Hạc cầm Miến Điện

12
(Ảnh minh họa từ Youtube)

Hạc Cầm Miến Điện, The Birmese Harp là một cuốn  phim cổ điển của Nhật quay năm 1956 tại Miến Điện, đen trắng dài 116 phút do đạo diễn Kon Ichikawa thực hiện, dựa theo truyện của Takeyama Michio và Natto wada, nhà Sản xuất Masayuki Takaki.

Tài tử chính gồm Shoji Yasul (vai Mizushima), Rentaro Mikuni (vai Đại uý Inouye).  Phim đã đoạt giải thưởng OCIC và San Giorgio tại Đại Hội Điện Ảnh Venise năm 1956, Giải ưu hạng tại Đại Hội Mainichi film Concours của Nhật năm 1957. Năm 1957 được vào Chung kết Giải Oscar Mỹ dành cho phim nói tiếng ngoại quốc hay nhất trong năm. Năm 1956 vào Chung Kết Giải Sư Tử Vàng Đại Hội Điện Ảnh Venice. Năm 1985 nhà đạo diễn Kon Ichikawa đã thực hiện lại (remake) Hạc Cầm Miến Điện bằng  phim mầu và các tài tử khác nhưng không thành công bằng phim cũ, chỉ được một vài giải thưởng nhỏ. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới cuốn phim đen trắng quay năm 1956 nêu trên.

Hạc cầm Miến Điện có tinh thần chống chiến tranh và chịu ảnh hưởng giáo lý nhà Phật.

Đây là phim lấy đề tài Thế Chiến Thứ Hai, một đề tài rất ít khi thấy Người Nhật khai thác, đa số phim nghệ thuật của họ lấy đề tài về võ sĩ đạo thời trung cổ hoặc về ma quỉ. Phim này cho ta thấy hình ảnh người lính Nhật có đạo đức, đầy tình thương nhân loại, phim cũng thể hiện tràn trề tinh thần từ bi bác ái bao la của Thích Ca Mâu ni trước nỗi khổ đau không cùng của con người.

Các nước Âu Mỹ đã thực hiện nhiều phim tố cáo những hành vi bạo ngược của quân Nhật tại các trại tù Á Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến như Cầu Sông Kwai, phim Mỹ quay 1958; Đời Tôi Bắt Đầu Tại Mã Lai, phim Anh, thập niên 50;  Road To Paradise, Mỹ thập niên 90… Người Pháp nói Bên này dẫy núi Pyrénée là sự thật, bên kia là sai lầm.

Hạc Cầm Miến Điện được thực hiện trong thời kỳ cực thịnh của nền Điện ảnh Phù Tang hồi thập niên 50, 60. Người Tây Phương bắt đầu chú ý đến Điện ảnh Nhật qua phim Rashomon của Akira Kurosawa quay 1950, đoạt giải Sư tử bạc Đại Hội Điện ảnh Venice và giải Oscar Mỹ, phim ngoại quốc hay nhất trong  năm, đó là cuốn phim thành công đầu tiên của Nhật gây được tiếng vang trên thế giới. Kế đó những phim Bẩy Người Hiệp Sĩ, Người Phu  Xe,  Địa Ngục Môn,  Ughetsu… đoạt các  giải thưởng ưu hạng tại các Đại Hội Điện ảnh Quốc tế tại Cannes, Pháp, Venice Ý… được Tây phương chú ý và được phát hành đi nhiều nước trên thế giới.

Trong số các nhà làm phim Nhật, Akira Kurosawa là nhà đạo diễn được Tây phương khâm phục nhiều nhất, ông được coi như nhà đạo diễn lớn nhất thế giới và là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến nền điện ảnh Mỹ cũng như điện ảnh thế giới (primal influence), có khoảng trên dưới 20 cuốn phim của các nước Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kong, Pháp, Ý,  Ấn… bắt chước hay chịu ảnh hưởng các phim của Akira. Riêng phim Bẩy Người Hiệp Sĩ quay 1954 của ông, đoạt sư tử bạc tại Venice đã có khoảng 10 phim bắt chước theo: The Magnificent Seven, 1960 ( Mỹ), The Return Of The Magnificent Seven, 1966 ( Mỹ), Gun Of The Maginficent Seven, 1969 (Mỹ), The Maginficent Seven, 1998 ( Mỹ), Beach Of The War Gods, 1973, Run Run Shaw (Hong Kong), Battle Beyond The Stars 1980 ( Mỹ) , World Gone Wild, 1988, (Hong Kong), Soley, 1975 ( Ấn), và  gần đây năm 2002, Thất Kiếm, Trung Quốc, phim dàn cảnh vĩ đại, được coi là ăn khách nhất trong năm, chiếu khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Venice .

Hạc Cầm Miến Điện lấy bối cảnh thời hậu chiến, nội dung tràn trề tình yêu nhân loại.

Sơ lược truyện phim.

… Mặt trận Miến Điện lúc Thế chiến gần kết thúc, quân đội Nhật bị Đồng minh truy kích, tấn công ráo riết. Một đại đội Nhật đang trên đường chạy về biên giới Thái Lan, một nước trung lập . Đại uý đại đội trưởng, nguyên là nhạc sĩ  thường hay dậy lính hát, một anh binh nhì tên Mizushima đánh đàn hạc cầm Miến Điện rất hay, một loại đàn nhỏ có nhiều dây trong giống như đàn bầu của ta.  Một hôm ông cho đại đội dừng quân giữa rừng rồi đưa tay đánh nhịp cho đại đội hát, khi ấy Mizushima gẩy đàn hoà theo, tiếng đàn du dương với âm điệu Tây phương nhẹ nhàng thanh thoát.

… Nước Nhật đầu hàng Đồng  Minh, Đại uý đại đội trưởng tuân  lệnh trên nạp vũ khí đầu hàng, Mizushima được cử đi thuyết phục một đại đội Nhật khác tại một ngọn núi cách  hai trăm dặm, đi hai ngày mới  tới. Tại đây đại đội này không chịu đầu hàng chỉ muốn chiến đấu tới cùng. Tới nơi anh cho họ biết mình là sứ giả hoà bình, nhiệm vụ là cứu mạng cho cả đại đội vì nếu không đầu hàng sẽ bị quân Anh pháo kích chết hết. Họ đã không nghe còn chửi mắng hành hung anh, xỉ vả chàng là đồ hèn nhát. Ông sĩ quan Anh chỉ cho suy nghĩ nửa giờ, đại đội vẫn ngoan cố không chịu hàng bị quân Anh pháo kích tấn công, hầu như đơn vị này bị hoàn toàn tiêu diệt.

Mizushima bị thương cố lết ra ngoài xa, anh được một nhà sư đem về săn sóc cứu chữa, một thời gian sau lành bệnh anh bỏ chùa ra đi rồi tìm những xác lính Nhật còn xót đem chôn. Có lần thấy một nhà sư  đang tắm dưới suối, anh bèn lấy cắp áo cà sa của ông rồi chạy ra xa, cạo trọc đầu, mặc áo cà xa rồi chạy trở lại ngọn núi ấy gom xác lính Nhật lại lấy cây củi đốt. Anh dò tìm ra đại đội cũ của mình hiện trong trại tù binh do người Anh canh giữ, Mizushima bèn tìm đến ở một ngôi chùa gần đó  xin qui y, người ta cho anh nhập  giáo hội hành đạo.

Khi đại đội có dịp đi lao động hoặc ra ngoài trại, họ gặp một  nhà sư  trông giống y như Mizushima, nhiều người cho là anh vẫn còn sống, nhưng cũng có người nói chàng đã chết anh dũng không đầu hàng.

Một hôm đại đội đi ngang một cây cầu gỗ hẹp, ông Đại uý nhìn anh chăm chú, mọi người nhận ra anh đang khoác áo cà xa nhưng chưa dám quả quyết. Họ hay hỏi thăm tin tức một bà già thường vào trại mua đồ thủ công của tù binh và bán quà bánh cho họ, bà già cũng dò tìm tông tích ông thầy dùm họ. Mỗi lần gặp anh, họ thường bảo nhau “ ông thầy sao giống Mizushima quá”. Thế rồi đại đội được người Anh cho về nước, ai nấy khăn gói chuẩn bị lên đường.  Đại uý nhờ bà già gửi ông thầy một con két, Đại uý đã dậy nó nói: “Mizushima về nước nhá”.

Họ thấy nhà sư trông giống y như Mizushima xuất hiện bên ngoài hàng rào trại, nhà sư đứng cạnh một chú đệ tử lên mười đang ôm cây đàn Hạc cầm Miến điện. Ông thấy lặng thinh không nói gì, anh em hỏi gì cũng không nói. Các anh em bảo nhau hát bài họ vẫn thường hát để dò thái độ của nhà sư. Khi anh em cất tiếng hát, nhà sư bèn lấy cây đàn Hạc cầm hoà theo, bây giờ thì mọi người đều biết đó là Mizushima. Họ bảo anh ngày mai được về nước tại sao anh không về. Ông thầy bèn chơi ngay bản tiễn biệt, bản đàn vừa dứt, ông thầy ôm đàn đi khuất  sau ngôi chùa tháp.

Mọi người thu xếp đồ đạc lên đường về nước, bà già đem thư của ông thầy nhờ gửi Đại uý, ông này bận quá bảo để khi nào lên tầu sẽ đọc, ông thầy cũng nhờ bà già đưa Đại uý một con két nói “Tôi không về được”. Khi lên tầu ông đọc thư, Mizushima kể lại những này đã qua, anh hiện đã qui y, tình nguyện ở lại để tìm kiếm chôn xác những người đồng đội, xoa dịu những nỗi khổ đau của con người.

Cuốn phim nhuốm màu từ bi, bác ái nhà Phật. Khán giả vừa được thưởng thức những âm điệu du dương tuyệt vời của cây Hạc cầm lại được  du lịch Miến Điện, xứ Phật nghèo nàn lạc hậu đầy những chùa tháp. Chủ đề sâu sắc, nội dung cảm động, nhạc hay, điều đáng tiếc kỹ thuật thu hình xưa cũ, lạc hậu.

Đây là một bi kịch thời hậu chiến, chủ đề chống chiến tranh, nội dung mang nhiều ý nghĩa nhân bản tràn đầy tình yêu nhân loại. Cũng là  phim lấy đề tài trại tù thời  chiến như Cầu Sông Kwai, Y Sĩ Thành Stalingrad nhà làm phim không  có mục đích nói lên sự tàn ác của kẻ thắng trận mà ngược lại còn có khuynh hướng ca ngợi lòng nhân đạo của họ. Những phim Cầu Sông Kwai, Đường Lên Thiên Đàng.. người Anh, Mỹ chỉ trích sự tàn ác của quân Nhật đối với tù binh nhưng ngược lại ở đây người Nhật không những chẳng chỉ trích người Anh mà còn cho thấy kẻ chiến thắng đối xử với ho nhân đạo, những tù binh chết cũng được họ làm lễ cầu nguyện và an táng tử tế. Lối làm phim này cho ta thấy tinh thần cao thượng của họ khi nói đến kẻ thù. Khác với Tây phương Anh Mỹ.. người Đức, Nhật khi làm phim chiến tranh với tinh thần phản chiến không khoe khoang chiến thắng.

Phim có những đoạn vui, ngộ nghĩnh nhưng cũng đượm vẻ buồn mang mác nhất là đoạn cuối đã kết thúc bằng một cảnh cảm động đầy nước mắt. Đại đội tù binh Nhật ai nấy đều quan tâm tới Mizushima, họ tưởng anh đã chết trong trận đánh.  Sau nhiều lần gặp nhà sư khoác áo cà sa với khuôn mặt giống hệt như anh họ lại nghĩ rằng anh còn sống, nhà sư chẳng ai khác hơn là anh chàng đánh đàn Hạc cầm hay tuyệt. Dần dần nghi ngờ đã thành sự thật, bà già thường hay ra vào trại cho biết tin tức nhà sư và sau cùng trước ngày tù binh lên đường về nước, nhà sư lại xuất hiện bên ngoài hàng rào của trại để chào từ giã anh em. Độc đáo nhất là cuộc “nhạc đàm”, họ đã lấy bản hợp ca và tiếng Hạc cầm du dương để nói chuyện trao đổi với nhau.

Thấy nhà sư yên lặng không nói gì, bọn tù binh bảo nhau.

– Mình thử đồng ca một bản thường hát ngày trước xem sao, nếu đúng là nó thì nó sẽ hát hay đàn theo.

Nói rồi mọi người cất tiếng đồng ca bản họ thường hát trong đại đội trước đây, ông thầy bèn lấy cây Hạc cầm trong tay chú đệ tử rồi gẩy một bản hoà theo, cũng vẫn bản Hạc cầm du dương thanh thoát ấy. Thế là hai bên đã nhận ra nhau, một vài anh vui mừng la lớn.

– Mizushima! Ngày mai tụi tao về nước, thế mày không muốn về à?

Người lính chiến  đã xuất gia, qui y, nay tịnh khẩu chỉ trả lời bằng tiếng Hạc cầm thánh thót. Ông thầy vẫn lặng thinh bèn chơi ngay một bản đàn tiễn biệt, bọn tù binh bảo nhau.

– Nó đánh bản tiễn biệt tụi mày ạ!

Bản đàn vừa dứt, ông thầy ôm cây Hạc cầm đi khuất sau ngôi chùa tháp.

Hôm sau mọi người đang thu xếp đồ lên đường, bà già đem vào một bức thư rất dài nói là của ông thầy gửi cho Đại úy, ông này bèn cất thư đi bảo.

-Bây giờ đã tới lúc khởi hành, đọc thư không giải quyết được gì, thôi để lúc khác.

Ngoài ra con két do ông thầy gửi vào thường nói “ Tôi không về được” để trả lời Đại úy trước đó đã gửi con két nói “Mizushima về nước nhá, đây là  cuộc đối thoại độc đáo bằng hai con két.

Đoàn tù được đưa ra bến tầu về nước. Khi tầu đang lênh đênh trên mặt biển Đại úy mới đem thư  ra đọc, bức thư rất dài dòng văn tự, bốn năm trang giấy.

… Mizushima kể lại từ ngày anh bị thương cho tới khi nương náu cửa thiền môn, anh cho biết mình đã bị thương rồi được một nhà sư cứu sống, ông mang anh về chùa chăm sóc nuôi dưỡng, nhà sư nói:” Dù người Anh hay người Nhật đóng tại đây, nước Miến Điện vẫn là xứ Phật”. Nay anh đã đượïc người ta cho nhập Giáo hội trở thành nhà sư, Mizushima tình nguyện ở lại để lo chôn cất xác những người Nhật tử trận tại đây….

… “Thưa Đại Uý, các bạn thân mến.

Tôi rất nhớ các bạn nhưng tôi không thể về đơn vị cùng các bạn, tôi không thể về thăm lại quê hương và xây dựng lại đất nước bị tàn phá cùng các bạn.

Dù rất nhớ các bạn nhưng tôi không thể về cùng các bạn, tôi không thể bỏ lại những xác chết đồng đội, những bộ xương của họ trên khắp các ngọn đồi nơi đây.

Khi leo lên những ngọn đồi để nhặt xác họ để đem chôn, đốt , tôi tự hỏi tại sao lại có những thảm kịch, những nỗi đau khổ như thế này, sao chúng ta không nói cho xã hội, loài người cùng biết? chúng ta phải góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau của con người, ta phải cố gắng, dấn thân, đó là những lý do thúc đẩy tôi vào chùa học đạo. Khi nào làm xong những nghĩa vụ ấy có thể tôi sẽ trở về.

Thưa Đại uý nhưng tôi chưa biết khi nào tôi sẽ trở về, có thể tôi sẽ sống cho tới ngày cuối cùng tại nơi đây, miền đất đỏ của xứ Phật Miến Điện này….” 

Bức thư dài bốn năm trang giấy, Đại uý dở đọc hết trang này tới trang khác khiến cho anh em ai nấy không cầm được nước mắt, nhiều người âm thầm khóc với những giọt lệ long lanh. Họ vô cùng cảm động về sự hy sinh cao thượng của Mizushima, người đã chọn ở lại để góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau của con người. Mỗi lần Đại úy dở sang trang khác, lại có những dòng lệ tuôn rơi như không bao giờ dứt. Chính ông cũng nghẹn ngào khi đọc gần hết bức thư.

Người chiến sĩ đã đi tu, anh đã từ chối trở về đất nước để xuất gia đi tìm  lý tưởng vị tha, một  hình ảnh của Thái Tử Tất Đạt Đa cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, từ bỏ lầu vàng cung điện để đi tìm phương giải thoát cho nhân loại. Mizushima tìm thấy hạnh phúc ở sự hy sinh cao cả, góp phần vào sự xoa dịu những nỗi khổ đau không cùng của loài người.

Trọng Đạt

12 BÌNH LUẬN

  1. Tôi đọc xong bản dịch tiếng Việt cách đây 8 ngày. Tiểu thuyết này viết cho trẻ em vào năm 1946. Tiểu thuyết này lên án và quy trách nhiệm rất nhiều cho Nhật Bản trong khi phim không chú trọng việc này.

  2. Xin rất cảm ơn t/g Trọng Đạt đã gửi bàl trên vào ĐCV với phần giới thiệu “Triết gia Thiên chúa giáo Pháp thế kỷ XVII, Pascal có viết một câu đã trở thành câu ngạn ngữ của người Pháp: “Chân lý ở bên này dãy núi Pyrénées, qua bên kia là sai lầm” (Vérité en deça des Pyrénées, erreur au delà).

    Xin cảm ơn tất cả các còm sĩ và độc giả.

    Dù tôi vẫn chưa coi xong bộ phim nhưng có đọc nhanh sơ sơ về câu chuyện từ bài dịch của Đỗ Khánh Hoan.

    Bạn có thể tìm bài dịch từ giáo sư Đỗ Khánh Hoan online.
    Để tìm hiểu thêm về người Nhật trước và sau hai quả bom nguyên tử, bạn lại phải tìm về lịch sử thế giới.

    Trích từ: Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014 Những ngày tháng 4. (Người đăng unknown, tại Sài gòn.)

    “tôi thích quyển Cây đàn Miến Điện của ông vì tính nhân văn của cốt truyện”

    Nhà văn Nhật Bản Takeyama Michio viết quyển Cây đàn Miến Điện, có lẽ không nổi tiếng bằng những nhà văn Nhật khác viết cùng thời với ông, như Yasunari Kawabata (giải Nobel văn chương năm 1968), hay nhà văn Kenzabura Oe (giải Nobel văn chương năm 1994)… Nhưng Nhà văn Nhật Bản Takeyama Michio viết quyển Cây đàn Miến Điện, có lẽ không nổi tiếng bằng những nhà văn Nhật khác viết cùng thời với ông, như Yasunari Kawabata (giải Nobel văn chương năm 1968), hay nhà văn Kenzabura Oe (giải Nobel văn chương năm 1994)… Nhưng tôi thích quyển Cây đàn Miến Điện của ông vì tính nhân văn của cốt truyện, tôi tóm lược lại nội dung dưới đây:, tôi tóm lược lại nội dung dưới đây:

    (*) Tác phẩm Cây đàn Miến Điện (Biruma no Tategoto) của nhà văn Nhật bản Takeyama Michio xuất bản vào năm 1946 tại Nhật, sau khi nước Nhật đầu hàng, đã đem lại cho nhà văn giải văn chương do cơ quan báo chí Mainichi trao tặng. Bản dịch đầu tiên quyển sách Cây đàn Miến Điện do Đỗ Khánh Hoan dịch theo bản tiếng Anh Harp of Burma, và nhà Sáng Tạo xuất bản tại Saigon vào năm 1972. Ông là một Giáo sư gảng dạy tại Đại học Văn Khoa Saigon trước năm 1975, chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Văn chương Anh – Mỹ. Ông cũng dịch nhiều thơ của nhà thơ Ấn Độ R. Tagore như Tâm tình hiến dâng, Lời dâng, Tặng vật..
    Quyển Cây đàn Miến Điện tái bản vào năm 1995 là của NXB Văn Nghệ. Câu truyện trong sách đã được Nhật Bản quay thành phim đen trắng tại Miến Điện vào năm 1956 bởi đạo diễn Kon Ichikawa. Cuốn phim đen trắng tả lại câu truyện cảm động này đã được rất nhiều khán giả trên thế giới yêu thích.

    • Những câu chuyện về thế chiến hay được kể lại từ những thắng cảnh.
      Xin chia sẻ về ngọn Edith Cavell mà bạn tôi có lần gọi đùa là núi Ê Đít, để nói về con đường vòng vo khá lái xe lên nhất là khi thời tiết xấu.

      Tôi đi Jasper nhất định đi thăm Mount Edith Cavell, nhưng hai ba năm nay không đi được vì bị cấm đường. Cách đây hai hôm thắng cảnh này cũng vẫn chưa mở cho mùa hè. Đường vào Miette hot spring hôm qua đường cũng cấm, có lẽ vì mưa tuyết wet snow rất lớn.

      Mount Edith Cavell, impressive 3,300-metre peak, a prominent part of the landscape for millions of years was named in 1916 for Edith Cavell, a British nurse executed by the Germans during World War I for having helped Allied soldiers escape from occupied Belgium to the Netherlands, in violation of German military law. It was previously known as Mount Fitzhugh.

      Edith Cavell là một nữ y tá, Jasper đặt tên bà năm 1916, từ wiki Edith Louisa Cavell (sinh ngày 4 tháng 12 năm 1865 – mất ngày 12 tháng 10 năm 1915) là một nữ y tá người Anh. Bà thường được nhắc đến do trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cứu mạng sống của rất nhiều binh lính từ cả hai phe mà không phân biệt đối xử, nhất là đã giúp đỡ khoảng 200 binh lính phe Đồng minh trốn thoát khỏi nước Bỉ bị quân đội Đức chiếm đóng. Bà đã bị quân đội Đức bắt vì bị kết tội phản quốc, rồi bị kết án tử hình theo phán xét của một toà án quân sự Đức, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế thời đó. Cuộc hành hình bà đã bị lên án trên toàn thế giới.

      Vào đêm trước cuộc hành hình, bà nói: “Lòng yêu nước là chưa đủ với tôi. Tôi không có thù hận hay ghét bỏ bất cứ ai.” Những lời này sau đó được ghi trên đài tưởng niệm bà gần Quảng trường Trafalgar. Bà còn nói thêm rằng: “Tôi sẽ không ngừng chìa cánh tay cho đến khi những người khó khăn hơn mình được giúp đỡ”.

  3. Tôi đọc truyện này và có xem phim. Cả truyện và phim đều là những tuyệt phẩm đáng đọc, đáng xem và đáng để suy gẫm. Tôi đồng ý là cả truyện và phim đều có giá trị về mặt nghệ thuật, nhưng nếu bàn về triết lý đạo đức thì tôi chỉ thấy một con số ZERO to tướng! Này nhé: chuyện kể về hành động hy sinh, cao thượng của một người lính Nhật tên Mizushima. Bỏ ngoài tai những lời kêu gọi của cấp chỉ huy và các đồng đội sau khi quân Nhật đầu hàng, Mizushima đã tự nguyện ở lại Miến Điện với một sứ mạng cao cả. Sứ mạng ấy là đi tìm lại xác đồng đội, tức là những quân nhân Nhật đã chết trận rải rác khắp đất nước Miến Điện. Mục đich của Mizushima là đem các xác chết vô thừa nhận ấy để chôn cất cho êm mồ đẹp mã. Tôi cho truyện này điểm ZERO về mặt triết lý và đạo đức vì những lý do sau:

    – Qua những đau thương và chết chóc mà quân đội Nhật đã gieo rắc khắp Miến Điện trong thời gian chiếm đóng, tôi tưởng Mizushima ở lại Miến Điện để xoa dịu nỗi đau cho người dân Miến Điện (còn sống sót) và giúp hàn gắn vết thương chiến tranh mới là việc chính đáng hơn hết. Hành động này chỉ mới gọi là thực thi CÔNG BẰNG, chứ chưa phải là cao thượng. Toàn truyện không có lấy một chương, một trang nào đề cập một việc từ thiện cụ thể nào mà nhà sư Mizushima đã làm để lo cho đám dân Miến Điện nghèo đói cùng quẫn.

    – Đằng này, Mizushima chỉ lo đi tìm xác đồng đội để đem chôn cất. Đây là những người đã từng dày xéo đày đoạ đất nước và người dân Miến Điện. Từ đầu đến cuối truyện chỉ thấy Mizushima lo chôn cất những đồng đội khát máu của mình, không đếm xỉa gì đến dân tình đang đau khổ quanh mình, là những người đã chịu bao đau thương mất mát mà quân Nhật đã gieo rắc.

    – Để huy động dân nghèo và tầng lớp quan chức Miến Điện thuở ấy, vốn luôn là những Phật tử sùng đạo, Mizushima đã nhanh trí đội lốt một nhà sư. Nhà sư Mizushima đã học ngôn ngữ, kinh sách và học theo nghi thức hành lễ nhà Phật, cho ra dáng một nhà sư chân chính. Và đây mới là điều nghịch lý không thể bỏ qua: đã không thay mặt các quân nhân đồng đội để xin lỗi người bản xứ, nhà sư còn lấy uy tín nhà tu của mình để khiến người dân Miến làm theo ý của mình là lấy việc chôn cất các quân nhân Nhật lên hàng ưu tiên, trên cả nhu cầu cứu đói cho dân nghèo thuở ấy.

    Lính Nhật đi tìm xác đồng đội đem chôn thì chỉ là một việc bình thường, có gì gọi là “cao thượng”?

    Đội lốt nhà tu để dụ dân bản xứ làm những việc nặng nhoc, để đạt được mục đích của mình, bản thân mình thì chỉ việc lải nhải tụng kinh thì có gì gọi là “hy sinh”?

    • Còm bạn mang đến cho tôi nhiều câu hỏi. Thí dụ thế nào là đạo đức và giả đạo đức, hay ai có quyền phán đoán. Hai quả bom đổ trên Nhật có là nhân đạo. Chôn người chết, giúp kẻ thù bất kể trường hợp thù hay bạn, ai có thể cho là vô nhân đạo nhất là trong thế chiến.
      Tôi đang đi camping Whistler’s campground không tiện viết thêm, sẽ viết khi tiện. Wet snow a lot is falling from 3 am. Now it’s raining.
      Have a great day.

      • Theo tôi thì ý của LCL là đặt câu hỏi về “hạnh nguyện” của vị sư ấy có thật sự cao cả để tán dương hay không? Mỗi người đều có quan điểm của mình. Tôi không cho rằng truyện và phim cốt ý để tán dương một “vĩ nhân” mà điểm chính là cái thiện tâm thức có sẵn trong mỗi con người mà lúc gặp cơ duyên thì bùng phát và trở ” hạnh nguyện” đổi với người đó. Tuy vậy, không phải ai củng có thế để thiện tâm thức hưởng dẫn mình trong mỗi hành động và ngoài ra tầm vóc của ” hạnh nguyện” cũng khác nhau. Ông/bà Nguyễn Thị Cưỡi Mây đã cho thấy bên Pháp có một số giáo sĩ có hạnh nguyện là chơi…chùa hoặc chơi trả tiền chứ không chịu ký giấy contract là chơi…trong vòng trật tự. Xem ra cũng còn nhân đạo hơn là đè xuống..lụi.

        • Theo tôi thì film và chuyện không tán dương nhà tu Nhât Bản đôi lốt dân Miến vì hoàn cảnh chiến tranh, mà tán dương Phật pháp cứu người hoạn nạn hay là chôn cất người chết của Miến Điện, không mang hình thức chính trị như lên án Nhật hay Mỹ v.v., chỉ nặng về nhân bản.

          Tiếng đàn tiếng nhạc của tựa đề Burmese Harp là đề cao Miến Điện, là tiếng nói chung của nhân loại.

          But you don’t really care for music, do you?

          “Now I’ve heard there was a secret chord
          That David played, and it pleased the Lord
          But you dont really care for music, do you?
          It goes like this, the fourth, the fifth
          The minor falls, the major lifts
          The baffled king composing Hallelujah” (L Cohen, Hallelujah)

          Nói tóm thì giá trị của film là mang đến là tùy mỗi người suy xét khi tìm về sử liệu, văn chương, âm nhạc, văn hóa v.v. Mỗi nhận xét hay mục đích của đời người đều được tôn trọng.

          Trân trọng.

      • Theo tôi thì ý của LCL là đặt câu hỏi về “hạnh nguyện” của vị sư ấy có thật sự cao cả để tán dương hay không? Mỗi người đều có quan điểm của mình. Tôi không cho rằng truyện và phim cốt ý để tán dương một “vĩ nhân” mà điểm chính là cái thiện tâm thức có sẵn trong mỗi con người lúc gặp cơ duyên thì bùng phát và trở thành ” hạnh nguyện” đổi với người đó. Tuy vậy, không phải ai củng có thế để thiện tâm thức hưởng dẫn mình trong mỗi hành động, và ngoài ra tầm vóc của ” hạnh nguyện” cũng khác nhau. Ông/bà Nguyễn Thị Cưỡi Mây đã cho thấy bên Pháp một số giáo sĩ có hạnh nguyện là chơi…chùa hoặc chơi trả tiền chứ không chịu ký giấy contract là chơi…trong vòng trật tự. Xem ra cũng còn nhân đạo hơn là đè xuống..lụi

  4. Thế chiến thứ hai thường được Âu Mỹ làm film chủ đề chiến tranh rất vĩ đại về hình ảnh và tư tưởng. Ngược lại chủ đề của Burmese Harp (BH) lại là triết lý nhà Phật, là nền văn hoá Á Đông. Có người nói triết gia cao cả nhất sẽ trở thành một nhà tu.

    Nói về âm nhạc trong film này, tôi liên tưởng đến nền âm nhạc rất nhân bản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

    Rất nhiều nhạc sĩ, trong đó có Nhật Trường với những bạn hữu từ quân đội đã học hỏi rầt nhiều về âm nhạc, văn hóa và tư tưởng thời cuộc nhờ trao đổi cùng các bạn hữu trong quân đội yêu văn chương, văn hóa, thơ phú, âm nhạc v.v.

    Bạn có thể nghe khá nhiều người hát như hợp ca như AVT, hay như nhiều ca sĩ khác như Nhật Trường, Mai Lệ Huyền v.v. với Huynh Đế Chi Binh, tác giả: Anh Bằng, nghe rất cảm động và ấm áp tình người.

    “Sướng khổ có nhau là huynh đệ chi binh Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh Ấy lính là lính lính Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính Thương nhau khác chi nhân tình Từ người deuxième cùi bắp Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh Từ chàng binh hai còn nhí
    Ðằng đằng như ông Thượng Sĩ Từ người deuxième cà cuống Và rồi đi lên Ðại Tướng đều là huynh đệ chi binh”

    Do đó mà có rất nhiều nhạc phẩm thời VNCH vẫn luôn được yêu chuộng như tâm hồn bẩm sinh vốn từ thiện của người Việt Nam.

    Tôi kiếm ra film này online và đang coi.

    NH nhắc tôi tới bộ film The Budda. Năm ngoái đi thăm cháu ở Vancouver tôi có thời giờ coi film Bhudda, The Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca 55 tập được chuyển thể từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng (ĐXMT) của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay do nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi đầu hơn 120 triệu đô la Mỹ Post by: Phật Pháp Ứng Dụng -09/12/20173271890.

    Tuy nhiên bộ film được Modi làm từ ĐXMT này, Nhất Hạnh (NH) không được nhắc tới trong film, mà lại có xuất hiện ở phần cuối với Modi và Đạt Ma Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Tôi vẫn luôn tự hỏi không rõ NH đã bán bản quyền của ông như thế nào cho Modi. Tôi không tin tưởng vào nhà sư NH vì ông từng tuyên bố trái sự thật vế chiến tranh Việt Nam cùng quốc tế.

    Xin chân thành rất cảm ơn t/g Trọng Đạt giới thiệu film Burmese Harp (BH) với ĐCV.
    Xin kính chúc tất cả các bạn những ngày hè vui vẻ.

  5. Yên tâm đi…

    Nhất định sẽ có một ngày cuốn phim mang tựa “Nguyễn Ái Cuốc ở Hồng Kông” – vốn là một kiệt tác phảm của CHXHCNVN -…sẽ chinh phục tàn thế giới, và sẽ nhận những giải thưởng cao quý nhất mọi thời đại.

    Chỉ có điều…đéo hiểu sao mà cái đám dân VN lại không biết thưởng thức khiến phim “linh đình”…mang ra chiếu ở rạp, rồi phải “âm thầm” cho chiếu miễn phí trên Du Tu Bi, vì đếch có đứa nào chịu bỏ tiền ra xem “bác” ở rạp cả(*)

    Mẹ kiếp! lũ con cháu “bác Hồ” quá là …bất hiếu.

    (*) buồn cười nhất là có một vị “cán bộ” nọ được giấy mời, nhưng ông lại nhường cho thằng con (quý tử) đi xem để cho nó biết “cuộc đời hoạt động của …bác”, nhưng thằng con lại nói với thằng bạn thân rằng :”ổng không muốn xem, ổng lại bắt tao phải đi để chứng minh rằng cái ghế ngồi ấy, cái vé mời ấy có …người. xem chứ không phải là “chê đéo thèm xem”. (chuyện này được thằng cháu kể lại)

    Tội nghiệp “bác Hồ”!

  6. Xem tựa và hình cứ tưởng của người…thứ tám. Má ơi! Đại tá Tống Văn Bình còn…giả sư nữa chứ!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên