Ngô Đình Cẩn: Caper Emissarius – Một con dê tế thần [1]

11

Vụ Xử Bắn ông Ngô Đình Cẩn.

 Không có những cái chết thừa- kiểu chết là hết-, nhất là cái chết của một người làm chính trị bị xử bắn. Cái chết ấy gục xuống bên cạnh vũng máu vẫn có những thông điệp gửi cho những người còn sống-cho cả kẻ thù cũng như những người cùng chí hướng.

Những vết đạn và những nhát dao găm ghim trên thân xác ông Diệm-Nhu hẳn là đã khởi đi từ nhiều hướng: có phát do bà Nhu, có phát do Tổng giám mục Ngô Đình Thục, phát do từ những chiếc áo chùng đen và nhất là từ một chiếc áo nâu sồng, có phát từ những ngôi sao trên cổ áo nhà binh và phát ân huệ phải dành đặc biệt cho nước Mỹ mà đại diện là Cabot Lodge!!

Bài viết này một cách nào đó đi tìm những vết đạn do 10 Quân Cảnh bắn trên người ông Ngô Đình Cẩn đến từ những hướng nào?

Ông Ngô Đình Cẩn  được mô tả là một con người nhà quê, ít học đến ngu dốt. Sự miệt thị ấy đôi khi trở thành những câu chuyện dân gian, diễu cợt. Người đời có thể căm hận và thù ghét sự thông minh của Ngô Đình Nhu và ngược lại  sung sướng, chế diễu cái quê mùa của Ngô Đình Cẩn.

Đó là hai mặt của một trạng thái tâm lý l Sa Đích của thói đời .

Nhưng ở đây cái nhìn nửa con mắt đối với ông NĐC có thể đến từ những người anh em trong gia đình như trường hợp của ông Ngô Đình Nhu. Anh em có nhiều mối bất hòa.  Vì thế, những ý kiến của ông Cẩn, những đề nghị này nọ, những việc làm của ông do “một bản năng chính trị” nhạy bén thường bị đánh giá thấp hoặc cho là có hại cho chế độ!!

Sự miệt thị ấy,  ông Ngô Đình Cẩn đã chịu một sự thiệt thòi từ nhiều năm trong thời Đệ I Cộng hòa mà chỉ sau này- trớ chêu thay những kẻ thù của ông- những người cộng sản- mới trả lại công bằng cho ông được.

Cái chết của ông một phần nữa do những “ân oán giang hồ”, tích lũy trong 9 năm, những lời thị phi đồn thổi trong dư luận dân chúng mà hầu hết là thị phi. Chẳng hạn, người ta bàn tán đến sự ” lộng hành” của mụ Luyến- một người làm tin cẩn và lâu năm của gia đình Ngô Đình đến nỗi ra tòa mà tên tài xế của Đặng Sỹ dám khai là: Mụ Luyến dặn Đặng Sỹ: Nhớ nhé, cứ thế mà làm ..

Hệ số bản thân của ông Cậu Cẩnvới những cách hành xử”đặc biệt Ngô Đình Cẩn” nặng tính chất phong kiến cùng với sự phán đoán người, xử dụng nhân sự dựa trên lòng trung thành tuyệt đối tạo ra một lớp người phần lớn chỉ biết vâng dạ. Những tiêu chuẩn gốc miền, dòng họ, quan hệ quen biết và tôn giáo thường là yếu tố quyết định cho việc chỉ định nhân sự vào những vị trí then chốt..Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy những sĩ quan cao cấp, những vị chỉ huy hành chánh một điều Thưa Cậu, xưng con khi vào chào ông Cẩn. Có vị tướng tá không được ông Cẩn tiếp, ngày nào cũng lái xe đến chầu một cách lì lợm cho đến khi được tiếp.

Dùng những người chỉ biết bợ đỡ như thế là một con dao hai lưỡi, thật nguy hiểm.

Theo Arthur J.Dommen, Người Mỹ coi ông Ngô Đình Cẩn như một cố vấn tối cao với một bàn tay sắt, thống trị trên toàn thể miền Trung.

Khi người Mỹ muốn mở thêm tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế vào ngày 29-7-1957. Phái đoàn của Mỹ mong được gặp ông Cố vấn trong dịp này. Rất tiếc sau đó đại sứ Durbrow và lãnh sự Robert E. Barbour được cho biết ông Cố vấn không tiếp hai vị được vì bịnh đau khớp xương phảI nằm dưỡng bệnh ở căn nhà cạnh bờ biển. Ông cố vấn tìm hết lý do này, lý do kia để từ chối. Mãi cho đến dịp Tết, ông Cẩn mới chịu tiếp Lãnh sự với điều kiện buổi gặp gỡ phải được tuyệt đối giữ bí mật. Ông Cẩn cũng từ chối nói truyện bằng tiếng Pháp và chỉ đôi lần nói vài câu mà thôi.

Nhận xét của viên lãnh sự là ông Cẩn thuộc loại đàn ông đẹp trai, đặc Huế, truyệt đối bảo thủ và bài ngoại cũng như e ngại không tin  bất cứ điều gì từ những người ngoại quốc.

Tôi có hỏi ông Nguyễn văn Minh, đặc trách Văn Phòng Cố Vấn Chỉ đạo xác nhận đúng, sai về việc này. Ông Minh cho biết, nếu có một buổi tiếp xúc như vậy thì ông phải là người đầu tiên được biết. Thật sự đã không có những buổi gặp gỡ chính thức với đại sứ Mỹ bao giờ.

(Trích The Indochinese Experience of the French and the Americans .. Arthur J.Dommen, trang 301-302).

Có nhiều yếu tố không thuận lợi về Hành Chánh và Lãnh đạo giữa Địa phương và Trung ương, giữa ông Cố vấn và các lãnh đạo địa phương. Có sự dẫm chân và lấn lướt quyền hạn đưa đến những quyết định độc đoán, những sự bổ nhiệm vượt qua mọi thủ tục hành chánh tạo ra sự đố kỵ, ghen ghét. Vì thế, không thiếu những người có tên tuổi đã cộng tác với chế độ từ buổi hoàng hôn lặng lẽ cất nón ra đi bằng nhiều cách.

Họ là những người như Trần Văn Lý, Trần  Chánh Thành, Lý Trung Dung, Trần Trung Dung, Võ Như Nguyện, Trần văn Đỗ, Nguyễn Đôn Duyến, Nguyễn Chữ, Võ Thu Tịnh, Nguyễn Vinh, Trương Văn Huê, Trần Điền, Trần Kim Tuyến và rất nhiều người khác không kể hết.

Nhất là trong quân đội dễ nảy sinh những đố kỵ và bất bình .

Nhưng  một số người quen biết lâu với ông Cẩn lại có nhận xét khác . Con người ông Cẩn theo đại tá Nguyễn Thế Như, một người bạn cùng lớp thì ông Cẩn thông minh, nhưng ham chơi, ham đá banh và những thú vui như nuôi thú vật, chim chóc và đi câ.

Sau khi ông Ngô Đình Khả qua đời năm 1925 thì anh em mỗi người tứ tán mỗi nơi. Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm đi làm quan. Ngô Đình Thục đi tu rồi du học Rô ma. Ngô Đình Nhu học tiểu chủng viện An Ninh ( Cửa Tùng), sau đi du học Pháp. Ngô Đình Luyện, em út sau cùng cũng theo các anh đi du học.

Chỉ còn lại Ngô Đình Cẩn quanh quẩn bên mẹ già và mấy chị gái.

Có vẻ ông thích cuộc sống bình dị, gần gũi những người nhà    quê, thích những sinh hoạt đồng áng như ngồi đan rổ rá , cào  rơm, cào lúa với họ.

Ông lại được tiếng là con người hiếu đễ với mẹ. Sống độc thân, cái tình cảm trai gái thông thường ấy được thăng hoa và dành hết cho mẹ.

Một con người như thế nên dễ bị hiểu lầm và đánh giá sai lạc hầu từ mọi phía- phía gia đình, đồng chí cũng như phía kẻ nội thù.

Như trong một lá thư gửi cho đại úy Nguyễn Văn Minh, văn phòng cố vấn chỉ đạo miền Trung, đại tá Như viết như sau:

“Thời Đệ nhất Cộng Hòa, người đời ít ai biết Cậu Cẩn, có chăng thì có tại miền Trung, mà có biết viêc trái của Cậu nhiễu hơn việc tốt; mà đã chắc gì những việc trái đó do Cậu tự làm, mà là bọn tay sai, thậm chí một số sĩ quan và Tỉnh Trưởng vào ra nịnh bợ làm sai rồi đổ cho Cậu”.

Trích tóm lược Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt, Nguyễn Văn Minh, từ trang 24-32.

Sau bản án tử hình, ông Ngô Đình Cẩn nhận được giấy bác đơn xin ân xá của Quốc Trưởng  Dương Văn Minh mặc dầu có nhiều lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo chính trị và Cabot Lodge  xin tha bản án tử Hình cho Ngô Đình Cẩn. Đơn xin ân xá của hai người vẫn bị Dương Văn Minh bác bỏ.

Tuy nhiên, nếu so ra với những phản ứng khá cứng rắn của TGM Nguyễn Văn Bình và Bản Kiến Nghị của 327 linh mục gửi lên chính phủ để phản đối vụ án Đặng Sỹ thì vụ án Ngô Đình Cẩn-Phan Quang Đông kể như không có gì !!

Sắc Lệnh bác đơn xin ân xá của Đông và Cẩn

Sài Gòn(VTX.- Sáng 5–5-64, Trung Tướng Dương Văn Minh, Quốc Trưởng VNCH  đã ký một ngày hai sắc lệnh số 0006-QT/SL và 0007-QT/SL bác đơn xin ân xá của Phan Quang Đông(đề ngày 28-3-64) và của Ngô Đình Cẩn (đề ngày 23-4-64) nguyên văn như sau:

Sắc Lệnh số 0006-QT?SL

Điều Thứ Nhất .-  Nay bác đơn xin ân xá của Phan Quang Đông sinh năm 1928, tỉnh Hà Tĩnh, do tòa án Cách mạng ngày 28-3-64 Huế xử, phạt tử hình về tội mưu sát, bắt giam trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế Quốc Gia.

Điều Thứ Hai- Thủ tướng Chánh phủ thi hành sắc lệnh này .

Sắc Lệnh số 0007-QT/SL

Điều Thứ Nhất.- Nay bác đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn sinh năm 1911, tại Huế, do Tòa án Cách Mạng ngày 22-4-64, tại Sài Gòn  xử phạt tử hình về tội cố sát, mưu sát, bắt giam trái phép, sách thủ tiền tài và lũng đoạn kinh tế Quốc gia.

Điều Thứ Hai .- Thủ tướng chánh phủ thi hành sắc lệnh này.

(Trích báo Chính Luận ngày 8-5-1964).

Sau đây là những dòng ghi lại về những giây phút cuối cùng của ông Ngô Đình Cẩn:

“Khoảng 18 giờ 27 phút, im lặng đến tức tưởi, đòi hỏi sự phựt đứt ngay trong khoảng 1,2 tích tắc.

10 Quân Cảnh nhắm vào cái đích là tử tội. 10 Q.C đều biến thành 10 cái tượng, không nhúc nhích. Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe được sự im lặng lạ lùng ma quái. Sân banh sắp chuyển theo một cái chớp mắt của thời gian để chính thức thành một pháp trường. Vẻ nhợt nhạt của kiếp sống lởn vởn trong không khí. .

Khẩu lệnh “bắn” được phát ra, những tiếng nổ giòn mang ý nghĩa của những tiếng giải thoát che lấp một phần nào sự trống phẳng.

Tử tội ngoẹo đầu sang phía tay mặt, gục xuống, bàn tay trái có máu, cả thân hình sụm độ nhưng bị giữ lại nửa vời, thân trên tách khỏi cái cột nhô về phía trước. Máu túa ra nhiều ở ống quần châ mặt,  đỏ tươi. Hai chân tử tội gập khúc nơi  đầu gối, xoạng ra, cong vòng.

Sự im lặng biến thànhghê rợn, nghe rõ tiếng quần áo của tử tội phất theo gió thổi. Người chỉ huy 10 quân cảnh chạy tới bên tử tội- bây giờ là một tử thi- dùng súng ngắn bắn phát thi ân vào đầu ..

Người ta tháo dây trói cho tử tội, thoạt đầu lúng túng sau nhờ bàn tay chuyên môn của ông Phối mới xong. Thây tử tội được đặt trên cáng, đưa trở vào khung cửa có song sắt, đóng lại.

Người đã chết, không còn là “người ” nữa nên hết là kẻ thù của chúng ta.

Chúng ta, đều muốn gạt họ qua một bên, gửi vào quên lãng, nhưng cần phải có một thời gian và một thực tế đẹp đẽ để niềm vui xóa nhòa những nghẹn ngào bi thảm hôm qua” ..

Trích Chính Luận ngày 12-5-64, trích Nguoi-vietonline, ngày 11 tháng 5, 2009.

Luật sư Võ Văn Quan, người biện hộ cho ông Cẩn ghi lại giờ phút chót của ông Cẩn như sau:

“Quá cảm động, tôi chỉ biết nói câu an ủi tầm thường, bâng quơ:” Thôi, ông cố vấn đừng quá đau buồn. Trên cõi đời này, sớm hay muộn, rốt lại ai cũng phải ra đi.

Ông nhìn tôi điềm tĩnh nói “Luật sư đừng có buồn cho tôi. Tôi đi theo mấy ông anh của tôi. Tôi trở về với Chúa. Tôi không sợ chết đâu. Nhưng tôi lo cho luật sư. Lúc cãi cho tôi, luật sư đụng chạm tới họ. Không biết luật sư ở lại có bị họ làm khó dễ hay không?

Cạnh bên cửa, cái cọc định mạng đã đóng sừng sững xuống đất. Toán lính của đội hành quyết xếp hàng đối diện với cái cọc, súng ống sẵn sàng ..(…)

Một người cai ngục trẻ tuổi, mặt mày hiền lành, bước tới nói với ông Cẩn, giọng thành khẩn :” Thưa ông, tên thánh của con là Phê rô. Ông lên tới nước Chúa, ông cầu cho con.” Ông Cẩn lặng thinh, nhè nhẹ gật đầu.

Tôi bước tới bên cọc, siết bàn tay bị trói của ông lần cuối cùng, nghẹn ngào, không nói được gì.. (..)

Một người lính trong đội hành quyết đem cái khăn vải đen bước tới, đoạn bịt mắt ông Cẩn. Tới lúc đó, ông mới không  giữ im lặng nữa. Ông lắc đầu, nói lớn: ” Tôi không chịu bịt mắt, tôi không sợ chết .” Nhưng người ta vẫn buộc cái khăn vào, cột vụng về thành thử không chỉ có hai con mắt mà gần trọn cái mặt bịt lại. (..)

Bị bịt mặt, ông Cẩn vẫn còn lên tiếng phản đối, vùng vẫy cái đầu.

Một tiếng hô.

Một loạt súng nổ.

Đạn bắn mạnh vào làm cho thân  hình người tử tội bật ngược lên, giẫy nảy rồi rũ xuống như một người máy bị đứt giây thiều. Máu loang đổ cái áo bà ba màu lụa vàng ngà- bộ bà ba mà tôi thường thấy ông Cẩn mặc những khi tôi vào khám đường tiếp xúc với ông:

Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bước tới cọc, dí súng vào màng tang ông Cẩn lạnh lùng bắn phát đạn ân huệ. Đầu ông Cẩn giẫy lên rồi  gục xuống.

Hoàng hôn chụp xuống, ảm đạm, tang tóc ..

Trích Luật sư, Nghề hay Nghiệp, Ngày Nay, số 11, tháng 6-93.

Trong câu chuyện Người tử tù, Cao Thế Dung viết:

“Song buổi chiều ra pháp trường một số người hiện diện đều ngạc nhiên, da mặt ông tự nhiên đỏ hồng, từ trên lầu xuống nhà, ông vịn tường mà đi không cần người xốc nách . Ông vẫn nói với chị ông và các cháu( trongđó có bà Trần Trung Dung)” Không việc gì mà phải khóc lóc hay chửi rủa ai. Cứ cầu nguyện cho người ta. Cậu làm chính trị , cậu đã nghĩ đến ngày phải như thế này”.

Đại tá Chính và mấy  người khác lên tiếng chào, ông cúi đầu thi lễ: ” Xin chào các ngài. Mọi người đều công nhận ông có vẻ thản nhiên và khỏe mạnh hơn ngày thường.

Khi ra pháp trường, ông Cẩn lẻ loi một mình. Mặt ông thản nhiên, ông bị trói vào cột.(như báo chí tường thuật)  Trung úy Bảo, sĩ quan báo chí Phủ thủ tướng là người duy nhất đại diện báo chí nhà nước có mặt tại “sân bắn” lúc ấy. Trung úy Bảo thuật lại: Hai bàn chân của ông chỉ có năm ngón chấm đất, gót chân lơ lửng. Ông Bảo viết tiếp: biết đâu lúc ấy ông Bảo không nhận ra tôi”.

“Nhìn ông Cẩn lúc ấy, tôi rớm nước mắt song vẫn cố tình làm ra vẻ thản nhiên”.

Trước đó, ông ta từ chối không chịu bịt mặt. Nhưng Trung tá ủy viên chính phủ nói: “Đây là luật lệ bắt buộc như vậy“. Ông Cẩn đành chịu, ông cũng không quên lên tiếng xin mọi người tha thứ cho ông và những người đồng đạo có mặt lúc ấy đọc cho ông một kinh Lạy Cha trong đó có câu: Xin cho chúng tôi hằng ngày dùng đủ và tha tội chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi”.

Chỉ một loạt đạn thứ nhất, Ông Cẩn đi ngay .. Đầu ông gục xuống, lắc lư.

Không ai giữ được tiếng thở dài nghẹn ngào ..

Người chị của ông khóc rưng rức, nước mắt dàn dụa trên gò má. Thế là xong một đời”.

Trích : Làm thế nào để giết một tổng thống, Cao Thế Dung và Lương Khải Minh, trang 20

Cái chết của ông Cẩn thực sự kết thúc chế độ Đệ nhất Cộng Hòa. Nếu cái chết của hai ông Diệm-Nhu do những lý do chính trị thì cái chết của ông Cẩn là kết quả một sự hận oán như một trả thù hay nói theo tờ Lập Trường, tiếng nói chính thức của Phật giáo miền Trung là : nhổ cỏ phải nhổ tận rễ. Và một lẽ nữa là để chạy tội như bà Trần Trung Dung nói với luật sư Quan là:

“Người ta có nói với tôi phải đem ông Cậu ra xử và Tòa sẽ xử tử hình để thiên hạ đừng nói là dư đảng Cần Lao còn nắm quyền và bao che cho ông Cậu”.

Trich Luật sư: Nghề hay Nghiệp,  Ngày Nay, số 107, tháng 1-93

Ông Ngô Đình Cẩn không đáng nhận một cái chết như thế với một “lễ bắn” trang nghiêm mà thiếu vắng kẻ đã ra lệnh. Nếu có thể làm tính cộng trừ ở đây được thì những vết đạn của 10 Q.C đến từ hướng nào?

Theo dư luận của thời đó thì vận mạng chính trị của tướng Khánh nương tựa phần lớn vào cái chết của Ngô Đình Cẩn và mỗi viên đạn ghim trên thân xác Ngô Đình Cẩn đều là một hứa hẹn tương lai chính trị của Nguyễn Khánh.

Ngô Đình Cẩn đã trở thành con vật tế thần trong tình thế chính trị bấp bênh của một chính quyền non yếu. Đây là một “lễ vật hiến dâng” theo tinh thần tôn giảo và là một nước cờ chính trị cao tay nhằm tranh thủ nhân tâm hay củng cố thế đứng của chính quyền đó.

Nhưng có thể Nguyễn Khánh đã nhầm. Thật lầm.

Trên tờ Lập Trường, trong mục Nhật ký lập Trường, Thứ ba 30-6-1964 ghi như sau :

“Nhật báo Ngày Nay tục bản. Vẫn tiếp tục sứ mạng cách mạng của mình: quét sạch dư đảng Cần Lao, vì bọn nguời đó vô cùng độc ác. Nhớ lại lời khai của ông Phạm Lợi trước Tòa án Cách Mạng. Thì sẽ biết Đảng Cần Lao độc ác biết bao nhiêu. Cần Lao, tội ác của Cần Lao! Đó: chế độ cũ  và người cũ. Sao lại dám cả gan nói không có cũ, mới ? Có cũ, và cũ đang ngụy trang trá hình, để mong tái lập lại cơ sở tội ác của chúng. Cho nên phải diệt cũ cho sạch, tận gốc mới thôi !!

Hoàng Văn Giàu, trưởng đoàn sinh viên Phật tử Huế trong bài viết trên Lập Trường với nhan đề “: Những cơ hội trôi qua .. đã đưa ra những khuyến cáo trịch thượng đối với Nguyễn Khánh:

” Cơ  hội cuối cùng của chính phủ Nguyễn Khánh là ở những điểm đó. Phải mạnh dạn dứt khoát, phải mạnh dạn quyết định để có thể nhìn thẳng vào mặt mọi người mà nói “Xin đồng bào hãy giúp chúng tôi” và chắc chắn đó không phải là tiếng kêu cứu hoặc lời nói tan biến vào sa mạc mênh mông.

Và Hoàng Văn Giàu cao giọng :

Hôm nay, chúng tôi muốn đặt  câu hỏi ra trước chính quyền: Nhân Dân đã trao quyền cho các tướng lãnh để thi hành trọng trách quét sạch quá khứ: trọng trách đó, chính quyền đã làm xong chưa ?”

Trích Lập Trường, Những cơ hội trôi qua.. Hoàng Văn  thứ bảy 6-6-1964.

Của lễ hiến dâng của Nguyễn Khánh biến thành một cuộc hối lộ mà bên nhận cảm thấy chưa đủ.

Trong dịp xử tử hình Phan Quang Đông, Nguyễn Khánh bay ra Huế hy vọng nhận được những lời tán thưởng. Không.

“Phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh, nổi lên là những cuộc đấu trangh của sinh viên học sinh và nhân dân lao động đòi trừng trị những tên ác ôn  đầu sỏ có nợ máu với dân như tên Đỗ Cao Trí, đòi hạ bệ tên Nguyễn Quang Trung, tỉnh trưởng Quảng Tr. Cuộc đấu tranh đòi xử tội tên Ngô Đình Cẩn và Phan Quang Đông có tới 5 vạn người tham gi. Khi Nguyễn Khánh ra Huế bị quân chúng la ó, ném guốc, dép phải bỏ về Sài Gòn ”

(Trích Chiến trường Trị-Thiên-Huế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng. Thuận Hóa, 1985, t 80-8)

Đó là khung cảnh đấu tranh của Huế như lời luật sư Võ Văn Quan nhận xét: không gian chính trị còn ngập hận oán..Tôi nhớ đến đám công chúng sôi sục hận thù ở bên ngoài Tòa án Huế buổi sáng mưa dầm  lúc trước .. Tôi nhớ lời anh Nguyễn Ang Ca thuật lại chuyện anh gặp một số sinh viên từ Huế định kéo tới đập phá văn phòng của tôi.

Trích: Luật Sư, Nghề hay Nghiệp, Võ Văn Quan đăng trên Ngày Nay, số 100, tháng 5

Cũng theo luật sư Quan, sau thiếu tá Nguyễn Văn Nhung, một dê tế thần (bouc émissaire)nữa bị đưa ra để cứu vãn tình thế bằng cách trấn an, mua chuộc cảm tình của giới Phật giáo, mua thời gian cho chính quyền- đó không phải là hành xử công lý, nhưng là  thủ đoạn chánh trị lợi dụng công lý”.

Đó là cái màn chính trị chong chóng, xoay chiều đổi hướng , theo luồng gió của thời cơ, không có một đường lối nhất định và dứt khoát ..

Trích:  Luật sư .Ibid,  tháng 1-93

Sau cái chết của ông Ngô Đình Cẩn thì tình hình rối ren hơn trước với các cuọc biểu tình bạo động ở nhiều nơi .

Lá bài “thí người” của Nguyễn Khánh tỏ ra vô hiệu nghiệm.

*Vụ án xử ông Ngô Đình Cẩn, cố vấn Chỉ Đạo miền Trung.

Vụ xử án ông Ngô Đình Cẩn chỉ là một cách “hợp thức hóa” một bản án tử hình đã dành sẵn cho ông. Người ta còn nhớ vụ xử tử hình vua Louis XVI trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Luật sư biện hộ đã dùng vụ án Louis XVI áp dụng vào trường hợp ông Cẩn. Trong cuộc Cách Mạng Pháp  1789, tên độc tài Robespierre đã tuyên bố phải có án tử hình vua. Vì thế người ta đã thấy trước là Louis XVI không cách nào tránh được án tử hình.

Luật sư Sìège biết rõ như thế đã nói thẳng với họ, – những kẻ xử án Louis XVI như sau:

Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao phủ “. ( Je viens ici chercher des juges, mais Je ne trouve que des bourreaux).

Phải chăng thành phần những vị thẩm phán quan sau đây đều là những tên đao phủ của thời đại chúng ta?

Chú thích: Phiên tòa xử Ngô Đình Cẩn, hồ sơ  đăng đường 2-D D, trát, tống giam ngày 13-.64 gồm:

– Lê Văn Thụ, chánh thẩm.

-Đại tá Nguyễn Văn Chuân, đại tá Đặng Văn Quang, đại tá Trương Văn Chương và Trung tá Dương Nghĩa, Phụ thẩm quân nhân.  Đại tá Đặng Văn Quang vốn là con “đỡ đầu” của thân mẫu Đức cha Thuận. Còn Trung Tá Dương Hiếu Nghĩa là người có liên hệ trong vụ giết hại hai anh em ông Diệm_Nhu  trên thiết vận xa M.113.

-Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Hữu Sử, Bùi Văn Nhu, Phụ thẩm Nhân Dân.

-Thiếu tá Nguyễn Văn Đức, chưởng lý

– Nguyễn Văn Tâm, lục sự

– Luật sư Võ Văn Quan, biện hộ cho bị cáo.

Bộ trưởng tư pháp Nguyễn Văn Mầu theo lệnh của Nguyễn Khánh đã ra sắc luật số 4/64 ngày 18/2/64 thiết lập tòa án Cách mạng trong đó có dự liệu luật hồi tố. Sau đó  tướng Khánh ra lệnh bắt giữ tất cả những người bị các tỉnh hội Phật giáo tố cáo là Đư đảng Cần Lao là 267 người trong đó có những người như Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Thiện Dzai, Nguyễn Tư Thái, Phan Khanh .

Ngày 25/6/64, tòa tuyên án Phan Quang Đông, tử hình. Dương Văn Hiếu,  Nguyễn Thiện Dzai và Nguyễn Tư Thái khổ sai chung thân, Phan Khanh 10 năm khổ sai.

Phần ông Cẩn bị quy kết vào hai tội:

– Tội thứ nhất: kinh tài bất hợp pháp, làm lũng đoạn nền kinh tế Quốc Gia như  đầu cơ các nhu yếu phẩm, buôn bán với Việt Cộng.

-Tội thứ nhì:  ông Cẩn chủ mưu ra lệnh cho nhân viên công an tại miền Trung bắt giam phi pháp, cưỡng đoạt tài sản của một số thương gia và hạ sát mấy người này để thủ tiêu chứng cớ. Các thương gia đó bị gán tội làm gián điệp cho Pháp tại miền Trung. Họ bị giam cầm và tra tấn nặng nề, có người bị bức tử: tài sản của họ bị cưỡng đoạt dưới hình thức này hay hình thức khác.

Khi ra tòa, luật sư biện hộ lấy làm ngạc nhiên là trong hồ sơ đưa ông Cẩn ra tòa đã không có bất cứ tài liệu nào liên quan để  sổ sách kế toán, trương mục ngân hàng. Nếu có bằng cớ giấy tờ rõ rệt cụ thể như vậy thì không thể nào tranh cãi được.

Tòa án bỏ qua tội danh thứ nhất và tập trung vào tội danh thứ hai. Về tội danh thứ hai, ông Cẩn quả quyết với luật sư là ông không dính tay vào mấy vụ đó. Và luật sư không thể cật vấn ông Cẩn là thực sự có phạm tội này hay không?

Vấn đề này là nhiệm vụ của điều tra viên hay Ủy viên chính phủ và của thẩm phán xử án.  Một trong những điều luật của Hình sự tố tụng là Tòa chỉ có thể căn cứ vào Hồ Sơ để xử.

Thậm chí ngay cả những điều gì thẩm phán ghi nhận riêng  tự mình biết được, nhưng không có ghi nhậnn trong hồ sơ, thẩm phán ấy cũng không thể căn cứ vào sự hiểu biết riêng tư đó mà xử tội.

Cuối cùng chỉ có những lời khai suông của những người được coi là nhân chứng .

Nhưng họ là ai mới được? Động cơ nào thúc đẩy để buộc tội cho ông Cẩn? Và luật sư chĩa mũi dùi ngay vào những nguời đang ngồi đây xử án – điều  mà ông Cẩn cũng muốn nói lên- Họ chỉ là công cụ của chính quyền để tuyên án một bản án tử hình đã định từ trước.

Họ chỉ là những tên đao phủ không hơn không kém.

Căn cứ vào hồ sơ  không rõ rệt như vậy, luật sư xin tòa  tha bổng cho bị can.

Và trong niềm hy vọng đó luật sư thành khẩn gửi số mạng ông Cẩn vào tay các vị thẩm phán “công minh, nhân ái” trong chế độ này.

Phần ông Cẩn trước sau chỉ khai: tôi chỉ là cố vấn chỉ đạo nên không có quyền ra lệnh cho bất cứ ai. Trong vụ án  gián điệp miền Trung, đó là thẩm quyền của ông Bộ trưởng bộ Nội vụ, của Trưởng Ty công an ..

Trong hồ sơ, không có bất cứ giấy tờ gì chứng tỏ ông Cẩn ra lệnh, không có bất cứ chỉ thị nào do bị can ký tên ra lệnh cho các công an vv..

Tuyệt nhiên không có..

Không có văn thư, không có bằng cớ, ủy viên chính phủ đành bắt buộc đưa ra nhân chứng để buộc tội ông Cẩn cho bằng được.

Nhưng những lời khai tráo trở muốn đổ trách nhiệm cho ông Cẩn để mong thoát khỏi  số phận của một Phan Quang Đông- lời khai đó có tính lực gì hay không?

Đó là câu hỏi của luật sư Phan Quang Đông trong phần bào chữa cho bị can.

Theo lời luật sư Quan nhận xét:

Sự bội nghĩa của họ tồi tệ đến nỗi khiến họ có mặc cảm tội lỗi đối với bị can. Trong phòng xử này, mỗi lần chạm phải cái nhìn hờn trách của ông Cẩn, họ đã hổ thẹn ngó qua chỗ khác. Điều  đáng buồn cho xứ sở này là còn có nhiều người tai to mặt lớn trong giới quân sự cũng như dân sự cũng có hành động bỏ suy, phù thịnh như họ

Trích: Luật sư, Nghề hay Nghiệp, Ibid, Ngày Nay, số 110, tháng 5-93.

Triết lý một chút thì cũng là thói đời, đua nhau phù thịnh mà hiếm người dám phù suy ..Thời Cổ La Mã có Brutus vốn là một tướng tài, nhưng tư cách lại quá hèn hạ. Để tiến thân thì Brutus đã chịu khó theo hầu hạ, cầu cạnh bợ đỡ Jules Cézar, hạ mình làm con nuôi nên được Cezar tận tình nâng đỡ. Đến lúc J. Cézar bị bọn nghịch thần trong  Thượng Nghị Viện mưu sát và dùng dao đâm ông túi bụi Ông đã một mình chống đỡ. Nhưng khi nhìn thấy Brutus cũng có mặt trong đám sát nhân đó. Cézar đã than: Cho đến con mà cũng phản cha sao? Nói rồi lấy vạt áo bào che mặt, buông xuôi cho kẻ nghịch chém giết.

Ai là những Brutus trong vụ án xử tử hình Ngô Đình Cẩn?

Phiên xử tại Tòa án tại Sài Gòn, rõ ràng bản án tử hình đã biết trước được !!

Cuộc chơi rõ ràng là không đồng sức !!  Và khi viết những dòng này người viết nghĩ rằng thật là quá ngây thơ nếu tin  tưởng rằng sẽ có một cuộc xét sử minh bạch  theo đúng pháp luật..

Cũng như thế, ai cũng biết rằng hồi tháng 8-1963, một nhà sư đã được Cabot Lodge cho lánh nạn trong tòa đại sứ Mỹ trong  9 tuần lễ.. Nhưng cũng như thế, câu chuyện ông Cẩn ngày hôm nay đã bị đối xử khác hẳn ..

Sau buổi chiều xử bắn ông Ngô Đình Cẩn, luật sư Võ Văn Quan đã mất ngủ và phải uống mấy viên thuốc ngủ!!

Những viên đạn bắn vào ông Cẩn lần này không phát xuất từ những viên đạn bắn vào ông Diệm-ông Nhu nữa.

Như nó đến từ tham vọng của một viên tướng hèn- mắt ông ấy tự  nhiên lồi hơn- tý nữa và từ nỗi hận oán từ một nhà sư mà đã nhiều lần ông Cẩn bao bọc và bao che.

Ông Cẩn có cái tội lớn của ông là nuôi ong tay áo. Ông ít đọc sử nên đã không thuộc bài của Cézar và Brutus.

Xem tiếp phần 2: Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? 

11 BÌNH LUẬN

  1. Nói chính xác thì ông N.Đ.Cẩn rất thành công trong hoạt động chống mạng lưới VC.
    nằm vùng và được chính những quan chức VC. viết ra để thú nhận. Ít nhất có đến
    4 quyển sách có đề cập tới sự thât bại rất nặng trong lãnh vực này của họ :
    1/ Đoàn Mật vụ của Ngô Dình Cẩn (Văn Phan).
    2/ Bội phản hay chân chính (Dư Văn Chất).
    3/ Cuộc chiên tranh đặc biệt (Đinh Thị Vân).
    4/ Đường thời đại (Đặng Đình Loan).

  2. Khà khà khà, nói chiệng tới Ngụy Sè Gòng tại miền NAM thì bất tận cho dù nó chỉ tồn tại có 20 năm bao gồm 2 cái gọi là hai nền công hòa.

    Tư 1955-1963 đó là nền ĐỆ I Công Hòa do NGO ĐINH DIÊM làm ton ton và vây cánh gia đình xa gần , đảng phái liên hê nắm quyền.

    Từ đầu năm 1963 sau cái chết dã man của NGO ĐINH DIỆM thì miền NAM rơi vào KHỦNG HOẢNG CHINH TRỊ cực độ và kéo dài ngót 18 tháng hết phe này lên tói phe khác đảo chanh giành quyền lưc liên tục cho tói khi mà NGUYEN VAN THIỆU tạm thời nắm quyền CHỦ TỊT ỦY BAN LANH ĐAO CUỐC DA và tới năm 1967 thì NGUEN VAN THEO chinh thưc lên ngối ghế TON TON cho tơi ngày phóc chay.

    Câu hỏi đươc đặt ra là:

    Vì răng củng làm TÀ LỌT cho MẼO nhưng thèng South Korea thì thèng bu MẼO không dám…………….thọc gậy bánh xe mà NGỤY SAI GÒN thì bị XỊA nó……….CHỌT cho tứ phía túi bụi và cuoi cùng là VỌT.

    • Dân Việt Nam tranh nhau đi xuất cảng lao động Nam Hàn nhiều ‘chưa từng thấy’ Hạn ngạch xuất cảng lao động phía Nam Hàn cấp cho Việt Nam năm 2024 là hơn 15,400 lao động, song số ghi danh dự tuyển đợt một “đông kỷ lục trong 20 năm,” với gần 45,000 người, theo báo VNExpress hôm 15 Tháng Năm.
      Kaka Kaka nhục nhã
      Tụi csvn tranh nhau đi làm cu li cho = theo cách nói của tụi csvn = Hàn Quốc là chư hầu của đế
      Ngạo nghễ quá Việt Nam ơi

      • Khà khà khà , Cock , mi lạc đường rồi đó , kakkkkkaak. focus on this subject , COCK. Bác Sáo Lục dày công viết bài nói về cụ CẨN , môt lảo tay phải thì tém trầu cau ăn tỏm tẻm ,tay trái thì giet’ nguòi không gớm tay.

        Mi sợ mấy bài viết về DIỆM NHU CẨN lém, tau biét mà . Mi là dân đấm ngực cho nên hể ai nói sự thật về nhà NGÔ là mi……….nghiến răng ken két.

        Mi tính lấy giấy mà gói lửa hay răng hả COCK , chuyên Diẹm Nhu Cẩn thì cả thé gioi nó rành như…………….sáu câu vọng cổ miền Nam rùi COCK, giấu sao đuọc huh?

        Đối diện vói cái NHỤC SỮ đó đi COCK , đối diện vói nó, đấm ngực và thều thào rằng “lổi tại tau lổi tại tau mọi đàng.”. Đó là giải pháp hay nhất để trở thành nguòi can đảm.

        Ngụy Sai Gòn cứ âm ừ ấm ớ 61 năm nay mổi khi nói tói DIỆM NHU CẨN nhưng trong tận sâu thẳm tâm can đều không khỏi tự hỏi :

        Vì sao DIÊM NHU tai giỏi như rứa mà MẼO củng khong chơi , dân VN củng chẳng khoái , chỉ trừ mọt thiểu số dân ĐẤM NGƯC như COCK là tôn sùng mà thôi .

        Vì sâo Diêm Nhu tài giỏi hơn nguòi, viển kiến cao xa mà không thấy đuọc đám đàn em phản thùng ngay trong nội các đến nổi phải chết duói tay bọn chúng. Trong chính trị phải là “thà ta phụ nguòi chớ không để nguòi có cơ hội phụ ta “.

        Cái kiểu nửa vời của DIÊM NHU CẨN đó là nửa đạo nửa đời không rạch ròi phân minh trong khi tham chính. Ngu xuẩn đó DIÊM NHU CẨN phải trả giá quá đắt mà đám TÀn Dư Nguy Cock không chịu đối diện để học hỏi và nhắc nhở con cháu về sau.

        Hiểu chưa Cock huh? kakkakakkak

        • Thằng phét sủa bậy
          Thế comment đầu của mày có viết về Ngô đình Cẩn?
          Con sủa bậy sai chủ đề trước hiểu không con
          Đến khi bố viết thì con sủa là sai chủ đề?
          Sao ngu vậy con?
          Người ta commen những vấn đề thời sự, vấn đề game over thì còn cc gì mà comment
          Nhà ku phét 9 đời ngu di truyền
          Kaka Kaka nhục nhã
          Thôi lo mà đi xin làm culi cho chư hầu của đế quốc Mỹ

        • Để cho bài viết của mình thuyết phục hơn, Phét cần trích Andre Menras Hồ Cương Quyết nhận định về chế độ Ngô Đình Diệm là độc tài

          Báo Luật Khoa của Phạm Đamn Trang, Võ Văn Quản cũng đã phân tích, theo xì tăng đa trong nước, có thỉa gọi là khách wan & khoa học, rằng lính VNCH nói chung hổng có anh hùng lém .

          Nhà văn Phạm Đình Trọng kể về tiếng thét từ trái tim người Cộng Sản Phạm Quế Dương làm “địch” táng đởm kinh hồn, và tiếng thét đó có vẻ cũng rất công hiệu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

          Văn học cách mạng cũng ghi lại cái chết của Lê Anh Xuân, chết đứng làm lính VNCH sợ quá quỳ mọp dưới chân anh .

          • VIETNAMERICA 17/05/2024 at 12:49
            Thằng Tàu Chệt muỗi Tàu ngu
            Phần đầu comment của Bố = Hải quân (Hoa Kỳ) nên gia tăng nỗ lực làm cho việc bành trướng của Trung cộng thêm khó khăn bằng cách quay lại chiến….
            Thấy chữ Hoa Kỳ không con?
            Con là thằng Tàu chệt ngu lâu khó đào tạo
            2 đứa sanh ra chắc cũng ngu di truyền
            Kaka Kaka nhục nhã Quá

        • Mấy thằng con trí thức thoái hóa vưỡn còn giá trị xử dụng . Nên vắt kiệt tụi nó rùi lúc đó đưa vào trại tạm giữ cũng chả muộn

          Còn tụi trẻ thì hù tụi nó 1 tẹo . Mai Quốc Ấn đó, mới hù 1 chút, để chứng tỏ mình hổng phải phản động, liền nộp dân cho công an

          Chỉ có thằng Lê Minh Dũng, có vẻ đang cổ động cho bạo lực, or on the way.

  3. Thưa

    Ông Cẩn là một người rất liều lĩnh và chịu chơi không thể nào ngờ được!

    Lúc nhỏ, ông tìm đủ cách để tài trợ và ủng hộ cụ Phan Bội Châu, thậm chí tính đến chuyện cướp ngục giải thoát cho cụ Phan nhưng cụ Phan không đồng ý đấu tranh bạo lực. Ông Cẫn đành nghe theo.

    Ông Cẩn cũng là người cầm vũ khí đi đến nhiều nơi kêu gọi người dân can đảm vùng lên giết Việt Minh để bảo vệ tài sản tính mạng …Ông Cẩn cũng tổ chức đội nghĩa quân để kháng chiến.

    Khi Ông Diệm mới về triều, ông Cẩn một mình lo hết từ quân vụ súng ống để tận diệt các phần tử Việt Minh, trong đó có cả các đảng viên cộng sản trá hình trong hàng ngũ VN Quốc Dân Đảng, Đại Việt, vân vân…

    Ông Diệm nhờ đội nghĩa quân của ông Cẩn mà tự tin hơn khi tiến hành thống nhất gầy dựng quân đội Quốc gia từ nhiều nhóm…

    Thời kỳ Ấp Chiến Lược, ông Cẩn thấy kế hoạch của chính phủ không hiệu quả lắm vì Việt cộng nằm vùng trong Ấp Chiến Lược khá đông, đội quân của ông đi từng làng, lôi từng anh giặc cộng ra mà giết đến nổi tổng sổ cán bộ giặc cộng bị giết của cả nước vào những năm đầu là hầu hết là từ đội quân của ông Cẩn.

    NHỜ VẬY NÔNG THÔN MIÊN TRUNG, MIỀN ĐÔNG MỚI ỔN ĐỊNH , không còn cảnh nông dân bị giặc cộng chặt đầu để trên nón lá nữa…

    Tuy nhiên, CIA và giặc cộng hè nhau gọi ông là bạo chúa!

    Ông Cẩn còn muốn thành lập lực lượng phản gián mật vụ riêng không có liên hệ gì đến mật vụ của Mỹ đào tạo để tránh bị không chế… Chính Mỹ thúc ép Tổng Thống Diệm buộc ông Cẩn bỏ ý định này , giải thể lực lượng mật vụ củ ông Cẩn……

    Một trăm năm đầu, người ta có thể nói Tổng thống Diệm bị giết vì cố chấp, nhưng 100 năm sau đó, sử gia sẽ phải viết lại tại không làm theo lời ông Cẩn mới hư đại nghiệp. Ông Nhu tuy kiến thức rộng nhưng từ chương quá, không phải hạng người tháo vác liều mạng như ông Cẩn…

    Ông Cẩn còn có nhiều cái hay khác nữa…. tạm thời chưa thể trình bày….

    Kính
    ************************

    “Một đôi guốc, một con dao
    Tao chém cho máu chảy thành hào,
    Cho sông ngập lụt, cho Hồng Mao không còn!”

    (Bài thơ trên được cho là của lính ông Cẩn làm khi đi bắt giết giặc Cộng phạm án tàn sát nông dân trong vùng!)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên