Lập trường của Mỹ về các yêu sách hàng hải tại Biển Đông

5
Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo. Ảnh: AFP

(Bản dịch: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội)

Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay chúng tôi tăng cường chính sách của Hoa Kỳ tại một vùng có tranh chấp, có ý nghĩa sống còn tại khu vực đó – Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết Biển Đông, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát các nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp.

Tại Biển Đông, chúng tôi mong muốn gìn giữ hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển theo cách nhất quán với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở, và chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm sử dụng cưỡng ép hoặc vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây là những lợi ích sâu sắc và trường tồn mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đồng minh và đối tác của mình, những người từ lâu ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Những lợi ích chung này đã gặp phải sự đe dọa chưa từng thấy từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Phương pháp tiếp cận này của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố với những người đồng cấp ASEAN rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ và đó là sự thật.” Thế kỷ 21 không có chỗ cho thế giới quan đầy dã tâm của Trung Quốc.

Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nào để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực. Bắc Kinh đã không đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kể từ họ khi chính thức công bố vào năm 2009. Trong một phán quyết được đồng thuận ngày 12 Tháng Bảy 2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 – mà Trung Quốc là một thành viên – đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc vì không có căn cứ dựa trên luật pháp quốc tế. Tòa Trọng tài đứng về phía Philippines, bên đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài, trong hầu hết các yêu sách của nước này.

Như Hoa Kỳ từng tuyên bố, và theo Công ước, phán quyết của Tòa Trọng tài là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên. Hôm nay chúng tôi đưa ra lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông với phán quyết của Tòa Trọng tài. Cụ thể:

Trung Quốc không thể khẳng định một cách hợp pháp một yêu sách hàng hải – bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào từ Bãi Scarborough và Quần đảo Trường Sa – khi so với Philippines trong các khu vực mà Tòa Trọng tài đã phán quyết là nằm trong EEZ hoặc thềm lục địa của Philippines. Hành động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này, là bất hợp pháp. Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.

Do Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, rõ ràng tại Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó). Vì thế, Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải nào của Trung Quốc đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này – hay đơn phương thực hiện các hành động đó – đều là bất hợp pháp.

Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với (hay bắt nguồn từ) Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Malaysia chỉ 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1,000 hải lý. Bãi ngầm James thường được nhắc đến trong hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc là “lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: một cấu trúc dưới nước như Bãi ngầm James không thể được bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra các vùng hàng hải. Bãi ngầm James (nằm cách mặt nước khoảng 20 mét) không phải và chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, và Bắc Kinh không thể khẳng định bất cứ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.

Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, thống nhất với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi ủng hộ cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền, và bác bỏ bất cứ đòi hỏi nào nhằm áp đặt “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hoặc ở khu vực rộng lớn hơn.

5 BÌNH LUẬN

  1. Tuyên bố thẳng thừng của ông Ngoại Trưởng Mỹ
    HK đã khẳng định phủ nhận mọi chủ quyền của TQ trong vùng lưỡi bò (bao trùm Biển Đông) vì muc tiêu bảo vệ tự do hàng hải khắp Thái Bình Dương mà Biển Đông là nơi tập trung nhộn nhịp nhất. Khách hàng thị trường nhân công và đồng minh thương mại của Mỹ tập trung ở đây khá nhiều. Tàu buôn hạng nặng và phi cơ dân sự qua lại tấp nập (VN, Thái Lan, Úc, Tân Tây Lan, Phi, Mã Lai, Indonesia vv…)
    Thử hỏi nếu TQ áp đặt “vùng nhận dạng phòng không quân sự” ở Biển Đông sẽ gây náo loạn an ninh khu vực này ra sao ?
    Cách đây khoảng 5 năm, một máy bay hàng không dân sự của Lào cất cánh từ Vạn Tượng đến Bắc Kinh, nửa đường đã bị radar quân sự TQ cảnh báo vì chưa xin phép và không nộp danh sách hành khách, họ bị ép buộc phải bay trở về Lào vì bị hăm dọa bằng quân sự. Chưa hết mùa Hè 2016, VN đã chứng kiến 1 chiếc phản lực cơ SU-30MK2 bị hỏa tiễn bắn rơi trong vùng trời VN khi bay qua Biển Đông (Hà Tĩnh), 1 anh phi công bị mất tích, 1 anh được cứu sống. Sau đó VN cho 1 phi cơ cỡ lớn CASA-212 đi rà tìm lại bị bắn rơi, chết 11 mạng (quân đội VN). Sau cùng tướng Nguyễn Chí Vịnh phải đích thân cân thiệp ngừng hết mọi phi vụ VN và van nài TQ cứu giúp. Anh phi công kia đã được 1 chiếc tàu buôn TQ phát giác và thông báo cho VN trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Trong vụ này HK đã gửi gấp một phi đội F-22 đến Đài Loan để hỗ trợ, vì loại phi cơ này trang bị hệ thống phát giác và phá nhiễu sóng radar từ phía TQ, thiết bị này VN không có cho nên mới chịu tổn thất nặng.
    Đấy, bài học đắt giá cho VN, học thuộc chưa ? Đến bao giờ mới dám đứng thẳng lưng và dõng dạc bước tới, bỏ mặc mọi hăm dọa của Bắc Kinh ?
    Lê Quốc Trinh, Canada

    • Ối giời ơi, bác có điên không mà lại đi bảo đảng ta đứng thẳng lưng chống trả Trung quốc thế!

      Ngày trước, chính đảng ta nhờ có vũ khí viện trợ của Trung quốc mới có thể bắn giết bọn Ngụy thẳng tay. Nay, tiền nợ vũ khí viện trợ đó, đảng ta đã trả hết cho Trung quốc chưa nhể?

      Hoàng Sa đã bị đảng ta bán cho Trung quốc để đổi lấy viện trợ vũ khí vào năm 1974 rồi bác ạ. Ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung quốc, Bộ Ngoại giao của ta im lặng chẳng phản đối Trung quốc một lời nào, lại còn khước từ lời kêu gọi của bọn Ngụy cùng nhau hợp tác chống Trung quốc nữa đấy !

      Hãy cùng nhau đứng dưới cờ vàng lật đổ đảng bác nhé! Cho cháu kính bác

  2. Mý̃ cỏ thể công nhận Hoàng Sa là của VN? It is not for free, you have to pay for it.

    Cỏ giá của nó, chú em! War is coming to VN . Be prepared now.

    Nhập mẹ nỏ vào China…

    • Nói gì thì nói ,Hoàng Sa là của VN ,thuộc về VN đã được chúng nhận từ các vua nhà Nguyễn
      Dù đất nước chí đôi qua ý thức hệ, hoàng Sa nằm trong vùng phía Nam của CVNCH ,nhưng Nó vẫn là của chúng VN ,cũng như trường Sa hay đất nướcc Vn từ Nam quan toái Cà Mau vậy .
      Vì đso không thể nói như một người nào đó ,có thể là DLV, rằng phải lật đổ cs ,tại lập vnch mới đòi lại đảo được . Nghe có lý nhưng thực tế là SAI. Vì đất là của cha ông dành được ,nên là người VN ,dù CS hay QG cung không thể đẻ mất đi một tấc đất ,huống gì là 2 đảo lớn của VN .
      Mỹ không nhắc tới Hoàng sa VN vì chỉ thấy pháp lý trên bản án do phi luạt tân kiện TC ở TA Quốc Tê.
      Đây là điều thua thiệt của VNCS. Nếu can đảm như PHI dám kiện kiện và thắng kiện như Phi .Mỹ sẻ nhắc tới trong vụ đòi hỏi công bình cho các nước bị TC o ép ăn cướp như PHI.
      War í coming to VN,nhưng VN sẻ đứng về phe mô? Mỹ không đánh TC cho VN mà VN phải sẳn sàng đứng về phía Mỹ .
      Còn KHÔNG thi “Nhập mẹ nỏ vào China…”

      • Gớm, còm của bác làm cháu nhẹ cả người! Cháu cứ tưởng chỉ có cháu là dốt nát nhất trên diễn đàn, đâu ngờ thế mà lại có thêm bác nữa!

        Thưa bác, cháu học hành dưới mái trường xhcn cả đời người nên dốt nát vô cùng, thế mà cháu còn biết được khi Trung quốc đánh bọn Ngụy chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 thì cũng là giai đoạn mà đảng ta nhận nhiều vũ khí nhất từ phía khối xhcn, trong đó có Trung quốc!

        Đâu có triều đại nào trong lịch sử nước ta lại đi nhận vũ khí của kẻ xâm lược hải đảo tổ tiên ta như thế bác nhể?

        Đảng ta đã bán Hoàng Sa cho Trung quốc từ năm 1974 rồi bác ạ! Bây giờ đảng ta tính ăn quỵt Trung quốc, nhờ đế quốc Mỹ can thiệp giúp, ối giời ơi, đúng là nằm mơ giữa ban ngày!

        Cháu từng tuổi này thấy rõ một chân lý đang hiện ra từ từ, đó là cái gì của bọn Ngụy thì rồi đảng ta cũng phải trả về cho bọn Ngụy thôi bác ạ, kể cả giang sơn tổ quốc này.

        Nhớ vì cờ vàng mà chiến đấu bác nhé! Ngụy thắng thì Hoàng Sa được giải phóng thôi bác ạ! Chân lý đơn giản chỉ có thế!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên