thiện” ! Từ một Đảng viên đảng Đại Việt,khi có-lông-có cánh Ông đứng ra lập “đảng Dân chủ” ! Từ một sỷ quan “chẳng mấy có chiến công” ông tham gia Lật đổ TT Diệm ở
    giai đoạn “sắp ngả ngửa” để sau đó thành Thiếu Tướng rồi Trung Tướng. Ông được Mỹ tin cậy , lúc Ông làm Tổng trưởng Quốc Phòng ,dưới thời TT Quát,Ông đả đi đêm với Mỹ ,cho Mỹ đổ bộ vào Đà nẳng năm 1976,
    mà Tt Quát không hay biết gì cả.Ở đây xin mở một vòng ngoặc : Ông đả “kết thân “với Tướng HLX ,lúc đó tư lệnh vùng 1,trong sứ mệnh nầy. Đó là lý do để vị tướng “bất tài” nầy “đập bàn” áp đảo Hội đồng Tướng lảnh đưa Thiệu vào vị trí lảnh đạo quốc gia. Một người Lảnh đạo như thế thì mất nước là phải.!! Đừng đổ lổi cho ai cả. Ngạn ngữ Pháp đả có câu:
    “Mình hảy tự giúp mình ,trước khi Trời giúp “.Chính vì thế, chúng tôi không bao giờ “đồng hóa” VNCH với những con người như thế cả.VNCH mải ở trong tim tôi. Những hình bóng như Thiệu-Kỳ mải mải là vết nhơ của Lịch sử ./

    • Ong noi gi vay? My do quan vao Dang nang thang 3 nam 1965 thoi Thu tuong Phan huy quat ,nam 1976 tan hang con me My nao do quan ha ong ?tom lai Khg ai kha ho ong Thieu trong giai doan do , Ong Ky thi to mom lo da ga , chang lam nen com chao gi , Ong Thieu co o lai sau khi tu chuc cung chang lam duoc gi . Nguoi My dao dien tu dau den cuoi ,ho muu loi tren xuong mau Vn cung bon Nga Tau ,chang co gi de trach moc Ong Thieu ,sau khi dung het so Vu khi ton dong cua de nhi The Chien xong thi nguoi My phui tay ./

        • Chúng ta có chủ quyền tụi Mỹ nó muốn vào ra Đất nước mình nó có coi luật pháp Quốc tế ra gì ? Tụi Tàu củng vậy vụ giàn khoan Hải dương ,nó xâm phạm biển và không phận , ai làm gì nó phạn nhược tiểu mà cứ đánh nhau u đầu xức trán,ăn mày cả đám .tiếc thay Vua Hùng sanh ra một lủ đầu Óc khg bình thường. Tụi Chàm nó đầu thai làm Chế bồng Thiệu ,và Nùng đầu thai làm Cao văn Viên , và Lê Duẩn đánh Mỹ là đánh cho Liên xô và Trung quốc. Tôi nói với anh đừng trách ông Thiệu ,tụi Do Thái Nga Mỹ nó toa rập vơi nhau buôn củ khí buôn Vua lời lắm ông bạn ./

  7. LỊCH SỬ VÀ CHÍNH TRỊ

    Lịch sử cái chung nhất
    Chính trị cái thời gian
    Cái chung thì bao quát
    Thời gian luôn sang trang

    Lịch sử thì còn hoài
    Thời gian đều qua mất
    Những ai vì giống nòi
    Mới người làm lịch sử

    Cá nhân có thất bại
    Cá nhân có thành công
    Chính trị có thay đổi
    Nhưng lịch sử thì không

    Cá nhân tuy thất bại
    Nhưng ý chí mặn nồng
    Với quốc gia dân tộc
    Vẫn coi là thành công

    Cá nhân tuy thành công
    Chỉ thuần về chính trị
    Chỉ thuần về quyền lợi
    Thành công của riêng mình

    Miền Nam trước bảy lăm
    Ông Diệm và ông Thiệu
    Cả hai đều thất bại
    Nhưng lại trong thành công

    Ông Thiệu từ Việt Minh
    Ông Diệm quen ông Hồ
    Nhưng sau hai chiến tuyến
    Bởi chính trị xen vào

    Rồi chính trị thành công
    Rồi lịch sử thất bại
    Thành công trong Màu Hồng
    Trong Bảy lăm thắng lợi

    Lịch sử phải thất bại
    Trong thời cuộc đảo điên
    Trong thực tế giả tạo
    Trong toàn sự tuyên truyền

    Nhưng đời cần thực chất
    Lịch sử cần khách quan
    Tuyên truyền chỉ phỉnh gạt
    Nào gì đâu vẽ vang

    Đất nước được thống nhất
    Ai thành công hoàn toàn
    Cũng chỉ trên hình thức
    Lịch sử vẫn chịu oan

    Cuộc chiến ba mươi năm
    Dẫu hô là giải phóng
    Thật toàn Ý thức hệ
    Điều đó đúng hoàn toàn

    Nay lớp cũ chết rồi
    Lớp mới còn chưa chuyển
    Phải chăng điều đáng tiếc
    Lịch sử chưa sang trang

    Toàn cầu nay đổi rồi
    Việt Nam chưa chuyển hướng
    Vẫn theo đường lối cũ
    Chính trị chưa đàng hoàng

    Dân đều còn sợ hãi
    Đâu tự do thênh thang
    Đất nước còn chậm lụt
    Vậy đã có gì sang

    Mục đích chưa khai dân
    Hoài tuyên truyền bạt mạng
    Cái đó làm dân ngu
    Ngu dân thành đáng chán

    Nào giờ ai trách nhiệm
    Làm lịch sử sang trang
    Xây Tự do Dân Chủ
    Nhằm đất nước giàu sang

    Liên Xô sụm lâu rồi
    Đông Âu chẳng còn nữa
    Học thuyết Mác tiêu tùng
    Tại sao nó lại rứa

    Bởi nó sai chân lý
    Trái bản chất con người
    Gây cùn mằn nhân loại
    Thế giới thành trò cười

    Nên chi nói gọn lại
    Chính trị có ra gì
    Nếu nó phi lịch sử
    Đó phải điều cần ghi

    Vì dã tràng xe cát
    Hỏi khi nào được gì
    Chỉ hoàn toàn ảo tưởng
    Sóng xô rồi mang đi

    Duy lịch sử còn hoài
    Bởi vượt lên chính trị
    Bởi nó luôn nền tảng
    Chính trị chỉ sóng dồi

    Nền tảng thì muôn đời
    Sóng chỉ hoài lớp lớp
    Mãi đất nước trường tồn
    Chính trị đều qua hết

    Tiếc thay người Việt Nam
    Sao nay còn ngớ ngẩn
    Vẫn chính trị làm đầu
    Đúng là toàn lẩn thẩn

    Cái ấy do tuyên truyền
    Gây nhiều người mê mệt
    Qua non thế kỷ rồi
    Còn chưa tới hồi kết

    Hồi kết là Quốc gia
    Là Tự do Dân Chủ
    Là Hội nhập toàn cầu
    Là loài người bình đẳng

    ĐẠI NGÀN
    (02/5/17)

  8. Năm 1990 ông Thiệu tổ chức họp báo tại Cali đã được đưa lên youtube từ lâu
    Ông Thiệu thấy CS Nga và Đông Âu sụp đổ, nghe cố vấn xúi dục tưởng là CSVN sẽ sụp đổ và ông sẽ có thể về nước lãnh đạo đất nước và làm Tổng thống hai miền nên tổ chức họp báo kêu gọi đoàn kết để ủng hộ ông
    Hồi ấy tại Hài ngoại phong trào chống đối Thiệu nổi lên dữ dội, toàn thể hải ngoại , báo chí, cộng đồng đều lên án ông Thiệu rất gắt gao, người ta kết án ông tham nhũng, tháng 3-1975 ra lệnh rút bỏ Cao nguyên đưa tới sụp đổ miền nam rồi bỏ chạy trước mang theo tiền bạc cướp được của dân
    Trong cuộc họp báo ông Thiệu bị các cựu quân nhân, các ông tiểu đoàn trưởng VNCH phẫn uất kết án nặng nề
    Lúc ra về ông Thiệu phải vội chạy cho nhanh lên xe vì bị quân dân dượt đuổi
    Lúc này ông Thiệu trông gấy ốm, tóc bạc, thảm hại
    Đáng lý ông Thiệu rút lui về ẩn dật thì hay hơn, nhưng tham quyền cố vị, nghe cố vấn xúi dục về làm Tổng thống hai miền, ông tưởng CS VN sụp đổ ai dè tới nay đã 27 năm tụi VC vẫn đè đầu cưỡi cổ nhân dân nên ông Thiệu bị quân dân VNCH rượt đuổi chạy thảm hại nhục nhã
    Xin coi youtube

    https://www.youtube.com/watch?v=TcAJ-qKti5g

Leave a Reply to nguyen ha Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên