Huyền thoại Cuba [1]

12
Tôi quen nhiều bạn từng học ở Cuba và cả những người bạn chưa đến đấy nhưng rất ngưỡng mộ xứ sở này. Hồi 1980 tôi hay làm việc với Roberto Zayas, giám đốc trung tâm truyền hình quốc tế của OIRT[1] ở Praha. Anh kỹ sư Cuba này rất giỏi nên mới lãnh đạo được một trung tâm kỹ thuật như vậy, mặc dù đến từ thế giới thứ ba. Gần nhà tôi có cô Sol, người Cuba lấy chồng Đức. Cô hay kể cho tôi về quê nhà.
Trên hòn đảo 110.000km², bằng 1/3 diện tich Việt Nam, có 11 triệu người Cuba sinh sống (1/9 dân số VN). Khí hậu biển ấm áp, mưa gió thuận hòa giúp cho mảnh đất đó mầu mỡ, trù phú. Trước ngày 1.1.1959, Cuba là nước giàu có nhất Nam Mỹ và đứng thứ ba ở châu Mỹ, chỉ sau USA và Canada. Thủ đô La Habana từng là sòng bạc và trung tâm ngân hàng lớn cho du khách từ Mỹ.
Cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro và các trí thức cảnh tả trong phong trào „Moncada 26.7“[2] đã được loài người tiến bộ đón chào như một cuộc cách mạng dân chủ. Ngày đó, cả châu Mỹ Latin chìm ngập trong bóng đêm của các chế độ độc tài quân sự nên sự kiện mấy trăm cậu sinh viên yêu tự do, thích phiêu lưu lật đổ được tên tướng Batista tàn bạo thậm chí đã được tờ „New York Times“ ca ngợi hết lời.
Fidel thừa hiểu rằng sự phồn vinh của Cuba gắn liền với nước Mỹ nên tháng Tư 1959, chỉ ba tháng sau khi lên cầm quyền, ông sang thăm Mỹ. Hai bên lúc đó còn khá vui vẻ với nhau vì Fidel tỏ ra lạnh nhạt với mô hình Xô Viết.
Nhưng các chàng trai hãnh tiến, thích hành động kiểu hiệp sỹ đã giữ vững những cam kết với người nghèo nên họ quốc hữu hóa ngay lập tức một số đồn điền trồng mía và chia nhỏ các đồn điền khác xuống dưới 25 Hektar.
Tuy các hành động này chỉ nhằm khôi phục lại hiến pháp 1940 [3]mà Fidel đã hứa trước khi khởi nghĩa, nhưng nước Mỹ lúc đó bị chiến tranh lạnh ám ảnh nên nhìn đâu cũng thấy cộng sản. (Đạo luật McCarthy cho phép đưa lên ghế điện bất cứ công dân Mỹ nào dính đến cộng sản). CIA đánh giá sai các hành động của nhóm „26.7“ và Mỹ lập tức ra tay. Tổng thống Eisenhower ra lệnh cắt nguồn dầu, phong tỏa một số tài khoản sắp bị quốc hữu hóa khiến Cuba choáng váng. [4]
Chủ tịch Liên Xô N.Khrushev là người bị Trung Quốc và Việt nam phê phán là „trùm xét lại“ vì tội nghi ngờ chủ nghĩa Marx, thân phương tây. Nhưng Krushev lại là người chống Mỹ khôn ngoan và hiệu quả nhất. Trong thời gian ông cầm quyền, Liên Xô đã nhiều lần vượt Mỹ trong chạy đua vũ trang và vũ trụ. Khruschev chớp ngay cơ hội vàng và tháng giêng 1960 cung cấp dầu thô cho Cuba.
Các hãng lọc dầu Mỹ ở Cuba cay cú không nhận xử lý dầu thô Liên Xô. Fidel điên tiết quốc hữu hóa các hãng dầu này để tự mình lọc lấy xăng dầu. Tháng 8.1960, Mỹ đáp trả bằng việc cấm nhập đường của Cuba để rồi tháng 10.1960 La Habana „vui vẻ“ quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của Mỹ. Cuộc chiến leo thang của ông già Eisenhower sắp về hưu khiến chàng trai mới dính quyền lực Fidel liếc mắt sang cô gái Nga. Cuối năm 1960, các đảng viên đảng Cộng Sản Cuba (trong đó có Raul, em trai Fidel và Che Guevara)được giao các chức vụ quan trọng trong phong trào „26.7“. Cuộc cách mạng dân chủ bắt đầu chuyển mầu theo hướng XHCN như vậy trong bầu không khí sặc mùi dầu lửa và mía đường.
Cú liếc mắt này khiến CIA chính thức đưa nhóm của Fidel vào danh sách các „Đảng cộng sản nguy hiểm“ và sử dụng các Cuba-Kiều ở Mỹ để tiến hành một cuộc „Phản cách mạng“ vũ trang. Vụ đổ bộ vào „Vịnh Con heo“ tháng 4.1961 của 1300 Cuba-Kiều được Mỹ ủng hộ thất bại thê thảm. Cuba bắt sống hơn 1000 tù binh và Fidel chơi đểu, đòi Mỹ chuộc cứ hai mạng lấy một cái máy kéo [5]. „Con heo“ này trở thành cú hích cho Fidel lựa chọn đường lối chuyên chính vô sản kiểu Liên Xô để bảo vệ chế độ.
Krushev bị coi là thân Mỹ, nhưng lại rất cứng rắn trong vấn đề Cuba. Tháng 10.1962, ông ta đi thêm bước nữa, đưa tên lửa hạt nhân vào Cuba để đe dọa Mỹ. Tổng thống Mỹ Kennedy ra lệnh phong tỏa đường biển để chặn các tàu chở tên lửa Liên Xô có tầu ngầm hộ tống. Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba suýt nổ ra ở đây, nếu cả Kennedy và Krushev đều „anh hùng, không sợ chết“ như người Việt. Cuối cùng hai bên tự xuống thang, Liên Xô và Mỹ đều rút tàu chiến ra khỏi vùng biển Caribe.[6]
Sau cuộc khủng hoảng này, tháng 4.1963 Fidel đi thăm Liên Xô. Ông nghiệm thấy mô hình Xô Viết có nhiều lợi thế cho mình. Từ Moscou trở về, ông hợp nhất phong trào „Moncada 26.7“ với những người cộng sản, trở thành Đảng Cộng sản Cuba, công nhận chuyên chính vô sản, đoạn tuyệt với nguồn gốc dân chủ tư sản.
Một nhà nước XHCN, chuyên chính độc đảng ra đời cách mình 80 hải lý tất nhiên là một điều khủng khiếp cho Mỹ. Từ đó đến nay, cả 12 đời tổng thống Mỹ đều tìm cách nhổ cái gai đó đi. Kể cả chiêu kẹo ngọt của Obama cũng chỉ là một phương pháp „diễn biến“.
Như một phép lạ, thể chế đó dai dẳng sống sót qua mọi chưởng độc cho đến nay và tạo thành „Huyền thoại Cuba“.
Lúc đầu Cuba thừa hưởng di sản hoành tráng về kinh tế và con người của chế độ cũ nên chịu được mọi nghiệt ngã của cấm vận. Rồi không có Mỹ thì đã có Liên Xô. Nông nghiệp Cuba phát triển rực rỡ vì được Liên Xô bao tiêu gần hết mía đường. Xăng dầu Xi-bê-ry xài thoải mái. Còn rượu rum, xì gà thì Mỹ phải cay đắng nhập của Cuba với giá cắt cổ (vì dân Mỹ không chịu học thắt lưng buộc bụng). Cuba sử dụng ngoại tệ thu được để đầu tư vào y tế, khoa học, giáo dục. Khách thăm Cuba vào những năm 1980 đã không khỏi ngỡ ngàng bởi các bệnh viện đầy máy móc, các trường đại học với những phòng thí nghiệm hiện đại. Hình ảnh các cháu thiếu nhi ăn mặc sạch sẽ đến trường hoàn toàn tương phản với các cháu bé bụi đời ở khắp châu Mỹ Latin.
Thời thế thay đổi, phe XHCN và Liên Xô bỗng biến mất, không ai bao tiêu nông sản và bù lỗ nhiên liệu nữa. Thời kỳ hoàng kim của Cuba chấm dứt từ năm 1991. Từ chỗ 9 triêu dân xuất khẩu gần 9 triệu tấn đường trong những năm 1970, nay 11 triệu dân chỉ còn làm ra 2 triệu tấn đường. Riêng con số đó đã nói lên sự bi đát của nền kinh tế Cuba. Nhiều người coi cấm vận là nguyên nhân khiến một nước giàu có hàng đầu thành nước sống bằng tem phiếu duy nhất ở Nam Mỹ.
Nhưng mọi sự suy tàn đều xuất phát từ nội lực, từ chính sách. Để không bị tụt hậu, Đông Âu đồng loạt thay đổi thể chế. Để tránh sụp đổ, Trung Quốc, Việt Nam quay trở lại tư nhân hóa, học làm kinh tế tư bản. Nhưng anh em nhà Castro vẫn khăng khăng giữ khẩu hiệu „Socialismo o muerte“ (CNXH hay là chết). Hình ảnh về Cuba mà người ta thấy ngày nay là nhưng khu phố nghèo nàn, xuống cấp, những chiếc xe cổ vá víu, những con người lam lũ. Từ chỗ viện trợ cho Việt Nam, nay họ phải ăn gạo Việt Nam viện trợ. Từ chỗ đào tạo các kỹ sư điện tử cho Việt Nam, nay họ mừng húm khi được công ty HANEL tặng cho dây chuyền sản xuất TV đen trắng đã xếp xó.
Chính trong sự khốn cùng đó, huyền thoại Cuba mới nổi bật. Trong khi ở Việt Nam hay Trung Quốc, càng mở cửa càng tăng khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn về an sinh xã hội càng gay gắt thì ở Cuba nghèo khó, không ai phải đút tiền để chữa bệnh. Cuba không có trẻ em suy dinh dưỡng, hoặc phải bỏ học để bán vé số. Trong các bảng xếp hạng HDI,GINI của Liên Hợp Quốc, Cuba luôn nằm ở nhóm các nước công nghiệp.
Hàng năm Cuba đón hàng triệu khách du lịch. Chủ nhân của các khách sạn mini đơn sơ luôn vui vẻ, nồng hậu. Những mẩu chuyện về lòng trung thực của bà bán kem hay bác tài làm người ta ngạc nhiên. Dân Cuba cam chịu nghèo đói cho CNXH nhưng không đểu, lừa đảo hay chặt chém.
Từ đất nước suy kiệt này, từng đoàn bác sỹ, giáo viên, cố vấn quân sự vẫn tỏa đi khắp mọi ngõ ngách các nước nghèo. Đầu năm 2020, Tây Ban Nha và Ý đã đón nhận những đoàn bác sỹ Cuba sang cấp cứu bệnh nhân covid-19.
Giáo hội thiên chúa Cuba cũng chịu sự kiểm soát ngặt nghèo như ở các nước XHCN khác, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách nhất định để đủ đóng vai trò môi giới với phương tây trong các xung đột chính trị[7]. Cuba là nước XHCN duy nhất được cả ba Giáo hoàng La Mã đến thăm.
Một vài thực tế trên giải thích tại sao những người cánh tả hay nói về “Huyền thoại Cuba”, coi đó là chế độ XHCN chân chính duy nhất còn lại trên trái đất.
Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi tự do, cơm áo của hàng chục ngàn người Cuba trong tuần qua, bất chấp đàn áp và bắt bớ của chính quyền đã khiến người nghiêm túc phải tìm hiểu về huyền thoại này.
(Còn tiếp)
Tho Nguyen (FaceBook)
….
[2] Ngày 26.7.1953, Fidel Castro cùng nhóm du kich của ông tấn công pháo đài Moncada ở tỉnh Santiago de Cuba. Cuộc tấn công thất bại, cả nhóm bị bắt. Nhưng sau ngày ra tù Fidel lấy ngày này để đặt tên cho phong trào đấu tranh của mình.

 

12 BÌNH LUẬN

  1. Nen viet 2 bai bao. Goi y viet.
    Toi nghi, nen khen Trung Quoc.
    Trung Quoc co 8 Dang. Nen phat trien tot.
    Viet Nam co 1 Dang cong san.
    Trung Quoc van tot hon Viet Nam.
    Viet Nam khong dan chu.
    Nuoc Anh, Nga, Thuy Dien, Tay Ban Nha, muu mo, ban thiu, co Vua, Nu Hoang, nhung lai lat do, khong cho nuoc khac co Vua, Hoang Hau.
    Hoa Ky , mac bay muu mo cua Anh, Tay Ban Nha, vi de noi chuyen, noi chung ngon ngu, tieng Anh, tieng Tay Ban Nha.

  2. Trong vụ COVID-19, TV toàn thế giới thấy thủ tướng Anh Boris Johnson rửa tay , nhưng rồi chính ông ta là những vị lãnh tụ thế giới đầu tiên lãnh thẹo vụ COVID-19. Vì cái Hollywood của Mẽo nó vẽ lên James Bond 007 , và một lô phim như les canons de Navaron , bridge on the river Kwai…

  3. Sự sai lầm lớn nhất , và chuyên môn của Mỹ là đi đến đâu cũng không để ý đến nền văn hoá của dân ở đó . Pháp thì trái hẳn . Tổng thống Pháp , gốc Gaulois chính hiệu , bị thủ tướng Anh Boris Johnson ( có thể là ít nhiều hơi hướng Nga Sô ) ngồi gác chân lên bàn , mà vẫn giữ bình tĩnh .

  4. Thằng Phét gốc gác cặn bã xã hội, chuyên nghề đổ bô cho mấy con đĩ Ngã Năm chuồng chó, cũng biết vài câu tiếng Mỹ, đôi lúc đem tiếng Mỹ ra hù bà con
    Nó viết tràng giang đại hải mà chính nó cũng đéo biết là cái gì, nó copy trong báo, đài, trên mạng .. ra đều ta biết tiếng Mỹ
    Bà con trên mạng chỉ muốn ỉa vào mồm Phét cho nó câm đi

    • Kể tứ thất bại trong việc dùng 1400 tên luu vong CUBA đổ bộ về vói mục tieu LÂT ĐÔ chinh quyền CUBA thèng MẼO từ đó về sau không bao giò tin tuỏng máy thèng LUU VONG CUBA nửa vì đám này thực ra to mồm nhưng rát là bất tài vô dụng làm NHỤC thèng MẼO.

      Bài học VỊNH CON HEO thất bại 60 năm truóc vần cón ám ảnh thèng MẼO cho nên bọn MẼO mỏi lần nhắc đến NGUY TAN DU đòi lật đổ Viet Công chúng anh là bọn MẼO nó chủi thề rằng’ What’s the fuk you guys(NGỤY COCK TAN DƯ) did for fourty six god đam years long? You guys did not do any shit but fuking crying , fuking whining ,and fuking lying !, hehehehhehehe.

  5. Nói về VỊNH CON HEO và tai sao Mẽo lại thất bại vói 2 đòi ton ton hiéu chién hiéu sát cộng cuoi cùng vẩn chuốc láy that bại ê chề.

    history.com/news/bay-of-pigs-mistakes-cuba-jfk-castro

    Trước khi tờ mờ sáng ngày 15/4/1961, một phi đội gồm 8 máy bay ném bom B-26 do những người Cuba lưu vong điều khiển đã ầm ầm hạ gục một đường băng của Nicaragua trong một nhiệm vụ bí mật. Cục Tình báo Trung ưVINH CON HEO sẽ dẫn đến việc lật đổ nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Nhưng chiến dịch diễn ra trong 5 ngày tiếp theo đã trở thành một trong những thất bại quân sự lớn nhất trong lịch sử MẼO

    Ton Ton Dwight D. Eisenhower lần đầu tiên công nhận hoạt động bí mật của CIA vào năm 1959 để lật đổ Castro, người đã quốc hữu hóa các ngành công nghiệp của Mỹ và củng cố mối quan hệ với Liên Xô sau khi lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài quân sự thân Mỹ Fulgencio Batista.

    Kế hoạch và Tại sao Nó được gọi là Cuộc xâm lược Vịnh Lợn

    Kế hoạch kêu gọi một cuộc không kích ban đầu để quét sạch lực lượng không quân nhỏ của CUBA, sau đó là cuộc đổ bộ của 1.400 người Cuba luu vong tại Vịnh Con Heo, một cửa vào của Vịnh Cazones trên bờ biển phía Nam của Cuba, được CIA đào tạo ở Guatemala và Florida. Một khi quân nổi dậy thành lập đầu tàu, một chính phủ lâm thời của những người Cuba lưu vong sẽ từ Miami bay đến đó, tuyên bố họ là những nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước và mời Hoa Kỳ gửi quân đến hỗ trợ chiến dịch hạ bệ Castro.

    Khi kế hoạch, có tên mã là Chiến dịch Zapata, được trình bày với John F. Kennedy chỉ vài tuần sau khi lảo tuyên thệ nhậm chức, vị tổng thống mới nhậm chức cuối cùng đã chấp thuận nó. Jim Rasenberger, tác giả của The Brilliant Disaster: JFK, Castro, and America Doomed Invasion of Cuba Bay of Pigs, không tin rằng các nhà hoạch định quân sự đã gây áp lực buộc tổng thống mới phải đưa ra quyết định chống lại phán đoán tốt hơn của lảo ta, Jim Ráenberger nói.

    Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, Kennedy đã nhiều lần kêu gọi sự can thiệp của Mỹ vào Cuba. “Thật đáng kinh ngạc, Kennedy được bầu chọn khi đánh bại Richard Nixon là một tay diều hâu chống cộng. Ông ta đã cáo buọc chính quyền Eisenhower vì để Castro lên nắm quyền và không làm gì cả về điều đó. Vì vậy, Lả Kennedey trở thành tổng thống một phần lớn vì luận điệu chống cộng của lảo ta, và lảo ấy không muốn bị coi là một KẼ CHÔGG CONG BẰNG MỒM hoặc mềm mỏng vói chủ nghĩa cộng sản.

    Những rò rỉ ban đầu về sứ mệnh Mẹo về Castro

    Tuy nhiên, ngay cả trước khi chiến dịch có thể được thực hiện, Castro đã biết thông qua các kênh tình báo của mình chi tiết về kế hoạch do Mỹ hậu thuẫn. Bất kỳ ai đăng ký tờ New York Times cũng vậy vì vào ngày 7 tháng 4 năm 1961, tờ báo đã đăng một bài báo từng trang báo cáo rằng “các chuyên gia Hoa Kỳ” đang huấn luyện một lực lượng xâm lược gồm những người Cuba lưu vong ở Guatemala và Florida.

    “Tôi không thể tin được những gì mình đang đọc! Castro không cần mật vụ ở đây. Tất cả những gì anh ta phải làm là đọc giấy tờ của chúng tôi!”, Kennedy cáu kỉnh. Mặc dù cuộc xâm lược sẽ thiếu yếu tố bất ngờ, cả CIA và Nhà Trắng đã không trì hoản

    Chỉ vài giờ sau cuộc tấn công ban đầu vào ba sân bay Cuba của máy bay ném bom B-26 do CIA hậu thuẫn vào ngày 15 tháng 4, hoạt động bắt đầu gặp vấn đề. Cuộc đột kích ban đầu không tiêu diệt được toàn bộ lực lượng không quân của Castro, với sáu máy bay Cuba không bị thương. Rasenberger nói, “các nhà lập kế hoạch của CIA biết rằng điều quan trọng nhất là phải loại bỏ hạm đội không quân của Castro. Họ không thể có một cuộc xâm lược trên bãi biển nếu các con tàu có thể bị đánh chìm.”

    Không thể quét sạch lực lượng không quân Cuba, hoạt động này còn gặp khó khăn hơn nữa khi một mưu mẹo đã được lên kế hoạch phản công. Một trong những máy bay ném bom cất cánh từ Nicaragua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Miami với phi công của nó tự xưng là lính đào ngũ của lực lượng không quân Cuba. Tuy nhiên, người ta đã sơn chiếc máy bay ném bom để giống với một trong những chiếc Castro và đục thủng vỏ động cơ của nó bằng các lỗ đạn để có vẻ như nó đã sống sót sau chiến đấu.

    Tuy nhiên, bàn tay của người MẼO trong chiến dịch này nhanh chóng bị phát hiện bởi các phóng viên ghi nhận công việc sơn mới của máy bay và việc đặt các nòng súng máy ở mũi máy bay ném bom chứ không phải gắn trên cánh như trên máy bay chiến đấu của Cuba.

    Rasenberger nói: “Ngay lập tức, cả thế giới đều biết họ là phi công được CIA hậu thuẫn.“ Kennedy nhận ra rằng mọi ảo tưởng về sự từ chối chính đáng đã không còn nữa. Ông ấy không thể giả vờ như người Mỹ không đứng sau nó nữa ”.

    Tổng thống đã đáp lại vào ngày 16 tháng 4 bằng cách hủy bỏ đợt ném bom thứ hai được lên kế hoạch cho ngày hôm sau, khiến hệ thống phòng không của Cuba còn nguyên vẹn khi lực lượng xâm lược đến Vịnh Con Lợn vào sáng hôm sau. “Thời điểm mà Kennedy hủy bỏ đợt thứ hai của Rasenberger nói rằng các cuộc ném bom vào hạm đội không quân của Castro, hoạt động này về cơ bản đã kết thúc, và mọi người đều biết điều đó.
    Một máy bay Mỹ đã bị bắn rơi trên Playa Giron bởi các khẩu đội phòng không trong cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn.

    ạ cánh chậm và thời gian kém

    Mọi chuyện tiếp tục diễn ra sai lầm khi lực lượng chiến đấu do Mỹ hậu thuẫn cố gắng đổ bộ trong bóng tối. Khi nghiên cứu các bức ảnh do thám, các nhà phân tích của CIA đã không phát hiện ra các rạn san hô ở vùng nước nông của Vịnh Con Lợn đã cản trở tiến trình đổ bộ. thủ công và vô hiệu hóa một đôi thuyền.

    Ngoài ra, một trong những đèn tín hiệu màu đỏ do một người nhái mang theo vô tình nhấp nháy ngoài khơi. Khi một cặp dân quân Cuba trên xe jeep phát hiện ra ánh sáng và chĩa đèn pha về phía họ, những người ếch đã nổ súng bằng súng trường và súng máy của họ, làm hỏng yeu tô bất ngờ của kế hoạch

    Khó khăn hơn nữa xảy ra khi máy bay của Castro đánh chìm hai tàu tiếp tế chở lương thực, vật tư y tế và đạn dược. Một đội trinh sát của CIA không phát hiện được một đài phát thanh trên bãi biển đã cho phép nó tiếp tục hoạt động trong cuộc xâm lược và phát sóng chi tiết về cuộc tấn công trên khắp Cuba.

    Khi cuộc xâm lược đang bùng phát, Kennedy đã từ chối gửi Thủy quân lục chiến đóng tại Puerto Rico hoặc một lực lượng hải quân lớn sẵn sàng sẵn sàng bên ngoài lãnh hải Cuba. Tuy nhiên, ông đã không ngừng ủy quyền cho sáu máy bay phản lực không tên tuổi của Hải quân cung cấp dịch vụ yểm trợ trên không trong một giờ trên tàu Sáng ngày 19 tháng 4, một phi đội máy bay ném bom B-26 cất cánh từ Nicaragua để tấn công máy bay chiến đấu của Castro. Điều đó cũng kết thúc trong thảm họa khi các máy bay B-26 đến sớm hơn một giờ so với kế hoạch và không tìm thấy chỗ dựa hộ tống, có thể do hiểu nhầm về chênh lệch múi giờ một giờ giữa Nicaragua và Cuba. Sự hỗn hợp đã dẫn đến việc bắn rơi 2 chiếc B-26 và 4 người Mỹ thiệt mạng.

    Với cuộc tấn công kinh hoàng và hơn 100 thành viên của nó đã bị giết trong khi hành động, lữ đoàn những người Cuba lưu vong đã đầu hàng. Như Rasenberger lưu ý, Kennedy ngay lập tức phản ứng với sự thất bại trong chính sách đối ngoại bằng cách làm sâu sắc thêm sự can dự của Mỹ vào một cuộc xung đột khác trong Chiến tranh Lạnh sẽ trở thành một cuộc can thiệp tốn kém. .

    Rasenberger nói: “Ngày hôm sau, ngày 20 tháng 4, Kennedy ra lệnh cho Lầu Năm Góc tìm cách đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.“ Phản ứng của Kennedy trước sự sỉ nhục về cơ bản là làm leo thang xung đột với Liên Xô. Ông ấy cảm thấy mình phải làm một chiến thắng và anh ấy hướng về miền Nam Việt Nam. ”

    Hahahahah, thất bại ỏ VINH CON HEO lảo KÊNNEDEY cay cú xoay qua VIET NAM để đành VIET CỘNG, ai dè sụ cay cú này làm nuoc MẼO mất thêm gần 15 năm nửa lại phải chịu NHỤC để cuốn cờ trong…………………..’DANH DỰ”

  6. Bài viết từ một cây bút CS rõ rệt là ca tụng xứ hủi Cuba
    Nếu Cuba là một xứ lý tưởng của Châu Mỹ La tinh thì sao dân Cuba trốn sang Mỹ nhiều triệu và hết lời chửi rủa CS Cuba
    Cu ba chính là một của nợ của Châu Mỹ La tinh, tại đây người ta khinh bỉ và ghê tởm Cuba, nó đầy đọa dân tộc này từ hơn nửa thế kỷ qua, Châu Mỹ Latin khinh bỉ Cuba như một con chó ghẻ, họ không dám dây với Cu ba vì sợ lây bệnh hủi
    Tại Cuba người ta không thấy bóng dáng một chiếc xe đời mới nào, quí bạn có thể tưởng tượng những xe Mỹ từ thập niên 50 nay vẫn còn
    Thành phố La Havana là hiện thân của phản văn minh, phản tiến bộ
    Fidel Castro chết lại nhường ngôi cho em ruột mới thối.. t/g nói một câu ngu xuẩn, Cuba đã đuộc ba đời Giáo hoàng đến thăm.
    Vì đất nước theo Thiên chúa giáo nên các Ngài tới thăm, có gì lạ
    Tóm lại Cuba là hiện thân dơ bẩn của nền văn minh nhân loại, một thể hiện bẩn thỉu nhất của chế độ CS còn tồn tại trên trái đất này

  7. NẾU CỘT ĐIỆN Ở MỸ BIẾT ĐI THÌ SẼ VỀ VIỆT NAM

    “Thủ tướng ngáo” bố lếu bố láo
    Bị tự kỷ ám thị tự ti
    Nên “Phúc nổ” ba hoa hoạt náo
    Ví von cây cột điện biết đi!

    Câu nói quái kiệt Trần Văn Trạch
    Ví von “cột đèn nếu biết đi
    Cũng ba chưn bốn cẳng trốn chạy”
    Cái thiên đường mọi rợ man ri!

    Trở về nước bưng bô ngu si
    Chỉ có thể là lũ vô nghì
    Bọn cẩu trệ chó nhảy bàn độc
    Như Hoàng Duy Hùng Nguyễn Cao Kỳ!

    Cũng có thể là bọn động não
    Bọn ca sĩ con buôn lý tài
    Vì đồng tiền sẵn sàng đồng lỏa
    Cùng bè lũ thái thú tay sai!

    Bọn trâu già cắt sừng làm nghé
    Trở về Việt Nam gặm cỏ non
    Hầu thỏa mãn thấp hèn thú tính
    Bọn nầy cũng sẵn sàng lòn trôn!

    Lũ khốn nạn kéo dài chế độ
    Bọn trở cờ mọi rợ buồn nôn!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên