Đáng tiếc và cách dùng người

5
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn
1. ĐÁNG TIẾC
Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH tp HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối …
“Chiều 21-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”
Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam.
Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.
Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.
Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt.
Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội.
Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.
Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.
Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).
Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017.
Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”… (Wikipedia) .
Riêng cái việc “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)” đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.
2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI
Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì… Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo … thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu!
Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học!
Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng.
Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng.
Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ.
Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm” kiếm chác…
Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ…
Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có…
Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới” tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu”… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào…
Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo … còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.
TÓM LẠI
Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý – xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi.
Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá.
“Quan chức hoá” đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.
24/10/20211

5 BÌNH LUẬN

  1. Tham-nhũng là bãn-chất của đãng.
    Không có tham-nhũng, đãng không có lý-do để tồn-tại.
    *
    Cương-lĩnh và điêu-lệ đãng là nền-tãng, là cái nôi đẻ ra tham-nhũng.

  2. Giỏi chi thì giỏi,nhưng “bác” đả “dịnh hướng” cho nền giáo dục đất nước
    rồi :Hồng hơn Chuyên!!Từ môt nền giáo dục như vậy,thì đẻ ra những
    ” quái thai”của nghề ngiêp . Trước BS Tuấn củng có giám đốc BV bị bắt vì tham nhũng.Nhưng Ông trước,mặt mày “bâm trợn” ,trông không có vẻ là BS.Ông Tuấn sau này trông sáng sủa hơn! Ở Bạch Mai củng có BS quăng xác tử thi bệng nhân xuống sông nửa !Nói tóm lại ,một nền giáo dục chuyên về “đâm-Chém” thì đó là một nền giáo dục vô-lươung -tâm! Câu nói của nhà văn Francois Rabelais (Pháp) còn văng vẳng bên tai:”Khoa học không lương tâm thì chỉ phá hoại tâm hồn (Sciences sans conscience
    n’est que ne de l’âme). Ở VN không những phá hại tâm hồn, mà còn phá hai cả Đất nước nửa. Đây mới thật sư là một đại họa cho Dân tộc!!!

  3. Cơ cấu điều hành đất nước ,nó là như vậy .
    Xã hội nó cũng phản ảnh theo đúng cái cơ cấu đó .
    Thằng nào cũng muốn ăn trên ,ngồi trước . Vì nếu
    mình không tìm cách đè đầu cưỡi cổ đứa khác ,thì mình
    sẽ là nạn nhân của chúng ,phải đối mặt với bất công và
    nghèo đói .

    Tài giỏi hay vô tài bất tướng cũng phải luồn lách,lưu manh,
    chó đẻ ,ăn bẩn để gia nhập vào cái giai cấp thống trị đốn mạt
    đó . Tìm đủ mọi cơ hội để ăn bẩn ,không chừa cả cái lai quần .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên