“Dịch” PR & Tuyên truyền chính trị

5

Ngày 1/7/2021 một chuyến bay đặc biệt chở 300 cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào Sài Gòn “hỗ trợ chống dịch covid”. Họ được bố trí ăn, ở tại các khách sạn hạng 4 – 5 sao. Trong lúc người Sài Gòn đã căng mình tự lo chống dịch cả tháng dài mà không quan tâm lắm đến nơi ăn, ở. Nhiều người tình nguyện khác vẫn chờ đợi đến phiên mình được tham gia. Mạng xã hội đã phổ biến vài tấm hình để chứng minh rất cụ thể.

Bản tính chất phát và rộng lượng của người Sài Gòn là như thế.

Trong lúc đó lễ “ra quân” ở Hải Dương lại cố tạo ấn tượng. Báo chí phổ biến rầm rộ. Hình ảnh lúc còn mờ sáng tại trường, tại phi trường, cũng như trong khoang máy bay là những nắm tay đưa lên cao, thể hiện “khí thế quyết tâm” như câu khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”.

Ấn tượng “chống giặc” thời nội chiến bây giờ là “Mở ra đường Hồ Chí Minh trên không” để kịp thời để chi viện cho “chiến trường miền Nam.  Một số đoàn viên nói đây là cuộc “giải phóng miền Nam lần thứ 2”…

Bừng bừng khí thế nhưng vào cuộc tại “hiện trường” thì chê khẩu trang N-95 không đủ bảo đảm an toàn (!) điều mà các nhân viên y tế và người tình nguyện tại Sài Gòn vẫn đang dùng. Đã thế còn phải chần chờ “lệnh trên” mới dám bắt tay vào việc trong khi số người đã xếp hàng dài nhiều tiếng đồng hồ, có nguy cơ bị lây nhiễm ngay tại chỗ.

Câu hỏi là Sài Gòn “toang” chưa? Đã có công văn cầu cứu khẩn cấp chưa?

Do đó 300 người từ Hải Dương tình nguyện vào Sài Gòn có thực sự là để “hỗ trợ chống dịch” hay chỉ mượn cớ để PR & Tuyên truyền?

Phần chắc là lãnh đạo trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương muốn PR lập công với cấp trên. Cấp trên Hải Dương cũng PR lập công với Trung ương nữa.

Về chi phí để sử dụng máy bay cỡ lớn, loại chỉ dùng để bay xuyên đại dương, thì PR thuộc về Vingroup và hãng hàng không.

Với những toan tính chính trị như thế thì các “ông bà lớn” dùng sinh viên “hỗ trợ chống dịch” chỉ là cái cớ. Cho dù ở chỗ riêng tư có thể các em muốn được ghi nhận trong hồ sơ lý lịch, vì tính nhân văn bẩm sinh hay có sẵn tính lương y thì cũng khó biết cụ thể. Nhưng dù gì thì họ, chính họ, đã dùng các em như là một công cụ. Các em là nạn nhân.

Do đó sự thành công của việc “hỗ trợ” ở mức độ nào chưa biết nhưng tính phản cảm thì rất rõ ràng. PR & Tuyên truyền bị phản tuyên truyền.

Tuyên truyền là phổ biến rộng rãi, giải thích sự kiện đúng với sự thật để mọi người biết, tin tưởng và ủng hộ. Nhưng với cộng sản thì tuyên truyền là ủ mưu. “Nói không thành có, nói có thành không”, “gắp lửa bỏ tay người”. Họ bất chấp tất cả miễn là đạt được mục đích. Cũng là nấc thang để quan chức Việt cộng thăng quan tiến chức.

Câu chữ “Mở ra đường Hồ Chí Minh trên không” để kịp thời để chi viện cho “chiến trường miền Nam” và “giải phóng miền Nam lần thứ 2” tự nó cho thấy sự nguy hiểm của báo chí định hướng và người bị nhồi sọ.

Vào Sài Gòn mà nói “chiến trường miền Nam” và “giải phóng miền Nam” thì không có câu chửi rủa người Sài Gòn nào nặng hơn thế nữa!

Chỉ mấy câu đó thôi đã cho biết là tâm thức thời nội chiến của người phía Bắc vẫn còn nguyên. Người Sài Gòn cho dù có xuề xòa, rộng lượng bao nhiêu cũng không thể không bùng nổ phản ứng.

Như vậy ai dám bảo là “Việt Nam đã thống nhất”?

Còn nói về văn hóa thì phép ứng xử thanh lịch của “người Tràng An” như chuyện “bún chửi”, “cháo chửi” ở Hà Nội vẫn nườm nượp người ăn vẫn còn đó. Trong lúc “đảng Tần Thủy Hoàng” tìm cách đốt sạch sách báo miền Nam mà vẫn không hủy diệt được. Hiện tại số sách báo miền Nam ngày trước vẫn âm thầm tái xuất hiện ngày càng nhiều. Điều nầy chứng tỏ sự tự do và văn minh tự nó gắn kết với xã hội như rễ cây trong lòng đất.

Cụ thể hơn nữa, Sài Gòn là trái tim kinh tế cả nước nhưng lợi nhuận người Sài Gòn làm ra chỉ được phép giữ lại 18%. 82% còn lại phải gửi ra Hà Nội.

Từ tinh thần đến vật chất rõ ràng như thế thì khi dùng 4 chữ “giải phóng miền Nam” đương nhiên bị tác dụng ngược. Vì giải phóng là cứu giúp người bị kèm kẹp được tự do, kém văn minh thành tiến bộ, nghèo khó thành ấm no…

Hiểu như thế thì thời nội chiến việc dùng súng đạn bất chấp máu xương là để giải phóng hay cướp miền Nam?

Nhưng dịch covid rồi sẽ qua nhanh. Còn “dịch” PR & Tuyên truyền chính trị thì phải đợi người Việt Nam thức tỉnh, tìm lại được lương tri sau tháng năm dài bị ngấm bã cộng sản!

(07/4/2021)

———————

PR: Public relations là liên hệ quần chúng, nôm na là tự quảng cáo!

5 BÌNH LUẬN

  1. Em Phét ơi,
    Lần trước ,miền Bắc vào giải phóng ,đánh cho Nguỵ chạy sút quần,thu
    được mười mấy tấn vàng làm “chiến lợi phẩm”.

    Lần này ,các đồng chí ta, vào giải phóng lần hai, tất nhiên là phải đánh
    cho bọn Cô Vít chạy sút quần . Chiến lợi phẩm là gì nhỉ ? Chẳng
    nhẽ là mười sáu tấn … thịt người chết vì cúm Tàu ?

    • Rút kinh nghiệm lần trước bọn ngụy chạy sút quần nên không kịp lượm xác…bộ đội khiến ta cố gắng thu nhặt suốt mấy mươi năm nay nên lần này bộ chính trị rút kinh nghiệm chỉ đưa vào một số ít thuộc dạng “Thép đã toi…thế đấy!” để các cháu học tập tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” mà thôi. Gia đình đã ghi chép ngày tháng ra đi để…làm đám giỗ.

  2. Ê ! Em Phét ,nghe em tự sướng dạo trước ,là “Giải phóng,thống nhất
    đất nước là nguyện vọng của toàn dân “.

    Sao dân miền Nam ,chúng lại khiếp vía với cái đám cán bộ,
    giảng viên ,sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ,
    đòi vào “giải phóng” lần 2 vậy ?

  3. Mẹ kiếp ,chúng “giải phóng” miền Nam năm 1975 ,dân miền
    Nam hổng còn cái quần xà lỏn để mà mặc .

    Bây giờ còn đòi “giải phóng lần thứ hai” nữa . He he ,chắc lần
    này chẳng còn con … ku để mà đái nữa .

    Thảo nào dân miền Nam nổi nóng là phải .

Leave a Reply to Trần Tưởng Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên