EU trì hoãn thỏa ước thương mại với VN

0
Quan hệ Đức Việt từng có chút nồng ấm khi diễn ra G20 tại Đức. Ảnh báomoi

Hiệp định thương mại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam bị trì hoãn vì Việt Nam đã vi phạm trầm trọng luật pháp nước Đức, một thành viên hàng đầu của Liên minh Âu Châu, qua việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa lúc thanh thiên bạch nhật ở thủ đô Berlin.

Thanh là một đảng viên có thành tích tham nhũng của đảng Cộng sản VN độc tài tham nhũng đã bỏ trốn qua Đức sau khi biết rằng có thê sẽ bị truy nã.

Trong lá thư gửi ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel, ngày 30.08.2017, Diễn Đàn Vietnam 21 (một tổ chức của người Việt tại Đức) đã kêu gọi ngoại trưởng Đức nên duyệt xét lại Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA).

Tổ chức này cũng nhấn mạnh, khi giao tế với những „đối tác“ nhiều thủ thuật, mưu mẹo như Hà Nội thì khả năng hủy bỏ hợp đồng đối tác cũng như các thỏa ước nên cần được cân nhắc kỹ, nhất là khi chế độ CSVN khinh thường chủ quyền và luật pháp của một quốc gia hội viên của Liên minh Châu Âu như Cộng Hòa Liên Bang Đức, lại còn chối cãi đã vi phạm luật pháp của một quốc gia hội viên Liên minh châu Âu, bắt và kết án tù nhiều nhà hoạt động dân chủ và đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, tư tưởng và tôn giáo thì việc kêu gọi Liên minh Âu châu xét lại hay hủy bỏ các thỏa ước thương mai không phải là đòi hỏi quá đáng.

Bản tin của nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), một trong những tờ báo dẫn đầu ở Đức, của nhà báo Christoph Hein, làm việc cho FAZ tại Singapur, ra ngày hôm nay, 02.03.2018 lnó về việc EU trì hoãn phê chuẩn thỏa ước thương mại với Việt Nam.

Liên minh Âu châu đang xem xét các biện pháp trả đũa

Liên minh châu Âu đang xem xét các biện pháp trả đũa chống lại Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp đặt mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Sáng thứ sáu 02.03.2018 tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh Âu châu tại Singapore, đặc ủy viên thương mại của Liên minh Âu Châu (EU), bà Cecilia Malmström, người Thụy Điển, tuyên bố  “Chúng tôi không loại bỏ các biện pháp trả đũa,” và  “Thật là vô cùng bất công -unfair-  và chúng tôi chắc chắn sẽ đưa vấn đề này ra tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Về câu hỏi liệu rằng tuyên bố của ông Trump có dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu hay không, bà Malmström cảnh cáo không nên sử dụng từ ngữ “chiến tranh” như TT Trump thường dùng. “Nhưng chắc chắn đây không phải là một diễn tiến tốt. Tôi rất lo ngại. “

Do xung đột kinh tế này, sáng thứ Sáu, giá cổ phiếu ở Á Châu và Úc tiếp tục giảm thiểu. Chỉ số Nikkei 225 thụt giảm gần 3%, cổ phiếu tại Sydney và Singapore xuống 1% và Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1,6%. Nhập cảng thép, nhôm chiếm khoảng 2% tổng sồ hàng nhập cảng của Mỹ trong năm 2017, thép chiếm 29 tỷ và nhôm 17 tỷ Mỹ kim, cả hai vượt hơn hẳn các lãnh vực năng lượng mặt trời và máy giặt cũng đã bị Mỹ áp đặt thuế vào cuối tháng Giêng.

Châu Âu đang gần lại với Á Châu

Vì những khó khăn càng ngày càng gia tăng với Mỹ Liên minh Âu Châu muốn tiến gần lại với Á Châu. Tại hội nghị thượng đỉnh Asean và EU tại Singapore, bà Malmström phát biểu, các hiệp định thương mại giữa hai khối Âu-Á không tiến triển tốt: Hiệp định thương mại với Singapore và với Việt Nam lẽ ra phải được phê chuẩn lâu rồi nhưng bị khựng lại vì các chi tiết, chẳng hạn như các công đoàn ở Singapore không được độc lâp vì chính phủ Singapore quá cứng rắn, còn tại Việt Nam hiệp định cũng bị trì hoãn do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày ban mặt ở Berlin.

Âu Châu khó chờ đợi được các nước Á Châu thực thi các thể thức nhân, bản tôn trọng nhân quyền như bên Âu Châu. Ngoài chế độ CSVN phải kể đến các tướng lãnh ở Miến Điện, nhất là TT Phi, Rodrigo Duterte thường xuyên vi phạm nhân quyền rất tàn bạo.

Dương Hồng Ân

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên