Ghi chép của LS: Biên bản phiên tòa xử hội Anh Em Dân Chủ

0
6 nhà hoạt động bị kết án 66 năm tù hôm nay

( xét xử cựu luật sư Nguyễn Văn Đài và đồng phạm bị truy tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 BLHS 1999)

(Ghi chép chưa đầy đủ của luật sư Ngô Anh Tuấn, người tham gia bào chữa cho 2/6 bị cáo trong vụ án này)

KHAI MẠC

Phiên toà bắt đầu lúc 8h00 ngày 05/4/2018
Các bị cáo được mặc trang phục, áo vest lịch sự;
Các bị cáo được cung cấp giấy bút, tài liệu phục vụ việc bào chữa;
Hai bị cáo Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức được ngồi phát biểu vị lý do sức khỏe
Các luật sư được mời bào chữa tham gia đầy đủ gồm các luật sư sau: Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc, Đoàn Thái Duyên Hải, Lê Văn Luân và Ngô Anh Tuấn; một luật sư chỉ định cũng có mặt là luật sư Kiên, không rõ họ.
5/6 bị cáo từ chối luật sư chỉ định (riêng bị cáo Lê Thu Hà từ chối luật sư mời, đồng ý luật sư chỉ định);
Vắng người giám định có lý do sau khi được tòa triệu tập hợp lệ.

ĐẠI DIỆN VKS ĐỌC CÁO TRẠNG

XÉT HỎI

HĐXX xét hỏi

Hỏi bị cáo Phạm Văn Trội:

– Phần đa nội dung cáo trạng là đúng, có một số nội dung chưa chuẩn;
– Có tham gia sáng lập Hội Anh em dân chủ do Ls Đài mời; không bàn bạc trước; công bố thành lập 22/4/2013;
– Điều lệ có sau khi thành lập; không viết trực tiếp, không góp ý;
– Ban đầu không phân công người phụ trách vùng miền; sau khi anh Tôn làm chủ tịch có nhóm Hải ngoại;
– Được bầu chủ tịch 4/2015 – 6/2016 ngưng hoạt động để làm kinh tế, dành thời gian cho gia đình, chờ luật Hội thông qua (nếu không sẽ trái luật), tự rút vì nghĩ trái luật (từ tháng 12/2016 chính thức rút khỏi)…;
– Mời 6 người tham gia; không rủ thêm, không lôi kéo;
– Không nêu mục tiêu lật đổ chế độ, chỉ tuyên truyền dân chủ;
– Có được chuyển tiền phí sinh hoạt thông qua tài khoản cá nhân; nhận được tiền thì thông báo cho anh Đài, anh Tôn và anh Đức; Hội là tự nguyện, không suy xét việc lạm dụng cá nhân mà việc công khai tài chính cá nhân cũng là tự nguyện của các thành viên;
– Thẻ ATM còn 200.000 VNĐ nhưng hết thời hạn sử dụng có thể trả lại hoặc tiêu hủy.

Hỏi bị cáo Nguyễn Trung Tôn:

– Hành vi trong cáo trạng là đúng; còn một số thắc mắc về định nghĩa chính quyền và đảng phái;
– Có tham gia sáng lập Hội theo đề nghị của Ls Đài và Phạm Văn Trội; chưa từng gặp Nguyễn Bắc Truyển;
– Từ 2015 phụ trách miền Trung; 26/4/2015, khi đã có điều lệ, cương lĩnh bầu mình làm Phó chủ tịch 1 tới hết 2016; 01/01/2017 nhận chủ tịch nhưng chưa làm gì thì bị bắt;
– Có đọc điều lệ và góp ý câu từ; khoảng thời gian 2017 điều chỉnh lại một số nội dung;
– Có tham gia phổ biến kiến thức cho thành viên qua mạng xã hội;
– Không trực tiếp giữ tiền của Hội nên không có để trả lại;
– Mời Nguyễn Trung Trực và Trần Thị Xuân và hai người khác;
– Không phụ trách mảng dự án nên không nắm rõ; nghe bị cáo Hà được cử đi đào tạo ở nước ngoài;
– Gia đình có mẹ già, con khuyết tật, bản thân không còn sức khỏe, sẽ không tham gia Hội nhưng luôn thể hiện quyền công dân trong khuôn khổ pháp luật;
– Hội có quan tâm tới sự cố Formosa; tinh thần Hội ủng hộ bà con ngư dân và ủng hộ việc đuổi Formosa khỏi Việt Nam;
– Đồ vật bị thu giữ: Trả điện thoại Viettel loa nghe to cho mẹ và con bị cáo; thẻ ATM thì có thể trả hoặc hủy; trả lại sổ sách và các đồ vật không liên quan tới vụ án.

Hỏi bị cáo Nguyễn Bắc Truyển:

– Nội dung cáo trạng có cái đúng cái chưa đúng;
– Mục đích: vận động dân chủ, cổ xúy nhân quyền, không mục đích lật đổ chính quyền;
– Vào Hội do được Ls Đài mời;
– Tháng 4/2015 rời khỏi Hội do cuộc sống vất vả, cảm thấy hoạt động dân chủ là quá tầm hiểu biết;
– Trao đổi kiến thức nhân quyền với anh em trong Hội; việc phổ biến kiến thức pháp luật, nhân quyền cho mọi người là không sai;
– Việc tham gia Hội là đúng chứ không có gì sai;
– Việc truy tố về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền là hoàn toàn không đúng;
– Đề nghị trả lại điện thoại Iphone cho gia đình vì đó là tài sản cá nhân;
– Đề nghị khoan dung cho tất cả các bị cáo, không phải mỗi mình tôi.

Hỏi bị cáo Trương Minh Đức:

– Tham gia từ khi thành lập Hội sau khi gửi email qua website. Tự nguyện vào Hội chứ không phải do ai mời;
– Làm trưởng ban Đại diện phía Nam của Hội từ tháng 6 năm 2016;
– Sau khi Ls Đài bị bắt, giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội của Ls Đài;
– Làm video kỷ niệm ngày thành lập Hội;
– Không tuyên truyền đa nguyên mà mong ước cá nhân đa nguyên, đa đảng trong hòa bình giữa chính quyền và các tổ chức xã hội dân sự; mơ ước là quyền của con người – mong ước và lật đổ là khác xa nhau – việc cáo buộc của Đại diện VKS trong bản cáo trạng là mang tính suy diễn;
– Việc cáo buộc có tổ chức chặt chẽ là sai và khiên cưỡng;
– Cắt bỏ những hoạt động tích cực của Hội: giảng dạy tin học, làm từ thiện…
– Hoạt động trong Hội tới khi bị bắt;
– Đề nghị trả lại Iphone 6S cho vợ.

Hỏi bị cáo Lê Thu Hà:

– Cáo trạng đúng hành vi, không đúng bản chất;
– Quen Ls Đài qua mạng xã hội và được mời ra Hà Nội làm việc;
– Chỉ là người dịch tài liệu;
– Được đi học xã hội dân sự ở Philippines;
– Có giảng dạy tiếng Anh;
– Không đồng ý bản án;
– Đề xuất: trả lại các tài sản cá nhân;
– Ở nhờ nhà Ls Đài, được Ls Đài trả lương theo dự án.

Hỏi bị cáo Nguyễn Văn Đài:

– Bác bỏ nội dung cáo trạng;
– Thành lập Hội, mời anh Trội, Tôn;
– Chọn biểu tượng, logo cho Hội; tự viết cương lĩnh, điều lệ để mọi người góp ý;
– Phổ biến quyền tự do dân chủ cho anh em trong Hội theo luật pháp quy định; hướng thành viên Hội trao đổi những bức xúc nhưng không nói sai luật;
– Được phân công Phó Chủ tịch thứ 2 phụ trách đối ngoại;
– Dự định rút năm 2015 do có nhiều ý kiến trái ngược nhưng anh em mời ở lại để khi Hội vững mạnh rồi mới rút;
– Tiền nhận được vào tài khoản cá nhân chủ yếu là do các tổ chức nhà thờ ủng hộ cho sinh hoạt cá nhân;
– Các giao dịch của bị cáo Hà được thực hiện qua internet và bị cáo không công nhận là tiền ủng hộ được gửi cho bị cáo mà là tiền gửi cho bị cáo Hà;
– Các tài sản bị thu giữ và các sổ tiết kiệm cá nhân không liên quan tới Hội.

Đại diện VKS không xét hỏi

Các Luật sư hỏi

Ls Miếng

Hỏi bị cáo Đức:

– Nội dung cương lĩnh: Không thấy, không biết;
– Điều lệ: Như là nội quy bình thường thôi;
– Mục đích tham gia Hội: Chia sẻ, thăm hỏi nhau trong cuộc sống, học hành.

Hỏi bị cáo Tôn:

– Không góp ý vào cương lĩnh;
– Có góp ý điều lệ cũ; chỉnh sửa điều lệ mới từ sau năm 2017;
– Chưa có bản cương lĩnh, điều lệ chính thức

Hỏi bị cáo Đài:

– Khi lập Hội trên mạng xã hội, đã tham khảo luật nước ngoài và Việt Nam;
– Việc thành lập Hội trên không gian mạng quốc tế không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam;
– Nguồn gốc các file âm thanh theo giám định là bất hợp pháp; các kết luận mang tính định kiến, áp đặt;
– Cương lĩnh vắn tắt và điều lệ khác nhau; cả hai văn bản này đều bị hủy mà không được gửi cho bất kỳ ai trong các bị cáo – các bị cáo bị nhầm lẫn vì nó không được lưu truyền trên mạng.

Ls Hải hỏi

Bị cáo Truyển:

– Nhận thức về mục đích gia nhập Hội: vận động dân chủ, cổ xúy nhân quyền;
– Nhận thức khi tham gia thành lập: Việc làm không sai, thực hiện quyền tự do cá nhân, không có âm mưu lật đổ chính quyền;
– Sau khi rời khỏi Hội, không gặp Hội viên nữa, chỉ gặp bị cáo Đức; được bị cáo Trội mời nhưng không quay lại;
– Các cơ quan ngoại giao ghi nhận và hỗ trợ những đề xuất tốt của bị cáo phục vụ cho cuộc sống người dân Việt Nam;

Bị cáo Đài:

– Mục đích thành lập Hội: Nơi anh em tập hợp chia sẻ niềm vui, nổi buồn; động dân chủ, nhân quyền. Bày tỏ quan điểm cá nhân: Xây dựng nền chính trị đa đảng sau khi tham khảo chế độ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây; không mục đích lật đổ chính quyền;
– Các hành vi theo Cáo trạng quy kết mang tính định kiến, cáo buộc, áp đặt, không đúng mức độ nguy hiểm của hành vi;
– Mục đích tương lai của Hội: Không mục đích lập một chính đảng mà chỉ giới hạn trong việc vận động, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của con người;
– Các bài trả lời báo chí quốc tế: cơ quan điều tra, Đại diện VKS không trích được nội dung phỉ báng, bôi nhọ mà chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân; không mục đích chống nhà nước;
– Các cuộc gặp gỡ Đại diện ngoại giao: là quan hệ cá nhân, không nhằm mục đích lật đỗ chính quyền.

Bị cáo Tôn và bị cáo Trội: Nguồn gốc số tiền do bị cáo Đài quản lý
– Bị cáo Trội: Trước đây, bị cáo hết sức bức xúc với anh Đài, không hề biết số tiền; giờ được giải thích, tôi hết bức xúc;
– Bị cáo Tôn: Không biết số tiền; những người khác chắc cũng không biết;

Bị cáo Hà: Được giao hai dự án, dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Luật sư Phúc hỏi

Bị cáo Truyển:

– Mục đích tham gia Hội: Học hỏi, chia sẻ kiến thức;
– Thủ tục gia nhập: Đơn giản, ai thích là có thể gia nhập;
– Không mục đích lật đổ chính quyền, không nghe ai nói về mục đích ấy;
– Tính chất của Hội là tốt, sau khi rời khỏi không nắm rõ;
– Thời điểm chính thức rời khỏi Hội: 4/2015;
– Đã khiếu nại về việc bị bắt tạm giam nhưng không được thụ lý đơn; 18 ngày bị bắt gia đình mới biết bị cáo bị bắt;
– Yêu cầu những giám định viên có mặt tại phiên tòa vì họ vu khống, cáo buộc tôi;
– Không đồng ý với Cáo trạng, dù có bị tử hình.

Bị cáo Đài:

– FB của Hội là nhóm công khai;

Ls Luân hỏi

Bị cáo Đức:

– Tham gia Hội năm 2015, có biết anh Truyển và qua mạng biết anh Đài, Trội, Tôn nhưng không biết vai trò;
– Phương tiện trao đổi thông tin: Email, Skype…;
– Có đọc cương lĩnh, điều lệ, thấy không sai nên chấp thuận tham gia;
– Không tham gia bàn thảo, sửa đổi điều lệ;
– Vai trò: Phó Chủ tịch thay Ls Đài do mọi người bầu;
– Thủ tục tham gia: tình nguyện;
– Việc tương tác trong nhóm mang tính nội bộ, không công khai ra ngoài; việc thu thập thông tin về nội dung trao đổi của Bộ Thông tin truyền thông có thể vi phạm pháp luật;
– Yêu cầu đưa băng giám định ra mở công khai tại phiên tòa để làm rõ nội dung;
– Không nắm được số lượng thành viên gia nhập, rời khỏi Hội;
– Không viết bài giảng dạy, tuyên truyền, không hưởng lương;
– Không bất đồng quan điểm với anh em trong Hội;
– Chỉ gặp một vài thành viên trong các dịp từ thiện chứ không gặp ai thường xuyên.

Bị cáo Đài:

– Không có bất đồng quan điểm với 5 bị cáo trong phiên tòa nhưng có bất đồng với những người mới tham gia Hội;
– Biết bị cáo Đức qua mạng; không phân vai cho bị cáo Đức.

Luật sư Tuấn hỏi

Bị cáo Tôn:

– Không tổ chức rãi truyền đơn, không chỉ đạo ai thực hiện việc trên;
– Không trực tiếp giữ quỹ của Hội và không hưởng lợi bất chính từ quỹ Hội;
– Thẳng thắn thừa nhận hành vi của mình nhưng xác nhận rõ là không có mục đích lật đổ chính quyền;
– Gia đình nhiều thế hệ có công với cách mạng.

Bị cáo Trội:

– Không trực tiếp đào tạo, huấn luyện thành viên Hội;
– Thẳng thắn thừa nhận hành vi của mình nhưng xác nhận rõ là không có mục đích lật đổ chính quyền;
– Bố được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp cách mạng, mẹ là nữ du kích.

Đại diện VKS luận tội

Mức án đề xuất:

– Nguyễn Văn Đài: 15 – 16
– Nguyễn Trung Tôn: 13 -14
– Phạm Văn Trội: 13 – 14
– Trương Minh Đức: 12 – 13
– Nguyễn Bắc Truyển: 13 – 14
– Lê Thu Hà: 12 -13
Mỗi bị cáo chịu 5 năm quản chế.

PHẦN BÀO CHỮA

Tự bào chữa

Bị cáo Trội:

– Không mục đích lật đổ chính quyền; cáo buộc là rất oan uổng cho bị cáo;
– Khai báo trung thực, khách quan;
– Chủ động ra khỏi Hội để chờ đợi luật về Hội được thông qua và được hoạt động hợp pháp;
– Mong muốn xã hội hòa bình, ổn định;
– Mẹ già là du kích; mong muốn, chờ đợi con về; đề nghị HĐXX xem xét.

Bị cáo Tôn:

– Cáo trạng lẫn lộn chủ thể giữa Đảng, Nhà nước và các chủ thể khác;
– Vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tôi tin đất nước sẽ có cải cách kinh tế, chính trị; lý tưởng người cộng sản hay lý tưởng của cá nhân tôi đều có thể tồn tại bình thường và nó không thể cấu thành hành vi phạm tội;
– Trong bản điều lệ mới nhất cũng không hề mong muốn lật đổ chính quyền;
– Mong muốn đất nước đa nguyên, đa đảng là mong muốn, quan điểm cá nhân;
– Tôi khao khát những giọt máu mà người thân đổ xuống có giá trị; tôi cảm thấy tôi không có tự do; tôi phải cất lên tiếng nói tự do;
– Tôi thừa nhận hành vi của tôi gây ảnh hưởng ít nhiều cho xã hội.

Bị cáo Đức:

– Cáo trạng của Đại diện VKS không thuyết phục; không có người đối chất thì đó là sự cáo buộc thiếu căn cứ;
– Mong muốn các tổ chức quốc tế, truyền thông trong nước và quốc tế lên tiếng vì nhân quyền;
– Cảm ơn mọi người trong phiên tòa tới để chứng kiến một bản án không thuyết phục.

Bị cáo Truyển:

– Cáo buộc của Đại diện VKS không thuyết phục: tôi không có âm mưu lật đổ chính quyền; những người bên ngoài sẽ đấu tranh cho quyền của tôi và quyền của tất cả các bị cáo như tôi.

Lê Thu Hà:

– Không đồng ý với cáo trạng: việc khởi tố không đúng pháp luật.

Nguyễn Văn Đài:

– Bác bỏ nội dung cáo trạng, bản luận tội vì mình không có mục đích lật đổ chính quyền;
– Tài liệu chứng cứ cáo buộc là trái pháp luật (đặc biệt là các bản ghi âm);
– Không có mối liên hệ với các tổ chức nước ngoài, các cơ quan truyền thông quốc tế;
– Chi tiết các nội dung cáo buộc:
+ Hội thành lập trên mạng xã hội quốc tế, dù không bị pháp luật Việt Nam điều chỉnh nhưng nó nhưng phù hợp với hiến pháp Việt Nam;
+ Mục đích thành lập mang tính xã hội nhân văn;
+ Các chương trình đào tạo, mở rộng kiến thức cho người dân không thể có mục đích lật đổ chính quyền; Đại diện VKS không chỉ ra nội dung nào là mục đích lật đổ chính quyền, đó là sự vô lý, khiên cưỡng;
+ Cơ cấu tổ chức của Hội nhằm giúp các thành viên gắn kết với nhau để họ tìm hiểu kiến thức chứ không thể để lật đổ chính quyền;
+ Các quan hệ quốc tế của tôi mang tính chất cá nhân và có từ trước khi thành lập Hội; các nội dung trao đổi giữa tôi với họ mang tư cách cá nhân chứ không trao đổi tới việc lật đổ chính quyền hay không;
+ Việc lập các dự án: Không có bằng chứng cụ thể ai thực hiện, thực hiện gì…;
+ Khoản tiền: Tôi nhận từ cuối năm 2011 họ gửi tôi cho chi phí cuộc sống, chữa bệnh (20 năm chưa có con), là tiền cho cá nhân chứ không phải tiền của Hội;
+ Cáo buộc tôi nhận tiền với mục đích cho Hội là xúc phạm niềm tin tôn giáo của tôi, xúc phạm các tổ chức tôn giáo quốc tế;
+ Tôi bị tước các quyền tự do, dân chủ, tự do báo chí;
+ Tôi bị tước quyền lập Hội, không có luật Hội là trách nhiệm của nhà nước chứ không tội của chúng tôi;
+ Tôi bị tước quyền biểu tình, chúng tôi đấu trành đòi quyền con người của mình; cáo buộc của Đại diện VKS là áp đặt, khiên cưỡng;
+ Hiến pháp ghi nhận, tôi có quyền tự do chính trị, thể hiện quan điểm chính trị cá nhân;
+ Đa nguyên, đa đảng: Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo, không cấm các đảng phải khác thành lập; các chính quyền nhân dân trên thế giới tồn tại khách quan và có nhiều đảng phái chính trị cùng hoạt động trong đó mà không có sự phân biệt;
+ Hoạt động của chúng tôi với mục đích Việt Nam có chế độ dân chủ thực sự; ngay cả Hiến pháp cũng ghi nhận là Việt Nam đang hướng tới một xã hội dân chủ, văn minh; chúng tôi là công dân, chúng tôi có nghĩa vụ góp phần xây dựng xã hội dân chủ theo hiến pháp;
+ Quan điểm trong cương lĩnh: Việt Nam đang chú trọng phát triển doanh nghiệp tư nhân; chúng tôi khẳng định kinh tế tư nhân là nền tảng là đúng và đúng với định hướng của lãnh đạo đất nước;

Phần bào chữa của luật sư

Ls Miếng:

+ Vi phạm thời hạn tạm giam vì đã tạm giam từ khi bắt tới nay đã 28 tháng;
+ Có dấu hiệu bị dụ cung, mớm cung, thông cung với các bị cáo khác: với bị cáo Hà, bị cáo Đức…; Bị cáo Đức cũng bị vi phạm với nội dung tương tự;
+ Việt Nam hiện đang có nhiều Hội tồn tại và dù luật chưa được thông qua nhưng không phải vì thế quyền lập Hội bị cấm đoán, hạn chế;
+ Bản luận tội mang tính suy diễn;
+ Cơ quan điều tra phải chứng minh số tiền đề xuất tịch thu sung công quỹ trong tài khoản của anh Đài là tiền bất hợp pháp, nghĩa vụ chứng minh không thuộc về anh Đài;
+ Đề nghị:
Tuyên Nguyễn Văn Đài không phạm tội; trả lại tiền và tài sản thu giữ trái pháp luật;
Tuyên Nguyễn Minh Đức không phạm tội.

Ls Hải:

– Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:
+ Khách quan:
+ Chủ quan:
+ Chủ thể:
+ Khách thể:
Hành vi các bị cáo không đủ cấu thành tội phạm – tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Đài không phạm tội.

Ls Phúc:

– Thủ tục tố tụng:
+ Bắt người trái pháp luật;
+ Các luật sư phải chạy theo hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là sai quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới quyền bào chữa của luật sư và quyền lợi của các bị cáo;
+ Các tài liệu của vụ án: file ghi âm được thu thập không hợp pháp, tách rời ngữ cảnh để cáo buộc các bị cáo là khiên cưỡng, võ đoán;
+ Các bị cáo là một nhóm người nhỏ lẻ trong phiên tòa hôm nay có thể là đối trọng của chính quyền hay không?
+ 3/5 người giám định là giám định viên không chuyên, có thể không đủ trình độ chuyên môn để giám định tư tưởng; không có cơ hội cho các bị cáo và các luật sư tranh luận với các giám định viên về tính hợp pháp, hợp lý của kết luận giám định nên sự thật vụ án bị bỏ ngõ;
+ Sự vắng mặt của các giám định viên là sự bất công thấy trước của các bị cáo;
+ Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển không thể bị xem là có tiền án;
– Nội dung vụ án:
+ Bị cáo Truyển đã rút khỏi Hội từ tháng 6/2015 nhưng cáo trạng vẫn cáo buộc hành vi phạm là không đúng;
+ Tội danh: Thừa nhận hoàn toàn các hành vi;
+ Yêu cầu trả lại điện thoại là hợp lý;
+ Bị cáo mong được HĐXX khoan dung với bị cáo và các anh em trong Hội;
+ Mức hình phạt: quá nặng
– Đề nghị: Tuyên bị cáo vô tội, trả tự do tại tòa

Ls Luân:

– Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ điện tử không đúng trình tự thủ tục đã vi phạm quy định bí mật riêng tư của các bị cáo;
– Kết luận giám định: Kết luận giám định thay cơ quan chức năng kết luận mặt khách quan của tội phạm;
– Kết luận giám định không tuân theo bất kỳ một quy chuẩn nào mà dung ý chí của mình để ép ý chí những bị cáo thành hành vi phạm tội;
– Yêu cầu tuyên bị cáo Trương Minh Đức không phạm tội, trả tự do tại tòa.

Ls Tuấn:

– Bị cáo Trội:
+ Các điểm bất hợp lý trong cáo trạng:
Không tổ chức đào tạo nhân viên;
Không chỉ đạo phản đối bầu cử mà chỉ thể hiện quan điểm cá nhân là không ủng hộ bầu cử;
Không thể buộc tội đối với hành vi mà bị cáo không thực hiện;
+ Các tình tiết giảm nhẹ TNHS:
Thành khẩn khai báo;
Tự động rời khỏi Hội để lo cho gia đình riêng, chấm dứt mọi hoạt động một cách tự nguyện;
Con của người có công với cách mạng;
+ Đề xuất: Áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt

– Bị cáo Tôn:

+ Các điểm bất hợp lý trong cáo trạng:
Không tổ chức rãi tờ rơi phản đối Formosa;
Không chỉ đạo ai rãi truyền đơn;
Không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mình không thực hiện;
Không giữ tiền của Hội, không hưởng lợi từ số tiền trên nên không có cơ sở buộc bị cáo phải giao nộp để sung công quỹ;
+ Các tình tiết giảm nhẹ TNHS:
Thành khẩn khai báo;
Con của người có công với cách mạng;
+ Đề xuất: Áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt

LS Kiên:

– Bi cáo Hà làm việc với tư cách là người làm thuê riêng cho bị cáo Đài chứ không phải thành viên của Hội; việc dịch tài liệu cho Hội cũng mang tư cách cá nhân chứ không phải mang tư cách thành viên của Hội;
– Quy kết việc dạy tiếng Anh cho thành viên Hội là nhằm mục đích lật đổ chính quyền là không đúng.

ĐỐI ĐÁP

Đại diện Đại diện VKS

– Đối đáp chung:

+ Giải thích hành vi lật đổ chính quyền;
+ Bị cáo Đài là linh hồn của Hội, các bị cáo khác là người tham gia;
+ Các bị cáo đang chuẩn bị điều kiện để lật đổ chính quyền;
+ Luật Hội chưa được thông qua nên các Hội chưa được bảo hộ, bảo vệ; riêng Hội anh em dân chủ đe dọa tới an ninh quốc gia;
+ Địa chỉ của Hội được ghi rõ trên logo;
+ Kết luận giám định: đúng thẩm quyền; nội dung đạt yêu cầu của cơ quan điều tra.

– Đối đáp riêng:

+ Các bị cáo có ý thức hoạt động nhằm thực hiện hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền;
+ Các bị cáo không tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội;
+ Tiền của bị cáo Đài là tiền của Hội nhận từ nước ngoài, phục vụ Hội nên phải bị tịch thu sung công quỹ;
+ Cần cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho các tình tiết giảm nhẹ TNHS mà luật sư đã nêu.

Luật sư

Ls Hải:

– Đại diện VKS chưa làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm;
– Vì sổ tiết kiệm mang tên Nguyễn Văn Đài, dự án mang tên người thực hiện là Nguyễn Văn Đài để suy ra tiền của trong tài khoản cá nhân bị cáo Đài là tiền của Hội là khiên cưỡng;
– Việc kích động nhân dân (nếu có) đã diễn ra sau khi bị cáo bị bắt Đài và bị cáo Đức đã rút ra khỏi Hội nên không ai phải chịu TNHS về hành vi này.

Ls Miếng:

– Việc chứng minh tài sản bất hợp pháp của cá nhân Nguyễn Văn Đài là của cơ quan điều tra và Đại diện VKS, không phải bất cứ tài sản nào của bị cáo Đài cũng là tài sản bất hợp pháp;

Ls Phúc:

– Các bị cáo không có ý thức lật đổ chính quyền; cơ quan tiến hành tố tụng cũng không chứng minh được cơ sở nào để làm rõ các bị cáo có ý thức lật đổ chính quyền;
– Bản kết luận giám định thiếu cơ sở lại là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để cáo buộc các bị cáo phạm tội; đến khi nào bản kết luận giám định chưa được làm rõ thì việc buộc tội các bị cáo vẫn chỉ là quy kết thiếu cơ sở; nếu Bộ TTTT tự tin kết luận của mình là đúng thì họ đã sẵn sàng cử nhân viên tới để đối chất với các bị cáo và luật sư để làm rõ sự thật vụ án;
– Niềm tin của chúng tôi, các bị cáo không có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền; hoạt động của nhóm là công khai từ khi thành lập tới tận bây giờ vẫn thế.

Ls Luân:

– An toàn thông tin và an ninh thông tin là khác nhau; việc quản lý an toàn thông tin là của Bộ TTTT còn quản lý an ninh thông tin là của Bộ Công an, các cơ quan có thẩm quyền đang có sự lẫn lộn về quyền hạn của mình;
– Thay đổi và lật đổ là hai khái niệm khác nhau; thay đổi không đồng nghĩa với việc lật đổ;
– Hiến pháp cho người dân có quyền lập hội.

Ls Tuấn:

– Ghi nhận nhắc nhở của HĐXX về việc bổ sung các tình tiết giảm nhẹ;
– Đề nghị thư ký tòa ghi nhận những nội dung mà Đại diện VKS không đối đáp với luật sư để coi như là ghi nhận sự đồng thuận của Đại diện VKS với những nội dung mà luật sư đưa ra để làm cơ sở phản bác tình tiết tăng nặng áp dụng cho bị cáo và công nhận những tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo;
– Luật sư sẽ đọc lại biên bản phiên tòa để kiểm chứng sự chính xác giữa diễn biến phiên toà và nội dung trong Biên bản phiên toà để bảo vệ quyền lợi của thân chủ.

Bị cáo Đài:

– Phản bác cáo buộc về vai trò thành viên Hội của bị cáo Hà;
– Đại diện VKS không chứng minh được hành vi lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi gì;
– Việc cáo buộc do bị cáo không có công ăn việc làm ổn định nên số tiền có trong tài khoản cá nhân là tiền bất hợp pháp là không hợp lý.

Bị cáo Truyển:

– Đại diện VKS chỉ dựa kết luận điều tra để buộc tội các bị cáo mà không dựa vào diễn biến phiên tòa, như vậy là bất công.

Bị cáo Tôn:

– Đại diện VKS lẫn lộn khái niệm Đảng Cộng sản và chính quyền.

Bị cáo Đức:

– Đưa tang vật vụ án là file ghi âm ra làm bằng chứng để làm sáng tỏ, nếu không, ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân.

Bị cáo Trội:

– Tôi mong, rất mong và rất mong Đại diện VKS nghe lại file ghi âm rằng tôi, chúng tôi có mong muốn hay kích động lật đổ chính quyền hay không.

Bị cáo Hà:

– Yêu cầu trả tự do cho tất cả các bị cáo.

Đại diện VKS

– Không chấp thuận việc cho các bị cáo nghe lại file âm thanh đã giám định vì nó đã được chuyển thể hợp pháp; đồng thời, file âm thanh không phải là tài liệu duy nhất cáo buộc các bị cáo;
– Hiến pháp quy định công dân có quyền lập hội theo quy định của pháp luật nhưng luật hội chưa có nên việc lập hội là chưa hợp pháp;
– Thẩm quyền giám định của Bộ TTTT đã rõ và các luật sư cũng đã chỉ rõ nên các kết luận giám định của hội đồng giám định là hợp pháp.

LỜI NÓI CUỐI CÙNG

Bị cáo Đài:

Mục đích đấu tranh của tôi là đấu tranh vì quyền con người, không có mục đích lật đổ chính quyền; tôi mong chính quyền thực sự dân chủ, vững mạnh, tôn trọng quyền con người theo hiến pháp và theo công ước quốc tế; tôi cũng không có mục đích thành lập đảng phải chính trị. Sau bao nhiêu cuộc đấu tranh gian khổ, hơn ai hết, người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng quyền con người một cách đầy đủ để xã hội phát triển vững mạnh. Bố tôi cũng là bộ đội Trường Sơn, anh em tôi cũng là những người hoạt động trong ngành công an, trong chính quyền, tôi không mong lật đổ chính quyền mà chỉ mong nó ngày một tốt hơn.
Có thể, quan điểm của chúng tôi khác quan điểm của những người cộng sản về một xã hội dân chủ, công bằng nhưng chúng tôi cần sự khách quan, công bằng của HĐXX, chúng tôi cần lòng khoan dung của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến – khoan dung cho chúng tôi cũng là khoan dung cho chính mình ngày mai.

Bị cáo Trội:

Bị cáo mệt mỏi từ lâu, muốn nghỉ ngơi và phụng dưỡng mẹ già; một bản án quá nặng sẽ khiến bị cáo không có cơ hội nhìn thấy mẹ khi trở về. Việc xã hội trước tôi có tham gia nhưng khi tôi từ bỏ và quay về với gia đình mà vẫn bị xử lý thì lòng khoan dung của đất nước này đang ở đâu? Đời sau con cháu nghĩ về chúng ta ra sao? Hãy nhìn đạo đức và nhân văn với bản thân tôi và các bị cáo.

Bị cáo Tôn:

Sự hiện diện của chúng tôi ngày hôm nay tại đây chứng tỏ nhân quyền đang bị vi phạm. Bao xương máu của cha ông tôi gieo xuống mong muốn con cháu được bình yên, hạnh phúc. Tôi mong muốn những gì tôi gieo hôm nay nên sẽ được gặt kết quả trong tương lai. Dù bào chữa, tranh tụng thế nào đi nữa thì bản án cũng sẽ được tuyên, tôi sẽ bị ngồi tù – có thể tôi không thể gặp mẹ tôi – đây có thể là lần thứ 6 mẹ tôi phải mất người thân vì tình yêu đất nước nếu như HĐXX không gieo tình yêu thương.

Bị cáo Truyển:

Cảm ơn các luật sư, đề nghị các luật sư công bố bài bào chữa lên công luận. Tôi không quan tâm tới bản án – tôi chỉ cần biết anh em tôi, bạn bè tôi biết tôi không vi phạm pháp luật, tôi chỉ cần biết những người đồng đạo của tôi biết tôi không vi phạm pháp luật, thế là đủ. Tôi không hận thù gì chế độ này. Có thể tôi không kháng án nhưng những người ở ngoài sẽ đấu tranh cho chúng tôi. Tôi cảm ơn HĐXX đã tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp để chúng tôi được thể hiện hết những nội dung mình muốn truyền tải; cảm ơn ban quản lý trại giam đã đối xử nhân văn với chúng tôi.

Bị cáo Đức:

Đại diện VKS không chứng minh được hành vi phạm tội của chúng tôi nhưng HĐXX vẫn ra bản án thì mai đây có thể các vị trong HĐXX có thể phải chịu trách nhiệm như chúng tôi; lịch sử rất công bằng.

Bị cáo Hà:

Tôi hy vọng quý tòa xem xét, phán xử công tâm, công bằng theo tinh thần cải cách tư pháp.

BẢN ÁN

HĐXX tuyên mức án cho các bị cáo như sau:
– Nguyễn Văn Đài: 15 năm tù giam, 5 năm quản chế;
– Nguyễn Trung Tôn: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Phạm Văn Trội: 7 năm tù giam, 1 năm quản chế;
– Trương Minh Đức: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Lê Thu Hà: 9 năm tù giam, 2 năm quản chế.

Phiên toà kết thúc vào khoảng 19h50 cùng ngày.

(Ảnh: internet)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên