Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và những hệ luỵ

11
Xếp hàng rút tiền tại cây ATM. Ảnh fot. ANTON VAGANOV / / Reuters

Ngày 27/2/2022, sau nhiều đắn đó, EU cuối cùng đã đưa ra được đồng thuận trong việc bỏ Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication). Lúc đầu EU chỉ định loại một số ngân hàng của Nga, nhưng quyết định được đưa ra bởi thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz là: LOẠI TẤT CẢ.

Nước Đức ngay từ đầu nằm trong số các quốc gia lừng khừng trong việc trừng phạt Nga, bởi thiệt hại kinh tế qua lệnh trừng phạt đối với nước Đức rất lớn! Bằng quyết định này, cùng với thông báo gửi vũ khí tới Ukraine và tuyên bố đứng hoàn toàn về phía Ukraine, cả châu Âu có thể thở phào nhẹ nhõm về quyết định dứt khoát của ‘người anh cả’.

Sau đại chiến thế giới II, với tư cách là quốc gia gây chiến và bại trận, Đức bị nhiều chế tài về quân sự, trong đó có việc cấm cung cấp vũ khí, hạn chế trong chi phí quốc phòng, hay phát triển quân đội. Nhưng với hành động xâm lược của quân đội Nga vào lãnh thổ Ukraine, Đức đã chính thức bước qua lằn ranh này. Ngày hôm qua, cùng với quyết định chuyển vũ khí sang Ukriane, thủ tướng đức, ông Olaf Scholz cũng tuyên bố, Đức sẽ chi 100 triệu Euros (hơn 2% GDP) cho quốc phòng trong năm tài khóa 2022. Trước đó, dưới thời tổng thống Donald Trump, ông nhiều lần đề nghị Đức tăng chi phí quốc phòng, nhưng bà Merkel từ chối.

Trở lại SWIFT, đây là hệ thống được thành lập từ 1973, hiện có 11.000 ngân hàng và các tổ chức thanh toán quốc tế là thành viên, mỗi ngày có hàng trăm triệu các giao dịch.

Hiện nay Nga có 314 ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào hiệp hội thanh toán này. Tất cả sẽ bị loại bỏ. Điều này sẽ gây khó khăn lớn trong việc xuất khẩu khí đốt và dầu hoả của Nga – đây là khoản chiếm tới 40% thu nhập quốc dân của Nga. Cùng với viêc xoá khỏi SWIFT, Visa, Master card đều không hoạt động nữa.

Đây là quyết định khó khăn với phương Tây, vì bản thân các quốc gia này đều là bạn hàng của Nga. Nhưng vì tự do cho Ukraine, cuối cùng cũng đã được thông qua.

Việc bị xoá khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT đã có tiền lệ với Iran vào năm 2012 khi nước này triển khai các chương trình hạt nhân, khiến cho việc xuất khẩu dầu hoả của quốc gia này giảm gần 50%.

Trước đó, máy bay của hãng hàng không Nga và các máy bay tư nhân đã bị cấm bay trên không phận của hầu hết các quốc gia EU và Anh.

Nga có sự chuẩn bị trước?

Nhiều chuyên gia cho rằng, Nga đã chuẩn bị trước để đối phó với động thái này của phương Tây, vì đây không phải lần đầu tiên, biện pháp trừng phạt này được đưa ra. Năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, phương Tây đã đe dọa ngắt kết nối thanh toán quốc tế của các ngân hàng Nga, nhưng lúc đó, đã không đạt được đồng thuận.

Giữa tháng 12/2020, các chuyên gia Nga đã dự đoán, các biện pháp trừng phạt “chưa từng có” sẽ nhằm vào Nga trong thời gian tới đây.

Nga đã chủ động rút một phần các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Nếu trước kia có 400 ngân hàng và tổ chức tài chính Nga tham gia, thì ở thời điểm hiện tại ‘chỉ còn’ 314.

Gần đây, Moscow đã tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán có tên là Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS) như một biện pháp dự phòng. Nga bắt đầu phát triển SPFS từ năm 2014 trong bối cảnh Washington đe dọa ngắt kết nối quốc gia này khỏi SWIFT liên quan đến sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Nga cũng liên kết với hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới CIPS của Trung Quốc và có kế hoạch kết hợp với nền tảng thanh toán của Ấn Độ.

Năm 2019, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS (khối liên kết các nước gồm Brazil, Russia, India, China và South Africa) Nga và Trung Quốc đã đồng ý hợp nhất hệ thống cho các khoản thanh toán quốc tế. Theo đó, SFPS cung cấp các giao dịch bằng đồng Rúp, CIPS thì bằng NDT. Việc này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vàò Mỹ và SWIFT, đồng thời làm suy yếu vị thế của USD trong thanh toán quốc tế.

Hệ thống thanh toán của Nga cũng sẽ hoạt động với SEPAM của Iran, vì các ngân hàng quốc gia Hồi giáo đã không có quyền truy cập vào SWIFT kể từ năm 2019 sau khi Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt.

Phản ứng của thị trường

Mặc dù được đánh giá là đã có sự chuẩn bị trước, nhưng thị trường tiền tệ và chứng khoán Nga hôm nay đã phản ứng một cách hết sức tiêu cực trước cú ra đòn này của phương Tây. Đồng Rup Nga mất giá tới 40%, xuống mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Ngân hàng internet Tinkoff của Nga đã đề nghị vào tối Chủ nhật để đổi rúp lấy đô la ngay cả với tỷ giá hối đoái chưa từng có trong lịch sử: 171 rúp ăn 1 đô la. Trước khi công bố các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngân hàng trung ương Nga, tỉ số này là 83 rúp.

Dòng người xếp hàng dài rút tiền mặt tại các cây ATM diễn ra trong cả nước. Nếu làn sóng rút tiền mặt không giảm đi, hệ thống thanh toán của các ngân hàng sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng.

Thị trường chứng khoán Nga gần như sụp đổ, sau khi liên tục phải lùi giờ mở cửa từ 8h sáng xuống 19h, 12h và cuối cùng tuyên bố sẽ mở vào 15h ngày hôm nay 28/02/2022.

Để chống đỡ, ngân hàng trung ương Nga, tăng lãi suất từ 9,5% lên 20% và nghiêm cấm việc các công ty môi giới chứng khoán bán cố phiếu của các công ty nước ngoài, một hình thức để tránh dòng vốn Nga chảy ra nước ngoài.

Công bằng mà nói, quyết định vừa đưa ra của phương Tây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán toàn cầu, không riêng gì nước Nga. Nhưng sau cơn choáng nhẹ, thị trường các nước sẽ lấy lại sự ổn định trong nay mai; chứ không đứng trước nguy cơ mất thanh khoản như thị trường Nga.

Dự trữ ngoại hối của Nga trước khi gây hấn với Ukraine đang ở mức cao kỉ lục trong nhiều năm với 643 tỉ USD. Trong đó 1/5 là vàng, hơn một nửa là ngoại tệ như USD, Euro hay bảng Anh. Nhưng sắp tới, khi các tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng, lượng dự trữ này, theo đánh giá của giới chuyên gia, sẽ không thể cứu vãn được đà tụt dốc của nền kinh tế.

Putin có lẽ đã tính nhầm về sự trả đã của phương Tây cũng như sức kháng cự của dân tộc Ukraine. Cho tới giờ, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nga đã hoàn toàn phá sản.

Mạc Việt Hồng

 

11 BÌNH LUẬN

  1. Cuộc chiến này xem ra được tính toán bởi những đầu óc điện tử , theo kế sách “ Con có khóc , mẹ mới cho bú “ nhằm thỏa mãn cái nỗi sợ Thế chiến thứ ba cùng vũ khí hạt nhân , để rồi trách nhiệm lại đổ lên đầu các lãnh đạo hiện nay của Mỹ lẫn Nato .

    Ukrain yêu cầu gì thì sau đó Nato đáp ứng ngay . Hôm nay có tin Ukrain chính thức gởi đơn gia nhập Nato với đầy đủ 3 chữ ký của Tổng thống , Thủ tướng và người đứng đầu Quốc hội . Một đòn hiểm đá trúng ngực Putin ngay sau khi cuộc họp tại Belarus chẳng ra gì .

    Nhất là cái lực lượng Binh đoàn Quốc tế ma mãnh tập hợp những người có kinh nghiệm quân sự chiến đấu để ủng hộ Ukrain xem chừng cũng đã có kế hoạch sẵn .

    Nhìn tới lui , Putin như sập bẫy ngầm khi cho Thế giới sợ chiến tranh vũ khí hạt nhân .

    Những kẻ cuồng kiêu ngạo thường sụp bẫy hoang tưởng chính mình vẽ ra như Trump sụp bẫy “ Bầu cử gian lận “ và hôm nay Putin sụp bẫy “ Chiến tranh nguyên tử “ .

  2. Thế giới hãy cho Putin con đường lùi bằng cách bảo đảm an ninh cho nước Nga nhưng Putin phải triệt thoái quân đội về để chấm dứt chiến tranh.

    Găng quá sẽ không bên nào chiến thắng mà chỉ lãnh hậu quả. Bây giờ thì Putin đã nhìn thấy hậu quả của một cuộc xâm lăng toàn diện vào một nước có chủ quyền. Nó không dễ như ý nghĩ và cũng không đơn giản như chiếm một vùng, hoặc một thành phố, hoặc như bán đảo Crimea, mà nó mang tính quyết định an ninh của cả thế giới. Điều này làm thế giới, đặc biệt là Mỹ và NATO phải có phản ứng để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới.

    Sau ngày đầu đàm phán để hiểu rõ đôi bên muốn gì để sẽ tiếp tục đàm phán tiếp thì một số chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ phải nhượng bộ bị chia cắt đất nước. Một nửa phía Đông thuộc ảnh hưởng Nga, và nửa Tây ảnh hưởng Phương Tây. Như vậy có khác gì Putin đã chiến thắng và Phương Tây cũng thắng mà chỉ có dân tộc Ukraine là thua mất nửa nước? Điều này là không thể vì người dân Ukraine sẽ không muốn chia cắt. Họ sẽ kháng chiến và chiến tranh lại tiếp diễn, không có hòa bình cho Ukraine và khu vực này. Nhưng Putin cũng sẽ không nhượng bộ để Ukraine gia nhập NATO hoặc theo Phương Tây chống lại lợi ích nước Nga.

    Giải pháp hoàn hảo nhất là dân Nga làm một cuộc cách mạng thay đổi, chuyển qua chế độ tự do dân chủ tam quyền phân lập. Điều này hoàn toàn có lợi cho hòa bình thế giới, sẽ kìm hãm sự hung hăng của Tập trong tương lai vì Tập sẽ trở thành đơn độc như Putin bây giờ. Hoặc Ukraine hoàn toàn trung lập sống như một quốc gia trái độn để giữ hòa bình Đông và Tây.
    nv

  3. Dự trữ ngoại hối của Nga trước khi gây hấn với Ukraine đang ở mức cao kỉ lục trong nhiều năm với 643 tỉ USD.
    (thôi trích)
    Chị MV Hồng
    Xin check lại xem sao, Tổng sản lượng GDP của Nga chỉ có 1,647 tỷ Mỹ Kim (một ngàn 647 tỷ) , mà trữ lượng ngoại hối của họ là 643 tỷ Mỹ kim, gần 1/3 GDP
    GDP Nga đứng thứ 11 trên thế giới, dưới Nam Hàn (thứ 10, GDP 1,823 tỷ)

  4. Thôi ! Putin nhà ta xài tiền ảo
    vậy .

    Máy bay dân sự , mà bị cấm
    đáp ớ các sân bay quốc tế ,thì
    có nghĩa là “cấm túc”,”cấm
    vận” mẹ nó rồi .

    Tiền mà nó đếch thèm xài
    nữa ,thì chỉ có cách đem ra
    chợ trời mà đổi “chui” với
    giá bèo .

    Thắng về quân sự ,mà đói
    rã họng . Thì cũng giống
    như mấy anh dép râu nón
    cối ,đem súng vào miền Nam
    để … kiếm ăn.

  5. Trong trận chiến này chúng ta không thể không cảm nhận sự quyết liệt mạnh mẽ của hai nhân vật của Anh quốc. Đó là Boris Johnson và Liz Truss. Nó mang ít nhiều hình ảnh của Winston Churchill và Margaret Thatcher. Đây chính là những người quyết đoán. Xin khâm phục.

  6. Bài chủ viết “Đức sẽ chi 100 triệu Euros (hơn 2% GDP) cho quốc phòng trong năm tài khóa 2022” Câu hỏi: 1-sau chi phí quốc phòng Đức thấp thế? Ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2022 dự trù là 770 tỉ đô la. Câu hỏi 2: sao GDP của Đức thấp thế? Tôi nghĩ có lỗi thằng đánh máy, cô MVH xem lại xem sao.

    • Về nước Đức, họ chỉ đóng 1.36 GDP (Tổng Sản Lượng) cho Quốc Phòng, trong số 28 nước NATO (chưa kể Mỹ) chỉ có 5 nước chịu đóng 2% GDP cho quốc phòng của họ (Ba Lan, Roumanie, Anh, Estonia, Hy Lạp)
      Từ thời TT Obama Mỹ muốn các nước trong NATO đóng cho Quốc phòng của họ là 2% GDP để họ mạnh lên bớt lệ thuộc vào Mỹ nhưng Obama không ép buộc các nước vì ông ta sợ mất lòng, Obama bao giờ cũng lấy lòng người khác
      Thời TT Trump ép các nước phải đóng, nếu không sẽ rút bỏ NATO nhưng họ không đóng và đả đảo Trump, và bây giờ NATO phải ráng chịu vì Mỹ thờ ơ với chính khối NATO, Mỹ không còn lo 90% cho NATO như thời Cold War vì bây giờ hết Cold War rồi
      Người ta thường hiểu lầm là đóng 2% cho NATO, không phải thế, đóng cho Quốc phòng của chính các nước NATO để các anh mạnh lên khỏi phải dựa vào Mỹ
      (xin coi Member states of NATO trên Wikipedia)

    • “List of countries by military expenditures” ở Wikipedia
      Chi tiêu cho quốc phòng trên thế giới:
      1. Mỹ = 778 tỉ Mỹ kim
      2. Tàu+ = 252 tỉ
      4. Nga = 62 tỉ
      7. Đức = 53 tỉ
      Bây giờ Đức tăng lên, tức phải trên 100 tỉ (không phải triệu đâu). GDP năm 2021 của Đức là 4,230 tỉ Mỹ kim. Lỗi tự thằng đánh máy đó.

  7. Bị cả thế giới lên án và cùng hỗ trợ cho Ukraine thì làm sao Putin và nước Nga chịu nổi?!

    Tập đứng sau lưng Putin đang theo dõi. Nếu như phản ứng của Mỹ và NATO yếu ớt thì Tập sẽ “thịt” Taiwan. Nhưng phản ứng nhanh của NATO và thế giới làm Tập cảm thấy nhột mà không còn dám mơ mộng lợi dụng thời cơ thôn tính Taiwan. Nước Tàu chỉ mạnh hơn Nga về mặt kinh tế và dân số áp đảo nhưng về sức mạnh quân sự và tác chiến thì Tàu Cộng còn thua xa Nga nên nói chuyện đánh Taiwan bằng quân sự là chuyện còn…viễn vông. Phản ứng nhanh của Mỹ và thế giới chống lại cuộc xâm lăng vào Ukraine của Putin là cái tát vào mặt kẻ lợi dụng thời cơ mà Tập phải nuốt trong lòng.

    Dù có thắng về mặt quân sự nhưng Putin cũng đang thua về ngoại giao và kinh tế khi bị cả thế giới chế tài và cấm vận. Cuộc chiến này coi như Putin thất bại dù có chiếm được Ukraine.
    nv

  8. “Tiền” chỉ có giá trị khi “Nó” có giá trị trao đổi! Không -còn -giá-trị -trao đổi nửa thì Nó trở thành giấy lộn! Đồng tiền Nga hôm nay đả trở thành giấy
    qua tay của Putin! Tôi nghiệp cho những người Nga gởi tiết kiêm ,nay đem về đống giấy lôn .Hẳn bà con còn nhớ,thuở VM cướp chính quyền ,bày đặt in tiền giấy.Bắt mọi người ở vùng xôi đâu phải dùng tiền Hồ.Ăn môt tô bún,đem theo môt gánh bạc ! Chỉ tiêu loay hoay trong Vùng do VC
    còn xuống xuống vùng quốc gia ,không dùng đươc.Tiền đó dân có,sau nầy đem đi dốt như áo giáy! Không thể đổ ra tiền Đông Dương đươc (Tiền tê của Pháp).Vô hiệu hóa đồng Tiền Nga hay Tàu chỉ có Anh và Mỹ làm đươc thối ! Vì hệ thồng tiền tệ Thế giới do 2 Ông Lớn nầy nắm !

  9. Sau 5 ngày ồ ạt tấn công quân sự toàn diện vào đất nước Ukraine vẫn chưa chiếm được như ý muốn thì hôm nay, 28/2/2022, Putin chịu đối thoại với chính quyền Ukraine.

    Nhưng chiến thuật cũ lại được Putin đem ra sử dụng đe dọa hầu áp đảo đối phương. Trước khi chịu ngồi vào bàn đàm phán thì Putin lệnh cho quân đội vào vị trí sẵn sàng sử dụng vũ khí nguyên tử. Giống như trước khi tấn công Ukraine, Putin cũng lệnh cho quân đội tập trận nguyên tử đe dọa Mỹ và NATO tham gia cuộc chiến. Chiêu này được Putin áp dụng tiếp nhưng mức độ cao hơn và nguy hiểm hơn để bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán nhưng không còn điều kiện đòi chính quyền Ukraine phải đầu hàng trước và không tiếp nhận vũ khí từ NATO như mấy ngày qua. Đòi hỏi này trước kia đã bị Ukraine từ chối và quyết chống trả lại cuộc tấn công của Nga.

    Tình hình qua 5 ngày tấn công, kết quả vẫn không chiếm được Kyiv như hoạch định nhưng bị cả thế giới cấm vận kinh tế và tài chánh ảnh hưởng sinh hoạt cuộc sống từng ngày tới nước Nga không thua gì như cả nước Nga bị trả đũa bằng quân sự. Ảnh hưởng về tài chánh có nguy cơ sụp đổ nền kinh tế nên Putin chịu đàm phán không có điều kiện đòi Ukraine đầu hàng như mấy ngày trước nhưng đặt quân đội vào vị trí sẵn sàng phản ứng hành động nguyên tử đe dọa cả thế giới để đàm phán trên cương vị áp đảo đối phương. Tính tới giờ phút này Putin chỉ còn mỗi chiêu vũ khí nguyên tử để mong chiến thắng Ukraine.
    nv

Leave a Reply to Nguyễn Văn Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên